Tui khiếu-nại bài viết nầy

CHUYỆN ĐÀN ÔNG
Ngân Uyển

TT_240912_MAN.gif

Em viết về chuyện đàn ông vì họ có nhiều chuyện đáng nói. Nhưng em biết chưa bao giờ em được viết dễ dàng và thoải mái như hôm nay vì viết mà không cần phải lách, phải tránh né gì cả. Bọn đàn ông hết chín phần mười đọc tựa đề này xong sẽ lật qua trang khác ngay. Muốn họ đọc thì phải viết về chuyện đàn bà, chuyện cấm đàn bà, vả lại họ có đọc đi nữa cũng có sao đâu? Ở các xứ Âu Mỹ này làm gì có tổ chức, có cơ quan nào bảo vệ họ đâu mà sợ.

Trước tiên em xin thanh minh cùng các chị rằng em không có thù oán cá nhân gì với bọn họ. Em cũng có gia đình, nghĩa là cũng có một tên nô lệ da vàng hầu hạ như ai, chớ không phải thuộc loại gái già khú đế, vất ra đường, 5, 7 ngày không ai nhặt.

Thôi để em kể lại chuyện đời em cho các chị nghe.

Thuở còn con gái, em nổi danh là người đẹp, lại còn được tiếng nết na đức hạnh. Ba mẹ em thuộc dòng dõi Nho gia nên dạy dỗ em rất kỹ, nào là tam tòng tứ đức, nào là nhân lễ nghĩa trí tín, nào là xuất giá tòng phu, lấy chồng phải gánh vác giang sơn nhà chồng. Cho nên em rất đắt mối, chưa học xong trung học mà đã đám này đám nọ, ông bà này đến coi mặt cho con, cậu mợ kia đến thăm dò cho cháu. Nói ra cứ tưởng em được tha hồ chọn lựa, kỳ thực quyết định chính là mẹ em, mà lựa theo tiêu chuẩn nào thì hiện em cũng chưa rõ nữa.

Thế rồi đến ngày đám cưới, mẹ em kêu em vào dặn dò. Nếu muốn không bị chồng bắt nạt thì khi vào phòng tân hôn, phải chạy lại ngồi ngay trên đầu giường chỗ gối chồng em nằm. Trời đất ơi! Không biết các cụ nhà ta bị đàn ông bắt nạt thế nào mà thần hồn nát thần tính, rồi đâm ra dị đoan mê tín lẩn thẩn thế. Từ ngày về làm dâu , em được tiếng là vợ đảm, dâu hiền, các cụ cứ khen rối rít cả lên, đi đâu cũng đem ra khoe, làm em cũng được hãnh diện, hai lỗ mũi cứ phồng lên, rồi em cật lực đem thân ra làm dâu làm vợ.

Các chị xem, đây là thời khóa biểu mỗi ngày như mọi ngày của em: 6 giờ sáng đã rón rén thức dậy pha trà hầu bố chồng, rửa mặt rửa mũi qua loa; rồi 7 giờ sáng vào đánh thức chồng dậy, dọn điểm tâm cho chàng trước khi đi làm, xong rồi quét dọn nhà cửa; đến 9 giờ sáng xách giỏ theo mẹ chồng đi chợ, bà vừa mua vừa trả giá vừa giảng giải cho em biết lựa con cá nào ngon, con gà nào tơ, bó rau nào tươi, phải biết đối đáp thế nào với những cô hàng chua ngoa đanh đá; 11 giờ về đến nhà, nấu cơm nấu canh cho cả nhà xơi; thường thì mọi người ăn được nửa bữa em mới có thì giờ ngồi vào bàn ăn, ăn xong lại dọn dẹp; trưa đến giặt giũ, là ủi áo quần, chiều vừa tắt bóng lại nổi lửa nấu cơm, đến 8,9 giờ tối mới tạm xong công việc; tắm rửa xong, vào phòng mệt muốn chết, cặp mắt muốn ríu lại, nhưng việc đã hết đâu, chàng bảo hôm nay làm việc mệt quá, mình đấm bóp cho anh một chút nhé, rồi còn chuyện kia nữa chứ!
Xong rồi chàng quay lưng ra ngủ khò.

Cuộc đời em cứ từ từ trôi qua như thế, mà em tưởng tất cả những đàn bà trên thế giới cũng có một cuộc sống như em, như lời mẹ chồng thường nhắc nhở. Rồi cứ một năm em sòn sòn đẻ mắn như gà, rồi việc ơi là việc, hết chồng lại con, hết bếp lại núc, hết nhà lại cửa; thế mà lạ thật, em chả oán trách than van gì cả. Thỉnh thoảng về nhà cha mẹ, em thấy trong ánh mắt của mẹ em một thoáng ái ngại, còn các em em thì phản đối ra mặt. Chúng nó nói xa nói gần, có khi nói thẳng, nhưng em cứ cho là quá tân thời, tiêm nhiễm theo đời sống thác loạn Âu Mỹ, nên thường không thèm chấp, có khi em thường đem dạy những bài học luân lý, đạo đức cho bọn chúng nghe nữa, chúng nó cười lắc đầu ngán ngẩm, coi trường hợp em như đã hết thuốc chữa.

Thế rồi miền Nam thất thủ, em và gia đình chồng may mắn được lên tàu đào thoát. Qua đến Montréal, em vẫn giữ vai trò nội trợ như trước, nhưng lần hồi rồi chồng em cũng phải để cho em đi làm; thực sự, một mình chàng kham không nổi gánh nặng tài chánh của cả gia đình.

Thú thực với các chị, lần đầu tiên phải đi làm em sợ quá, nhưng rồi cũng quen đi. Mà hình như đàn ông bên này họ lịch sự, chiều chuộng đàn bà quá chừng. Lần hồi rồi em cũng biết ở các nước Âu Mỹ đã có cuộc giải phóng phụ nữ từ lâu, rồi em cũng nghe đến tai câu: nhất đàn bà, nhì chó mèo, thứ ba mới đến đàn ông gì đó.

Em ngẫm nghĩ đến cả mấy tuần, rồi em mới rõ. Thì ra mười mấy năm trời nay người ta đã lừa phỉnh em, người ta bịt mắt em, người ta dụ dỗ em dựa theo những cuốn sách từ thời thượng cổ bên Tàu để bắt làm tôi mọi không công.
Trời ơi, tức ơi là tức! Mười mấy năm của tuổi xuân thì, mười mấy năm đẹp nhất của một đời người con gái bị người ta lợi dụng mà không hưởng được chút gì, các chị nghĩ coi có đáng thù giận không?

Thế rồi em sắp đặt kế trả thù, không phải để riêng cho em đâu, mà cho tòan thể phụ nữ trên thế giới nữa đó. Em bắt đầu đọc sách, tham khảo, suy gẫm, gia nhập những hội đoàn phụ nữ để mở mắt ra. Thì ra đến giờ em chưa hiểu chưa biết gì hết về cái giống đàn ông kia cả.

Từ nay em xin gọi giống đàn ông là “bọn họ” cho tiện việc. Kể ra em đã lịch sự quá rồi. Hóa ra từ xưa đến giờ, từ Tây qua Đông, bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào bọn họ cũng ăn hiếp chúng mình đủ kiểu.

Các chị coi, ở bên Tàu, bọn họ đặt ra biết bao luật lệ, bao nhiêu ràng buộc để hành hạ các cụ bà, để phục vụ họ. Nghĩ cũng quá tội cho các cụ bên Tàu, ai đời chân người ta đang đi đứng ngon lành, họ bắt bó béng nó lại. Hồi đầu em cũng tưởng bọn họ muốn cho chân các cụ bà đẹp, từng bước nở hoa sen, thôi thì cũng được đi, bây giờ em mới biết họ bó chân các cụ với mục đích khác, họ nghĩ bó chân cho nhỏ, ít đi ít đứng thì chổ khác nở ra to để phục vụ bọn họ, nghĩ có giận không?

Còn bên Tây, thời Trung cổ, bọn họ đặt ra cái khóa trinh tiết bằng sắt nặng trình trịch, đi chinh chiến thì đem chìa khóa đi theo. Có mấy đứa mấy năm sau trở về, thấy vợ mình già nua xấu xí, thế là nó giả vờ bảo chìa khóa lạc mất đâu rồi, thế có chết con người ta không?

Còn ở bên Trung Phi bây giờ, ở cái xứ U-đít gì đó, vẫn còn cái trò cấm đoán đủ thứ. Ra đường thì phải còn che mặt, mặc quần áo năm bảy lớp dù trời nắng chang chang. Lại còn phải sống trong cái harem nữa chứ, cứ như đàn bò cái, bầy gà mái.

Hồi xưa ở xứ Chiêm Thành còn có luật lệ, mỗi khi chồng chết, họ đem thiêu luôn các bà vợ. Các chị còn nhớ Huyền Trân Công Chúa không? Cũng may có ông Ngân Uyển đi vào được chiều thứ tư, ngược dòng thời gian, đến cứu kịp thời nếu không đã chết thiêu mất tiêu rồi còn gì.

Hiện chừ bên Phi Châu còn tục lệ cắt clitoris, ai đời con gái người ta mới 6, 7 tuổi bị đè ra cắt béng đi, cho hết khoái cảm về sau, các chị nghĩ có dã man hung ác không?

Còn các cụ bà nhà ta, thôi em chả cần phải viết đi viết lại làm gì những điều các chị đã biết bao nhiêu lần rồi. Nhưng càng nghĩ lại càng tức lộn ruột. Hồi còn là con gái, các cụ phải lo lắng cho gia đình, hết bếp núc đến đồng áng, trong lúc bọn trai thì cho đi học đi chơi tùy ý, cái gì mà “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Đến tuổi lấy chồng, các bà mối bà mai đến nắn tay nắn chân, sờ tai vạch tóc, coi có khỏe mạnh, có mắn đẻ không để đem về làm dâu, thực ra là để làm việc nhà chồng! Nói phải tội, chắc chả có cụ nào được thỏa mãn sinh lý một lần trong đời. Các cụ chỉ dám than thở qua ca dao, qua câu hò câu hát, bạo hơn, như cụ Hồ Xuân Hương làm thơ châm biếm, thế là bọn họ ghép cho bao nhiêu là tội. Về làm vợ, các cụ phải gánh vác giang sơn nhà chồng, làm việc bất kể ngày đêm, rồi lại đẻ đái sòn sòn, làm sao mà không sồ sề, không già trước tuổi ra được. Thế là bọn họ lấy cớ để lấy V2, V3. Mà còn chưa đủ, họ lại bày đặt ra chốn kỷ viện, thanh lâu, đem chị em ta ra làm trò chơi giải trí.
Hiện nay ở xứ Bắc Mỹ này, mặc dù ở thế hạ phong, bọn họ vẫn còn ngấm ngầm chống đối chúng ta. Các chị cứ để ý lại xem, trong các lễ lượt của chúng ta, mặc dù họ ngồi yên ra vẻ nghiêm chỉnh, nhưng em thấy trong ánh mắt họ có cái gì diễu cợt, khinh thường.

