Hỏi đáp Xác mì có tốt cho gà thịt không....

  • Thread starter Lâm Tấn Trí
  • Ngày gửi
Hôm nay mình lập topic này để tham khảo ý kiến của những ACE có kinh nghiệm trong chan nuôi, đặc biệt là nuôi gà.
Vấn đề mình muốn hỏi là: Xác mì (loại dùng cho bò và heo) có tốt cho gà 3,5 tháng tuổi trở lên không. Cụ thể là gà của mình gần được 4 tháng mình cho an như sau: 30% cám viên hổn hơp ngâm nước cho tan ra + gạo lức và bắp 50%( gạo và bắp nấu chính) + 20% xác mì, tất cả những loại đó trộn đều cho gà ăn, ngày an 3 lần. (100 con/40m2 thả vườn)
Cho mình hỏi với khẩu phần ăn như vậy liệu có đủ những chất dinh dưỡng cần thiết cho gà thịt không. Nhờ ACE có kinh nghiệm giúp dùm...
Thanks, all....
 


Cách cho ăn của bạn tốn tiền mà thiếu chất.
Tốn tiền ở 2 chỗ: chịu mua đắt, và phải nấu.

Tránh 2 điều đó, thì cho ăn sống, và mua hạt
thẳng từ người trồng và bột cá hay xác mắm.
Bạn nên tìm ra tỷ lệ thích hợp giữa Hạt đậu
nành và Thóc (khỏi gạo lứt). Tỷ lệ đạm/bột
nuôi gà, và tỷ lệ đạm/bột trong các loại hạt
có sẵn trên Internet. Ngoài ra, cần cho ăn
thêm hạt rắn bằng sỏi đá cỡ nhỏ bằng hạt gạo
để riêng cho gà tự nhặt ăn. Xác mắm thì cho
gà vôi và muối (ngoài mong muốn). Cũng để
riêng cho gà tự ăn tùy thích.

Khoai mì (củ sắn) chỉ có chất bột và chất xơ,
không bằng thóc, nhưng rẻ hơn. Trong chăn nuôi
có 2 trường phái: tiết kiệm bằng cách hạ giá
thức ăn, và tiết kiệm bằng cách rút ngắn thời
gian chăn nuôi nhưng tốn kém mua thức ăn tinh.
2 trường phái này cần thực tế thí nghiệm mới
biết cách nào kinh tế hơn. Chỉ biết ngày xưa
lạc hậu, chăn nuôi rất lâu, để kệ gà lợn ăn
thức ăn rẻ tiền. Ngày nay chăn nuôi công nghiệp
dồn ép gà lợn ăn thật nhiều thức ăn tinh đắt
tiền. Vậy bạn nên tùy theo hoàn cảnh của mình
mà chọn cách chăn nuôi nào cho thích hợp.

Tôi chọn cách chăn nuôi ở giữa, cho gà ăn cả
đậu (đậu nành của Mỹ rẻ nhất thế giới, vi năm
nay được mùa) cả thóc, và cả mảnh khoai mì xắt
ra phơi khô, và thả gà chạy rông trong rừng.
Đó là ước mơ của tôi. Giá gà này cao hơn giá
gà công nghiệp nuôi nhốt. Vì thế cũng gỡ lại
vốn nuôi gà rất lâu hơn gà công nghiệp.
 
Thanks bác anhmytran rất nhiều, em sẻ xem lại khẩu phần ăn của gà sao cho giảm chi phí nhưng gà vẩn đủ những chất cần thiết. Vì mới bắt đầu nuôi nên chắc còn phải học hỏi nhiều từ những tiền bối đi trước.
Thanks, bác rất nhiều...
 
Ước mơ tôi nuôi gà thả rừng như thế này.
Họ cũng cho ăn khoai mì xắt nhỏ phơi khô
đó. Ngày xưa tôi cũng từng ăn khoai mì này.

