Xin góp ý cho hệ thống tưới

  • Thread starter Nguyen Son
  • Ngày gửi
Xin kính chào anh em trên diễn dàn.
Tôi đang muốn làm một hệ thống tưới thật đơn giản và rẻ tiền cho một mảnh đất trồng rau màu kích thước 90 m x 62 m có hình dạng như sau:
djsrcDh.jpg

Mảnh đất khá vuông vắn, bằng phẳng, hơi dốc theo chiều dọc từ trên xuống dưới (chênh khoảng nửa mét). Tôi định đánh 3 rãnh thoát nước rộng 0.6 đến 1 m (màu xanh) theo chiều dọc, sau đó mỗi bên chia thành 30 luống (màu trắng), đánh rãnh rộng khoảng 0.4 m (màu nâu).

Nước lấy ở con sông phía dưới, cách mép vườn 20 m, mặt nước chỉ thấp hơn mặt vườn khoảng 2-3 m. Tôi định đặt một đường ống chính (40-60 mm, màu xanh) dọc theo rãnh thoát nước ở giữa, sau đó đặt các dây tưới phun tia (16 mm, màu nâu đỏ) theo hình xương cá chạy giữa các luống như hình sau:
fsI1KQl.jpg

Tôi muốn nhờ các anh em có kinh nghiệm về chuyện này giải đáp cho một số thắc mắc như sau:
1. Liệu dùng dây tưới có rẻ nhất không?
2. Dùng loại dây tưới nào để mỗi dây có thể tưới cho 1 luống dài 43 m rộng 1.7 m? Nếu không có dây tưới nào đáp ứng yêu cầu trên thì có loại dây tưới nào gần giống trên thị trường, khi đó độ rộng tối ưu của mỗi luống nên để bao nhiêu?
3. Ống chính phải có kích thước bao nhiêu để cấp nước đủ cho 60 dây tưới như trên?
4. Phải dùng loại máy bơm điện (hay xăng) nào, công suất bao nhiêu thì hợp lí nhất?
5. Phải dùng phụ kiện nào để nối dây tưới vào ống chính? Phụ kiện nào để bịt đầu dây tưới?
6. Có cần thiết đặt van ở mỗi đầu dây tưới không?...
7. Ở Hà Nội có cửa hàng nào bán các thiết bị trên?
Tôi có theo dõi loạt bài viết của anh Vodinhtien, cũng hiểu những ý chính của anh; nhưng độ phủ của dây tưới theo tôi hiểu phụ thuộc rất nhiều vào áp lực nước trong dây. Vậy nên tôi muốn xin ý kiến các anh em trước khi thử nghiệm thực tế.
Xin cám ơn mọi người đã đọc bài viết của tôi, và rất mong nhận được các ý kiến chia sẻ.
Nhân đây tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến anh Vodinhtien, người đã cho tôi nhiều kiến thức và động lực để khởi động dự án “trồng cây gì nuôi con gì” đầu tiên của mình.
 


Điện 1 pha thì tối đa là máy 3hp thôi bạn . Ống 27 đục có 2 lỗ trên mặt nên đường kính tưới có 0,5m à! Vậy nên cỡ 27 chả ai dùng hết . Với máy bơm 3 đến 6hp, mỗi lần bạn chỉ tưới được từ 4 đến 7 dây tưới thôi, nếu bạn đặt ống chính 60 thì đủ tưới cho 10 dây tưới 1 lần rồi, bạn ko thể tưới hết 1 lần cho 15-18 dây tưới trừ khi bạn dùng máy bơm cỡ trên 20hp, vì vậy đặt ống chính 90 là dư thừa, ko tiết kiệm
Mình hiểu rồi, cám ơn bạn rất nhiều.
Có 2 cách dẫn nước tưới:

1- Máy bơm bơm thẳng nước vào ống.

2- Máy bơm bơm nước lên tháp cao.
Nước từ tháp cao chảy theo đường ống.

Cách thứ nhất phải điều chỉnh máy chạy
khá mạnh. Lực máy một phần đẩy nước ra
tưới, một phần gây nên áp suất trong ống.
2 phần này phải thích hợp mới có hiệu
suất cao. Nổ máy quá mạnh, hay chưa đủ
gas, thì tốn xăng dầu, hại máy móc, mà
ít nước tưới.