Còn chuyện khổ nhất của đàn bà con gái chúng ta là chuyện kinh kỳ, một tháng bốn năm ngày đau khổ biết chừng nào. Thế mà bọn họ cũng nỡ đem ra làm đề tài diễu cợt, nào là mang cờ Nhật, nào là Chu Du thổ huyết, thật dơ dáy quá sức.
Đến lúc sinh nở, họ dông tuốt đi luôn để ta vượt cạn một mình. Qua xứ này, theo phong tục, họ phải vào phòng sanh để giúp đỡ vợ, thế là chín đứa trên mười xỉu tại chỗ.

Chao ơi, càng nghĩ em càng nộ khí xung thiên! Em đã quyết rồi, em nhất định phải làm một cái gì đặc biệt mới hả mối giận này, mà bây giờ em cũng khôn ngoan thận trọng ra rồi, muốn trị họ cho đến nơi đến chốn, thì phải biết mình biết người, nghĩa là phải biết rõ các khuyết điểm của họ.

Trước tiên về thân thể vóc dáng, bọn họ thường tự hào là phái khỏe, còn chúng ta chỉ là một cái xương sườn của họ. Quả thực bọn họ cao lớn khỏe mạnh hơn ta chút ít, có điều càng to càng khỏe thì chức vụ cao nhất cũng chỉ làm đến cận vệ cho tổng thống là cùng. Ta tuy bé mà bé hạt tiêu, bé nhưng dẻo dai, còn hơn lớn mà bở rẹt.

Còn về sắc đẹp, chị em chúng ta có vòng 1, vòng 2, vòng 3 cong cong mềm mại, còn bọn họ thì thẳng đuồn đuột, lòng tha lòng thòng, thật đểnh đoảng vô vị như cặp vú đàn ông. Còn mặt mày, đứa thì hói đầu, đứa thì râu tóc lởm chởm, mũi miệng thô tháp, đôi mắt khi thì liếc ngang liếc dọc, khi giận thì đỏ kè hung hãn.

Còn về tính tình, bọ họ thường tự cao tự đại, ba hoa khoác lác, ít chịu thua ai, cho nên nếu có bị hiếp đáp cũng giả bộ ra vẻ ta đây là người lớn không thèm chấp, đó là một khuyết điểm lớn mà ta phải biết lợi dụng để khai thác.
Ngoài ra họ còn ham danh ham lợi, thích làm tiền, ta phải xúi dục khích bác để bọn họ đem nhiều tiền về cho ta tiêu, lại còn thích ngọt, thích được nịnh nọt, ta phải biết, để dễ nắm mũi kéo đi.

Hiện nay trên thế giới biết bao nhiêu phong trào nổi lên giành lại sự công bằng cho phụ nữ, thế mà vẫn có một số chị em sợ sệt vớ vẩn. Các chị sợ rằng bọn đàn ông bị hiếp đáp quá sẽ chủ bại, nhu nhược lờ khờ, đâm ra biếng nhác ù lì, rồi không chịu làm việc để phục vụ chúng ta. Các chị này bị hiếp đáp quá nhiều và quá lâu nên đâm ra lẩn thẩn, phải cần có thời gian để giải độc. Em nghĩ thật ra các phong trào phụ nữ chưa nhằm nhò gì đâu các chị ạ.

Sau mấy năm nghiền ngẫm, em đã tìm ra chân lý, tìm ra nguyên nhân chính của sự đau khổ của chúng ta, và đã tìm ra phương pháp chữa trị tận gốc. Em không nói ngoa đâu, các chị đọc tiếp sẽ rõ.

Sự đau khổ chính của chúng ta là mang thai, sinh sản, và vấn đề kinh nguyệt, có phải không các chị? Nghĩ đi nghĩ lại, giải quyết dễ ợt hà! Thời buổi này là thời buổi văn minh, cắt chỗ này ghép chỗ kia, các bác sĩ làm như trở bàn tay. Thế rồi em nghĩ sao không cắt tử cung rồi ghép vào bọn đàn ông để chuyện bầu bì từ nay giao khoán cho họ. Còn chuyện thụ thai được hay không là chuyện khác, đó là chuyện của họ, họ phải tự xoay sở lấy, việc gì đến ta? Từ thuở tạo thiên lập địa, giống cái chúng mình đã đảm trách công việc truyền giống rồi, đến nay là phiên họ, em nghĩ cũng không sớm lắm đâu. Suy nghĩ chín chắn xong em đi tham khảo ý kiến của các giới phụ nữ khắp năm châu, ai ai cũng cho là ý kiến độc đáo mới lạ từ cổ chí kim chưa ai nghĩ đến. Sau đó em xin đến gặp bà chủ tịch Hội Nữ y sĩ thế giới.

Bà gật gù đồng ý ngay trên nguyên tắc, nhưng bảo phải thử ghép các giống khỉ vượn trước, để xem kết quả ra sao? Em vội trả lời:
- Ối dào, việc gì phải thử vào khỉ cho dây dưa với hội bảo vệ súc vật? Ta cứ vào các trường Đại học, tuyển một số tình nguyện thí nghiệm, cứ hứa với họ là sau khi thành công sẽ cho làm đàn bà luôn, em nghĩ có khối đứa tình nguyện xin được ghép.

Quả nhiên khi vào các trường Đại Học tuyển người, số thí sinh xung phong tình nguyện đông không kể xiết, có nơi còn đi đến xô xát để giành chỗ.

Rồi kết quả các cuộc cắt ghép thành công ngoài dự định của các nữ bác sĩ giải phẫu. Chỉ có vài sự trục trặc nhỏ như bọn đàn ông phút chốc lại trở thành đàn bà, mừng rỡ quá như hóa điên hóa cuồng, đi đâu cũng khoe khoang ầm ĩ cả lên, làm nhà em tràn ngập đơn xin, còn ông bưu điện vất vả ngày đêm để nhận, chuyển các thư từ, giây thép từ khắp năm châu gửi về xin cắt ghép.

Rồi em lại lên gặp bà chủ tịch Hội Nữ y sĩ thế giới, bà phục em quá, xin em làm cố vấn cho hội, rồi còn đề nghị trao giải Nobel năm tới cho em vì có công trong cuộc giải phóng phụ nữ. Em nhún nhường:
- Việc đó nhằm nhò gì, phụ nữ Việt Nam chúng tôi còn có những kế hoạch kinh thiên động địa nữa, có thể đảo lộn cả thế giới như chơi.

Sau đó em đến gặp bà chủ tịch Hội Nữ luật sư thế giới để bàn định soạn thảo một luật gia đình cho toàn cầu. Điều khoản chính là trước khi thành hôn, người chồng phải được ghép tử cung của vợ. Từ nay về sau chuyện sanh sản phải do phái nam đảm trách, đàn bà chúng ta sẽ rảnh tay để làm những chuyện khác, chuyện gì thì hiện giờ em chưa nghĩ đến.
Công chuyện ghép tử cung đại khái kể cũng tạm xong.

Chiều nay về đến nhà đã hơn 7 giờ tối, tên nô lệ da vàng đã cơm nước sẵn sàng, ân cần đưa khăn cho em lau mặt, rồi kéo ghế mời em ngồi xơi cơm, trông hắn độ này nhũn nhặn ra hẳn. Ăn xong, hắn mời em đi xem xiné, phim “Một Thế Giới Không Đàn Bà”. Phim thật hay, chuyện giả tưởng ấy mà, một thế giới mà đột nhiên đàn bà biến mất cả, bọn đàn ông sống với nhau mất thăng bằng, nổi điên nổi khùng chém giết lẫn nhau, cuối cùng cả thế giới bị tận diệt.

Ra về, tên nô lệ da vàng của em nhẹ nhàng thú nhận:
- Phim đó diễn tả rất đúng, một thế giới không có đàn bà là một thế giới chết, đàn ông chúng anh rất cần phái nữ, có đàn bà cuộc đời mới có ý nghĩa, đúng theo luật âm dương của tạo hóa.

Sau khi đắp chăn cho em, hắn hôn lên trán em, chúc em ngủ ngon rồi tiếp:
- Chúc em tối nay có một giấc mơ “Một Thế Giới Không Đàn Ông”.

Nói xong hắn cười, em ngờ ngờ thấy trong nụ cười của hắn có một cái gì khó hiểu, một cái gì ranh mãnh tinh ma.

Thế rồi em nằm mộng thấy “Một Thế Giới Không Đàn Ông “ thiệt các chị ạ. Chao ơi, kinh khủng quá, một thế giới chỉ toàn đàn bà là đàn bà, càng nghĩ lại càng rùng mình, mồ hôi tay mồ hôi chân cứ rịn ra, em không dám kể lại đâu, em sợ quá rồi. Thôi cái kế hoạch cắt ghép tử cung phải đem vất vào sọt rác cho rồi, còn cái giải Nobel nữa, em chả thèm vào đâu. Mà nghĩ cho kỹ, mình còn đòi gì nữa, đàn ông người ta quá tốt, người ta làm việc như trâu bò để lo lắng cho gia đình, đùm bọc che chở cho mình, thế mà thấy người ta ít nói mình cứ kiếm cách ăn hiếp người ta, bày đặt ra chuyện này chuyện nọ để tìm cách hạ người ta, nghĩ lại em thấy thẹn thùng quá. Thôi, em sẽ ra tòa Đô Chánh ngay để xin lập hội bảo vệ đàn ông, kẻo không họ tuyệt chủng mất thôi.

Chúc các chị tối nay ngủ ngon và đừng nằm mơ thấy “Một Thế Giới Không Đàn Ông”.

Ngân Uyển

 
@ Ậy ... Bác Ngu sa đừng gọi em là "Đạo sĩ" , em còn iu Đời lắm hi hi ...

Cách Diễn giải về Âm Dương của Bác thật là nhuần nhuyễn , thật rõ ràng , dễ hiểu . Còn nhớ trước đây Bác thanglong có nói : Có lẽ do thuyết Âm Dương có nhiều điểm tương đồng với Đạo Phật nên khi Đạo Phật truyền đến Trung Hoa thì mới phát triển mạnh mẽ .

--------
@ Lão Ma Đầu : Lão không lẩn thẩn nhưng mà ... lẩn quẩn ...hi hi ...

Tư tưởng của Đạo Phật là bình đẳng nhưng lại gắn liền với Luật Nhơn Quả và từ Luật Nhơn Quả mới phát sinh ra những điều mà Lão đã nêu .
Hổng biết nói vậy Lão có ưng cái bụng chưa ? Có lẽ MT nhờ Bác Ngu sa , Bác Mục diễn giải , đóng góp ý kiến thêm .
 
