Vài suy nghĩ về trồng cây che bóng cho chè

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi

Vài suy nghĩ về trồng cây che bóng cho chè
Cây chè có nguồn gốc ở vùng rừng á nhiệt đới nóng ẩm nhưng đến nay cây chè chè phân bổ rất rộng đến những vùng có điều kiện khác xa với vùng xuất xứ của nó. Tất nhiên, trong điều kiện như vậy muốn cho cây chè sinh trưởng bình thường có năng suất cao và ổn định, phẩm chất tốt đòi hỏi phải có một quy trình kỹ thuật canh tác trên cơ sở khoa học cao. Lâm Đồng là mộttrong 3 tỉnh Tây Nguyên có diện tích trồng chè tương đối nhiều, hiện nay vào khoảng 12.000 ha. Trong đó quốc doanh chiếm 1/3 còn lại là tập thể và tư nhân. Diện tích chè ở Bảo Lộc chiếm tỷ trọng cao trong toàn tỉnh. Đất đai ở Bảo Lộc là đất có tầng đất dày trên 1 m và có kết cấu lý hóa tính phù hợp cho sự sống và phát triển cây chè. Tuy nhiên, do mưa nhiều, quy trình canh tác còn nhiều hạn chế, đã phần nào làm mất dần đặc tính tốt của đất, điều đó ảnh hưởng không ít đến sự sinh trưởng cây chè.
Mặt khác, trong quá trình canh tác, việc đầu tư thâm canh không đáp ứng được sự tái tạo dinh dưỡng của đất để cung cấp cho cây. Qua kết quả phân tích, nghiên cứu của trung tâm quản lý kỹ thuật và nghiên cứu thực nghiệm chè cho thấy đất ở Bảo Lộc hiện tại chứa hàm lượng các cation kiềm trao đổi quá thấp vì Ca, Mg bị rửa trôi nhiều. Hàm lượng N tổng số khá, nhưng N dễ tiêu ở mức trung bình. Cây chè là cây lấy lá, sản phẩm thu hoạch là búp và lá non, cây chè lấy đi lượng N từ đất rất lớn. P2O5tổng số khá. P2O5 dễ tiêu quá thấp do hàm lượng Fe3 và Al3 nhiều cố định, giữ chặt cây không sử dụng được. Riêng hàm lượng K20 từ nghèo đến rất nghèo, hàm lượng mùn quá cạn kiệt, do vậy khả năng giữ nước của đất quá kém (từ 28-30%). Mặt khác pH đất chứa một phần do bị mưa rửa trôi các cation kiềm, một phần do liên tục bón các loại phân chua sinh lý như K2SO4; (NH4)2SO4...làm đất ngày càng chua hơn. Một số nguyên tố vi lượng thiết yếu bị rửa trôi, làm cho cây thiếu nghiêm trọng. Việc cung cấp phân hữu cơ rất hạn chế, chủ yếu là phân vô cơ, song bón không cân đối, quá đơn độc: thậm chí có những vùng do tập quán canh tác bà con chỉ bón phân Urê và SA, không bón Kali và Lân, vì vậy chè vào mùa khô rụng lá hàng loạt. Thực tế cho thấy rõ những lô chè đã vào tuổi kinh doanh nhưng năng suất còn thấp, bình quân chỉ đạt 4,5 tấn/ha, chất lượng nguyên liệu không tốtảnh hưởng đến giá trị sản phẩm.

Vì vậy việc cải tạo lý hóa tính để nâng cao độ phì của đất trồng chè là vấn đề đặt ra lớn. Để giải quyết được vấn đề này cần sự phối hợp chặt chẽ và tìm biện pháp thích ứng, trong đó việc trồng cây che bóng cho chè góp phần giải quyết vấn đề cải tạo đất không nhỏ.

Qua phân tích các yếu tố trên cho thấy đất đai ở Bảo Lộc quá nghèo dinh dưỡng. Về khí hậu thời tiết, do hiện tượng "hiệu ứng nhà kính?, nhiệt độ trong vòng 100 năm qua đã tăng lên 0,5oC. Theo nhận định của một số nhà khí hậu học thì sự phát triển của công nghiệp làm cho nhiệt độ càng ngày sẽ tăng thêm. Vì vậy việc trồng cây che bóng cho chè là xu hướng đúng để cải tạo môi sinh và đáp ứng yêu cầu sinh lý của cây chè. Hiện nay, ở một số nước trên thế giới như Ấn Độ, Indonesia, Srilanca... Việc trồng cây che bóng cho chè là một biện pháp quan trọng. Ở Bảo Lộc - Lâm Đồng từ 1927-1939, trong một số đồn điền chè đầu tiên của người Pháp, người ta rất chú ý đến trồng cây bóng mát, họ quy hoạch, thiết kế lô, hàng rất chu đáo, hiện nay vẫn còn một số lô trồng cây muồng đen (Cassia). Songchúng ta chưa thấy hết tác dụng tối ưu của cây che bóng nên không đầu tư trồng mới, không chăm sóc và còn chặt phá, đến nay hầu như không còn lô chè nào giữ nguyên hệ thống cây bóng mát trước đây.

Trồng cây bóng mát có những tác dụng sau:

- Tạo vùng tiểu khí hậu cho vùng chè.

- Điều hòa được chế độ nước và không khí trong vùng chè.

- Làm giảm sự bốc thoát hơi nước trong vườn chè, đặc biệt là chè ở giai đoạn kiến thiết cơ bản và giai đoạn đầu kinh doanh.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho một số vi sinh vật trong đất hoạt động hữu ích.

- Hạn chế tối đa nhện đỏ trong mùa khô.

- Chống rửa trôi xói mòn và cải tạo lý hóa tính của đất.

Việc trồng cây che bóng mát cho chè rất có ý nghĩa, cần phải được coi trọng nhằm đạt năng suất cao, chất lượng tốt kéo dài chu kỳ sống và phát triển của cây chè. Đề nghị tỉnh cần có chủ trương và biện pháp kiên quyết chỉ đạo các địa phương và đơn vị trồng chè phải khẩn trương tiến hành quy họach và thiết kế trồng cây che bóng để cải tạo môi trường sinh thái cho vùng trồng chè của tỉnh ta trong thời gian tới, nếu như không muốn năng suất chất lượng sản phẩm chè và dâu tằm tiếp tục suy thoái và tình trạng môi trường sinh thái diễn biến xấu thêm.

KS. PHẠM S

Trung tâm quản lý kỹ thuật nông nghiệp và nghiên cứu thực phẩm chè
Nguồn: Thông tin khoa học, công nghệ Lâm Đồng, số 1.1994




 


Last edited:


Back
Top