Cách thứ 2 tốn tiền làm tháp nước,
Nhưng lực máy chỉ đẩy nước lên cao rồi
nước chảy vào bể chứa, không có sự cạnh
tranh về áp suất nước trong ống và sức
nước chảy trong ống ra. Tăng gas hay cho
máy nổ tàn tàn, cũng không ảnh hưởng chi
đến áp suất và tốc độ chảy trong ống, vì
nước chảy trong ống không từ máy nổ hay
máy điện, mà là từ tháp nước. Có thể lắp
đặt động cơ điện tự động bơm và tự động
tắt, không cần người điều chỉnh gas máy
nổ.

dave-and-randall-climb-structure2.jpg
Cám ơn bác anhmytran. Rất vui vì được bác vào góp ý. Em cũng biết về cái tháp nước này, nhưng làm một cái tháp cỡ này chắc cũng tốn không dưới 10 triệu, còn đắt hơn cả một hệ thống tưới hoàn chỉnh của em. Thôi để khi nào LÀM TO thì nghiên cứu lại.
Để khắc phục nhược điểm của cách 1 em sẽ đặt van vào từng dây tưới rồi đóng mở thủ công vậy. Làm thế tuy hơi mệt nhưng thực ra cũng tiện vì em có thể trồng nhiều loại rau có chế độ tưới khác nhau.
 


Đó là hình tôi lấy trên Internet.
Không bắt buộc bạn phải làm to như vậy.
Chỉ cần 1 thùng phuy và 4 cột gỗ là đủ.

Tôi không biết giá tiền các thứ ở Việt
Nam, nhưng hiểu được nguyên lý của hệ
thống, thì tự nghĩ ra được thiết kế.

Cái thùng phuy chỉ là vật trung gian để
điều hòa công suất máy, và sức phun nước
của đầu phun trong hệ thống ống của bạn.

Không có thùng phuy đặt trên cao này, sức
máy dồn thẳng vào nước, làm hao tốn tiền
điện chạy máy bơm. Có thùng này, máy bơm
chỉ việc bơm nước lên tháp thôi. Máy bơm
to, thì chục lít một phút. Máy bơm nhỏ thì
lẽo đẽo vài lít lên thùng, làm dâng phao
trong thùng lên. Khi phao nổi đến miệng
thùng, thì nó ép vào nút điện, làm tắt máy
bơm. Cứ như thế, máy bơm lúc chạy lúc dừng
đảm bảo thùng phuy luôn luôn có nước.

Như vậy có thể xảy ra trường hợp: Mấy phút
đầu nước từ thùng nước trên cao qua ống,
phun nước tưới rau. Nước trong thùng vơi
đi chừng 1/4 hay 1/3, vẫn còn hơn nửa thùng,
thì phao hạ thấp đến nút điện làm nó bật
điện cho máy bơm. Lúc ấy nước từ máy bơm
chảy vào thùng, và nước trong thùng chảy ra
vòi phun nước cho rau. Sức nước chảy đi mạnh
hơn sức nước máy bơm, thì mực nước trong
thùng sụt nhanh, rồi đến một mức nó đóng
nước lại, không cho tưới rau nữa. Nước tron
thùng dâng lên vì có máy bơm. Khi nước dâng
đến dầy thùng, thì cái phao nổi lên đẩy nút
điện làm tắt máy bơm, ngừng bơm nước.

Thế là nước trong bình luôn luôn có chút
ít hay đầy ắp, nhưng không bao giờ cạn kiệt.
Khi tưới nước, mực nước trong bình luôn luôn
chảy vào và chảy ra độc lập với nhau.
 
Tôi định trồng rau bạn ạ.

