Vấn đề đồng, cận huyết có ảnh hưởng gì đến chim bồ câu không?

  • Thread starter philnothing
  • Ngày gửi
Mình có một cặp chim bồ câu, chúng là anh em và hiện giờ đang ấp trứng, nghe người ta nói chim bồ câu non trong 1 tổ thì luôn là một trống,một mái, có đúng như vậy không? vậy nếu mình chỉ dùng một cặp chim anh em này để nhân giống thì có ảnh hưởng gì đến các thế hệ con cháu không?
 


Đương nhiên có hại sức khoẻ thế hệ sau.
*
Trong thực tế nuôi chim thả, đôi chim cùng lứa
không kết đôi với nhau, mà kết đôi với chim khác.
Trong hoàn cảnh những người như bạn, chúng buộc
phải kết đôi với nhau. Điều đó cũng xảy ra với
những gia đình ở miền núi, đảo xa. Ở những nơi
đó dễ xảy ra chuyện bố ngủ với con gái, hay anh
em ngủ với nhau. Ở Mỹ có những làng theo tôn giáo
cổ, có thể có nhiều vợ không chính thức, cũng có
xảy ra chuyện gần máu, nhưng cảnh sát và toà án
không tìm được bằng chứng mà trừng trị họ. Luật
hôn nhân của Việt Nam cấm kết hôn gần chưa đủ 3
đời để không xảy ra chuyện máu gần.
*
Cũng có lý thuyết cho rằng riêng giống bồ câu thì
chuyện cùng máu (cha mẹ với con, hay anh em với nhau)
hay gần máu (chú bác với cháu, hay anh em họ với nhau)
thì không ảnh hưởng tới sức khoẻ. Lý thuyết này
phản khoa học, và không có đối chứng.
*
Thực tế nuôi chim, những người chú ý đến năng suất
không bao giờ làm như vậy. Đặc biệt người nuôi bồ
câu đua, luôn chú ý tạo giống cho đời sau. Nói chung,
nuôi chim đua và nuôi chim công nghiệp nhiều hàng
trăm đôi chim đẻ, công việc nuôi chim giống thay
thế chim cũ là một công việc khá nặng nhọc, đòi hỏi
giấy tờ theo giõi tông giống ít nhất 2 đời để khỏi
xảy ra gần máu. Dễ nhất là để chim ra ràng tự ghép
đôi.
*
Nếu nuôi thả, chim ra ràng thì con mái trưởng thành
trước, và ghép đôi trước, không xảy ra chuyện ghép
đôi với con trống cùng lứa với nó, lúc đó còn đang
ngây thơ, chưa đi tìm mái. Cách này không xảy ra
cùng máu, nhưng vẫn có thể xảy ra máu gần.
*
Còn câu nói 2 chim một lứa luôn 1 trống 1 mái thì
không đúng, vì cũng xảy ra 2 trống hay 2 mái.
*
 
Mình có một cặp chim bồ câu, chúng là anh em và hiện giờ đang ấp trứng, nghe người ta nói chim bồ câu non trong 1 tổ thì luôn là một trống,một mái, có đúng như vậy không? vậy nếu mình chỉ dùng một cặp chim anh em này để nhân giống thì có ảnh hưởng gì đến các thế hệ con cháu không?

Về bồ câu có đồng huyết hay ko, thì ko có, và dù có cũng ko ảnh hưởng gì, cứ ghép vô tư.....

là người nuôi chim bồ câu đua, mình cũng có ghép đồng huyết anh em với nhau, nhưng cũng ko ảnh hưởng gì, về thể lực và sinh sản....

Mình ko có không gian và thời gian, nếu ko thì mình ko chỉ ghép 1 đời đồng huyết vậy đâu.......
 
