Tưới nhỏ giọt nâng cao năng suất cây mía

  • Thread starter tuoithongminh.com
  • Ngày gửi
Xem thêm tại : http://tuoithongminh.com/tuoi-nho-giot-nang-cao-nang-suat-mia/
Mía
là một cây trồng quan trọng trong chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam, nhưng cây mía đường trồng ở nước ta có năng suất và hàm lượng đường thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, dẫn tới sản phẩm của ngành mía đường không cạnh tranh được với đường nhập ngoại.

Để giải quyết những vấn đề trên, việc áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến cho canh tác cây mía là một yêu cầu bức thiết đối với ngành mía đường Việt Nam.

Tưới nhỏ giọt cho cây mía, là một trong những giải pháp giúp nâng cao năng suất, chất lượng cây mía đường.

Tình hình SX mía trên thế giới và nước ta

Trên thế giới, mía hiện nay là cây trồng khá phổ biến với diện tích khoảng trên 25 triệu ha. Cây mía được trồng tại hơn 110 quốc gia, chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tổng cộng sản lượng trung bình của cây mía khoảng 1,83 tỷ tấn mỗi vụ thu hoạch. Cây mía không chỉ cung cấp nguyên liệu SX cho hơn 80% lượng đường trên thế giới mà còn là nguyên liệu đầu vào quan trọng cho một số ngành công nghiệp chế biến khác.

Ở Việt Nam, theo thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), năm 2013 diện tích cây mía trồng trên phạm vi cả nước là 283.222 ha, cung cấp nguyên liệu cho trên 40 nhà máy đường. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã xác định Chương trình mía đường là chương trình khởi đầu để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nhằm mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp. Ngày 15/02/2007, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến 2020, với các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010 là: Diện tích trồng mía đạt 300.000 ha, năng suất mía bình quân 65 tấn/ha, sản lượng mía 19,5 triệu tấn và sản lượng đường 1,5 triệu tấn (trong đó đường công nghiệp 1,4 triệu tấn). Tuy nhiên, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến cuối năm 2010, diện tích mía cả nước chỉ đạt 266.300 ha, sản lượng mía đạt 15,9 triệu tấn, sản lượng đường ước đạt trên 1,0 triệu tấn. Trên thực tế, mặc dù có một điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu khá phù hợp và được sự quan tâm đầu tư mạnh mẽ của Nhà nước,nhưng trong những năm qua, ngành mía đường ở Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn, kéo theo thu nhập từ trồng mía không cao, ảnh hưởng đến đời sống của người trồng mía.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như hiệu quả chế biến đường từ cây mía không cao, cơ chế phối hợp giữa doanh nghiệp và người dân chưa tốt... nhưng có một nguyên nhân quan trọng là quy trình canh tác mía còn lạc hậu, năng suất cây trồng và hàm lượng đường trong cây mía thấp.

Từ thành công của một số nước trên thế giới và doanh nghiệp trong nước, đã khẳng định việc áp dụng KHCN để nâng cao năng suất, chất lượng cho cây mía là hướng đi cần thiết, hiệu quả, phù hợp với điều kiện hiện nay của nước ta. Kết quả nghiên cứu của Đề tài Nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu quy trình công nghệ và thiết bị tưới phù hợp với cây mía tại các vùng nguyên liệu tập trung” đã chứng minh việc áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt có thể đưa năng suất cây mía đường lên trên 120 tấn/ha, hàm lượng đường trong cây mía tăng 15 - 20%, lợi nhuận của nông dân trồng mía có thể tăng thêm đến 200%.

Các giải pháp tưới mía đang áp dụng tại Việt Nam.

Trong gần 300.000 ha mía được trồng tại Việt Nam hiện nay, chỉ có khoảng 10.000 ha được tưới đủ lượng nước theo nhu cầu, còn lại chủ yếu không được tưới đủ nước hoặc chỉ nhờ vào nước mưa. Các hình thức tưới cho cây mía đang được áp dụng hiện nay gồm:

+ Tưới rãnh: Được áp dụng rộng rãi nhất trong canh tác mía ở khu vực nguồn nước tương đối thuận lợi. Nước từ nguồn được đưa vào các rãnh ở giữa các hàng mía qua hệ thống kênh dẫn, ống dẫn hoặc vòi lưu động và thấm dần sang các hàng mía ở hai bên.

+ Tưới phun mưa: Đây là hình thức tưới mới được sử dụng tại Việt Nam khoảng 10 năm trở lại đây. Hiện nay, có nhiều nơi áp dụng phương pháp tưới phun, đặc biệt là ở các khu nguyên liệu mía của các Cty mía đường lớn trong nước, như của Cty Cổ phần đường Ninh Hòa, Cy Cổ phần Mía đường nhiệt điện Gia Lai... Ở hình thức tưới này, nước từ nguồn được máy bơm đẩy lên hệ thống ống dẫn và qua các vòi phun được bố trí tại mặt ruộng theo dạng các giọt mưa.