Theo chữ kí của bạn đã tìm ra được hình này:
nfHwCs.jpg

Đã hiểu thêm ra nhiều vấn đề, nhưng vẫn băn khoăn là 3 cỡ dây 27, 34 và 42 liệu có cùng bán kính tưới như nhau là 2m hay không? Hay con số 4 m trong hình trên chỉ là tượng trưng thôi?
con số 4m mình đưa ra nếu bơm đủ áp thì dây tưới nên đến 4m. còn không bạn cứ bố trí khoảng cách tầm 3m là ok rui. đã tính cả trường hợp có gió nữa rùi. về các cỡ dây thì tùy thuộc từng loại có loại đục lỗ sẵn và có loại chưa đục lỗ rùi. Vd: loại đục lỗ sẵn như dây 27 thì nó có 1 hàng đục lỗ thui, còn dây 34,42 nó có đến 2 hàng đục lỗ dày hơn nên người dùng thường ưu tiên loại dây 34,42. về chọn đường ống bạn nên lưu ý tính toán sơ bộ nếu bạn tính ra vận tốc nước chảy 3m/s thì không được đâ nhà dây safu sẽ ko chịu nổi. vận tốc của nó tầm khoảng 1-1.5m/s là ok rùi bạn.
 
To vietchinh: Cám ơn bạn. Mình đã hiểu rồi.

Đó là hình tôi lấy trên Internet.
Không bắt buộc bạn phải làm to như vậy.
Chỉ cần 1 thùng phuy và 4 cột gỗ là đủ.

Tôi không biết giá tiền các thứ ở Việt
Nam, nhưng hiểu được nguyên lý của hệ
thống, thì tự nghĩ ra được thiết kế.

Cái thùng phuy chỉ là vật trung gian để
điều hòa công suất máy, và sức phun nước
của đầu phun trong hệ thống ống của bạn.

Không có thùng phuy đặt trên cao này, sức
máy dồn thẳng vào nước, làm hao tốn tiền
điện chạy máy bơm. Có thùng này, máy bơm
chỉ việc bơm nước lên tháp thôi. Máy bơm
to, thì chục lít một phút. Máy bơm nhỏ thì
lẽo đẽo vài lít lên thùng, làm dâng phao
trong thùng lên. Khi phao nổi đến miệng
thùng, thì nó ép vào nút điện, làm tắt máy
bơm. Cứ như thế, máy bơm lúc chạy lúc dừng
đảm bảo thùng phuy luôn luôn có nước.

Như vậy có thể xảy ra trường hợp: Mấy phút
đầu nước từ thùng nước trên cao qua ống,
phun nước tưới rau. Nước trong thùng vơi
đi chừng 1/4 hay 1/3, vẫn còn hơn nửa thùng,
thì phao hạ thấp đến nút điện làm nó bật
điện cho máy bơm. Lúc ấy nước từ máy bơm
chảy vào thùng, và nước trong thùng chảy ra
vòi phun nước cho rau. Sức nước chảy đi mạnh
hơn sức nước máy bơm, thì mực nước trong
thùng sụt nhanh, rồi đến một mức nó đóng
nước lại, không cho tưới rau nữa. Nước tron
thùng dâng lên vì có máy bơm. Khi nước dâng
đến dầy thùng, thì cái phao nổi lên đẩy nút
điện làm tắt máy bơm, ngừng bơm nước.

Thế là nước trong bình luôn luôn có chút
ít hay đầy ắp, nhưng không bao giờ cạn kiệt.
Khi tưới nước, mực nước trong bình luôn luôn
chảy vào và chảy ra độc lập với nhau.
Cái hệ thống bác nói em nghĩ nó thích hợp cho tưới nhỏ giọt cho cây lưu niên.
Em rất thích cái tháp nước có cánh quạt gió trong các phim về miền Tây, trụ và thùng làm bằng gỗ, và cũng khá cao. Nhưng nếu em dựng lên một cái như thế chắc là có chuyện liền, vì mấy bác có trách nhiệm nhìn thấy nó không an toàn. Chắc dựng trong rừng thì được.
Em trồng rau nên dùng dây tưới phun mưa. Cái dây tưới em dùng cần áp suất khoảng 0.7 bar = 7m nước, vậy em cũng cần làm tháp cao như thế; lưu lượng của nó là 6m3/h, vậy một bình 1m3 chỉ tưới được 10'... càng tính càng thấy không khả thi.
 
Đó là hình tôi lấy trên Internet.
Không bắt buộc bạn phải làm to như vậy.
Chỉ cần 1 thùng phuy và 4 cột gỗ là đủ.

Tôi không biết giá tiền các thứ ở Việt
Nam, nhưng hiểu được nguyên lý của hệ
thống, thì tự nghĩ ra được thiết kế.