"Không ảnh hưởng gì" có nghĩa là "không thấy có ảnh hưởng gì"
thì đúng hơn.
*
Trong thực tế chăn nuôi, chuyện máu gần đã tỏ ra có ảnh hưởng
xấu, và thuyết di truyền đã soi sáng cho việc đó. Còn ảnh hưởng
như thế nào, có người thấy, có người không. Trong thực tế, chuyện
máu gần thường xảy ra, và rất khó thấy. Tuy vậy, ở nước ta, các
giống đều nhỏ yếu, năng suất thấp, vì thường có chuyện máu gần,
trải qua nhiều đời. Ví du, ở một làng chỉ có một con bò đực giống
thì các con bê cái là con của nó, và con các con bê này là em của
các con bê đó. Vậy là cháu của con bò đực giống cũng là con của
nó luôn. Hiện tượng ăn hết bò đực giống, chỉ để lại một con, là
chuyện thường xảy ra nhiều đời. Chẳng ai thấy có ảnh hưởng gì cả.
Thế nhưng so sánh với bò rừng thì khác. Bò rừng khoẻ hơn, và năng
suất hơn. Bò Âu Mỹ cũng vậy. Đó là vì ít chuyện máu gần và cùng
máu.
*
Chuyện nuôi bồ câu đua mà để máu gân, thì chẳng thể nào ăn giải
nhất được đâu.
*
 
Nhìn chung về mặt sinh học, đồng khuyết ảnh hưởng đến thế hệ sau, gây ra các vấn đề về gen, tùy thuộc vào tỷ lệ xảy ra theo từng loại 1, điều này khoa học đã chứng minh. Chim bồ câu, cũng không thể nằm ngoài vấn đề này được, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng, xác suất xảy ra như thế nào thì mời các bác có chuyên môn trả lời.
 

theo em nghĩ bất cứ loại động vật nào mà quan hệ cận huyết đểu ko tốt , bất lợi, tốt nhất chọn bố mẹ nên là anh em cách nhau 3 đời trở lên em nói ko phài mấy anh chém nhẹ thôi nhé:angry:
 
Nói đơn giản thì :

Đồng huyết, cận huyết không có gì xấu cả mà còn là một kỹ thuật trong nhân giống nhưng .......... chỉ nên sử dụng nếu bạn có hiểu biết nhất định về nó.

Khi đông huyết, cận huyết xảy ra trường hợp như: gen tốt nổi lên hoặc gen xấu nổi lên.

Ví dụ vui thế này :

*Gen tốt : Chim bồ câu bay với vận tốc của đại bàng, đẻ sai như gà siêu trứng, mau lớn, tướng tá to bự cơ bắp cuồng cuộn .v...v..v.

*Gen xấu : Chim èo uột, bệnh lênh bệnh xuống, bay vài vòng đã lăn ra thở, tướng tá như con chim cút ẻo lã ..v...v...v

Đối với con người thì vướng phải các vấn đề : Đạo đức, nhân văn ..v...v...v nên phải cấm. Con người khác với con vật ở chỗ nếu con vật mang gen xấu đơn giản .... quẳng vào máy xay, đập chết hay làm...... mồi nhậu là xong:lol: , người thì không làm vậy được mà còn phải nuôi nấng, chăm sóc gây đau khổ cho chính họ cho vài người vài ...... chục năm.

Lai tạo ra giống mới, cải tạo giống hay bảo tồn các loại chỉ còn vài cá thể rất hay sử dụng tới kỹ thuật này.

Ở đây chúng ta đang nói tới vấn đề thô thiển là cho còn này phối với con kia chứ không phải trường hợp phòng thí nghiệm họ dùng kỹ thuật siêu đẳng cấy ghép, can thiệp gen nhé @@.
 
Last edited by a moderator:
Trong sản xuất, không nên cho máu gần, chỉ là phòng xa,
chứ cũng không rõ xấu tốt ra sao, vì năng suất và lời lãi
phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nữa. Dù sao, người nuôi
để máu gần, thì cũng còn nhiều vấn đề khác yếu kém, nên
họ không có thể có lời lãi bằng những người tinh ý được.
*
Lại nói về trong nghề nhân giống, thì nghề này tỷ lệ thành
công rất thấp. Kể cả áp dụng máu gần máu xa, đột biến gien,
vân vân, thì muốn được giống mới, phải hy sinh hàng chục
đời, hàng trăm nghìn cá thể. Đâu phải chỉ cho lai máu gần
vài con là thành công? Mỗi khi có giống mới, phải bán giá
cắt cổ mà cũng chưa chắc thu lại được vốn. Người nuôi chim
đua, thường phải có một đàn chim mấy chục con làm giống và
tạo giống, cốt chỉ được vài con ăn giải bét để chứng tỏ mình
biết tạo giống bồ câu đua. Nếu chỉ mua một con đã từng vô
địch, thì các con cháu chẳng có hy vọng được giải bét đâu.
Một số giải đua bồ câu không cho con đã ăn giải được dự thi.
Điều đó bắt buộc người nuôi chim phải tạo con cháu nó cũng
vô địch, và cho những người khác có cơ hội tạo chim vô địch.
*
 
Vấn đề bảo tồn 1 giống tốt có ưu điểm về mọi mặt như:
_ Đẻ sai (nhiều con/lứa) & và nhiều lứa/năm.
_ Dễ nuôi, thích ứng với mọi điều kiện của thời tiết nước ta.
_ Cho thương phẩm ưa chuộng người tiêu dùng (ngon khoái khẩu)
_ Tiêu tốn thức ăn thấp, ít bệnh tật, phát triển nhanh.
_ Ít gây ô nhiễm đến môi trường
......
* Vậy chúng ta có cần bảo tồn 1 loại giống như thế này không..?
+ Câu trả lời tất nhiên là có, thì việc cho ra và bảo tồn 1 giống thuần chủng tốt, tất nhiên là cần đến sự giao phối cận thân nên việc đồng huyết sẽ sảy ra. Vậy ta có cần cái đồng huyết này không..? Tất nhiên là cần vì nó tốt...!

** Nhưng để đảm bảo việc đồng huyết mang gen trội đáp ứng cho nhu cầu và tránh được thoái hóa của 1 giống nào đó, ta nên loại bỏ tất cả những con có gen lặn xấu không mong muốn nó đi...! Đó là 1 việc nên cần làm để giống thuần chuẩn ko bị thoái hóa..!

+ Các bạn có thấy giống Vịt Xiêm (con Ngang) nó có từ ngàn năm...nó có bị thoái hóa không...?
+ Ngoài tự nhiên việc đào thải diễn ra 1 cách có chọn lọc, con đực nào khỏe mạnh thì mới chiếm được ưu thế giao phối...!
+ Còn trong chăn nuôi chúng ta phải mạnh tay loại bỏ đi những con giống không mong muốn có ngoại hình và những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, phát tiển chậm, đẻ ít...để tao ra 1 giống thuần chuẩn tốt....là 1 việc nên làm chứ không hoàn toàn là yếu điểm đâu các bạn ah..
 
"Không ảnh hưởng gì" có nghĩa là "không thấy có ảnh hưởng gì"
thì đúng hơn.
*
Trong thực tế chăn nuôi, chuyện máu gần đã tỏ ra có ảnh hưởng
xấu, và thuyết di truyền đã soi sáng cho việc đó. Còn ảnh hưởng
như thế nào, có người thấy, có người không. Trong thực tế, chuyện
máu gần thường xảy ra, và rất khó thấy. Tuy vậy, ở nước ta, các
giống đều nhỏ yếu, năng suất thấp, vì thường có chuyện máu gần,
trải qua nhiều đời. Ví du, ở một làng chỉ có một con bò đực giống
thì các con bê cái là con của nó, và con các con bê này là em của
các con bê đó. Vậy là cháu của con bò đực giống cũng là con của
nó luôn. Hiện tượng ăn hết bò đực giống, chỉ để lại một con, là
chuyện thường xảy ra nhiều đời. Chẳng ai thấy có ảnh hưởng gì cả.
Thế nhưng so sánh với bò rừng thì khác. Bò rừng khoẻ hơn, và năng
suất hơn. Bò Âu Mỹ cũng vậy. Đó là vì ít chuyện máu gần và cùng
máu.
*
Chuyện nuôi bồ câu đua mà để máu gân, thì chẳng thể nào ăn giải
nhất được đâu.
*

bác chịu khó tìm hiểu về bồ câu đua bên trung quốc hoặc đài loan về gia phả thì sẽ thấy những con bồ câu đồng huyết hoặc cận huyết cũng lấy đc giải nhất bác à, bên mỹ hoặc châu âu thì em ko biết, vì ko có tìm hiểu và đọc...