Last edited:
Đờn bà là mẹ của đờn ông
Còn đờn ông lại là ông nội của đờn bà
Vậy thì theo lão ma đầu, mèo nào cắn mỉu nào?
Bác NguSa,
Bác dám nói như vậy với bà nầy hôn?
Bác nói xong mà vẫn còn... toàn thây, thì tui mời bác đi Kara (nhưng không Ôkê).
Đây, bác xem rồi suy nghĩ kỹ, thật kỹ, trước khi... liều mạng nha!
http://biertijd.com/mediaplayer/?itemid=23092
 
....bình đẳng...

Bình đẳng..bất công... hạnh phúc .giàu sang...may mắn... vân vân. Thực ra cũng chỉ là khái niệm so sánh..
Không có bất công làm sao có từ...công bằng...không có ngèo nàn làm sao có từ...giàu sang
Và ngay cả...nước thiên đàng..có được là do...có hỏa ngục

Nếu mọi người đều thánh thiện và tất cả đều được lên nước thiên đàng...không có ai xuống hỏa ngục, thì cái hỏa ngục đáng sợ ấy tự nhiên không còn đáng sợ nữa vì...nó biến mất
Ngược lại nếu tất cả đều tội lỗi và xuống hỏa ngục hết...thì nước thiên đàng cũng biến mất

1 thế giới nhất nguyên, hay 1 thể giới nhị nguyên cũng là các mảnh “đối cực” từ bên trong hay bên ngoài...tạo ra

Trang Tử khi xưa viết trong thiên Thu Thủy rằng : mơ âm mà không có dương...mơ phải mà không có trái
Mơ đúng mà chẳng có sai. mơ thiện mà không có ác...v..v là không hiểu gì cái tình của sự việc,, cái lý của vạn vật vậy

T
hánh Francis viết rằng..: điều kinh khủng nhất không phải là thiện và ác chống đối nhau...mà thực ra chúng đang ở bên nhau để tôn vinh lẫn nhau...nhờ cái ác mà ta thấy..cái thiện
Nhờ cái thiện mà ta nhận ra ngay cái...ác...
1 bức tranh không thể chỉ có toàn là1 ánh sáng chói lòa của cái...thiện...mà bao gồm tất cả sáng tối đậm nhạt trắng đen đi kèm bên nhau...


Đó là cuộc sống...âm phải ra âm ..dương phải ra dương.. tách bạch phân minh..
vì mỗi cực đều có cái vinh quang riêng của nó trong cuộc sống muôn màu...và mỗi cực đều có nhiệm vụ riêng của nó trong cái tồn tại của thế giới vật chất và cuộc sống

Bình đẳng hay không bình đẳng là 1 khái niệm...trật lất.. bình đẳng không phải do đấu tranh mà có.. mà do vị trí mà mình đã tự chọn.

Không thể đòi chính phủ lo cho tất cả người ngèo được thành giàu có...mà người ngèo phải tự mình phấn đấu để bước sang giai cấp...giaù có..
chính phủ chỉ cho họ...cơ hội

Không thể đấu tranh đòi bình đẳng xã hội...mà phải biết tự phấn đấu để bước sang thành phần được nhiều ưu đãi hơn
Chính phủ tốt không phải là tạo ra 1 xã hội bình đẳng...tất cả hoàn giàu có
Mà chính phủ tốt là chính phủ đã làm được cho nhiều người thành giàu có và làm cho các người ngèo không còn đau khổ, Thiếu thốn hay tủi nhục

Âm có giá trị của âm...dương có giá trị của dương..
âm mà đòi bình đẳng..để làm dương là điều...loạn
Dương mà đòi bình đẳng để làm âm...cũng là...loạn
 
Last edited by a moderator:
Những gì Bác Mục viết đều chính xác . Có những điều tưởng chừng như mâu thuẫn nhưng khi nghĩ kỹ thì đều hợp lý

* Vì sao Đức Phật nói "Chúng sinh đều bình đẳng" ??? Đơn giản là vì Ngài đã Giác Ngộ . Dưới mắt Ngài cũng như những người đã Giác Ngộ thì "Chúng sinh đều bình đẳng" .

* Vậy tại sao ta nhìn thấy mọi vật , mọi việc lại không bình đẳng ???

- Thứ nhất : đó là do Nhân Quả của từ trước và của cả hiện nay .

- Thứ hai : Thế giới ta sống là thế giới Nhị Nguyên . Do đó mọi vật , mọi việc ,ta đều nhìn thấy 2 mặt : Phải trái , sáng tối , thiện ác , bình đẳng hoặc không bình đẳng , thiên đường địa ngục v. v ... Đó lại là ... chuyện bình thường . Nếu ta không thấy bình thường mới là chuyện lạ .

@ Khi nào thoát ra khỏi Nhị Nguyên thì tất cả lại trở về tương đối và bình đẳng . Không còn rạch ròi Thiện Ác , không cả rạch ròi Âm Dương ( Bởi bản chất của Âm Dương cũng là tương đối )
 
Hay lắm. Biết dùng Luật nhân quả để giải thích sự mâu thuẫn của cuộc sống hồng trần thì ắt là đã nghiên cứu nhiều về giáo lý nhà Phật. Bồ tát sợ Nhân chúng sanh sợ Qủa cũng là do thấu hiểu hay không thấu hiểu "bộ luật" này.
 
* Mây Trắng :..... Vậy tại sao ta nhìn thấy mọi vật , mọi việc lại không bình đẳng ???

- Thứ nhất : đó là do Nhân Quả của từ trước và của cả hiện nay .



Cách biện bác của Mây Trắng Đạo nhân..quy về nhân quả để giải thích cho nhưng cái vô thường thành rất bình thường của các hiện tượng trong xã hội

Nữ Hoàng Victoria lên ngôi rất sớm từ năm hình như 17 tuổi..(do vua cha chết không có con trai)

Với tinh thần trách nhiệm và với năng lực cao bà đã biến nước Anh từ lạc hậu thành cường quốc
Công lao này nếu quy thành tiền thì là vô cùng (có thể là nhiều ngàn tỷ USD)..nhưng bà đã không thu vén cho tài sản riêng mình lúc tại chức
Do đó Nước Anh đành chọn giải pháp cho con gái hoặc cháu gái lớn của bà được nối ngôi. để nước Anh trả dần dần cho con cháu bà những quyền lợi về tài chánh lí ra bà đã tích lũy được ( cũng là để cho con cháu)
Cái quả mà mà con cháu bà đang thu hái hôm nay , là do cái nhân của bà tạo ra ngày trước

Thủy Canh :............
Rồi sao?......................
.......
Bên kia trời Âu. Gia-đình hoàng-gia Anh, ngoài cái tốt, vẫn không tránh khỏi hết người nầy đến người kia làm biết bao nhiêu chuyện càn dỡ. Rồi sao? Họ vẫn ngồi trên đầu thiên-hạ chứ sao?

Ma đầu đừng ganh tị với hoàng gia nge chưa...kẻo lại vô tình gieo 1 cái nhân khác đấy
 
Last edited by a moderator:
Hì hì, Lão Tà!
Tui tin là Hiến-pháp Úc phải thay đổi: "Nữ-hoàng/Hoàng-đế Anh không nên còn là vị nguyên-thủ của nước Úc (nói riêng) nữa".

"Đức-tin mà không thực-hành là Đức-tin chết". Tui chờ. Nước Úc mà trưng-cầu dân-ý là có nên giữ chế-độ có Vua hiện tại, hay đổi sang Cộng-hòa hay không, thì tui sẽ bỏ phiếu là : "Nên đổi quá đi chứ!".
Chẳng những vậy, mà tui còn hết sức vận-động người quen bỏ phiếu theo tui. Để chi Lão biết hôn?

Để gieo cái nhân tốt đó Lão!
 
@ Bác Mục Tử - Ngu sa : Câu :"Bồ tát sợ nhân , chúng sinh sợ quả" là một câu ý nghĩa vô cùng . Do đây là Diễn đàn Nông Nghiệp và anh em cũng thuộc nhiều Tôn Giáo nên đành phải ... lướt qua .

@ Lão Ma Đầu : Lão nói đúng . Chẳng có gì tồn tại mãi . Nhân gieo dù tốt đến mấy thì theo thời gian cũng phải hết ( Nếu không gieo nhân mới ).

Đế Thiên , Đế Thích mà hết phước báo thì cũng trở lại làm người thôi
 
Cái nhân đó là cả nước Úc, xả-hội Úc cùng gieo, chứ không phải chỉ có 1 thiểu-số người gieo, để rồi cả đại đa-số người trong nước phải/được nhận hậu-quả Tốt/Xấu.
Riêng cá-nhân tui. Ngày nào tui còn sống, còn thở là tui vẫn còn đối-diện với cái hiện-tại (mà chính là hậu-quả của tiền-kiếp). Tui phải làm gì đây?

Người được hưởng Quả tốt từ cái Nhân tốt của tiền-kiếp nên được giàu sang, phú-quý thì không phải thuộc giới, thuộc tầng lớp của tui. Chỉ còn người với Quả xấu. Vậy tui phải làm gì đây với người phải nhận cái Quả xấu, do cái Nhân của tiền-kiếp? Có cần phải chia sẻ với họ, cái Quả do cái tội họ làm hay không?

Còn tui nữa. Tình-cảnh tui đang là, chính là cái Quả mà tui đã gieo Nhân. Vậy cứ an-phận mà chấp-nhận?! Hay bố-thí, giúp người (cố-gắng, nếu có thể) để mua âm-đức, tích-lũy sẵn ( ngân-hàng thượng-giới) cho kiếp sau.

Là người không hiểu biết nhiều lắm về tâm-linh, nên khi nói về lãnh-vực nầy cứ lẩn-quẩn. Nên tui chọn cái nghĩ cạn cho nó gọn.

Và cái nghĩ cạn nầy nó có khác. Nó hết sức hèn mọn. Ít giống ai.
 
* Sự hiểu biết của Mây Trắng cũng có giới hạn mà câu hỏi của Lão lại rộng quá .Thôi thì hiểu sao nói nấy , hy vọng là Lão Ma Đầu hài lòng

Cái nhân đó là cả nước Úc, xả-hội Úc cùng gieo, chứ không phải chỉ có 1 thiểu-số người gieo, để rồi cả đại đa-số người trong nước phải/được nhận hậu-quả Tốt/Xấu.

- Đây chính là CỘNG NGHIỆP mà khi xưa Bác thanglong có nói đến . Ngoài Nghiệp cá nhân , ta còn chịu ảnh hưởng của Cộng Nghiệp . Chính vì vậy cùng một con người nhưng khi ta sống ở Đất nước này thì cuộc sống của ta lại khác với sống ở Đất nước kia .