Cái thùng phuy chỉ là vật trung gian để
điều hòa công suất máy, và sức phun nước
của đầu phun trong hệ thống ống của bạn.

Không có thùng phuy đặt trên cao này, sức
máy dồn thẳng vào nước, làm hao tốn tiền
điện chạy máy bơm. Có thùng này, máy bơm
chỉ việc bơm nước lên tháp thôi. Máy bơm
to, thì chục lít một phút. Máy bơm nhỏ thì
lẽo đẽo vài lít lên thùng, làm dâng phao
trong thùng lên. Khi phao nổi đến miệng
thùng, thì nó ép vào nút điện, làm tắt máy
bơm. Cứ như thế, máy bơm lúc chạy lúc dừng
đảm bảo thùng phuy luôn luôn có nước.

Như vậy có thể xảy ra trường hợp: Mấy phút
đầu nước từ thùng nước trên cao qua ống,
phun nước tưới rau. Nước trong thùng vơi
đi chừng 1/4 hay 1/3, vẫn còn hơn nửa thùng,
thì phao hạ thấp đến nút điện làm nó bật
điện cho máy bơm. Lúc ấy nước từ máy bơm
chảy vào thùng, và nước trong thùng chảy ra
vòi phun nước cho rau. Sức nước chảy đi mạnh
hơn sức nước máy bơm, thì mực nước trong
thùng sụt nhanh, rồi đến một mức nó đóng
nước lại, không cho tưới rau nữa. Nước tron
thùng dâng lên vì có máy bơm. Khi nước dâng
đến dầy thùng, thì cái phao nổi lên đẩy nút
điện làm tắt máy bơm, ngừng bơm nước.

Thế là nước trong bình luôn luôn có chút
ít hay đầy ắp, nhưng không bao giờ cạn kiệt.
Khi tưới nước, mực nước trong bình luôn luôn
chảy vào và chảy ra độc lập với nhau.
Mô hình bồn chứa nước chỉ áp dụng được cho tưới nhỏ giọt, ko áp dụng được cho dây tưới phun tia tại vì áp xuất ko đủ....
 
Đó là hình tôi lấy trên Internet.
Không bắt buộc bạn phải làm to như vậy.
Chỉ cần 1 thùng phuy và 4 cột gỗ là đủ.

Tôi không biết giá tiền các thứ ở Việt
Nam, nhưng hiểu được nguyên lý của hệ
thống, thì tự nghĩ ra được thiết kế.

Cái thùng phuy chỉ là vật trung gian để
điều hòa công suất máy, và sức phun nước
của đầu phun trong hệ thống ống của bạn.

Không có thùng phuy đặt trên cao này, sức
máy dồn thẳng vào nước, làm hao tốn tiền
điện chạy máy bơm. Có thùng này, máy bơm
chỉ việc bơm nước lên tháp thôi. Máy bơm
to, thì chục lít một phút. Máy bơm nhỏ thì
lẽo đẽo vài lít lên thùng, làm dâng phao
trong thùng lên. Khi phao nổi đến miệng
thùng, thì nó ép vào nút điện, làm tắt máy
bơm. Cứ như thế, máy bơm lúc chạy lúc dừng
đảm bảo thùng phuy luôn luôn có nước.

Như vậy có thể xảy ra trường hợp: Mấy phút
đầu nước từ thùng nước trên cao qua ống,
phun nước tưới rau. Nước trong thùng vơi
đi chừng 1/4 hay 1/3, vẫn còn hơn nửa thùng,
thì phao hạ thấp đến nút điện làm nó bật
điện cho máy bơm. Lúc ấy nước từ máy bơm
chảy vào thùng, và nước trong thùng chảy ra
vòi phun nước cho rau. Sức nước chảy đi mạnh
hơn sức nước máy bơm, thì mực nước trong
thùng sụt nhanh, rồi đến một mức nó đóng
nước lại, không cho tưới rau nữa. Nước tron
thùng dâng lên vì có máy bơm. Khi nước dâng
đến dầy thùng, thì cái phao nổi lên đẩy nút
điện làm tắt máy bơm, ngừng bơm nước.

