Xi măng làm phân bón cây

  • Thread starter NQ_Toan
  • Ngày gửi
Thưa quý vị,

Đọc trên vietlinh, tôi thấy có bài viết nói về việc dùng xi măng làm phân bón. Xin hỏi trên diễn đàn này đã có ai chứng kiến ? Nếu có, vui lòng kể cho nghe với. Vì thú thật, tôi đã từng có ý tưởng dùng xi măng vào trong việc xử lý đất (chứ không phải để bón cây).

Chân thành cảm ơn

Dưới đây là bản copy từ vietlinh:

Việc dùng xi măng làm phân bón (5/6/2013)

Nguyễn Trọng Hòa - Tổ 2, ấp Tân Thạnh-Tân Hưng, Tân Châu-Tây Ninh

Nhân đọc bài: Việc dùng xi măng làm phân bón cho cây đậu phụng: Cần thẩm định ngay về mặt khoa học (Báo Bình Định, 18/12/2009) (Xem bên dưới)

Tôi hiện nay đang là giám đốc Trung Tâm Khảo Nghiệm và Sản Xuất Mía Giống Tây Ninh. Vào tháng 6/2012 tôi có dịp được tới thăm một đảo quốc Maurice nằm gần Pháp. Trình độ khoa học kỹ thuật về canh tác cây Mía cao hơn Việt Nam rất nhiều. Khi tới thăm viện nghiên cứu mía đường tại đây có 20 người là tiến sĩ và rất nhiều các nhà khoa học thuộc hàng đầu thế giới. Khi chúng tôi hỏi thăm về việc sử dụng gì để tăng pH và sát trùng đồng ruộng thì họ cho biết là với diện tích hơn 80.000 hecta đất trồng mía thì họ sử dụng 100 % là xi măng, và chúng tôi có hỏi sử dụng như vậy có làm ảnh hưởng tới tính chất của đất thì họ trả lời chỉ làm cho đất tốt hơn. Khi về Việt Nam tôi mang sử dụng thử cho cây cao su thì kết quả thật đáng ngạc nhiên là hàm lượng mủ và số lượng tăng rất cao và ổn định so với lô đối chứng không rải ciment. Năm nay thì tại huyện Tân Châu - Tây Ninh đã có rất nhiều nông dân cùng sử dụng như tôi và cho kết quả rất tốt. Vài ý chia sẻ tới bà con nông dân nhé!

Nguyễn Trọng Hòa


Bài tham khảo:

Việc dùng xi măng làm phân bón cho cây đậu phụng: Cần thẩm định ngay về mặt khoa học

Nguồn tin: Báo Bình Định, 18/12/ 2009
Ngày cập nhật: 19/12/2009


Vài năm nay, nhiều nông dân ở xã Bình Thuận (huyện Tây Sơn - Bình Định) đã dùng xi măng làm… phân bón cho cây đậu phụng. Tuy biết rằng làm như vậy là thiếu căn cứ khoa học, nhưng họ vẫn làm và cho rằng trong thực tế cách làm này đã góp phần tăng năng suất đậu phụng. Vấn đề này cần được ngành chức năng nghiên cứu, thẩm định kịp thời để tránh hậu quả xấu cho đất đai ở đây…

* Đổi đời nhờ cây đậu phụng

Xã Bình Thuận là địa phương có nguồn đất đai rộng nhất ở Tây Sơn, nhưng chủ yếu là đất bạc màu pha cát, từ bao đời nay chỉ có cây mì mới trụ được trên vùng đất này. Song do đất đai ở đây quá nghèo dinh dưỡng, nên trước đây nông dân trồng cả mẫu mì cũng chỉ thu được 1 thùng (khoảng 50-60kg) bột nhất. Vì vậy, đời sống người dân Bình Thuận còn gặp nhiều khó khăn.

Đó là nói chuyện cũ. Bây giờ thì đời sống của người dân nơi đây đã khá lên nhiều rồi. Từ khi Đảng và Nhà nước có chủ trương vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ; kết hợp với nguồn điện được đưa về nông thôn, nên đất đai bạc màu ở địa phương đã được khai thác có hiệu quả. Nhất là từ khi điện lưới quốc gia được kéo về đến địa phương, bắt đầu vào những năm 2005 - 2006, nông dân nơi đây đã mạnh dạn đào giếng, khơi mạch, đặt máy bơm nước để chuyển đất trồng mì thành đất trồng đậu phụng, và hiệu quả kinh tế đem lại rất cao; nhiều hộ có thu nhập 70-80 triệu đồng/năm từ cây đậu phụng.

Hiện nay toàn xã Bình Thuận có diện tích trồng đậu phụng cao nhất ở Tây Sơn với khoảng 365 ha; trong đó nhiều nhất là thôn Thuận Nhất có khoảng 200 ha, tiếp đến là thôn Thuận Hạnh gần 100 ha…

* Phân... xi măng

Những năm đầu trồng đậu phụng, bà con nơi đây vẫn bón phân bình thường cho cây đậu (gồm đạm, urê, kali và lân). Vài năm gần đây, nhiều người đã dùng xi măng bón cho cây đậu thay cho phân lân, các loại phân khác vẫn giữ nguyên liều lượng. Không hiểu có phải do tác dụng của “phân xi măng” hay không mà năng suất đậu phụng lại rất cao. Theo ông Nguyễn Văn Tận, Chủ tịch UBND xã Bình Thuận: “Đây quả là chuyện ngược đời làm tôi lo quá, nhưng thực tế nó hiệu quả lắm”. Và ông khẳng định chính ông Hồ Thái Nguyên, ở xóm 6 thôn Thuận Nhất, là người “bày ra” trò làm ăn này.