+ Tưới nhỏ giọt: Công nghệ tưới nhỏ giọt sử dụng ở nhiều nước trên thế giới và cũng đã được ứng dụng mạnh mẽ ở Việt Nam. Nguyên lý cơ bản của công nghệ tưới nhỏ giọt là đưa nước đến từng gốc cây ở dạng các giọt nước thông qua các vòi tưới nhỏ giọt. Lượng nước qua các vòi tưới được điều chỉnh bằng hệ thống điều khiển lượng nước nên cung cấp cho các gốc cây cùng liều lượng, không phụ thuộc vòi tưới ở gần hay xa nguồn nước. Công nghệ này những ưu điểm nổi trội như: Tiết kiệm nước; Tiết kiệm phân bón và nhân công; Quản lý tốt dinh dưỡng của cây trồng; Giúp tăng năng suất, tăng chất lượng cây trồng; Giảm nấm bệnh; Giảm ô nhiễm môi trường đất và nước.

Kết quả nghiên cứu thời gian vừa qua cho thấy:

- Về sinh trưởng: Tốc độ sinh trưởng của cây mía được tưới bằng công nghệ tưới nhỏ giọt luôn có chiều cao và đường kính thân cây lớn hơn cây mía được tưới bằng phương pháp tưới rãnh từ 10 - 20%.

- Về năng suất: Năng suất cây mía bằng 145 - 150% năng suất cây mía canh tác theo phương pháp truyền thông không được tưới đủ nước.

- Về hiệu quả kinh tế: Theo tính toán cụ thể các chi phí và doanh thu tại cùng thời gian, với cây mía được tưới nhỏ giọt, lợi nhuận tăng thêm 221 - 282%. Kết quả thực tế thí điểm ở nước ta đã khẳng định hiệu quả rõ rệt của việc áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt trong việc giúp tăng năng suất và chất lượng cây mía đường. Với chi phí đầu tư khoảng 40 - 50 triệu đồng/ha thì lợi nhuận gia tăng do công nghệ mang lại sau 2 vụ mía có thể vượt qua mức hoàn vốn, các vụ sau sẽ mang lại lợi nhuận cao cho người trồng mía. Cung cấp đầy đủ nước tưới là giải pháp tăng năng suất và chất lượng cho cây mía. Trong những biện pháp tưới, áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt có thể mang lại hiệu quả cao.

Đầu tư công nghệ tưới cho cây mía không những giúp người trồng mía nâng cao thu nhập mà còn nâng cao sức cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam. Để giải pháp này có thể nhân rộng, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền tập huấn cho người dân tiếp cận và làm chủ công nghệ. Nhà nước cần ban hành chính sách tài chính vi mô nhằm hỗ trợ ban đầu khuyên khích cho người dân áp dụng công nghệ.

IMG_6502-1024x682.jpg

Vòi tưới nhỏ giọt cho cây tự động, tưới cây ăn quả,tưới thanh long, cây mía
 


Last edited by a moderator:
Bài viết một chiều, chỉ nói tốt cho tưới nhỏ giọt,
không có bằng chứng, cũng không có lý luận vì sao
tưới nhỏ giọt tốt hơn tưới rãnh 10% đến 20%?

Phải chăng tưới nhỏ giọt thì nhiều nước hơn tưới
rãnh? Không đúng. Tưới rãnh đủ nước và đều hơn tưới
nhỏ giọt. Chỉ có khác ở chỗ tưới rãnh thì khỏi phải
mua hệ thống đường ống tưới nhỏ giọt, và khỏi phải
bơm nước lên. Cái khó ở chỗ tưới rãnh phải có hệ
thống thủy nông tốt. Nó chỉ áp dụng ở miền núi, nơi
có nguồn nước trên đỉnh núi đỉnh đồi, hay khe núi,
hay ở miền ven biển, sông có thủy triều mấy chục cen
ti met. Ở Hà Nội, thủy triều chỉ dưới 1 gang tay, và
còn cách mặt đất ruộng mấy mét vào mùa khô, nên không
tưới rãnh được, mặc dàu mùa nước thì cao hơn mặt ruộng
cả mét. Tưới nhỏ giọt còn cần nước trong, chứ nước
phù sa của sông thì làm tắc hệ thống tưới.

Bỏ qua chuyện tưới nhỏ giọt, tưới rãnh, thì nghề
trồng mía của Việt Nam nên tạm thời bỏ hẳn chừng
10 năm đi đã. 10 năm này mà trồng mía, thì thiệt
hại lên tới tỷ tỷ đồng, bằng mấy lần mua các nhà máy
đường của cả Việt Nam. Nói vậy vì có bằng chứng ở
các chuyên gia hội mía đường Việt Nam. Họ nói rằng
giá đường Việt Nam đắt hơn đường Thái rất nhiều.
Nếu nhập đường Thái, thì giết chết ngành mia đường
Việt nam, mà nếu không nhập, thì gây ra nạn buôn lậu
đường qua biên giới Cambodia. Ngành này nuôi dân buôn
lậu, và giết dân trồng mía.

Lý do mía đường Thái hơn Việt Nam, một phần rất nhỏ
là nhà máy đường của họ tốt hơn. Việt Nam chỉ có vài
nhà máy đường tốt thôi. Còn lại, đều là nhà máy cũ và
lạc hậu. Các lý do khác: nghề đường mía của ta vay vốn
ngân hàng trả lãi 10%, trong khi ngân hàng Thái có lãi
suất chỉ 5%. Giao thông chơ mía của Thái gấp mấy lần
giao thông của ta, vừa nhanh vừa rẻ, còn ta chở mía
trên đường vòng vèo, nhỏ hẹp, hạn chế trọng tải, vừa
tốn tiền chở, vừa làm mất chất lượng đường trong mía.
Còn kỹ thuật nông nghiệp của ta thì dở, khỏi phải bàn.
Tuy thế, kỹ thuật nông nghiệp chỉ học một năm là được,
nhưng đường sá và ngân hàng không dễ vài năm có thể
đuổi kịp Thái.

Bây giờ Việt Nam đang bế tắc đầu ra, còn trồng dưa hấu
mang bán cho Trung Quốc, vứt thối ở cửa khẩu, thì trồng
mía là đúng rồi, cho dù đường lậu qua biên giới còn rẻ
hơn dường mía ta làm.
 
Có thật không bạn? nếu đúng bạn tới chỗ của tôi, huyện Bến lức, tỉnh Long an, tổng DT 9.000 ha mía bạn nhé, năm nay mỗi ha lỗ từ 10 - 20 triệu, năm suất 60 tấn. ha X 400.000 đ/ tấn cho thu nhập 24.000.000, ah, xin lỗi, nói nhầm, doanh số bán bạn ạ. Không kể tới tiền làm đất, tiền giống, tiền công trồng, thì doanh số này chỉ đủ bù đắp tiền phân thôi, chưa bù được tiền công, tiền thuốc cỏ. Nếu tính cả chi phí kiến thiết cơ bản thì mỗi ha lỗ khoảng 40 triệu bạn ạ.
Nếu áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt với chi phí hợp lý thì tính ra nông dân sẽ gỡ được vốn trồng ban đầu 60 triệu/ 1ha chia đều cho 3 năm mỗi năm 20 triệu đó bạn ạ. Như vậy nông dân chỉ còn lỗ 20 triệu thôi.
Một đường lỗ 40 triệu và một đường lỗ 20 triệu, tôi tin rằng nông dân sẽ lựa chon con đường lỗ 20 triệu/ 1 năm.
Hy vọng bạn sẽ giúp được nhiều nông dân lắp đặt hệ thống tới nhỏ giọt cho mía.
... Thành thật xin lỗi, người trông mía đã khổ nhiều năm rồi, đừng đẩy họ vào con đường chết.
 
"Sugar cane Water Dripping System"
"Drip irrigation" là tưới nhỏ giọt:

drip.jpg



sugarcane4.JPG



stock-photo-water-irrigation-system-on-a-field-with-a-sugar-cane-farm-plentifully-146195540.jpg



t0231e54.gif


Theo sơ đồ này, nước nguồn chính đi từ góc trái bên trên
đi vào ống chính từ trái sang phải. Nước theo các ống nhỏ
đi dọc ruộng xuống dưới, và nước thừa chảy vào bể chứa
góc trái bên dưới, được bơm ngược trở lại góc trái bên trên.

Theo tôi, hệ thống này không thể tăng thêm 20% năng suất
được đâu. Năng suất còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác nữa,
như Giống, cách ươm mầm, khoảng cách luống, khoảng cách
mầm, tưới bón, tước lá, phòng sâu và rệp. Nếu trồng diện
tích lớn, thiếu lao động thì trồng khác với có đủ lao động.
Tôi mà trồng mía ở ruộng ngang bằng với mực nước triều lên
xuống, nhất định sẽ có năng suất tối cao, không thua kém
hệ thống ống tưới.

Bây giờ miền Nam đang trồng mía lỗ, vì chuyên chở kém, nhà
máy đường không chịu nhận mía thu hoạch, còn để trổ bông cờ,
thì trồng làm gì? Dại gì đưa sổ đỏ vay ngân hàng để nợ
chồng thêm nợ?
 


Back
Top