Thế là nước trong bình luôn luôn có chút
ít hay đầy ắp, nhưng không bao giờ cạn kiệt.
Khi tưới nước, mực nước trong bình luôn luôn
chảy vào và chảy ra độc lập với nhau.
+Cái van điện điều khiển nước bơm lên bòn, hiên nay ở VN hầu như nhà nào cũng có chứ không phải văn minh hiện đại như thằng Mẽo mới có! Bác không hiểu gì thực tiển ở VN cả?
+Bơm to thì bơm chục lít một phút (trích), Như vậy, một giờ có 60 phút, bơm to chỉ bơm được có 600 lít=0,6 m3? Bơm bên Mỹ to thật nhỉ?
+Người ta chỉ dùng bồn chứa trên cao trong trường hợp dự phòng cúp nước (ở thành phố), hoặc bơm chứa nước tưới cây vào ban đêm trong trường hợp giếng khoang không đủ cấp nước và phải bơm dự trữ nước ban đêm để tưới vào ban ngày; chứ tưới trong điều kiện thông thường (kể cả tưới nhỏ giọt), tốt nhất là dùng mô tơ bơm trực tiếp vào hệ thống (không làm bồn chứa).
+Tư vấn như thế này, ai không biết, cứ tưới cây là làm bồn (lùi) chứa nước, vừa không đủ áp lực, vừa tốn kém... tội người ta!
 
Xin kính chào anh em trên diễn dàn.
Tôi đang muốn làm một hệ thống tưới thật đơn giản và rẻ tiền cho một mảnh đất trồng rau màu kích thước 90 m x 62 m có hình dạng như sau:
djsrcDh.jpg

Mảnh đất khá vuông vắn, bằng phẳng, hơi dốc theo chiều dọc từ trên xuống dưới (chênh khoảng nửa mét). Tôi định đánh 3 rãnh thoát nước rộng 0.6 đến 1 m (màu xanh) theo chiều dọc, sau đó mỗi bên chia thành 30 luống (màu trắng), đánh rãnh rộng khoảng 0.4 m (màu nâu).

Nước lấy ở con sông phía dưới, cách mép vườn 20 m, mặt nước chỉ thấp hơn mặt vườn khoảng 2-3 m. Tôi định đặt một đường ống chính (40-60 mm, màu xanh) dọc theo rãnh thoát nước ở giữa, sau đó đặt các dây tưới phun tia (16 mm, màu nâu đỏ) theo hình xương cá chạy giữa các luống như hình sau:
fsI1KQl.jpg

Tôi muốn nhờ các anh em có kinh nghiệm về chuyện này giải đáp cho một số thắc mắc như sau:
1. Liệu dùng dây tưới có rẻ nhất không?
2. Dùng loại dây tưới nào để mỗi dây có thể tưới cho 1 luống dài 43 m rộng 1.7 m? Nếu không có dây tưới nào đáp ứng yêu cầu trên thì có loại dây tưới nào gần giống trên thị trường, khi đó độ rộng tối ưu của mỗi luống nên để bao nhiêu?
3. Ống chính phải có kích thước bao nhiêu để cấp nước đủ cho 60 dây tưới như trên?
4. Phải dùng loại máy bơm điện (hay xăng) nào, công suất bao nhiêu thì hợp lí nhất?
5. Phải dùng phụ kiện nào để nối dây tưới vào ống chính? Phụ kiện nào để bịt đầu dây tưới?
6. Có cần thiết đặt van ở mỗi đầu dây tưới không?...
7. Ở Hà Nội có cửa hàng nào bán các thiết bị trên?
Tôi có theo dõi loạt bài viết của anh Vodinhtien, cũng hiểu những ý chính của anh; nhưng độ phủ của dây tưới theo tôi hiểu phụ thuộc rất nhiều vào áp lực nước trong dây. Vậy nên tôi muốn xin ý kiến các anh em trước khi thử nghiệm thực tế.
Xin cám ơn mọi người đã đọc bài viết của tôi, và rất mong nhận được các ý kiến chia sẻ.
Nhân đây tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến anh Vodinhtien, người đã cho tôi nhiều kiến thức và động lực để khởi động dự án “trồng cây gì nuôi con gì” đầu tiên của mình.