[media]
 
củ và lá khoai mì đem ủ chua sẽ giảm độc tố HCN , không nên xắt nhỏ phơi khô
 
Anh anhmytran phân tích rất chuẩn, xác mì là phần mì mà người ta đã tách phần tinh bộ, chỉ còn lại phần sơ. Nên khi cho gà ăn có giá trị dinh dưỡng rất thấp, nó chỉ đóng vai trò là chất hỗ trợ tiêu hóa(nhuận tràng). Do vậy không nên bổ sung chất này quá nhiều trong thức ăn.
 
Anh anhmytran phân tích rất chuẩn, xác mì là phần mì mà người ta đã tách phần tinh bộ, chỉ còn lại phần sơ. Nên khi cho gà ăn có giá trị dinh dưỡng rất thấp, nó chỉ đóng vai trò là chất hỗ trợ tiêu hóa(nhuận tràng). Do vậy không nên bổ sung chất này quá nhiều trong thức ăn.
Cho em đóng góp xíu nhé: mặc dù mọi người nghĩ là xơ nhiều nhưng thành phần dinh dưỡng trong bã khoai mì thường dao động ở mức này:
Đạm: 2%
Béo: 0.5%
Xơ: 7-14%
Tro: 1-2%
Tinh bột: 45-65%
Các thành phân này hay thay đổi tùy chất lượng bã khoai mì. Gần đây (khoảng 1 năm trở lại) các nhà máy thức ăn gia súc cũng đang xài loại này để làm thức ăn hỗn hợp cho heo thịt giai đoạn >30 kg (trước đây không có), trong thức ăn gà thì em chưa thấy.
Lý dó em biết là vì ngày nào em cũng phân tích loại này. Em chia sẻ để mấy bác biết hàm lượng và đưa vào khẩu phần thôi. Còn muốn biết thức ăn có xài cái này không, cứ đập nát viên cám ra, thấy có phần xơ dài khoảng 1.5-3mm, màu trắng trắng thì đó là bã khoai mì đó,
Em chưa đọc thấy tài liệu nào nói về khả năng tiêu hóa của loại này, và vì giá nó cũng rất rẻ (khoảng 2.800/kg) nên em nghĩ nó cũng không có giá trị lớn trong tiêu hóa và hấp thu, phần xơ trong bã khoai mì này em nghĩ chắc cũng khó tiêu hóa (về mặt ý nghĩa thì nó có tác dụng nhuận trường nhiều hơn, cái này theo em suy luận ra thôi), tinh bột thì có tác dụng bổ sung năng lượng, các công ty người ta xài luôn kèm theo chất phụ gia để cắt đứt các mạch xơ khó tiêu giúp con vật tiêu hóa (bản chất nó là mannanase) còn người chăn nuôi khi bổ sung vào thức ăn không có loại phụ gia này thì nên cân nhắc.
Đó là ý kiếm của em, các anh góp ý giúp và có tài liệu nào liên quan cho em tham khảo học hỏi với nhé.
Cảm ơn!
 