Riêng cá-nhân tui. Ngày nào tui còn sống, còn thở là tui vẫn còn đối-diện với cái hiện-tại (mà chính là hậu-quả của tiền-kiếp). Tui phải làm gì đây?

Người được hưởng Quả tốt từ cái Nhân tốt của tiền-kiếp nên được giàu sang, phú-quý thì không phải thuộc giới, thuộc tầng lớp của tui. Chỉ còn người với Quả xấu. Vậy tui phải làm gì đây với người phải nhận cái Quả xấu, do cái Nhân của tiền-kiếp? Có cần phải chia sẻ với họ, cái Quả do cái tội họ làm hay không?

* Câu này có lẽ phải chia làm 2 phần :
- Nếu bản thân ta biết giúp đỡ , chia sẻ cho những người nghèo tức là bản thân ta đang gieo Nhân tốt và cá nhân ta sẽ được hưởng ở hiện tại hoặc tương lai .

- Bản thân ta không trực tiếp giúp đỡ nhưng chấp hành tốt việc đóng thuế cho Nhà Nước . Nhà Nước dùng 1 phần tiền đó cho những việc phúc lợi , trợ cấp xã hội . Qua đó mà người nghèo khó cũng hưởng được phần nào . Đây chính là Cộng Nghiệp .

Còn tui nữa. Tình-cảnh tui đang là, chính là cái Quả mà tui đã gieo Nhân. Vậy cứ an-phận mà chấp-nhận?! Hay bố-thí, giúp người (cố-gắng, nếu có thể) để mua âm-đức, tích-lũy sẵn ( ngân-hàng thượng-giới) cho kiếp sau.

Là người không hiểu biết nhiều lắm về tâm-linh, nên khi nói về lãnh-vực nầy cứ lẩn-quẩn. Nên tui chọn cái nghĩ cạn cho nó gọn.

Và cái nghĩ cạn nầy nó có khác. Nó hết sức hèn mọn. Ít giống ai.

@ Hỏi cũng như đã trả lời . Đúng là cách nghĩ của Lão "ít giống ai" . Bởi vì ... ít ai nghĩ được như Lão hì hì .
Dường như Lão đang lấn cấn về vấn đề Tâm Linh ??? Nếu nói về Tâm linh có lẽ sẽ chẳng có hồi kết . Thực ra nếu nói về Đạo chỉ có những người Đắc Đạo mới có thể trả lời chính xác được . Bởi vì các vị ấy thấy những điều mà người thường không thấy . Ví Dụ như các Đức Đạt Lai Lạt Ma đều có nói rõ ràng về người kế nhiệm tương lai trước khi mất .

* Theo như Mây Trắng thì tạm chia Luật Nhân Quả làm 2 phần : Xa và Gần ( tạm gọi là như vậy )

- Luật Nhân Quả xa : Bao gồm Quá khứ - Hiện tại - Tương lai . Ý này quá rộng và có người chẳng tin . Bởi đa phần người ta chỉ tin vào điều mình trông thấy . Vì vậy chỉ dành cho người theo Đạo , có niềm tin vững chắc và muốn vượt ra khỏi Luân hồi .

- Luật Nhân Quả gần : Ai cũng biết Đạo và Đời song đôi . Nếu Đạo không phù hợp Đạo sẽ không tồn tại . Vậy ta hãy xét Luật Nhân Quả theo nghĩa gần ( Chỉ xét theo hiện tại ) xem sao ???

Những phân tích của Bác Mục Tử ở bài trước là minh họa xác thực cho Luật Nhân Quả theo nghĩa gần . Nó xảy ra quanh ta hằng ngày và ta hoàn toàn nhận thấy được .

Một người con được hưởng Quả tốt của bố mẹ để lại nhưng không biết sử dụng vào mục đích tốt ( Gieo Nhân xấu ) cuối cùng thì của cải cũng ra đi hết thôi ( Quả xấu ) Vd như Công tử Bạc Liêu .
Xã hội ngày nay ngày càng có những tấm gương nghèo mà hiếu học ( Nhân tốt ) và tin chắc rằng tương lai của họ sẽ khá hơn bây giờ ( Quả tốt )

Tất nhiên đôi khi cũng có những trường hợp tréo ngoe như Cây đắng sinh trái ngọt hoặc ngược lại ; "Cha làm thầy con đốt sách" ... Đây lại thuộc phạm vi trả vay , vay trả của ... Luật Nhân Quả xa

@ Nếu ta xét Luật Nhân Quả theo nghĩa gần thì lại chẳng thấy có gì là "Tâm linh" . Đơn giản như ông bà mình đã từng nói " Ở hiền gặp lành " . Vậy mình cứ nghĩ và làm theo nghĩa gần cũng là tốt rồi . Theo nghĩa gần sợ còn theo hổng nổi nói chi tới nghĩa xa . Phải vậy không các Lão ???

* Đây chỉ là suy nghĩ cá nhân . Có đúng hay không MT hổng dám chắc ...
 
Tui suy nghĩ đơn-giản hơn, nên "cộng-nghiệp" cũng đơn-giản theo, và cái nhìn cũng thiển-cận theo luôn!
Động gất chết 1 lúc nhiều người, có thể là do Nhân của từ kiếp trước, cũng có thể là do nhân-loại đã tạo nhiều lần bom nổ, khiến trái đất "nứt" ra?! Sóng thần quét 1 phát, trên 300 ngàn sinh mạng bị cuốn theo, cái Công-nghiệp nầy kinh-khủng quá, tui không dám liên-kết lại.

Đức Đạt-Lai Lạt-Ma, mà tui rất quý-kính, không lâu trước đây đã tuyên-bố một điều trái ngược với tín-lý của người Tây-Tạng, mà chính điều tuyên-bố trái ngược nầy khiến cho nhiều người, trong đó có tui, thêm ngưỡng-mộ Ngài: "Tôi không phải là Phật sống", và (hình như) Ngài cũng sẽ không "tiên-tri" Ngài sẽ đầu thai vào ai, ở đâu...
Ngài (Đức ĐLLM) là người phàm, nên Ngài dành hết cuộc đời tranh-đấu cho sự tự-trị của dân-tộc Ngài.

Một lãnh-tụ tôn-giáo khác, cũng xử-sự như vậy, khi tuyên-bố: "Nếu chính-quyền Ba-lan đàn áp dân chúng đòi dân-chủ, tôi sẽ trở về chiến-đấu bên cạnh dân-tộc tôi". (Đó là Giáo-hoàng Gioan Phao-lồ Đệ Nhị).

Rồi thêm một lãnh-tụ chính-trị, lại tuyên-bố một câu hết sức tôn-giáo, nhưng lại được mọi người hết sức tán-dương, ngưỡng-mộ, Bà nói:
- Là một Phật-tử thuần-thành, tôi thấm-nhuần tín-lý Sinh Lão Bệnh Tử, nhưng tôi cho rằng chỉ có 4 điều đó, thì không đủ nói lên hết mọi phiền-não của kiếp nhân-sinh. Vậy, tôi (Bà ấy) xin thêm:
Điều 5: Phải sống với người không thương mình, và
Điều 6: Phải sống với người mình không thương.
Người nói câu nầy là bà Aung San Suu Kyi.

Tui hết sức ngưỡng-mộ Bà, người cùng 1 tuổi với tui. Nhưng tui, nhỏ hèn, nên xin quên 4 điều trước, mà chỉ lấy 2 điều sau, cũng đủ có đời sống yên vui trong tâm-hồn.

Mà tui có làm được không?
Cho tới nay, xin thưa : "Chưa"!
 
Last edited:
Nói chung Ngu mỗ chẳng hiều gì về đạo giáo nên không dám lạm bàn cùng quý vị. Chỉ biết rằng khi quay trở lại chủ đề chính mà lão ma đầu đã đăng thì Ngu mỗ vẫn có ý nghĩ rằng đúng là đa số đờn bà chịu nhiều thiệt thòi hơn đờn ông. Dĩ nhiên sẽ có 1 số ít ngoại lệ nhưng ngoại lệ thì không nên xét theo mẫu số chung. Vì vậy nên thông cảm cho những bức xúc của họ mà điển hình là mẩu chuyện vui của tác giả Ngân Uyển.
 
* Một đất nước hòa bình thì mọi người dân được sống trong cảnh thanh bình . Một đất nước bị chiến tranh tàn phá thì người dân đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của cuộc chiến gây ra . Đều là Cộng Nghiệp và Cộng Nghiệp cũng từ ... Luật Nhân Quả mà ra .

Động đất , sóng thần tự ngàn xưa đã có chứ chẳng phải đến khi "nhân loại tạo nhiều lần bom nổ khiến trái đất nứt ra" . Cộng Nghiệp cũng chẳng có gì mới mẻ , chỉ là ít người đề cập đến , ít người giảng đến , vì thế ... ít người biết đến . Tự ngàn xưa đã có nhắc đến vấn đề này . Đó chính là ... NẠN HỒNG THỦY ... hủy diệt Thế giới cũ để xây dựng một Thế Giới Mới và rất nhiều người đã chịu chung nghiệp này .

* Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố trái ngược với tín lý của người Tây Tạng ???

- Theo Mây Trắng nghĩ thì không hẳn là như vậy . Các Ngài là những vị Bồ tát tất cả chỉ vì chúng sinh chứ không phải vì mình . Do đó phải tùy hoàn cảnh mà ứng xử . Về vấn đề "Phật sống" đây là danh xưng của người đời trao tặng thôi . Bởi vì Đức Phật Thích ca khi nhập diệt đã thọ ký cho Đức Phật Di Lặc . Vậy ai dám tự xưng mình là Phật sống ??? Điều này hoàn toàn không phù hợp chút nào .

- "Nói người lại nhớ đến ta" . Việt Nam cũng có một vị được dân chúng tôn là Phật . Đó là Phật hoàng Trần Nhân Tông ( Các bạn tự tìm hiểu thêm ) . Cách ứng xử của Phật Hoàng còn "độc đáo" hơn nhiều .

* Điều 5 - 6 trước đây Bác thanglong có nói rồi . Chẳng qua người ta không thấm nhuần Luật Nhân Quả nên mới nghĩ vậy , nếu thấm nhuần LNQ sẽ nghĩ khác . Mà nói chi tới Luật Nhân Quả đơn cử như VN ta thời phong kiến có biết mặt , có yêu đâu mà cũng sống tới bạc đầu . Đành rằng cũng có một số người khổ vì không thương nhau mà lấy nhau . Nhưng ngược lại : những trường hợp thương nhau rồi lấy nhau đều được hạnh phúc cả sao ???

Ngay cả chuyện thương hay không thương cũng là cả một vấn đề rộng lớn . Có khi trước thương sau chẳng thương . Có khi trước không thương sau lại thương .