Ở môn đá gà thì ở mỹ rất nổi tiếng về lai cận huyết để khoá gen và ra những chú gà đá rất hay.....
 
bác chịu khó tìm hiểu về bồ câu đua bên trung quốc hoặc đài loan về gia phả thì sẽ thấy những con bồ câu đồng huyết hoặc cận huyết cũng lấy đc giải nhất bác à, bên mỹ hoặc châu âu thì em ko biết, vì ko có tìm hiểu và đọc...

Ở môn đá gà thì ở mỹ rất nổi tiếng về lai cận huyết để khoá gen và ra những chú gà đá rất hay.....

* Bạn này nói đúng đó, vì có những gen trội mà con người mong muốn (như gà chọi một dòng nào đó đá hay) luôn mong đúc ra gà thuần chuẩn của giống gà đó...nên việc đồng huyết cho gen trội để ra giống thuần chuẩn không phải là xấu đâu, nhưng ta phải biết chọn lọc và loại thải những con trống không đạt yêu cầu để tránh việc thoái hóa giống.
** Việc 1 giống thuần chuẩn đạt tiêu chí người sử dụng thì nên giữ ưu thế đó, không nên cho lai với các giống khác sẽ mất ngay tính ưu việt gen trội của giống đó.
Cũng như các yếu tố khác như:
_ Phẩm chất thịt mgon được thị trường tiêu thụ ưa chuộng..
_ Ít bệnh tật thích nghi với môi trường, đề kháng tốt ít bệnh tật...
_ Tăng trọng nhanh , ít tốn thức ăn.
_ Đẻ sai nhiều lứa/năm.
_ Dáng đẹp, lông đẹp làm cảnh...tính chiến đấu của chó, gà...
.....
* Đó là những yếu tố mà cần bảo vệ một giống thuần chủng.
 
Last edited by a moderator:
Nói suông thì dễ như vậy đó, nhưng cụ thể thì sao?
*
Ví dụ có một con gà chọi hay, thì làm thế nào giữ
giống nó? Có phải cho nó nhảy một con gà mái không,
hay tự nó đẻ con được?
*
Nếu nó nhảy gà mẹ nó, hay gà chị nó, thì cả lứa trứng
15 trái, đều nở ra con chọi hay sao? Có lẽ không mấy
người trả lời được câu này, vì thật ra, con của những
con gà chọi ăn giải khi chọi được ăn giải cũng không
hơn các con gà khác. Hàng trăm người nuôi gà chọi, thì
cũng có hàng trăm con chọi hay.
*
Thực tế, ngưòi chọn giống không bao giờ lấy giống từ
một con được coi là nhất, vì cái nhất đó chỉ là một
cách nhìn phiến diện trong một điều kiện hẹp hòi thôi.
Nghề chọn giống phải dựa vào một quần thể có chứa gien
mong muốn. Tạm nói thế thôi, vì đi vào chuyên môn khó
giải thích mà không đi vào kiến thức căn bản.
*
Ai có niềm tin thế nào, thì tuỳ thích mà hiểu, mà làm.
Lý luận suông, thì Đông Tây Nam Bắc đều đúng hướng cả.
Chỉ khi bỏ vốn ra, mong thu lời về, ấy mới phải làm cho
đúng. Đúng ở đây không phải là lý luận, mà là đồng tiền
thu được tính ra xu, ra đồng, ra triệu. Tôi không bỏ vốn,
nên chỉ lý lẽ suông, chẳng có giá trị hơn những người có
ý kiến ngược lại, chỉ để bà con tham khảo.
*

bác viết kiểu này thì bà con có mà ăn vịt lộn....bác thử hỏi ông ghu ghồ xem trong việc lai tạo gia cầm mà không dính dáng vụ cận hay đồng huyết thì có mà húp cháo....cái quan trọng là ta có đủ trình độ để thực hiện hay không thôi....và "phép khóa gen" là 1 công thức gối đầu giường của các nhà lai tạo....
 
Trường hợp của chủ thớt mình xin có 1 chút ý kiến, mọi tham khảo nhé!
Xin nhắc lại 1 bài toán di truyền học ( cấp II mà không nhớ lớp mấy ) có lẻ ai cũng học nhưng tạm thời quên ^_^.
Giao phối giữa 2 cá thể cùng kiểu gen, dị hợp tử 1 cặp Nhiễm sắc thể tương đồng NST.
A là tính trạng trội ( tính trạng tốt ) có thể là tính trạng đẻ sai, mau lớn, to con, màu sắc đẹp, v.v.v nói chung là tốt.
a là tính trạng lặn ( tíng trạng xấu ) trái ngược ở trên chẳn hạn, đẻ ít, ấp không nở, màu xấu v. v.v nói chung là xấu.
gen a bị gen A ức chế hoàn toàn ( không biểu hiện ra kiểu hình khi a đứng chung với A )
Phép lai trong trường này của bạn là lai 2 anh em thì có kiểu gen như sau :
(P) đời bố mẹ: Aa x Aa
( BỐ) (mẹ)
(F) đời con sẽ có các kiểu con lai : 1/4 aa 2/4 Aa 1/4AA
kết luận sau khi lai 2 cá thề ta trên thu được:
25 % ( kiểu gen AA) có thề tốt hơn bố mẹ, đây là trường hơp đời con có thế tốt hơn bố mẹ ( to con hơn, đá hay hơn, v. v )mà các bác nói, nó có ý nghĩa trong chọn giống, gây dòng thuần, bảo tồn gen tốt của 1 loài nào đó. Nhưng có 1 nhược điểm ở đây là rất mẫn cảm với các mần bệnh, chịu tác động lớn của biến đổi môi trường do đó những cá thể này dễ bệnh và đòi hỏi chăm sóc tốt mới có thể tồn tại.
50% ( kiểu gen Aa ) giống hệt bố mẹ không có gì bàn thêm khi con bồ câu con của bạn có kiểu gen này.
25 % ( Kiểu gen aa ) ngược lại với con có kiểu AA, có các tíng trạng xấu hơn bố mẹ, ở 1 số loài các cá thể này thường die ngay khi hình thành hợp tử,( mọi tranh cãi hình như phát sinh từ đây :bang:) không phát triển thành con non hay sinh ra cũng chết yểu, có sống được thì cho năng suất không cao, bị chịu tác động chọn lọc tự nhiên loại thả.
Nói tóm theo mình, nếu bạn nuôi với mục đích nuôi chơi thì không cần quan tâm đền đồng hay cận huyết, còn nếu nuôi qui mô lớn thì theo tỉ lệ cơ bản trên chắc bạn cũng có thể quyết định được hướng của mình.
Thanks đã đọc bài
 
Last edited:
Vấn đề lai bồ câu . bàn nhiều lắm rồi ... BC hoan toàn có thể lai gần vô tư mà ko sợ như các loài khác ... Sách Gk Nói đó nhé
 
Bạn SangHuynh nhắc tới bài toán, thì đó là bài toán do nhà tu
Menden tìm ra, và ông trở thành ông tổ của ngành di truyền.
*
Hầu hết bà con chưa học tới lớp này, hoặc đã học nhưng chữ
thày trả thày, bây giờ cần cắp sách học lại từ i tờ.
*
Thế mới nói, Đông Tây Nam Bắc đều đúng. Người chăn nuôi quên
chữ thày, mà vẫn bàn đến vấn đề chọn giống, là chuyện phải
học trên đại học, và phải kinh nghiệm nhiều, phối ra hàng vạn
con chết, dị tật, mà may mắn cả đời mới vớ được giống mới.
*
 
loài nào chứ riêng bồ câu thì chỉ có gen trội thôi, bác cứ ghép anh em nó thoải mái. ko phải cứ gen trội là gen tốt chỉ vì nó luôn biểu hiện thành kiểu hình khi đồng hợp trội hoặc dị hợp thôi.