Last edited by a moderator:
Cho em đóng góp xíu nhé: mặc dù mọi người nghĩ là xơ nhiều nhưng thành phần dinh dưỡng trong bã khoai mì thường dao động ở mức này:
Đạm: 2%
Béo: 0.5%
Xơ: 7-14%
Tro: 1-2%
Tinh bột: 45-65%
Các thành phân này hay thay đổi tùy chất lượng bã khoai mì. Gần đây (khoảng 1 năm trở lại) các nhà máy thức ăn gia súc cũng đang xài loại này để làm thức ăn hỗn hợp cho heo thịt giai đoạn >30 kg (trước đây không có), trong thức ăn gà thì em chưa thấy.
Lý dó em biết là vì ngày nào em cũng phân tích loại này. Em chia sẻ để mấy bác biết hàm lượng và đưa vào khẩu phần thôi. Còn muốn biết thức ăn có xài cái này không, cứ đập nát viên cám ra, thấy có phần xơ dài khoảng 1.5-3mm, màu trắng trắng thì đó là bã khoai mì đó,
Em chưa đọc thấy tài liệu nào nói về khả năng tiêu hóa của loại này, và vì giá nó cũng rất rẻ (khoảng 2.800/kg) nên em nghĩ nó cũng không có giá trị lớn trong tiêu hóa và hấp thu, phần xơ trong bã khoai mì này em nghĩ chắc cũng khó tiêu hóa (về mặt ý nghĩa thì nó có tác dụng nhuận trường nhiều hơn, cái này theo em suy luận ra thôi), tinh bột thì có tác dụng bổ sung năng lượng, các công ty người ta xài luôn kèm theo chất phụ gia để cắt đứt các mạch xơ khó tiêu giúp con vật tiêu hóa (bản chất nó là mannanase) còn người chăn nuôi khi bổ sung vào thức ăn không có loại phụ gia này thì nên cân nhắc.
Đó là ý kiếm của em, các anh góp ý giúp và có tài liệu nào liên quan cho em tham khảo học hỏi với nhé.
Cảm ơn!
Nghe giang hồ đồn là anh làm trong cty thức ăn, và có phân tích tỉ lệ đạm trong bắp (8-9%) cám gạo( 7%). Anh vui lòng cho em hỏi có khi nào anh " vô tình " biết đc đạm trong bã đậu nành (việt nam - đậu hủ) là bao nhiêu không, em có cái này nhiều mà không biết nên trộn thế nào. Giúp em nhá. Google nó nói dóc quá toàn trên 40%, em không tin.
 
Nghe giang hồ đồn là anh làm trong cty thức ăn, và có phân tích tỉ lệ đạm trong bắp (8-9%) cám gạo( 7%). Anh vui lòng cho em hỏi có khi nào anh " vô tình " biết đc đạm trong bã đậu nành (việt nam - đậu hủ) là bao nhiêu không, em có cái này nhiều mà không biết nên trộn thế nào. Giúp em nhá.
chắc a kiếm nhầm người rồi, em là con gái á, không phải con trai đâu, em cũng làm trong công ty thức ăn, còn thuật ngữ bã đậu nành và đậu hũ theo cách hiểu của em là khác nhau, khi mình nói bã nành thì người ta sẽ hiểu là khô dầu đậu nành, còn nói đậu hủ thì hiểu là đậu hủ, và bản chất 2 cái này khác nhau hoàn toàn. Em thì có biết chút chút thôi.
về cám gạo em thấy anh kêu là đạm 7%, em không biết anh đang nói loại nào, vì công ty nhập cám thường đạm từ 11-12.5, Khi tách cám thì sẽ có 2 loại, loại thứ nhất là phần cám ở phía ngoài hạt gạo gần vỏ trấu (đây là loại người ta bán cho công ty) loại này chưa sấy gọi là cám tươi, còn mang đi sấy gọi là cám sấy, sẽ bảo quản đc lâu hơn cám tươi, loại thứ 2 là phần cám tạo ra khi làm bóng và trắng gạo, loại này ở sát bên trong hạt gạo nên về mặt dinh dưỡng đặc biệt là hàm lượng vitamin b không có nhiều bằng loại thứ nhất, loại này đc gọi là cám ướt, tỉ lệ đạm thấp và tinh bột thì cao, béo thấp, xơ thấp.
Trong diễn đàn mình em thấy có nhiều cao thủ lắm, nên có vấn đề gì anh cứ đưa lên đây rồi mọi người cùng thảo luận và học hỏi.
P/s: Anh nên nêu rõ loại vật nuôi và điều kiện chăn nuôi chỗ anh nhé.
Anh @chinguyen có lẽ cái này có ích cho anh http://agriviet.com/threads/lam-sao-ep-cho-ga-an-ba-dau-nanh.107253/
 


Back
Top