Tiếp chúng tôi trong tâm trạng lo lắng không biết mình “có tội hay có công” đối với việc đem xi măng bón cho cây trồng; vì ông đã từng bị Trưởng Trạm Khuyến nông huyện cảnh cáo trước bà con dự hội nghị tập huấn khuyến nông về “cái trò bậy bạï” này. Ông Hồ Thái Nguyên kể: “Khoảng năm 1999-2000, thời điểm Nhà nước đưa điêïn về nông thôn, khi đi ngang qua đám ruộng lúa trước nhà đang chín tới, thấy lúa bên trụ điện bị xi măng rơi đổ xung quanh có màu khác khác, tôi bứt một gié đem so với gié lúa xa trụ điện thì thấy gié lúa bên trụ điện ít lép hơn, nên tôi rất lấy làm lạ. Đến năm 2004, tôi có sửa lại cái gì đó trong nhà không còn nhớ nữa và còn thừa một ít xi măng, tôi đem vãi ra đất vườn trồng đậu phụng. Đến khi thu hoạch, tôi thấy đậu phụng trong chòm có xi măng chắc hạt 100%, không có củ nào bị lép. Từ đó tôi thường xuyên dùng xi măng để bón thay lân trên đất trồng đậu phụng của tôi. Trước đây tui cũng bón đủ 2 kg đạm, 2 kg urê, 5 kg NPK, 10 kg kali và 25 kg lân cho 1 sào đậu phụng; nhưng đậu lép dữ lắm, năng suất chỉ khoảng 1,2 tạ đậu vỏ. Từ khi lấy xi măng bón thay cho lân, 1 sào tui thu được 3,2 tạ, đậu bị lép rất ít. Bón xi măng cho đậu phụng không những năng suất tăng mà giá thành cũng giảm lắm, xưa kia 1 sào phải bón 1 bao lân mất 125 ngàn đồng, nay bón 1 bao xi măng chỉ tốn trên 50 ngàn đồng thôi”.

Sau vài vụ âm thầm bán xi măng cho đậu phụng rất khả quan, ông Nguyên mách bảo cách làm cho ông Hải - một người cháu ở cùng xóm; và ông Hải chỉ lại cho cha mình ở thôn Thuận Hạnh… Cứ như vậy, kể từ năm 2007, phương pháp bón xi măng cho đậu phụng đã lan rộng trên đất Bình Thuận. Hiện nay có nhiều diện tích trồng đậu phụng ở Bình Thuận đã được bón bằng xi măng; không những nông dân làm mà cán bộ xã, thôn cũng làm theo.

* Cần thẩm định ngay

Theo ông Nguyễn Văn Tận, ông và những người có trách nhiệm ở địa phương đều rất sốt ruột về việc nông dân bón xi măng trên đất sản xuất, lỡ đâu mai sau toàn bộ đất đai nơi này trở thành một “biển bê tông” thì… chết! Biết vậy nhưng không cản được, vì dân thấy cái gì áp dụng vào sản xuất có hiệu quả kinh tế là họ làm theo.

Trước tình hình như vậy, thay mặt Ban Thường vụ Đảng ủy xã, ông Tận đã báo cáo cụ thể vấn đề này (báo cáo… miệng) với các đồng chí: Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Phòng Nông nghiệp, Trưởng Trạm khuyến nông huyện. Ông đề nghị lãnh đạo huyện cần quan tâm đề đạt với các ngành hữu quan, các nhà khoa học xem xét kết luận sớm việc dùng xi măng làm phân bón cho cây đậu phụng, nhằm giúp bà con nông dân an tâm để có thể làm ăn lâu dài với mô hình này, hoặc nên chấm dứt ngay; nhưng đến nay vẫn chưa có hồi âm.

Hiện xã Bình Thuận và bà con nông dân ở địa phương rất mong các cấp, các ngành, các nhà khoa học quan tâm xem xét, nghiên cứu, lý giải giúp cho nông dân về việc làm này có lợi hay hại, để bà con biết đường làm ăn.

(Hoàng Chi)
 


Như vậy thành phần cấu tạo của ximang để cải tạo đất chua và thiếu vi lượng quá ổn
 


mình có nói chuyện với 1 anh cung cấp cũng như thu mua gỗ sưa. anh nói anh nhận thấy những cây sưa trồng gần nơi có tường xây hay xi măng sẽ nhanh lớn hơn những cây mọc ngoài đất
 
Nước ngoài đã nghiên cứu và sử dụng xi măng, bụi xi măng trong nông nghiệp, tài liệu nêu các thử nghiệm và ứng dụng thực tế, các bạn có quan tâm xem các links sau:

- Effects of cement kiln dust on soil and potato crop quality

http://link.springer.com/article/10.1007/BF02855204

- Surface application of cement kiln dust and lime to forage land: Effect on forage yield, tissue concentration and accumulation of nutrients

http://pubs.aic.ca/doi/abs/10.4141/CJSS09010

- BENEFICIAL USES OF CEMENT KILN DUST

http://www.concretethinker.com/content/upload/437.pdf

- LITERATURE REVIEW ON CEMENT KILN DUST USAGE IN SOIL AND WASTE STABILIZATION AND EXPERIMENTAL INVESTIGATION

http://www.arpapress.com/volumes/vol7issue1/ijrras_7_1_12.pdf

- Evaluation of cement kiln flue dust as a potassium and sulfate fertilizer

http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/00103628209367255?journalCode=lcss20

- Dùng xi măng làm vỏ bao tạo viên phân bón chậm tan

https://www.google.com/search?q=coating&ie=utf-8&oe=utf-8#q=cement-fertilizer+coating
 


Back
Top