* Xin lỗi Lão Ma Đầu . Mây Trắng vẫn thấy điều 5-6 của bà Aung San Suu Kyi mang tính cách tiêu cực hơn là tích cực . Đạo Phật mang khuynh hướng tích cực chứ chẳng phải tiêu cực như mọi người lầm tưởng .

@ Cùng một sự việc nhưng mỗi người nghĩ hổng giống nhau cũng là bình thường . MT cũng chỉ hiểu được bấy nhiêu ( mà cũng chẳng biết đúng hay sai hi hi ), hết ý rồi ! Nhờ các Lão Huynh góp ý thêm .

--------

Nói chung Ngu mỗ chẳng hiều gì về đạo giáo nên không dám lạm bàn cùng quý vị. Chỉ biết rằng khi quay trở lại chủ đề chính mà lão ma đầu đã đăng thì Ngu mỗ vẫn có ý nghĩ rằng đúng là đa số đờn bà chịu nhiều thiệt thòi hơn đờn ông. Dĩ nhiên sẽ có 1 số ít ngoại lệ nhưng ngoại lệ thì không nên xét theo mẫu số chung. Vì vậy nên thông cảm cho những bức xúc của họ mà điển hình là mẩu chuyện vui của tác giả Ngân Uyển.

Hì hì ... Điều này thì rõ như ban ngày . Nếu không thì sao Phụ nữ lại phải đòi Quyền Bình Đẳng . Và một khi còn đòi Bình Đẳng có nghĩa là ... chưa Bình Đẳng . Khi nào không còn đòi Bình Đẳng lúc ấy mới thật sự ... là Bình Đẳng :wacko:
 
Last edited:
Rồi thêm một lãnh-tụ chính-trị, lại tuyên-bố một câu hết sức tôn-giáo, nhưng lại được mọi người hết sức tán-dương, ngưỡng-mộ, Bà nói:
- Là một Phật-tử thuần-thành, tôi thấm-nhuần tín-lý Sinh Lão Bệnh Tử, nhưng tôi cho rằng chỉ có 4 điều đó, thì không đủ nói lên hết mọi phiền-não của kiếp nhân-sinh. Vậy, tôi (Bà ấy) xin thêm:
Điều 5: Phải sống với người không thương mình, và
Điều 6: Phải sống với người mình không thương.
Người nói câu nầy là bà Aung San Suu Kyi.


Sau khi Bà đã "tích-cực", tích-cực đúng nghĩa với hơn 20 năm tù đày để thực-hiện 2 điều trên với những người cùng một nước đã ngược-đãi Bà. Do vậy, Bà được trao giải Nobel. Bà nói như vậy trong lúc nhận giải... muộn. Cả Hội-trường đứng dậy vổ tay tưởng nhu không ngừng về câu nói gói trọn hành-động tích-cực của Bà.

Tất cả lý-thuyết trừu-tượng đều xin được để qua bên, một khi có sự thực hiển-nhiên nhìn thấy được trước mắt. Sờ sờ trước mắt.

Và chính vì vậy, mới tuần rồi, Tổng-Thống Miến-điện đã tuyên-bố:
- Nếu đa-số nhân-dân Miến bầu Bà làm Tổng-Thống, tôi sẽ ủng-hộ ngay.
 
Last edited:
- Hai mươi năm ??? Đối với Đời là cả một thời gian dài . Đối với Đạo là một con số quá nhỏ . Niềm tin về Đạo chỉ vỏn vẹn vài mươi năm là đủ sao ? Ôi ! Nếu đơn giản vậy thì những người tu hành đều có thể Đắc Đạo và chúng sinh có thể lũ lượt xếp hàng để về cõi Niết Bàn ( Hay Thiên Đàng ) .

- Ái chà ! Vậy là MT nghĩ hổng đúng rồi . Thôi để MT suy nghĩ lại
 
Điều 5: Phải sống với người không thương mình, và
Điều 6: Phải sống với người mình không thương.
Người theo đạo Chúa Giê Su thì không học mấy
câu này, vì họ học theo câu nói của Chúa Giê
Su: "Hãy yêu kẻ thù mình - Love your enemies."
*
Trở lại đề, thì câu chuyện của bác Thuỷ Canh
rất hay, có tính nghệ thuật, nhưng nội dung
tư tưởng thì dở, vì sexism, khó dịch ra tiếng
Việt, đại ý là tư tưởng kỳ thị giới tính.
*
Tư tưởng kỳ thị giới tính là một cái rất xấu,
vì nó chỉ đào sâu cái xấu thôi. Dời là bể khổ,
nhưng cứ đào bới cái khổ mà hưởng cũng chẳng
làm mính sướng lên được. Cha Mẹ được Trời cho
đẻ ra chúng ta, có bêu xấu giới tính nào, thì
cũng nói xấu Cha Mẹ, Anh Chi Em, Vợ Con ta.
*
 
- Hai mươi năm ??? Đối với Đời là cả một thời gian dài . Đối với Đạo là một con số quá nhỏ . Niềm tin về Đạo chỉ vỏn vẹn vài mươi năm là đủ sao ? Ôi ! Nếu đơn giản vậy thì những người tu hành đều có thể Đắc Đạo và chúng sinh có thể lũ lượt xếp hàng để về cõi Niết Bàn ( Hay Thiên Đàng ) .

- Ái chà ! Vậy là MT nghĩ hổng đúng rồi . Thôi để MT suy nghĩ lại

Bạn nói chuyện Đạo, tui nói những thực-tế ở Đời.
Bạn nói 20 năm với Đạo là một sát-na của thời-gian.
Tui nói 20 năm là một thế-hệ. Thời-gian nầy đủ để một con người sinh ra, lớn lên và sinh con.
Và 1 ngày thôi, đối với Đạo thì cũng vẫn là 1 sát-na, nhưng với người Đời, thì vẫn "Nhứt nhựt tại tù, thiên-thu tại ngoại"
Những điều liên-hệ tới tâm-linh cao xa, tui không đủ sức để góp ý thêm. Vậy xin ngừng lại đây, bạn nhé!

--------

Người theo đạo Chúa Giê Su thì không học mấy
câu này, vì họ học theo câu nói của Chúa Giê
Su: "Hãy yêu kẻ thù mình - Love your enemies."
*
Trở lại đề, thì câu chuyện của bác Thuỷ Canh
rất hay, có tính nghệ thuật, nhưng nội dung
tư tưởng thì dở, vì sexism, khó dịch ra tiếng
Việt, đại ý là tư tưởng kỳ thị giới tính.
*
Tư tưởng kỳ thị giới tính là một cái rất xấu,
vì nó chỉ đào sâu cái xấu thôi. Dời là bể khổ,
nhưng cứ đào bới cái khổ mà hưởng cũng chẳng
làm mính sướng lên được. Cha Mẹ được Trời cho
đẻ ra chúng ta, có bêu xấu giới tính nào, thì
cũng nói xấu Cha Mẹ, Anh Chi Em, Vợ Con ta.
*

Hì hì, chào bác anhmytran! Rất vui khi thấy có lời của bác ở dưới phần đất bù-khú, tán gẫu nầy.

Thưa bác, tui ham vui, nên đọc bài trên của Ngân Uyển, thấy vui, nên tui đưa lên để "tám" chơi với bà con. Chứ tuyệt không có ý gì khác. Tui tin bác hiểu ý tui.
Nhưng có điều nầy tui phải xin lỗi bác ngay vì sự sớn-sác của tui. Hai câu bác trích-dẫn trên, trong bài viết của tui, là tui sai. Tui đã viết không đúng. Chuyện là vầy:
Tui đi xe lửa, thấy tờ báo của người đi trước bỏ lại, tui mở ra đọc. Mà khả-năng Anh-ngữ của tui rất giới-hạn, nên tui hiểu gần như khác hoàn-toàn với ý của bà Aung San. Xin bác thông-cảm dùm dùm nha!
Nhân đây, để chuộc lỗi, tui xin chuyển lên bác toàn bài diễn-văn của bà Aung San, bác sẽ thấy ngay cái sai của tui.
Thân.

[h=1]AUNG SAN SUU KYI – diễn văn NOBEL HOÀ BÌNH (repost)[/h] Posted on 29.06.2012
FreeBurma2.jpg
Sư Miến Điện xuống đường 2007 đòi dân chủmonk-led “Saffron Revolution”
aung-san-suu-kyi.jpg

Aung San Suu Kyi
Diễn từ Nobel Hòa Bình
(Đọc ngày 16-6-2012 tại Oslo, Na Uy)
Sau 21 năm giam cầm trong nước dưới chế độ độc tài quân phiệt, thứ Bẩy 16 tháng 6 vừa qua, Aung San Suu Kyi, nhà tranh đấu cho Dân Chủ Tự Do Miễn Điện, mới có dịp đọc diễn từ nhận giải Nobel Hoà Bình tại Oslo mà Tổ chức này đã chính thức trao tặng Bà năm 2001. Lý do mà Bà Aung San Suu Kyi không sang Norway nhận lãnh giải Nobel Hoa Bình trong năm 2001 là vì e ngại không được phép trở lại nước để tiếp tục tranh đấu cho Nhân quyền và Dân Chủ Tự Do. Bà xác nhận, gần đây chính thể Miễn Điện có phần cải tiến, những lưu ý con đường hoàn thiện hãy còn dài (vietthuc.org)
“The true measure of the justice of a system is the amount of protection it guarantees to the weakest” và “It is not power that corrupts but fear. Fear of losing power corrupts those who wield it and fear of the scourge of power corrupts those who are subject to it”. (Không phải quyền lực làm cho tha hóa, mà chính là sự khiếp sợ. Sự khiếp sợ đánh mất quyền lực làm tha hóa những kẻ đang nắm trong tay quyền lực, và sự khiếp sợ bị quyền lực trừng phạt làm tha hóa những người đang nằm dưới tay quyền lực).
Thưa Ðức Vua và Hoàng hậu,
Thưa các vị trong Hoàng gia,

Thưa các vị khách quý,
các thành viên của Ủy ban Nobel Na Uy,
và các bạn thân mến,