còn các bác thích kiểm nghiệm thì cứ cho giao phối cận huyết liên tục ( đời con cái giao phối với nhau) thì sau 5 đời sẽ cho kết quả. 1 bên hoàn toàn là đồng hợp trội, 1 bên hoàn toàn là đồng hợp lặn. ở con vật thì sức sống kém nên đồng hợp lặn thường gây chết yểu, còn ở cây trồng thì cây vẫn sống sót.

phương pháp giao phối cận huyết thường áp dụng chọn tạo giống cây trồng thuần chủng. ví dụ như ở ngô, sau 3 năm trồng mới xác định được chất lượng giống để chọn lọc và công nhận giống.
 
Bạn ơi, ngô tạo giống cũng như thóc, phải là trăm nghìn cá thể,
chứ có phải vài hột phối với nhau nhiều đời đâu.
*
Nếu có mấy trăm con bồ câu phối với nhau nhiều đời hết sức cẩn
thận kỹ càng, cũng tạo nên giống mới, nhưng đâu có phải cận huyết
vài con mà nên?
*
Vì thế, mấy bài trên tôi mới nói, người tạo giống phải làm việc
với hàng chục cá thể để tránh máu gần. Nhiều người cứ nói F1
F2 mà không hiểu rằng đó là những cá thể khác cha mẹ, khác ông bà,
chứ không phải máu gần. Đó là vì họ không học di truyền, không
học tạo giống, mà chỉ nghe lớt phớt thôi. Có nhiều người học đến
bác sỹ, tiến sỹ, nhưng bài vỡ lòng thì không nhớ được, nên mới
lẫn lộn F1, F2 với cá thể cùng cha me, cùng ông bà.
*
Ví dụ lợn Móng Cái lai với lợn Yóc sai ở trung tâm tạo giống Cao
Bằng và trung tâm Lạng Sơn, trung tâm Nghệ an, trung tâm Quảng Bình,
trung tâm Huế, trung tâm Bình Dương, trung tâm Đồng Nai, trung tâm
Mỹ Tho, mỗi nơi lấy 1 con, đều là F1. Nếu lấy 2 con, thì bị máu gần.
Những con F1 này phối với nhau, ra các con F2. Ở mỗi một lứa của 1
con nái, chỉ được lấy 1 con, thì là F2. Nếu lấy mỗi ổ 2 con, thì
xảy ra máu gần. Những con cháu của F2 này trở đi, mới là giống lai.
Như vậy mặc dàu chúng lai đời thứ 2, nhưng khác cha mẹ, và khác ông
bà. Ông bà chúng ở cách xa nhau hàng chục hàng trăm cây số.
*
Muốn lai bồ câu ta với bồ câu Pháp cũng vậy. Cần có vài chục con
trống ta nhặt mỗi tỉnh một con phối với vài chục con mái Pháp cũng
nhặt mỗi tỉnh một con. Cần vài chục con mái ta nhặt khắp nói không
phải những nơi đã nhặt con trống ta, cho phối với những con trống
Pháp không ơq những nơi đã nhặt con mái Pháp. Thế là được vài chục
đôi F1. Từ mấy chục đôi này, phải xé lẻ ra, không cho máu gần, rồi
phối với nhau, mới có mấy chục con lai F2. Những con này mới gọi là
giống bồ câu ta lai Pháp được. Nếu không làm như thế, thì là máu gần
mặc dù cũng có bộ gien lai, nhưng làm sao phong phú bằng bộ gien
tạo giống chọn lọc như trên? Ai dám nói cho phối như trên không có
bộ gien lai tốt?
*
 


Back
Top