Hỏi đáp Vì sao nông dân Việt Nam mãi nghèo ?

Đôi khi ngồi ngẫm nghĩ , nhìn lại nền Nông Nghiệp của ta với các nước khác thấy nông dân mình thiệt thòi quá , quá trình canh tác , trồng , chăm sóc , thu hoạch rồi bán , cả một quá trình dài đằng đẵng mà thu lợi chả bao nhiêu , nhiều lúc thấy công sức bỏ ra và nguồn thu nhập không tương xứng , chỉ muốn làm để lấy công làm lời vẫn không được , vì đâu mà như thế ? không biết các nước có nông nghiệp như Ấn Độ, Thái Lan , Lào , Cam ...có như mình không ? Nhiều lúc nông dân ở mình bị bế tắc , họ rất chịu khó làm , làm rất giỏi , tuy nhiên không biết trồng cây gì để có nguồn thu tạm đủ trang trải gia đình và học hành con cái .
Trồng cây ớt , cây cà , bầu , bí , đậu , củ cải ...... rẻ ko đủ công hoặc không bán được ! Hỏi các cô , các bác trong xóm , họ hoàn toàn bế tắc trong trồng cây Nông nghiệp .
Vì đâu mà nên Nông NGhiệp VN như thế ? Cao nhân nào có ý kiến xin góp ý
 


Cùng bạn : Vì sao nông dân Việt Nam mãi nghèo ! Vì đâu mà nên Nông Nghiệp VN như thế ? ...hoàn toàn bế tắc trong trồng cây Nông nghiệp .
Vấn đề bạn nêu là một sự thật đau lòng, và đã đã tạo ra một nỗi niềm trắc ẩn.
Xin có đôi lời bàn thảo.
Công thức tổng quát.
Giống + Trình độ SX + Thị trường = NN phát triển.
1- Giống: - Công nghệ tạo giống. Truyền thống có chọn lọc, lai. Hiện đại có gây đột biến, công nghệ mô, tế bào (NST), công nghệ phân tử(gen - ADN,ARN; Pr). Lĩnh vực khoa học này nước mình đạt tới trình độ tậm tịt của thế giới. Hãy xem các phòng trọng điểm, các viện các trường ĐH và đội ngũ Ths, ts, pgs,gs của VN... Lý do là quan điểm và tầm nhìn của lãnh đạo đất nước về việc đầu tư, ưu đãi, chính sách, quản lý... đã khiến chất xám bị kì thị rẻ mạt, xếp hàng thứ bét (hậu duệ - tiền tệ - quan hệ - trí tuệ).
* Ông nhà nước thu hồi lấy vài trăm ngàn tỉ của quan chức tham nhũng rồi ném ngay tắp lự vào các dự án chiến lược và sách lược chương trình mục tiêu quốc gia tạo giống cây trồng vật nuôi, vi sinh vật mà cốt lõi là công nghệ sinh học. Việc đầu tư này phải học theo Hiệp chủng quốc Hoa kỳ từ những năm bảy mươi của thế kỷ trước.
2- Trình độ SX:
Người nông dân VN vốn là sx nhỏ lẻ lạc hậu từ xưa và đến nay vẫn vậy. Cái gọi là SXNN CN cao, sạch, bền vững theo các quy luật sinh thái với họ còn hết sức mơ hồ. Trừ một số lãnh đạo doanh nghiệp trong lĩnh vực NN ra thì đa số lãnh đạo về nhà nước cũng mù mờ như nông dân vậy.
- Ở nông thôn nhưng con cháu nông dân rất kinh khiếp nghề nông. ..
- Vốn vay đem về xd kênh mương nội đồng, các đập thủy lợi, kênh mương tưới tiêu các cấp... đã làm giầu cho nhà thầu và quan chức từ trưởng thôn trở lên. Trong việc xd kênh mương nội đồng người nông dân đóng góp tiền của và trực tiếp làm chỗ nào thì có hiệu quả và minh bạch chỗ đó....
( còn nữa)
 