Mục đích tưới của a là trồng rau thì tưới phun mưa là ưu việt nhất. đầu ra cho péc tưới phải là ống 27 (Bởi 1 số péc phun hiện nay là đầu 27 dùng để tưới rau), đường ống chính là 42 thì sẽ phù hợp với diện tích và không làm ảnh hưởng đến cây rau của bạn. tưới rau ko thể tưới bằng tự chảy được mà nên dùng máy bơm trực tiếp, công suất máy bơm phụ thuộc tưới trên diện tích bao nhiêu? bao nhiêu péc tưới, loại rau gì...
 

+Cái van điện điều khiển nước bơm lên bòn, hiên nay ở VN hầu như nhà nào cũng có chứ không phải văn minh hiện đại như thằng Mẽo mới có! Bác không hiểu gì thực tiển ở VN cả?
+Bơm to thì bơm chục lít một phút (trích), Như vậy, một giờ có 60 phút, bơm to chỉ bơm được có 600 lít=0,6 m3? Bơm bên Mỹ to thật nhỉ?
+Người ta chỉ dùng bồn chứa trên cao trong trường hợp dự phòng cúp nước (ở thành phố), hoặc bơm chứa nước tưới cây vào ban đêm trong trường hợp giếng khoang không đủ cấp nước và phải bơm dự trữ nước ban đêm để tưới vào ban ngày; chứ tưới trong điều kiện thông thường (kể cả tưới nhỏ giọt), tốt nhất là dùng mô tơ bơm trực tiếp vào hệ thống (không làm bồn chứa).
+Tư vấn như thế này, ai không biết, cứ tưới cây là làm bồn (lùi) chứa nước, vừa không đủ áp lực, vừa tốn kém... tội người ta!
1- Tôi có nhận là hiểu biết tình hình ở Việt Nam đâu?
Không hiểu biết tình hình Việt Nam thì có chết ai?
Bạn hiểu biết thì ấm vào thân bạn, chứ tôi đâu có
tranh giành cái lợi ấy?

2- Đương nhiên bơm nước Việt Nam mạnh hơn bơm nước
Mỹ theo trí óc của bạn. Bơm mạnh bơm nhẹ, thì người
xài chịu khó kiếm loại mình thích mà mua. Hơi đâu mà
chê bơm Mỹ để có lợi cho mình? Không hiểu lời tôi
nói chỉ là ví dụ, lại ngỡ là thật bơm Mỹ chỉ có bơm
được vậy thôi, không có cỡ nhỏ hơn, chẳng có cỡ mạnh
hơn?

3- Tôi so sánh 2 cách: bơm lên bồn chứa và bơm thẳng
vào hệ thống ống để bà con cân nhắc cái hơn cái thiệt.
Bạn không hiểu ý đó, lại nhằm tranh cãi những cái tôi
không cần nói đến, và cũng không hiểu cái lợi của bơm
nước lên bồn. Vì thế bạn chắc chắn rằng tư vấn của tôi
gây thiệt hại cho bà con. Vô tri bất mộ. Không biết
thì không thấy cái hay, cho dù người ta nói cũng không
chịu hiểu.

Câu kết của tôi nói là: bơm nước lên bồn chứa để tưới,
thì nước tự động ở một áp suất biến đổi rất ít. Áp
suất lớn nhất khi bồn đầy, và áp suất thấp nhất khi
bồn vơi. Ta điều chỉnh hệ thống bơm tự động để cho
bồn không cạn kiệt tận đáy mới bơm, thì áp suất nước
luôn luôn không thấp. Áp suất bồn so với áp suất máy
bơm không kém là bao, vì bồn có thể để rất cao để tạo
áp suất lớn. Ai nói áp suất bồn không cao là người đó
chưa biết. Muốn biết áp suất bồn cao đến đâu, chỉ việc
đo độ cao của mực nước thấp trong bồn đến mặt đất vườn.
Ví dụ, nhà ở tầng 3 có vòi nước chảy ra, thì áp suất
bồn đã cao hơn tầng 3. Ở dưới đất cầm vòi phun ngược
lên, nước sẽ thừa sức lên tầng 3. Nước phun lên tầng
3 thì có thể phun xa 30 mét. Khi phun nước, không tốn
tiền máy bơm, mà dựa vào độ cao của bồn. Chỉ tốn tiền
đúng bằng tiền bơm nước lên bồn thôi.

