Vì sao gỗ Nu nghiến lại được nhà giàu săn tìm như vậy ?

  • Thread starter shopdogo
  • Ngày gửi
S

shopdogo

Guest
Vì sao Gỗ nu nghiến lại được nhà giàu săn tìm như vậy ?
Cũng không khác gì trầm hương
được hình thành từ cây dó bầu, ngọc nghiến hay còn gọi dân dã là nghiến "hóa thạch", mắt nghiến, nu nghiến hay bìu nghiến là phần cứng nhất của cây gỗ nghiến, được hình thành từ một "cái lỗi" hay khuyết tật nào đó như sâu bệnh, chặt chém, bị sét đánh… trong quá trình phát triển của cây. Cây gỗ nghiến phải dồn tích dưỡng chất vào chỗ bị thương để bảo vệ và chống sự xâm nhập từ bên ngoài nên phần này phát triển dị thường, tạo những phần gỗ mọc phình ra, đó chính là ngọc nghiến. Ngọc nghiến có vân gỗ cực kỳ lạ mắt, hoa văn biến hóa độc đáo, sóng lớp cuồn cuộn như thường chỉ thấy ở vân thép kiếm Nhật Bản, sờ vào thấy mát lạnh như chạm vào băng đá. Cây càng lâu năm, càng cổ thụ thì ngọc nghiến càng chất lượng, vân gỗ càng lung linh và đắt giá.
912c9a7f-5cd9-40f3-b139-3a037f49f4d4_zpsubdmqbhu.jpg

Nghiến là một loại gỗ xét ở độ cơ học, nó rất cứng, dai, bền, không mối mọt, dù chôn xuống đất cả trăm năm vẫn thế. Tuy nhiên, không phải cây nghiến nào cũng có ngọc. Ngọc nghiến chỉ có ở cây từ vài trăm năm tuổi trở lên, và không phải cây nào cũng có, có khi cánh rừng cả ngàn cây chỉ tìm được một cây có ngọc nghiến.
34c79107-432e-4a16-b622-df98662fb5e5_zps3df33ceb.jpg

Thông thường, ngọc nghiến "hóa thạch" ở những cây nghiến cổ thụ xù xì, góc cạnh, mọc ở sát vách đá, cằn cỗi do thiếu dưỡng chất. Dân sơn tràng phải có kinh nghiệm mới phát hiện cây có ngọc. Nhưng phát hiện ra nó, nếu không biết cách chế ngự, khai thác thì chỉ làm tan đồ nghề, vì nó cứng... như đá.
1089aed0-1c7e-4e63-8b2b-eabbc8d35532_zpsc4be4f13.jpg

Ngày xưa khi người Pháp đến Việt Nam, họ đã biết tiềm năng nu gỗ của núi rừng nhiệt đới nước ta, họ bắt đầu tiến hành chương trình trồng cây gỗ để có thu hoạch nu vào thời gian 60 năm sau. Đầu tiên họ chọn những cây gỗ có đường kính từ 30 đến 40 cm cưa ngang mặt đất, chờ cây mọc chồi, chặt bỏ để lại 1 đến 2 chồi. Năm sau lại chặt bỏ chồi cũ giữ chồi mới, cứ thế liên tiếp trong nhiều năm, cây không chết nhưng cũng không sống bình thường được làm cho bươu phải phình ra to dần lên, trong đó là những nếp sinh trưởng không tuân theo chu trình giống vòng lõi của thân cây, mà là sự quặn thắt nhiều chiếu, không có trật tự cố định để tạo nên những vân thở khác nhau thường như hoa văn mỹ thuật đến bất ngờ, tuyệt mỹ. Nếu vẻ đẹp của vân lôi các loại gỗ là những nét màu sắc đậm nhạt theo quy luật nhất định được hình thành trên từng giai đoạn phát triển của cây, thi thoảng có chút bất ngờ nơi chia cành hoặc u bướu…thì với nu gỗ là vô vàn những nét vẽ siêu hạng, ngấu hứng của thiên nhiên.
Bn21_zps17476eb5.jpg

Ở Việt Nam, gỗ nghiến hiện nay hầu như chỉ còn trong rừng đặc dụng Ba Bể, Kim Hỷ (Bắc Kạn), Trùng Khánh (Cao Bằng), Khau Cạ, Bát Đại Sơn, Du Già (Hà Giang), Cốc Ly, Bắc Hà (Lào Cai); Tát Kẻ - Bản Bung, Na Hang (Tuyên Quang), các cánh rừng dọc theo hạ lưu sông Đà giáp ranh giữa huyện Sìn Hồ (Lai Châu), Mường Đun, Pắc Na thuộc huyện Tủa Chùa (Điện Biên) và rừng Mường Giàng, thuộc huyện Quỳnh Nhai, Sơn La.
Ngọc nghiến thường được sử dụng để đóng bàn ghế, sập, làm các đồ mỹ nghệ, trang trí như lộc bình, tượng thần tài, tượng cóc ngậm tiền v.v... Thậm chí một chiếc gạt tàn thuốc làm từ ngọc nghiến xịn ngay tại Điện Biên, Sơn La cũng có giá vài triệu đồng.
Bn10_zps2915d3c5.jpg

Người ta đồn thổi người sở hữu Gỗ nu nghiến bên cạnh việc thể hiện đẳng cấp, sự giàu sang, phú quý nó còn đem lại nhiều may mắn, tài lộc cực thịnh cho gia chủ. Thợ đóng đồ cũng phải chọn ngày tốt để thắp hương sau đó mới "khai búa", và thường chỉ làm vào những ngày đầu tháng âm lịch. Những sản phẩm từ ngọc nghiến sau khi bán cho gia chủ phải được các "thầy" yểm thì mới… linh, tài lộc mới ùn ùn kéo về (!). Chỉ các đại gia thực sự mới dám sở hữu những bộ bàn ghế, sập đóng từ ngọc nghiến. Ngọc nghiến giá trị phải là những bộ "độc nhất vô nhị", giá được nâng và nhân lên gấp bội cũng bởi gia chủ nó không thèm bán mà chỉ để ngắm chơi cho thiên hạ thèm.
559aaa3b-1156-4b0b-ae86-ff6e02f820fe_zpsildki9zq.jpg

Theo thời giá thị trường, ngay trên "đất nghiến" nổi tiếng vùng hạ lưu sông Đà ở Quỳnh Nhai , Tủa Chùa (Điện Biên) thì giá bộ bàn ghế bèo nhất cũng phải nửa tỉ đồng. Dân chơi ngọc nghiến nhưng hầu bao vừa phải thì cũng chỉ dám "chơi" lộc bình, tượng ông thần tài, khiêm tốn hơn là: cóc ngậm tiền, cá chép, bộ uống trà...
Hiện tại, giá các bộ sập bằng ngọc nghiến có giá từ 800 triệu đến 1,8 tỉ đồng, bàn ghế (tùy từng loại 6 món hay 9 món) có giá từ 300 triệu đến trên dưới 1 tỉ đồng; đôi lộc bình cao 1,25m, rộng 0,3m đến 0,4m dao động từ 60 triệu đến trên dưới 200 triệu đồng, tùy từng chất "ngọc"...
ke-gho-nu-nghien_zps0c045c1c.jpg

Đồ gỗ nội thất Phú Hải là một doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ nội thất, đồ gỗ mỹ nghệ từ gỗ tự nhiên cao cấp, đặc biệt là các sản phẩm được làm từ Gỗ nu nghiến trên địa bàn làng nghề Đồng Kỵ trấn Kinh bắc xưa.
Đồ gỗ nội thất Phú Hải có 2 cơ sở :1.Số 10 Lý Dạo Thành – Từ Sơn - Bắc Ninh và Đường Tô Hiến Thành P13, Q10, TP HCM. Tất cả các sản phẩm của chúng tôi đều được là bởi đội ngũ chuyên gia, thợ kỹ thuật khéo léo và giàu kinh nghiệm với nhà xưởng hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.
Bn5_zps404a5c3d.jpg

Địa chỉ công ty :
Phòng giao dịch và trưng bày sản phẩm tại TX Từ Sơn :
Số nhà 10 - Đường Lý Đạo Thành - TX Từ Sơn – Băc Ninh
WEBSITE : http://dogonoithatdongky.com/ - DT 0972.690.610
7167608b-5cc7-472a-968d-0f1fae07b510_zpsf8475953.jpg
 




Back
Top