Bạn khoa học kỹ thuật quá mức rồi.
Chẳng hiểu thằng kỹ sư nông nghiệp nào nó
bảo bạn làm như vậy?
Cách tốt nhất là không ngâm nước nóng chi
hết, mà chỉ gieo hạt xong mới tưới đẫm nước
thôi. Nước đẫm sẽ ngấm vào hạt, như trong
tự nhiên, nước mưa làm hạt nảy mầm.
Về việc đất, đất tốt nhất là một nửa mùn
phân xanh, một nửa đất thường, loại đất
vườn vẫn trồng rau xanh tốt, có nhiều giun
ấy. Phân xanh là nguồn thức ăn có đầy đủ
NPK. Bạn học cái phân vi sinh ấy là rởm.
Bọn chúng thổi phồng lên để bán, chứ phân
vi sinh chẳng có tác dụng gì cả. Cây cối
hút phân vô cơ, còn phân hữu cơ (phân xanh,
phân chuồng) thì phân hủy dần dần mà cho ra
phân vô cơ đều đều, nên tốt hơn phân vô cơ
nhân tạo. Trong tự nhiên vốn có đủ các loại
sinh vật cần thiết để phân giải chất hữu cơ
ra vô cơ, chỉ có gần đây mới có trò phân vi
sinh thôi. Rút lại, đừng cho phân vi sinh,
cũng không cho NPK. Chắc mấy món này làm
mầm cây của bạn bị độc mà chết rồi.
Việc nữa là gieo hạt trong bao. Đó cũng là
trái tự nhiên. Nếu bạn mở miệng bao thật to,
thì cũng không sao, vẫn nảy mầm tốt. Thế
nhưng nếu có mưa, thì phải chọc thủng đít
bao cho nước rò ra, khỏi úng thối chết cây.
Tôi không biết hạt cây chùm ngây nó ra sao,
nhưng hạt cây Óc chó thì phải vùi sâu hơn
10 centimet, nhưng hạt Cải, Rau Giếp, Thì Là,
chỉ rắc trên mặt đất, rồi rắc một lớp tro và
mùn mỏng vài milimet lên trên thôi. Nói tóm
lại, hạt to thì có thể vùi sâu, nhưng cũng
có thể vùi ngay mặt đất, như hạt Vải, hạt Nhãn.
Vùi sâu quá thì mầm cũng chết, vì không vươn
dài lên khỏi mặt đất được. Điều cần biết là
chiều cao của lá mầm Chùm Ngây tính từ hạt
là bao nhiêu centimet? Cây Óc Chó thì từ
hạt đến lá mầm là 15 centimet. Cây đỗ xanh
thì là 3-4 centimet, nên vùi hạt đỗ xanh chỉ
1-2 centimet là vừa.
Điều đáng nói nữa là cây chùm ngây là giống
mọc dưới tán lá của cây khác, hay là mọc ngoài
trời nắng? Cũng có thể bạn để trong tối, thì
nó không mọc đâu. Phải mở bọc và để ngoài nắng
thì nó mới mọc tốt.