Nhiều năm trước, đôi khi tưởng như đã qua nhiều cuộc đời, tôi đã từng nghe chương trình phát thanh “Desert Island Discs” (Bộ dĩa nhạc Hoang Ðảo) với con trai nhỏ của tôi là Alexander ở Ðại học Oxford. Ðó là một chương trình nổi tiếng (mà theo tôi biết ngày nay vẫn còn đang tiếp tục), ở đó có những người nổi tiếng từ mọi thành phần trong xã hội được mời để nói về tám đĩa nhạc, một cuốn sách, bên cạnh Kinh Thánh và bộ tác phẩm của Sheakspeare, với một vật xa xỉ mà họ muốn có bên mình nếu như họ bị bỏ lại ngoài một hoang đảo.
Khi chương trình kết thúc, cả hai chúng tôi đều thích thú, Alexander hỏi tôi có nghĩ rằng một ngày nào đó mẹ có thể được mời nói chuyện trong chương trình này không. “Tại sao lại không?”, tôi đã nhẹ nhàng trả lời cháu. Vì Alexander biết rằng nói chung chỉ những người nổi tiếng mới tham gia chương trình này, cháu tiếp tục hỏi tôi với một sự quan tâm thành thật, rằng tôi nghĩ tôi có thể được mời vì lý do gì. Tôi nghĩ trong giây lát rồi trả lời; “Có thể vì mẹ sẽ được giải Nobel về văn chương”, và cả hai chúng tôi cùng cười. Dự đoán này nghe có vẻ thú vị nhưng rất khó thành hiện thực.
(Giờ đây tôi không nhớ nổi tại sao tôi lại trả lời như thế, có lẽ vì lúc đó tôi vừa đọc một quyển sách của một tác giả được trao giải Nobel, hay có lẽ vì danh nhân xuất hiện trong chương trình Hoang Ðảo đã là một nhà văn nổi tiếng.)
Năm 1989, khi người chồng quá cố của tôi (Michael Aris) đến thăm tôi trong kỳ hạn đầu của quản thúc tại gia, anh ấy nói rằng một người bạn của anh là John Finnis đã đề cử tôi cho Giải Nobel Hòa bình. Lần đó tôi cũng cười. Ngay lúc đó, Michael có vẻ kinh ngạc, rồi anh nhận ra tại sao chuyện đó lại làm tôi cảm thấy buồn cười. Giải Nobel Hòa bình? Một viễn ảnh đẹp, nhưng hoàn toàn bất khả! Vậy thì tôi cảm thấy như thế nào khi tôi thực sự được trao giải Nobel vì Hòa bình? Câu hỏi này đã được đặt ra với tôi nhiều lần và đây chắc chắn là dịp thích hợp nhất để xem giải Nobel có ý nghĩa như thế nào đối với tôi, và hòa bình có ý nghĩa gì đối với tôi.
Như tôi đã nói nhiều lần trong nhiều cuộc trả lời phỏng vấn, tôi đã nghe tin tức về việc tôi được chọn trao giải Nobel Hòa bình trên đài phát thanh vào một buổi tối. Tin tức ấy không đến với tôi cùng với sự ngạc nhiên bất ngờ vì tôi đã được nêu tên như một ứng viên được đề cử trong một số chương trình truyền hình trước đó vài tuần.
Khi thảo bài nói chuyện này, tôi đã hết sức cố gắng nhớ lại xem phản ứng tức thời của tôi lúc nghe thông báo ấy là như thế nào. Tôi nghĩ, tôi không còn chắc chắn lắm, là một cái gì đại loại như: “Ồ! Vậy là họ đã quyết định trao giải thưởng ấy cho tôi”. Có vẻ như nó không hoàn toàn là thực, vì theo một nghĩa nào đấy tôi đã không cảm thấy chính tôi đang tồn tại hoàn toàn thực vào lúc đó.
Thường trong những ngày bị quản thúc tại gia, có cảm tưởng như tôi không còn là một phần của thế giới thực nữa. Ðã có một căn nhà vốn từng là thế giới của tôi, đã có một thế giới của những người khác cũng không có tự do nhưng đã cùng sống chung nhau trong nhà tù như một cộng đồng, và có một thế giới của những người tự do; mỗi thế giới đó là một hành tinh khác biệt theo đuổi đường đi của nó trong một vũ trụ dửng dưng.
Ðiều mà giải Nobel Hòa bình đã làm là một lần nữa kéo tôi trở về thế giới của con người ngoài khu vực bị cô lập mà tôi đã sống; là khôi phục cảm giác về thực tại đối với tôi. Ðiều này tất nhiên không xảy ra ngay tức thì, nhưng khi ngày tháng trôi qua và tin tức về những phản ứng đối với giải thưởng đến tôi qua làn sóng phát thanh đã lắng xuống, tôi bắt đầu hiểu ý nghĩa quan trọng của giải Nobel. Nó đã làm tôi trở về thực tại một lần nữa; nó kéo tôi trở về cộng đồng con người rộng lớn. Và điều quan trọng hơn nữa là giải Nobel đã thu hút sự chú ý của thế giới vào cuộc đấu tranh cho dân chủ và quyền con người ở Miến Ðiện. Chúng tôi sẽ không bị quên lãng.
Bị quên lãng. Người Pháp nói rằng chia ly là đã chết đi một ít. Bị quên lãng cũng chính là chết đi một ít. Ðó là sự mất mát những mối dây liên kết neo giữ chúng ta với nhân loại. Khi tôi gặp những người Miến Ðiện là lao động nhập cư và tị nạn trong chuyến thăm gần đây của tôi tại Thái Lan, nhiều người đã khóc: “Xin đừng quên chúng tôi!”. Họ muốn nói rằng: “Xin đừng quên cảnh ngộ khốn cùng tuyệt vọng của chúng tôi, xin đừng quên làm những gì bà có thể làm để giúp chúng tôi, xin đừng quên chúng tôi cũng thuộc về thế giới của bà” .
Khi Ủy ban Nobel trao giải Nobel Hòa bình cho tôi, họ đã nhận ra rằng sự đàn áp và cô lập của Miến Ðiện cũng là một phần của thế giới, họ đã nhận ra sự thống nhất của nhân loại. Bởi vậy đối với tôi nhận giải Nobel Hòa bình về mặt cá nhân có nghĩa là mở rộng mối quan tâm của tôi về dân chủ và quyền con người ra khỏi biên giới quốc gia. Giải Nobel Hòa bình đã mở ra một cánh cửa trong tim tôi.
map-burma.jpg

