Công ty Đầu tư Phát triển Việt Hoa là một cái tên đã quá quen thuộc với thị trường giống tại Việt Nam bởi xuất hiện gần như tiên phong trong những ngày cây lúa lai còn chập chững lần dò từng bước đi, khi mà nông dân Việt nhiều người nói đến cây lúa lai còn không biết “mồm ngang, mũi dọc” nó ra sao.
Giờ đây, khi lúa lai đã là một loại cây trồng không thể thay thế, khi diện tích canh tác lúa lai đã rất lớn nhất là ở miền Bắc và miền Trung nước ta, Việt Hoa lại tung ra một “vũ khí bí mật” là giống lúa thuần Hoa Ưu 109. Nhiều người trong giới buôn giống khi biết Hoa Ưu 109 là lúa thuần tỏ ý nghi ngờ rằng, tại sao lại lấy sở đoản (lúa thuần) mà địch lại sở trường (lúa lai) vốn là thế mạnh của nhiều doanh nghiệp Trung Quốc? TQ là cái nôi của lúa lai thế giới. Họ có đội ngũ cán bộ chuyên môn tốt, cơ sở vật chất nghiên cứu chuyên nghiệp, có những vùng sản xuất ổn định, có nông dân đã quen sản xuất giống, tại sao giờ Việt Hoa lại lấn sang lúa thuần? Không sợ “ôm đầu máu” mà tháo chạy khỏi thị trường sao?
Tôi có hỏi ông Chung Tác Ninh - Giám đốc Cty Việt Hoa câu ấy, ông cười cười rồi nói bằng một thứ tiếng Việt lơ lớ, đặc trưng của người gốc Tầu rằng: “Sản xuất lúa lai khó, chi phí lại rất cao nên giá bán đắt, nông dân khó chấp nhận. Mục đích chính của chúng tôi khi tung ra Hoa Ưu 109 là phải thay thế những giống lúa thuần như Khang Dân, Q5. Những giống này vào VN khoảng 18 năm nay rồi, đã lạc hậu quá rồi, bị thoái hoá, chất lượng kém, nhiễm sâu bệnh nhiều…”.
Một sáng sớm, ông Ninh rủ tôi đi xem Hoa Ưu 109 do Trung tâm Khuyến nông Thái Bình khảo nghiệm. Giữa hàng chục bộ giống, lai có, thuần có đang khảo nghiệm trên đồng ruộng người ta có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt của Hoa Ưu 109. Nó khá thấp cây, bộ lá cứng, hạt thon dài-một chỉ thị của giống lúa có chất lượng khá. Đại diện của Trung tâm Khuyến nông Thái Bình cũng có nhận xét bước đầu khá tốt về Hoa Ưu 109 như có khả năng thâm canh tốt hơn Khang Dân, năng suất cao hơn cỡ 15% và nhất là hạt gạo trong, ít bạc bụng, chất lượng hơn hẳn Khang Dân.
Trong một nghiên cứu khá tỉ mỉ của mình, kĩ sư nông học Tạ Thị Vân - Trại thực nghiệm Tây Mỗ - Trường Trung học Nông nghiệp Hà Nội, người trực tiếp nhận khảo nghiệm giống lúa Hoa Ưu 109 của Việt Hoa với mục đích nhằm tìm ra giống lúa thuần có thể thay thế bộ giống thuần đã quá cũ kỹ với nông dân Việt Nam. Hai giống đem đối chứng, “thượng đài” cùng Hoa Ưu 109 là hai nhánh riêng biệt: năng suất ổn định và phổ thông có Khang Dân; nhánh chất lượng có Hương Thơm số 1. Tất cả đều được đem ra so kè từng ly, từng tí ở nhiều tiêu chí đánh giá trong vụ xuân năm 2010. Phương pháp được áp dụng ở đây là thí nghiệm đồng ruộng, mỗi giống 100m2 không nhắc lại. Các yếu tố về đất đai, phân bón, nước kỹ thuật, chăm sóc đảm bảo giống nhau theo đúng qui trình kĩ thuật.
