Việt Nam vẫn gian nan trong việc bảo quản nông sản sau thu hoac

  • Thread starter Khánh kho lạnh
  • Ngày gửi
Việt Nam đã được Nhật Bản chuyển giao cho công nghệ bảo quản nông sản (công nghệ CAS)(Mr. Khánh: 0168 997 3677), điều này đã từng nhen nhóm những kỳ vọng cho nền kinh tế nông nghiệp nước nhà về việc nông sản Việt Nam sẽ nâng cao chất lượng, nâng cao giá trị đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên, thực tế không đơn giản.


proxy



Hệ thống bảo quản chưa hiệu quả nên giá nông sản Việt Nam vẫn chông chênh


Bất cứ ai quan tâm đến ngành nông nghiệp nước nhà cũng đều có chung một suy nghĩ, rằng: Tại sao Việt Nam luôn đứng nhất nhì thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, nhưng giá trị sản xuất lại không tương xứng với "tầm” như vậy? Tại sao người nông dân làm ra hạt gạo, trồng hàng ngàn ha cà phê, nhưng đời sống người trồng lúa, người trồng cà phê vẫn khốn khó? Nguyên nhân chính vẫn là: Việt Nam không làm chủ được những công nghệ sản xuất tiên tiến trong nông nghiệp. Tại sao cứ mỗi lần được mùa thì người nông dân lại khốn khổ hơn? Phần lớn là vì công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch của Việt Nam còn đang yếu kém. Đó cũng là lý do tại sao hạt cà phê của Việt Nam mặc dù được xuất khẩu đi khắp thế giới nhưng Việt Nam không hề có tên trên bản đồ cà phê thế giới. Gạo của ta xếp trong top đầu cường quốc xuất khẩu gạo nhưng thế giới không biết đến thương hiệu hạt gạo Việt Nam.



Biết rõ "bệnh” nên lâu nay chúng ta vẫn đi tìm những phương thuốc chữa. Song dường như rất… nan y.


Được biết, Việt Nam đã tiếp nhận công nghệ CAS của Nhật Bản từ năm 2013. Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, trong lĩnh vực bảo quản hải sản, nông sản, CAS (hệ thống tế bào sống) là công nghệ hiện đại nhất, với nguyên lý kết hợp giữa từ trường và đông lạnh nhanh. Hải sản và trái cây được bảo quản bằng công nghệ CAS sẽ giữ được chất lượng, độ thơm ngon như vừa mới thu hoạch, mặc dù thời gian lưu trữ có thể một hay nhiều năm.

Việc tiếp nhận công nghệ CAS từ Nhật Bản đã từng dấy lên những kỳ vọng trong dư luận về một sự đột phá cho công nghệ bảo quản nông sản sau quy hoạch của Việt Nam, chấm dứt thực trạng "được mùa rớt giá” lâu nay của nhiều loại nông sản. Đặc biệt, nó cũng đem đến cho người nông dân niềm tin rằng, rồi đây, nhờ có công nghệ tiên tiến này, bà con nông dân sẽ được nâng cao thu nhập, bài toán đầu ra, bài toán giá cả sẽ không còn nặng gánh nữa.

Tuy nhiên, trên thực tế, công nghệ này vẫn chưa giúp cho ngành nông nghiệp nước nhà có nhiều thay đổi. Không phủ nhận những ưu việt của công nghệ CAS, song nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng, đây là một công nghệ rất cao cấp của Nhật Bản, khi ứng dụng bảo quản các loại nông sản, thủy hải sản của nước nhà, giữa chi phí đầu tư và lợi nhuận bán ra quá chênh lệch nên công nghệ này chưa thể tiếp cận được gần với thực tiễn.

Cụ thể, phân tích rõ hơn khi sử dụng công nghệ CAS đối với việc bảo quản nông sản, hải sản sau quy hoạch, TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết: Cần phải khẳng định, CAS của Nhật Bản là một loại công nghệ bảo quản nông sản rất tốt, nó có thể đưa nhiệt độ của vật thể xuống dưới âm 60 độ C. Việt Nam cũng đã từng thử nghiệm áp dụng công nghệ này đối với sản phẩm vải với khối lượng 20 tấn để xuất khẩu và đã đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, đây là loại công nghệ đòi hỏi tiêu tốn nguồn năng lượng điện rất lớn, do đó chi phí cho nó cũng rất tốn kém. Chúng ta có thể áp dụng để xử lý 20 tấn vải nhưng nếu ứng dụng nó cho tất cả sản lượng vải của Việt Nam thì không xuể. "Chi phí bảo quản là chi phí vào giá thành, nếu anh đầu tư quá lớn nhưng đổi lại, sản phẩm anh bán ra lợi nhuận không cao thì đương nhiên là lỗ. Đó cũng chính là bài toán nan giải lâu nay đối với vấn đề bảo quản nông sản” – TS Thịnh nêu quan điểm.

Điều này cũng có nghĩa, ngay cả khi bài toán về bảo quản nông sản sau thu hoạch đã có lời giải, song, vẫn còn một nút thắt khác, đó là vấn đề chi phí để áp dụng công nghệ đó.

Một ví dụ khác, đó là chúng ta cũng đã tiếp nhận công nghệ CAS cho việc bảo quản cá ngừ sau khi đánh bắt. Song, lại nảy sinh vấn đề, chúng ta không có những con tàu đủ lớn, đủ tiện nghi, hiện đại để có thể áp dụng được công nghệ đó vào việc bảo quản cá ngừ. Thế nên mới dẫn đến câu chuyện ngư dân câu được 37 con cá ngừ nhưng khi xuất sang Nhật Bản, chỉ 9 con cá ngừ đáp ứng được yêu cầu của họ.

Và như vậy, rõ ràng, cho dù đã tiếp nhận công nghệ tiên tiến từ một cường quốc về khoa học và công nghệ, song cho đến thời điểm này, Việt Nam vẫn còn loay hoay với bài toán bảo quản nông sản sau thu hoạch.

Nguồn: Sưu tầm

Để biết thêm thông tin chi tiết cũng như chính sách về sản phẩm xin liên hệ :

Mr. Khánh: Chuyên tư vấn, thiết kế, thi công kho lạnh, kho lạnh bảo quản trên tòan quốc.

Mobile : 0168 997 3677

Email : khanhcq.namphuthai@gmail.com

Skype : khanhcq.namphuthai

Website : http://www.lapdatkholanhtoanquoc.blogspot.com
 




Back
Top