Khái niệm hòa bình của người Miến Ðiện có thể được giải thích như hạnh phúc nảy sinh từ sự chấm dứt những yếu tố ngăn cản sự hài hòa và lành mạnh. Từ nyein-chan dịch theo nghĩa đen là cái mát lành đến từ một ngọn lửa đã bị dập tắt. Ngọn lửa của đau khổ và xung đột đang hoành hành dữ dội khắp nơi trên thế giới. Ở đất nước của tôi, thái độ thù nghịch và hành động chiến tranh vẫn chưa mất đi ở những vùng xa phía bắc; ở phía tây, bạo lực của các nhóm chủng tộc và tôn giáo đối lập đưa tới kết quả đốt phá và giết người chỉ mới xảy ra cách đây ít ngày trước khi tôi bắt đầu cuộc hành trình đưa tôi đến đây hôm nay.
Tin tức về những hành động tàn bạo ở những vùng khác trên trái đất thì đầy dẫy. Những bài báo tường thuật về nạn đói, bệnh dịch, sự di tản, thất nghiệp, nghèo khổ, bất công, kỳ thị, thành kiến, cuồng tín; tất cả đều là tình trạng hàng ngày của chúng ta. Nơi nào cũng có những lực lượng tiêu cực gặm nhấm nền tảng của hòa bình. Nơi nào cũng có thể thấy sự phung phí vật chất và nguồn lực con người một cách thiếu suy nghĩ, những thứ cần cho sự bảo toàn hạnh phúc và sự hài hòa trong thế giới của chúng ta.
Thế chiến thứ nhất tiêu biểu cho sự lãng phí kinh khủng tuổi trẻ và tiềm năng, một sự hoang phí đầy tội ác đối với những sức mạnh tích cực trên hành tinh của chúng ta. Bài thơ về kỷ nguyên này có một ý nghĩa quan trọng đối với tôi khi tôi đã đọc nó lần đầu tiên vào lúc tôi bằng tuổi những người thanh niên trẻ phải đương đầu với viễn cảnh bị héo tàn trước khi bừng nở.
Một người thanh niên Mỹ chiến đấu với lính lê dương Pháp đã viết trước khi bị giết năm 1916 là anh ta có thể gặp cái chết của mình “ở một chiến hào ghê tởm nào đó”, “trên triền dốc đầy vách đá ở một ngọn đồi mòn vẹt”, “vào nửa đêm ở một thành phố nào đó đang bốc cháy”. Tuổi trẻ và tình yêu, và cuộc sống đã chết mãi mãi trong những nỗ lực vô nghĩa để chiếm lấy những nơi chốn không tên, không ai nhớ tới. Và để làm gì? Gần một thế kỷ qua đi, chúng ta vẫn chưa tìm thấy một câu trả lời thỏa đáng.
Ở mức độ ít bạo động hơn, phải chăng chúng ta không cảm thấy tội lỗi về sự liều lĩnh, về sự phung phí liên quan đến tương lai của chúng ta và nhân loại? Chiến tranh đâu phải là đấu trường duy nhất nơi mà hoà bình bị giết chết. Bất cứ nơi nào sự đau khổ bị làm ngơ thì ở đó sẽ có mầm mống của xung đột, bởi vì đau khổ làm hạ thấp con người, gây ra cay đắng và làm người ta nổi giận.
Một điểm tích cực của cuộc sống trong sự cô lập là tôi có khá nhiều thời gian để suy tư về ý nghĩa của những ngôn từ và khái niệm mà tôi từng biết và từng chấp nhận trong cả cuộc đời. Là một Phật tử, tôi đã nghe về dukha, thường được dịch là sự đau khổ, từ khi tôi là một đứa trẻ nhỏ. Gần như ngày nào cũng thế, những người lớn, và có khi cũng chẳng phải là ngừơi già cho lắm, những người quanh tôi thầm thì “dukha, dukha” khi họ phải chịu đựng nỗi đau đớn thể xác hay nhức nhối tâm can, hay khi họ gặp phải điều gì đó rủi ro, bực bội nho nhỏ.
Tuy nhiên, chỉ trong những năm bị quản chế tại gia, tôi mới nghiền ngẫm được rõ ràng bản chất của sáu điều gây đau khổ lớn. Ðó là: sinh, lão, bệnh, tử, chia lìa với người thương, và bị bắt buộc phải sống giữa những người xa lạ không có tình yêu thương.
Tôi suy ngẫm về từng thứ gây đau khổ ấy, không phải trong bối cảnh tôn giáo mà trong đời sống bình thường hàng ngày của chúng ta. Nếu như đau khổ là một phần không thể tránh trong sự tồn tại của chúng ta, chúng ta nên cố gắng làm giảm nhẹ nó hết sức có thể theo những cách thực tiễn nhất. Tôi đã suy đi nghĩ lại về hiệu quả của những chương trình chăm sóc bà mẹ và trẻ em trước và sau khi sinh, về những điều kiện tương xứng cho số dân lớn tuổi; về chăm sóc sức khỏe toàn diện; về chăm sóc y tế và nhà tế bần cho người nghèo.
Tôi đặc biệt chú ý đến hai loại đau khổ sau cùng: bị chia tách khỏi những người thân thương và bị buộc phải sống giữa những người xa lạ không có tình yêu thương. Những trải nghiệm nào mà Ðức Phật của chúng ta có lẽ đã trải qua trong đời ngài khiến ngài đã bao gồm hai điều này trong sáu điều đau khổ? Tôi nghĩ về những người bị cầm tù và những người di cư, hay những công nhân xa xứ và nạn nhân của sự buôn người, nghĩ về những đám đông như những cái cây bị nhổ bật rễ, những người đã phải xa lìa xứ sở quê hương, bị chia cắt với gia đình và bạn bè, bị bắt buộc phải sống giữa những người xa lạ chẳng phải bao giờ cũng chào đón họ.
Chúng ta thật may mắn sống trong thời đại mà phúc lợi xã hội và trợ giúp nhân đạo được công nhận không chỉ là một điều ước mà là một sự cần thiết. Tôi có may mắn sống trong một thời đại mà số phận của những tù nhân lương tâm ở một nơi nào đó trở thành mối quan tâm của mọi người ở mọi nơi, một thời đại mà dân chủ và quyền con người là điều được công nhận một cách rộng rãi, cho dù không phải phổ quát trên toàn thế giới, là những quyền tự nhiên bẩm sinh của tất cả mọi người. Ðã bao lần trong những năm bị quản chế tại gia, tôi đã lấy thêm sức mạnh cho mình từ đoạn văn tôi rất ưa thích trong lời nói đầu bản Tuyên ngôn Phổ quát về Nhân quyền:
…. Hành vi xem thường và chà đạp nhân quyền đã dẫn đến những hành động dã man làm xúc phạm lương tâm nhân loại. Việc tiến đến một thế giới trong đó con người được hưởng tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, không còn sợ hãi và nghèo khó, phải được tuyên bố như là khát vọng cao nhất của con người bình thường.
…điều cốt lõi là, để con người không bị bắt buộc phải sử dụng đến biện pháp cuối cùng là vùng dậy chống lại độc tài và áp bức, nhân quyền cần phải được bảo vệ bằng những quy định của luật pháp.”
Nếu người ta hỏi tôi vì sao tôi tranh đấu cho quyền con người ở Miến Ðiện, những đoạn văn trên đây sẽ đem lại câu trả lời. Nếu người ta hỏi tôi vì sao tôi tranh đấu cho nền dân chủ ở Miến Ðiện, thì đó là vì tôi tin rằng thiết chế dân chủ và sự thực hiện nó là cần thiết để bảo đảm cho quyền con người.
Trong năm qua đã có dấu hiệu về những nỗ lực của những người tin vào nền dân chủ và quyền con người đang bắt đầu kết trái ở Miến Ðiện. Ðã có những thay đổi theo hướng tích cực, đã có những bước đi hướng về dân chủ hóa. Nếu tôi tán thành chủ nghĩa lạc quan thận trọng thì đó không phải là vì tôi không có niềm tin vào tương lai mà là vì tôi không muốn khuyến khích niềm tin mù quáng.
Nếu không có niềm tin vào tương lai, không có sự thuyết phục rằng những giá trị dân chủ và quyền cơ bản của con người không chỉ là điều cần thiết mà còn là khả dĩ cho xã hội của chúng ta, thì phong trào của chúng tôi đã không thể đứng vững trong những năm tháng hủy diệt này.
Một số chiến binh đã ngã xuống tại vị trí chiến đấu của họ, số khác rời bỏ chúng tôi, nhưng nhóm nòng cốt tận tâm thì vẫn mạnh mẽ và gắn bó. Có lúc nghĩ về những năm tháng đã qua, tôi ngạc nhiên là đã có rất nhiều người vững vàng trong những hoàn cảnh nhiều thử thách nhất. Niềm tin của họ vào sự nghiệp của chúng tôi không hề mù quáng; nó dựa trên một sự đánh giá sáng suốt về sức mạnh của chính họ, về sự can trường và một sự tôn trọng sâu sắc trước những khát vọng của dân tộc chúng tôi.
Nhờ những thay đổi gần đây trong đất nước tôi mà tôi có mặt ở đây với các bạn hôm nay; và những thay đổi này đã đến bởi vì các bạn và những người yêu tự do và công lý khác đã đóng góp vào sự nhận thức trên toàn cầu về hoàn cảnh của chúng tôi. Trước khi tiếp tục nói về đất nước tôi, tôi xin được nói về những tù nhân lương tâm của chúng tôi. Vẫn đang còn có những người tù như thế ở Miến Ðiện. Thật đáng lo ngại khi những người bị giam giữ nổi tiếng nhất đã được phóng thích, những người vô danh khác sẽ bị lãng quên.
Tôi đứng ở nơi đây là vì tôi đã từng là một tù nhân lương tâm. Khi các bạn nhìn vào tôi và lắng nghe tôi nói, xin hãy nhớ một sự thật thường được lặp đi lặp lại rằng một người tù nhân lương tâm đã là quá nhiều. Những người chưa được trả tự do, những người chưa được tiếp xúc với lợi ích của công lý trong nước tôi, con số đó lớn hơn con số một nhiều lắm. Xin hãy nhớ đến họ và xin hãy làm bất cứ cái gì có thể để tác động đến việc trả tự do cho họ sớm nhất và vô điều kiện.
monk-led “Saffron Revolution
Miến Ðiện là đất nước nhiều sắc dân và niềm tin vào tương lai của Miến Ðiện chỉ có thể xây dựng trên nền tảng của tinh thần hợp nhất. Từ khi giành được độc lập năm 1948, chưa bao giờ có lúc nào chúng tôi có thể tuyên bố là cả nước đã có hòa bình. Chúng tôi đã chưa thể xây dựng lòng tin và sự hiểu biết cần thiết để xóa bỏ những nguyên nhân gây xung đột. Niềm hy vọng đã trỗi dậy qua cuộc ngưng bắn được duy trì từ đầu thập kỷ 90 cho đến năm 2010 thì bị phá vỡ qua một tiến trình vài ba tháng.
Một hành động thiếu cân nhắc đã đủ để phá tan cuộc ngừng chiến đã kéo dài khá lâu. Trong những tháng gần đây, những cuộc thương lượng giữa chính phủ và các lực lượng người dân tộc đã và đang có tiến bộ. Chúng tôi hy vọng rằng thỏa thuận ngừng bắn sẽ dẫn đến những giải pháp chính trị được xây dựng trên nền tảng khát vọng của các dân tộc và tinh thần hợp nhất.
Ðảng Liên hiệp Quốc gia vì Dân chủ của tôi và tôi đã sẵn sàng và mong muốn giữ bất cứ vai trò nào trong tiến trình hòa giải quốc gia. Những biện pháp đã được khởi động bởi chính phủ của tổng thống U Thein chỉ có thể duy trì được với sự hợp tác sáng suốt của tất cả mọi lực lượng nội bộ: quân đội, các nhóm dân tộc quốc gia, các đảng phái chính trị, truyền thông, các tổ chức xã hội dân sự, cộng đồng doanh nghiệp, và quan trọng hơn hết là công chúng.
Chúng tôi có thể nói rằng cuộc cải cách này là có hiệu quả chỉ khi cuộc sống của nhân dân chúng tôi được cải thiện và về mặt ấy, cộng đồng quốc tế có một vai trò không thể thiếu. Viện trợ nhân đạo và viện trợ phát triển, các thỏa thuận song phương và đầu tư phải được phối hợp và có cân nhắc đến việc bảo đảm tăng trưởng quân bình và bền vững về xã hội, chính trị và kinh tế. Tiềm năng của đất nước chúng tôi là hết sức to lớn. Ðiều này cần được nuôi dưỡng và phát triển để tạo ra một xã hội không chỉ thịnh vượng hơn mà còn hài hòa hơn, dân chủ hơn, nơi người dân của chúng tôi có thể sống trong hòa bình, an toàn và tự do.
Hòa bình của thế giới chúng ta là điều không thể chia cắt. Chừng nào mà những lực lượng tiêu cực còn mạnh hơn những lực lượng tích cực ở bất cứ nơi đâu, thì tất cả chúng ta đều bị đe dọa. Có lẽ ta có thể đặt câu hỏi rằng liệu có bao giờ tất cả những lực lượng tiêu cực sẽ bị loại bỏ? Câu trả lời đơn giản là: “Không!”. Bản chất của con người chứa đựng cả cái tích cực lẫn cái tiêu cực. Tuy nhiên con người cũng có khả năng tạo nên và làm mạnh thêm những cái tích cực và làm giảm đến mức thấp nhất hay trung hòa hóa những cái tiêu cực. Hòa bình tuyệt đối trong thế giới chúng ta là một mục tiêu không thể đạt được.
Nhưng đó là thứ mà chúng ta phải hướng về trong cuộc hành trình mà chúng ta đang tiếp tục; đôi mắt chúng ta dán chặt vào mục tiêu đó như người đi trong sa mạc dán mắt vào ngôi sao dẫn đường sẽ đưa anh ta đến nơi giải thoát. Ngay cả nếu chúng ta không đạt được hòa bình hoàn hảo trên trái đất, bởi vì hòa bình hoàn hảo là thứ không có trên trái đất này, thì những nỗ lực chung để giành lấy hòa bình cũng sẽ đoàn kết mọi cá nhân và mọi quốc gia trong lòng tin và tình hữu nghị; và giúp tạo ra một cộng đồng người an toàn hơn và tử tế hơn.
Tôi dùng từ “tử tế hơn” với sự cân nhắc thận trọng. Tôi có thể nói đó là sự cân nhắc thận trọng của nhiều năm. Trong những sự ngọt ngào của nghịch cảnh, và hãy cho tôi nói rằng những thứ ngọt ngào ấy chẳng có nhiều cho lắm, tôi đã tìm thấy cái điều ngọt ngào nhất, thứ quý giá hơn hết tất cả, là bài học mà tôi đã học được về giá trị của lòng tốt. Tất cả những sự tử tế mà tôi đã nhận được, dù nhỏ hay lớn, đều đã thuyết phục tôi rằng lòng tốt có thể không bao giờ đủ trong thế giới của chúng ta. Tử tế là đáp ứng với sự nhạy cảm và ấm áp của con người trước hy vọng và nhu cầu của người khác. Ngay cả cái chạm nhẹ nhất của lòng tốt cũng có thể thắp sáng một trái tim nặng trĩu.
Lòng tốt có thể làm thay đổi cuộc đời của con người. Na-Uy đã cho thấy gương mẫu của sự tử tế trong việc cung cấp tổ ấm cho những người tha phương trên trái đất, bảo vệ những người đang bị tấn công, bị cắt đứt chiếc dây neo của an toàn và tự do với quê hương bản quán của họ.
Ở mọi nơi trên thế giới này đều có những người tị nạn. Khi tôi đến trại tị nạn Maela ở Thái Lan gần đây, tôi đã gặp những người tận tụy đang hàng ngày đấu tranh cho cuộc sống của những người tị nạn thoát khỏi khó khăn chừng nào hay chừng ấy. Họ nói về mối quan ngại của họ đối với “sự hao mòn dần những người tài trợ”, là điều có thể dịch ra thành “sự hao mòn lòng trắc ẩn”. Nhóm chữ “sự mòn mỏi dần những người tài trợ” tự nó đã diễn đạt một cách chính xác sự giảm sút nguồn tiền tài trợ. “Sự hao mòn lòng trắc ẩn” tự diễn đạt nó ít hiển nhiên hơn việc giảm sút đi lòng trắc ẩn. Cái này là hậu quả của cái kia. Liệu chúng ta có thể sống mãi được với việc tự cho phép mình hao mòn đi lòng trắc ẩn?
Phải chăng cái giá của việc đáp ứng nhu cầu cho những người tị nạn lớn hơn cái giá của sự quay lưng, nếu không muốn nói là nhắm mắt lại trước sự đau khổ của họ? Tôi khẩn khoản kêu gọi những nhà tài trợ trên thế giới trong việc đáp ứng nhu cầu của những con người này, những người đang tìm kiếm, thường là cuộc tìm kiếm vô vọng, sự tị nạn trên một đất nước khác.
Ở Maela, tôi đã có những cuộc thảo luận quý giá với các viên chức Thái chịu trách nhiệm quản lý điều hành tỉnh Tak, nơi có trại này và nhiều trại khác. Họ cho tôi biết nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn liên quan đến các trại tị nạn: vi phạm luật bảo vệ rừng, sử dụng ma túy bất hợp pháp, cất rượu lậu, các vấn đề về kiểm soát bệnh sốt rét, bệnh lao phổi, sốt xuất huyết và bệnh dịch tả. Những quan ngại của cơ quan hành chánh là chính đáng cũng như những quan ngại của những người tị nạn. Các quốc gia chủ nhà cũng cần có sự xem xét và sự giúp đỡ cụ thể để đương đầu những khó khăn liên quan đến phần trách nhiệm của họ.
hoasen_guongnuoc.jpg

Mục tiêu tối hậu của chúng ta phải là tạo ra một thế giới thoát khỏi tình trạng có những người phải di tản, những người không nhà và tuyệt vọng, một thế giới mà từng góc nhỏ và tất cả mọi nơi đều là nơi trú ẩn thực sự mà những người sống ở đó đều có tự do và có năng lực sống trong hòa bình. Mọi ý nghĩ, mọi lời nói, mọi việc làm góp phần vào cái tốt và cái lành mạnh sẽ là một sự đóng góp cho hòa bình. Mỗi người và tất cả chúng ta đều có thể đóng góp như thế. Chúng ta hãy nắm tay nhau tạo ra một thế giới hòa bình, nơi chúng ta có thể ngủ trong an toàn và thức dậy trong niềm hạnh phúc.
Ủy ban Nobel đã kết luận tuyên bố của họ ngày 14 tháng 10 năm 1991: “Bằng cách trao giải Nobel Hòa bình cho Aung San Suu Kyi, Ủy ban Nobel Na-Uy muốn vinh danh người phụ nữ này vì những nỗ lực không mệt mỏi của bà, và thể hiện sự ủng hộ của giải Nobel đối với rất nhiều người trên khắp thế giới đang tranh đấu để đạt đến dân chủ, quyền con người và hòa giải dân tộc bằng những phương tiện hòa bình”.
Khi tôi tham gia phong trào dân chủ ở Miến Ðiện chưa bao giờ tôi tự nghĩ rằng tôi có thể là người nhận bất cứ giải thưởng hay vinh dự nào. Cái giải thưởng mà chúng tôi đang làm hết sức mình cho nó, đó là tự do, an toàn, và chỉ là một xã hội mà con người có thể nhận ra được tất cả tiềm năng của mình. Vinh dự nằm trong những nỗ lực của chúng tôi. Lịch sử đã trao cho chúng tôi cơ hội để cống hiến những gì tốt nhất của chúng tôi cho một sự nghiệp mà chúng tôi tin vào.
Khi Ủy ban Nobel chọn vinh danh tôi, con đường mà tôi đã chọn cho ý chí tự do của riêng tôi sẽ trở nên một con đường ít cô đơn hơn để theo đuổi nó. Vì điều ấy tôi xin cảm ơn Ủy ban và tất cả mọi người trên thế giới này, vì sự hỗ trợ của họ đã làm mạnh thêm niềm tin của tôi trên con đường chung tìm kiếm hòa bình.
Xin cảm ơn quý vị.
Aung San Suu Kyi
Chú Thích:
Giải Nobel Hòa bình (tiếng xứ Bắc Âu: Thụy Điển, Đan Mạch và tiếng Na Uy: Nobels fredspris) là một trong năm nhóm giải thưởng ban đầu của Giải Nobel. Theo nguyện vọng ghi trong di chúc của Alfred Nobel, Giải Nobel hòa bình nên được trao “cho người đã có đóng góp to lớn trong việc đẩy mạnh tình đoàn kết giữa các quốc gia, trong việc giải trừ hoặc hạn chế các lực lượng vũ trang và trong việc tổ chức hay xúc tiến các hội nghị hòa bình”. Có nhiều người cho rằng Nobel đã lập ra giải thưởng này trong di chúc như một cách đền bù cho các chất nổ phát minh của ông vốn được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh như dynamit hay ballistite. Thực tế thì ngoại trừ ballistite, không một loại chất nổ nào của Nobel được sử dụng trong chiến tranh khi ông còn sống.
Giải Nobel Hòa bình được trao hàng năm vào ngày 10 tháng 12, ngày mất của Alfred Nobel tại thủ đô Oslo của Na Uy. Trong khi phần lớn các giải Nobel khác được trao tại Thụy Điển và do một ủy ban của Thụy Điển quyết định, thì người hoặc tổ chức được xét trao giải Nobel Hòa bình sẽ được quyết định bởi Ủy ban Giải Nobel Na Uy do Quốc hội Na Uy lập ra. Chủ tịch hiện tại của ủy ban này, tiến sĩ Ole Danbolt Mjøs cũng là một người từng được trao Giải Nobel Hòa bình. Sở dĩ có sự khác biệt này là vì vào thời điểm Alfred Nobel viết di chúc, Thụy Điển và Na Uy gần như là một liên bang trong đó Chính phủ Thụy Điển chịu trách nhiệm lĩnh vực đối ngoại còn Quốc hội Na Uy chịu trách nhiệm lĩnh vực đối nội.
Alfred Nobel chưa bao giờ giải thích lý do tại sao ông lại chọn Na Uy là nước chịu trách nhiệm xét giải Nobel Hòa bình chứ không phải Thụy Điển, nhiều người cho rằng có lẽ Nobel muốn loại trừ việc các chính phủ nước ngoài có thể thao túng Giải Nobel Hòa bình, vì vậy ông đã chọn Quốc hội Na Uy, vốn không chịu trách nhiệm về quan hệ đối ngoại.
Aung San Suu Kyi Timeline:
1945: Aung San Suu Kyi born in Rangoon.
1947: General Aung San assassinated
1948: The Independent Union of Myanmar is established.
1960: Daw Khin Kyi appointed Myanmar’s ambassador to India. Suu Kyi accompanies mother to New Delhi.
1960-64: Suu Kyi at high school and Lady Shri Ram College in New Delhi.
1964-67: Oxford University, B.A. in philosophy, politics and economics at St. Hugh’s College
1969-71: She goes to New York for study. Postponing studies, Suu Kyi joins U.N. Secretariat as Assistant Secretary.
1972: January 1. Marries Michael Aris
1973: They return to England for birth of Alexander in London.
1974: Michael assumes appointment at Oxford University.
1977: Birth of second son, Kim at Oxford.
1984: Publishes “Aung San”
1985: Publishes “Let’s Visit Myanmar” also books on Nepal and Bhutan
1985-86: Visiting Scholar, Center of Southeast Asian Studies, Kyoto University
1986: Alexander and Kim take part in traditional Buddhist ceremony of initiation into monk-hood.
1988: Moves her ailing mother to family home on University Avenue in Rangoon.
1989: Suu Kyi continues campaign despite harassment, arrests and killings by soldiers.
1990: Despite detention of Suu Kyi, NLD wins election with 82% of parliamentary seats. SLORC refuses to recognise results.
1990: Suu Kyi granted 1990 Rafto Human Rights Prize.
1991: European Parliament awards Suu Kyi Sakharov human rights prize.
1991: Norwegian Nobel Committee announces Suu Kyi as the Winner of 1991 Peace Prize.
1991: December: “Freedom from Fear” was published.
1992: Suu Kyi announces that she will use $1.3 million prize money to establish health and education trust for Burmese people.
1993: Group of Nobel Peace Laureates, denied entry to Myanmar
1995: SLORC releases Suu Kyi from house arrest after six years of detention.
1999: Her husband, Michael Aris died of cancer.
2000: She was detained again.
2002: Released after two years.
2003: Detained ever since.
 
Last edited:
* Hi ... Bác nói đúng . Bữa giờ mãi bàn tán linh tinh nên lạc ngoài chủ đề . Mình cũng nên ngừng ở đây thôi . Nhưng Mây Trắng muốn nói thêm 2 điều :

- Thứ nhất : Do Bác nghĩ Mây Trắng nói thuần về Đạo nên Bác nghĩ thế . Nếu Bác nghĩ rằng : MT viết về những gì tốt đẹp khi đem Đạo ứng dụng vào Đời Bác sẽ nghĩ khác .

- Thứ hai : Nói về điều 5 - 6 thực ra không sai . Nhưng đó là cách nhìn của Đời . MT không tán thành bởi vì Bà ... "Một Phật tử thuần thành" đem 2 điều đó để "thêm vào" lời Phật dạy ( Vậy bà ấy đang nói về Đời hay Đạo ? Hay là cả hai ??? ).

Đời là bể khổ . Có muôn vàn nỗi khổ và chẳng nỗi khổ nào giống nỗi khổ nào . Nếu nỗi khổ nào cũng được tùy tiện gắn "thêm vào" thì có lẽ sẽ chẳng dừng lại ở Điều 5 - 6 mà có khi là hàng trăm hay hàng ngàn hổng chừng .

* À mà từ Dukha có nghĩa là nổi khổ , nhưng dường như ý nghĩa của từ này lại khác với ý nghĩa của câu " Sanh Lão Bệnh Tử " .

* MT cũng kết thúc ở đây thôi .
 
Last edited:
hi hi hi. Nên kết thúc chủ đề ở đây để các vị bô lão có thời gian ngồi nghiền ngẫm lại Tứ Diệu Đế. Sau khi đọc thủng quyển "Kinh khổ" này thì quay lại đây luận tiếp.:lol:
 
Back
Top