Kết quả khảo nghiệm, ở cùng điều kiện khá bất lợi là vụ đông xuân năm 2010 thời tiết tháng 2 tháng 3 nắng nhiều nhiệt độ cao, lượng mưa ít so với mọi năm nhất là giai đoạn lúa làm đòng và trỗ, nhìn chung Hoa Ưu 109 là giống sinh trưởng phát triển tốt. Hoa Ưu 109 đẻ gọn, dạng hình thấp cây, bộ lá đẹp, lá đứng gọn, khả năng chống chịu khá, chống rầy, khô vằn, kháng đạo ôn, không thấy bạc lá, chống đổ (vì thấp và cứng cây-PV) tốt so với đối chứng. Về thời gian sinh trưởng ngắn hơn Khang Dân 18 từ 6-10 ngày và ngắn hơn Hương Thơm số 1 từ 12-18 ngày.
Tỷ lệ lép của Hoa Ưu so với các giống đối chứng không có biến động lớn. Chất lượng: giống Hoa Ưu 109 chất lượng tốt hơn Khang Dân 18. Về năng suất: giống Hoa Ưu 109 có năng suất hơn hẳn các giống đối chứng từ 10-15%. Kết luận của kỹ sư Vân cho khảo nghiệm Hoa Ưu 109 là giống lúa phản ứng chặt với điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, thích ứng rộng. Có khả năng chống chịu tốt, rất có tiềm năng, năng suất cao, hạt đẹp, tỷ lệ bạc bụng ít, chất lượng gạo khá. Không chỉ ở quy mô hẹp trong khảo nghiệm mà nhiều địa phương sản xuất thử Hoa Ưu 109 đã cho thấy tín hiệu khá khả quan. Tại xã Cần Kiệm – huyện Thạch Thất (Hà Nội), năng suất bình quân của Hoa Ưu 109 đạt 69.82 tạ/ha. Tại xã Đồng Tâm – Huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đạt năng suất bình quân đạt 68.04 tạ/ha...
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Giờ đây, khi lúa lai đã là một loại cây trồng không thể thay thế, khi diện tích canh tác lúa lai đã rất lớn nhất là ở miền Bắc và miền Trung nước ta, Việt Hoa lại tung ra một “vũ khí bí mật” là giống lúa thuần Hoa Ưu 109. Nhiều người trong giới buôn giống khi biết Hoa Ưu 109 là lúa thuần tỏ ý nghi ngờ rằng, tại sao lại lấy sở đoản (lúa thuần) mà địch lại sở trường (lúa lai) vốn là thế mạnh của nhiều doanh nghiệp Trung Quốc? TQ là cái nôi của lúa lai thế giới. Họ có đội ngũ cán bộ chuyên môn tốt, cơ sở vật chất nghiên cứu chuyên nghiệp, có những vùng sản xuất ổn định, có nông dân đã quen sản xuất giống, tại sao giờ Việt Hoa lại lấn sang lúa thuần? Không sợ “ôm đầu máu” mà tháo chạy khỏi thị trường sao?
Tôi có hỏi ông Chung Tác Ninh - Giám đốc Cty Việt Hoa câu ấy, ông cười cười rồi nói bằng một thứ tiếng Việt lơ lớ, đặc trưng của người gốc Tầu rằng: “Sản xuất lúa lai khó, chi phí lại rất cao nên giá bán đắt, nông dân khó chấp nhận. Mục đích chính của chúng tôi khi tung ra Hoa Ưu 109 là phải thay thế những giống lúa thuần như Khang Dân, Q5. Những giống này vào VN khoảng 18 năm nay rồi, đã lạc hậu quá rồi, bị thoái hoá, chất lượng kém, nhiễm sâu bệnh nhiều…”.
