Ứng dụng sinh học trong sản xuất cà phê

  • Thread starter nhonbell
  • Ngày gửi
Không phải chỉ riêng ở nước ta, các nước trên thế giới cũng gặp phải một tình trạng tương tự là sự thừa thải của các nguồn phế phụ liệu trong sản xuất cà phê như vỏ cà phê và bã cà phê nhân sau tách chiết. Trong đó, lượng vỏ cà phê khổng lồ là vấn đề quan trọng hơn do chúng không tập trung, do đó, dẫn đến khó kiểm soát và xử lý.

Qua khảo sát thực tế cho thấy hầu hết các hộ trồng cà phê xử lý lượng vỏ cà phê sau khi sát theo cách như để khô tự nhiên rồi đốt bỏ, bón trực tiếp vào gốc cây (gồm cả cà phê) chưa qua ủ hoai... Với các nhà máy chế biến thì có thể tận dụng nguồn phế liệu này để làm nhiên liệu nhưng với các nông hộ thì khó thực hiện được do nhiều nguyên nhân như không có bếp chuyên dụng hoặc các nhược điểm tương tự như khi sử dụng củi để đốt lò. Chỉ một lượng rất nhỏ vỏ cà phê được sử dụng làm nhiên liệu ở quy mô nông hộ.

Trong khi đó, nguồn nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất phân hữu cơ cũng như nhu cầu phân hữu cơ cho nông nghiệp nói chung và người sản xuất cà phê nói riêng hiện tại rất lớn để bổ sung nguồn dinh dưỡng hữu cơ tự nhiên vào đất. Do đó, việc đốt bỏ vỏ cà phê rõ ràng đã gây lãng phí nguồn nguyên liệu này. Việc bón trực tiếp vỏ cà phê chưa qua ủ hoai cho cây trồng xem ra cũng còn nhiều vấn đề phải lưu ý như thời gian phân hủy chậm, quá trình phân hủy sẽ gây hư hại hệ rễ và gốc cây. Thêm vào đó, nếu nguồn vỏ có mang tàn dư của các mầm bệnh và/hoặc dịch bệnh cho cây cà phê thì hậu quả tất yếu là sự phát tán nguồn bệnh này trở lại cây trồng.

Đi tiên phong trong việc nghiên cứu tân dụng vỏ cà phê trên thế giới thì có thể kể đến các nước như Ấn Độ, Iraq hay Colombia. Ở những nước này, người ta sử dụng lại nguồn phế liệu từ sản xuất cà phê để tạo những sản phẩm phục vụ việc canh tác như phân bón hữu cơ, đất sạch… Đặc biệt hơn, họ cũng đã tận dụng vỏ cà phê để làm cơ chất kết hợp với phân gà để sản xuất được các sản phẩm mang bào tử của những chủng nấm đối kháng nhằm phục vụ lại việc canh tác cà phê. Ở Ấn Độ, từ vỏ cà phê, người ta đã thu được các sản phẩm Trichoderma harzianumT. virens đạt hiệu quả 10[SUP]11[/SUP] – 10[SUP]12[/SUP] CFU/g cơ chất. Hay cao cấp hơn nữa, người ta dùng vỏ cà phê để làm cơ chất sản xuất các loại nấm ăn như nấm bào ngư (Pleurotus florida) ở Iraq, Colombia và nấm đông cô (Lentinula edodes) ở Colombia.
Để xem bài đầy đủ, xin xem tại: giatuong.vn
 




Back
Top