Cùng bạn : Vì sao nông dân Việt Nam mãi nghèo ! Vì đâu mà nên Nông Nghiệp VN như thế ? ...hoàn toàn bế tắc trong trồng cây Nông nghiệp .
Vấn đề bạn nêu là một sự thật đau lòng, và đã đã tạo ra một nỗi niềm trắc ẩn.
Xin có đôi lời bàn thảo.
Công thức tổng quát.
Giống + Trình độ SX + Thị trường = NN phát triển.
1- Giống: - Công nghệ tạo giống. Truyền thống có chọn lọc, lai. Hiện đại có gây đột biến, công nghệ mô, tế bào (NST), công nghệ phân tử(gen - ADN,ARN; Pr). Lĩnh vực khoa học này nước mình đạt tới trình độ tậm tịt của thế giới. Hãy xem các phòng trọng điểm, các viện các trường ĐH và đội ngũ Ths, ts, pgs,gs của VN... Lý do là quan điểm và tầm nhìn của lãnh đạo đất nước về việc đầu tư, ưu đãi, chính sách, quản lý... đã khiến chất xám bị kì thị rẻ mạt, xếp hàng thứ bét (hậu duệ - tiền tệ - quan hệ - trí tuệ).
* Ông nhà nước thu hồi lấy vài trăm ngàn tỉ của quan chức tham nhũng rồi ném ngay tắp lự vào các dự án chiến lược và sách lược chương trình mục tiêu quốc gia tạo giống cây trồng vật nuôi, vi sinh vật mà cốt lõi là công nghệ sinh học. Việc đầu tư này phải học theo Hiệp chủng quốc Hoa kỳ từ những năm bảy mươi của thế kỷ trước.
2- Trình độ SX:
Người nông dân VN vốn là sx nhỏ lẻ lạc hậu từ xưa và đến nay vẫn vậy. Cái gọi là SXNN CN cao, sạch, bền vững theo các quy luật sinh thái với họ còn hết sức mơ hồ. Trừ một số lãnh đạo doanh nghiệp trong lĩnh vực NN ra thì đa số lãnh đạo về nhà nước cũng mù mờ như nông dân vậy.
- Ở nông thôn nhưng con cháu nông dân rất kinh khiếp nghề nông. ..
- Vốn vay đem về xd kênh mương nội đồng, các đập thủy lợi, kênh mương tưới tiêu các cấp... đã làm giầu cho nhà thầu và quan chức từ trưởng thôn trở lên. Trong việc xd kênh mương nội đồng người nông dân đóng góp tiền của và trực tiếp làm chỗ nào thì có hiệu quả và minh bạch chỗ đó....
( còn nữa)
Em thấy vấn đề đầu ra và giống là yêu tố khá quyết định.
- Đầu ra quyết định việc trồng cây gì, chắm sóc, thu hoạch, chất lượng phù hợp với thị trường đó. Quyết định sản lượng, giá cả, lợi nhuận tính nhẩm cho nhà nông.
- Giống: đồng bộ với thị trưởng đầu ra, có đầu ra mà ko có giống thì cũng ko có cách nào để bán. Giống không tốt hoặc ko đúng thì cũng ko bán sản phẩm được, thiệt hại sẽ rất lớn.
Còn vấn đề về trình độ sản xuất e gạt sang 1 bên vì nó sẽ được kéo lên khi bán được hàng.
 
Thêm 1 điều này nữa: nông dân chưa tin tưởng lẫn nhau, chưa sẳn sàng để làm ăn tập thể lớn.
Ví dụ trong Nam bọn mình có nhiều Hợp tác xã nông nghiệp chuyên sản xuất lúa, nhưng thôi các bác à, vô đồng nhìn thấy toàn bờ đê, chiếm rất nhiều diện tích sản xuất (họ sợ bị mất đất nên không phá bỏ bờ ruộng, ông đất cao, ông đất thấp không chịu chia sẻ để trang cho bằng phẳng) như thế thì làm sao áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trên diện rộng (giờ chỉ có gặt đập liên hợp).
 


Back
Top