Một sáng sớm, ông Ninh rủ tôi đi xem Hoa Ưu 109 do Trung tâm Khuyến nông Thái Bình khảo nghiệm. Giữa hàng chục bộ giống, lai có, thuần có đang khảo nghiệm trên đồng ruộng người ta có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt của Hoa Ưu 109. Nó khá thấp cây, bộ lá cứng, hạt thon dài-một chỉ thị của giống lúa có chất lượng khá. Đại diện của Trung tâm Khuyến nông Thái Bình cũng có nhận xét bước đầu khá tốt về Hoa Ưu 109 như có khả năng thâm canh tốt hơn Khang Dân, năng suất cao hơn cỡ 15% và nhất là hạt gạo trong, ít bạc bụng, chất lượng hơn hẳn Khang Dân.
Trong một nghiên cứu khá tỉ mỉ của mình, kĩ sư nông học Tạ Thị Vân - Trại thực nghiệm Tây Mỗ - Trường Trung học Nông nghiệp Hà Nội, người trực tiếp nhận khảo nghiệm giống lúa Hoa Ưu 109 của Việt Hoa với mục đích nhằm tìm ra giống lúa thuần có thể thay thế bộ giống thuần đã quá cũ kỹ với nông dân Việt Nam. Hai giống đem đối chứng, “thượng đài” cùng Hoa Ưu 109 là hai nhánh riêng biệt: năng suất ổn định và phổ thông có Khang Dân; nhánh chất lượng có Hương Thơm số 1. Tất cả đều được đem ra so kè từng ly, từng tí ở nhiều tiêu chí đánh giá trong vụ xuân năm 2010. Phương pháp được áp dụng ở đây là thí nghiệm đồng ruộng, mỗi giống 100m2 không nhắc lại. Các yếu tố về đất đai, phân bón, nước kỹ thuật, chăm sóc đảm bảo giống nhau theo đúng qui trình kĩ thuật.
Kết quả khảo nghiệm, ở cùng điều kiện khá bất lợi là vụ đông xuân năm 2010 thời tiết tháng 2 tháng 3 nắng nhiều nhiệt độ cao, lượng mưa ít so với mọi năm nhất là giai đoạn lúa làm đòng và trỗ, nhìn chung Hoa Ưu 109 là giống sinh trưởng phát triển tốt. Hoa Ưu 109 đẻ gọn, dạng hình thấp cây, bộ lá đẹp, lá đứng gọn, khả năng chống chịu khá, chống rầy, khô vằn, kháng đạo ôn, không thấy bạc lá, chống đổ (vì thấp và cứng cây-PV) tốt so với đối chứng. Về thời gian sinh trưởng ngắn hơn Khang Dân 18 từ 6-10 ngày và ngắn hơn Hương Thơm số 1 từ 12-18 ngày.
Tỷ lệ lép của Hoa Ưu so với các giống đối chứng không có biến động lớn. Chất lượng: giống Hoa Ưu 109 chất lượng tốt hơn Khang Dân 18. Về năng suất: giống Hoa Ưu 109 có năng suất hơn hẳn các giống đối chứng từ 10-15%. Kết luận của kỹ sư Vân cho khảo nghiệm Hoa Ưu 109 là giống lúa phản ứng chặt với điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, thích ứng rộng. Có khả năng chống chịu tốt, rất có tiềm năng, năng suất cao, hạt đẹp, tỷ lệ bạc bụng ít, chất lượng gạo khá. Không chỉ ở quy mô hẹp trong khảo nghiệm mà nhiều địa phương sản xuất thử Hoa Ưu 109 đã cho thấy tín hiệu khá khả quan. Tại xã Cần Kiệm – huyện Thạch Thất (Hà Nội), năng suất bình quân của Hoa Ưu 109 đạt 69.82 tạ/ha. Tại xã Đồng Tâm – Huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đạt năng suất bình quân đạt 68.04 tạ/ha...
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: