Thuy Canh :
Lão,
Người chỉ cho tui nước sông, tưởng chừng đậc quánh, là bà Dì ruột của bà Xã tui. Còn người bà con ngồi kế bên tui trong bửa ăn của gia-đình là người nuôi 200 con heo thịt và 60 con heo nái. Tiếc quá, Sàigòn , bởi tui chưa rời Thủ-Ngữ mà đã quá 6 giờ chiều rồi...
Thân.
Saigon à....1 thành phố không hề biết.. ngủ
Lúc nào cũng ầm ầm xe chạy
Đủ kiểu sinh hoạt..
chợ, thì có chợ chỉ nhóm buối sáng ( chợ truyền thống) ...có chợ chỉ bán chiều ( cho công nhân) ...rồi chợ âm phủ (chỉ họp chợ để bán ban đêm)
Lại có chợ chỉ nhóm 1 lần vào ngày chủ nhật ( chợ của dân chơi trao đổi, rao bán đồ cổ chỉ cần mua 1 ly cà phê là được vào chợ mặc sức bày ra để bán, hay tìm mua)
Và cũng có 1 kiểu chợ : thấy công an là...chạy ( chợ lề đường...và "gà móng đỏ" )
Quán ăn, có quán mở cửa chỉ bán buổi sáng....có quán mở cửa chỉ bán trưa...có quán bán chiều đến khuya...có quán bán từ khuya đến sáng
Ma đầu có đủ sức và đủ điều kiện để đi thăm cái đặc sắc của Saigon không hề biết ngủ này không ?
Còn lão mỗ thì biết.... sợ
Phải mua 1 ly cà phê mới được vào chợ này :
Điều cần thiết để hình thành nên chợ ve chai có một không hai tại Sài Gòn này chính là sự tin tưởng nhau. Nếu người bán cố tình nói sai thông tin về món đồ để bán được giá hơn thì sẽ bị cấm không cho mang đồ vào chợ nữa.
Cứ vào ngày chủ nhật hàng tuần, những người yêu thích sưu tập đồ cũ có từ xa xưa, lại tìm đến phiên chợ ve chai nằm trong khuôn viên của quán cà phê Cao Minh (đường Nơ Trang Long, phường 11, quận Bình Thạnh, TP.HCM). Đây là đại bản doanh của phiên chợ ve chai độc đáo nhất Sài thành. Gọi là chợ ve chai bởi đây là phiên chợ bán đủ mọi loại hàng hóa, từ bình dân đến hàng cao cấp.
Chợ ve chai tuy không lớn nhưng hầu như tất cả những món đồ từ hàng trăm năm trước đến giờ vẫn còn được bày bán. Từ chiếc bật lửa zippo, đồng hồ cũ, những món nữ trang cổ, đĩa nhạc xưa, đến những chiếc xe cổ đắt giá hay chiếc camera cổ nhất thế giới...
Các sợi chuỗi làm bằng loại đá quý được nhiều phụ nữ lựa chọn.
Chợ ve chai có những món từ vài chục ngàn đồng đến hàng chục triệu đồng. Ở đây có nhiều chủ nhân chỉ thích trưng bày ra cho mọi người ngắm xem, bao nhiêu tiền cũng không bán. Như cây để đèn cầy này chủ nhân chỉ đưa ra trưng bày chứ không muốn bán vì sự quý hiếm của nó.
Tẩu thuốc được làm từ một loại gỗ rất quý, trải qua hàng chục năm nhưng vẫn không hề bị mối mọt.
Điều đặc biệt của khu chợ ve chai này là người mua có khi lại am hiểu hơn người bán về giá trị của món đồ cổ.
Người đàn ông này rất thích thú với những chiếc bình cổ nên đứng rất lâu để ngắm.
Bình bi-đông có từ thế kỉ trước và đến bây giờ vẫn còn tồn tại được chủ nhân lau chùi cẩn thận, đến dịp chủ nhật lại mang ra đây trưng bày.
Những món hàng như mũ cối và đèn lam có từ thời kháng chiến chống Mỹ vẫn được chị Hương lưu giữ và mang ra bán.
Một chiếc đèn la có đáy bằng đồng.
Độc đáo với những chiếc xích lô mi-ni được làm từ những mảnh nhôm và sắt vụn.
Chợ ve chai cũng là nơi sưu tầm rất nhiều đồng tiền cổ từ các nước qua từng giai đoạn lịch sử. Khách hàng có thể thoải mái lựa chọn mua về làm kỉ niệm. Được biết giá bán từ 50.000 - 100.000 đồng/tờ tiền, tùy theo mệnh giá và thời gian xuất hiện của nó.
Nhẫn và đồng hồ cũ nhưng rất độc đáo có giá từ vài chục nghìn đồng đến hàng trăm nghìn đồng.
Bình luyện đơn xuất xứ từ Trung Hoa cũng được bày bán tại đây.
Bên cạnh đó còn có nhiều sách cổ khác.
Một trong những chiếc máy ảnh cũ kỹ.
Ống nhòm có từ hàng chục năm về trước đến giờ vẫn nhìn được rất rõ.
Chiếc camera này thuộc thế hệ đầu tiên từ khi món đồ này xuất hiện, được chủ nhân của nó đem từ nước ngoài về và chỉ trưng bày cho xem chứ không hề muốn bán. Được biết, chiếc máy quay này đã trải qua một thời gian rất lâu nên đến bây giờ đã không còn sử dụng được.
Điều cần thiết để hình thành nên chợ ve chai có một không hai tại Sài Gòn này chính là sự tin tưởng nhau. Nếu người bán cố tình nói sai thông tin về món đồ để bán được giá hơn sẽ bị cấm không cho mang đồ vào chợ nữa. Khách nếu mua nhầm một món đồ có giá trị không xứng với số tiền cũng sẽ được chuyên gia thẩm định và đổi lại ngay.