Cũng nên biết, làm bồn cao để phun nước xa thì cũng
có cái thiệt hại, là tốn tiền máy bơm hơn là bơm nước
lên bồn thấp. Cũng như máy bơm công suất lớn mà bơm
vào một hệ thống ống nhỏ, hay các khóa đều đóng hết,
nước không chảy mà vẫn trả tiền máy bơm vậy. Bồn nước
giải quyết được chỗ đó. Nó không buộc máy bơm phải
chạy, phải tốn tiền khi các vòi đóng hay mở nhỏ thôi.
Thế nhưng khi vòi mở, thì luôn luôn có nước ở một áp
suất ổn định. Xài máy bơm, đôi khi thiếu nước cho
máy hút lên, tốn tiền máy bơm, mà hiệu suất nước thấp.

Hệ thống bồn thì tốn tiền hơn hệ thống không có bồn,
đương nhiên ai cũng hiểu như thế. Nhưng cái hay cái
lợi của hệ thống có bồn so với hệ thống không có bồn
thì chỉ 10% người hiểu thôi, và người dám làm hệ thống
có bồn chỉ rút lại 1% thôi.
 
Em hiểu ý của bac anhmytran, và cũng hiểu ý của bác vodinhtien. Xin cám ơn các bác.
 
1- Tôi có nhận là hiểu biết tình hình ở Việt Nam đâu?
Không hiểu biết tình hình Việt Nam thì có chết ai?
Bạn hiểu biết thì ấm vào thân bạn, chứ tôi đâu có
tranh giành cái lợi ấy?

2- Đương nhiên bơm nước Việt Nam mạnh hơn bơm nước
Mỹ theo trí óc của bạn. Bơm mạnh bơm nhẹ, thì người
xài chịu khó kiếm loại mình thích mà mua. Hơi đâu mà
chê bơm Mỹ để có lợi cho mình? Không hiểu lời tôi
nói chỉ là ví dụ, lại ngỡ là thật bơm Mỹ chỉ có bơm
được vậy thôi, không có cỡ nhỏ hơn, chẳng có cỡ mạnh
hơn?

3- Tôi so sánh 2 cách: bơm lên bồn chứa và bơm thẳng
vào hệ thống ống để bà con cân nhắc cái hơn cái thiệt.
Bạn không hiểu ý đó, lại nhằm tranh cãi những cái tôi
không cần nói đến, và cũng không hiểu cái lợi của bơm
nước lên bồn. Vì thế bạn chắc chắn rằng tư vấn của tôi
gây thiệt hại cho bà con. Vô tri bất mộ. Không biết
thì không thấy cái hay, cho dù người ta nói cũng không
chịu hiểu.

Câu kết của tôi nói là: bơm nước lên bồn chứa để tưới,
thì nước tự động ở một áp suất biến đổi rất ít. Áp
suất lớn nhất khi bồn đầy, và áp suất thấp nhất khi
bồn vơi. Ta điều chỉnh hệ thống bơm tự động để cho
bồn không cạn kiệt tận đáy mới bơm, thì áp suất nước
luôn luôn không thấp. Áp suất bồn so với áp suất máy
bơm không kém là bao, vì bồn có thể để rất cao để tạo
áp suất lớn. Ai nói áp suất bồn không cao là người đó
chưa biết. Muốn biết áp suất bồn cao đến đâu, chỉ việc
đo độ cao của mực nước thấp trong bồn đến mặt đất vườn.
Ví dụ, nhà ở tầng 3 có vòi nước chảy ra, thì áp suất
bồn đã cao hơn tầng 3. Ở dưới đất cầm vòi phun ngược
lên, nước sẽ thừa sức lên tầng 3. Nước phun lên tầng
3 thì có thể phun xa 30 mét. Khi phun nước, không tốn
tiền máy bơm, mà dựa vào độ cao của bồn. Chỉ tốn tiền
đúng bằng tiền bơm nước lên bồn thôi.

Cũng nên biết, làm bồn cao để phun nước xa thì cũng
có cái thiệt hại, là tốn tiền máy bơm hơn là bơm nước
lên bồn thấp. Cũng như máy bơm công suất lớn mà bơm
vào một hệ thống ống nhỏ, hay các khóa đều đóng hết,
nước không chảy mà vẫn trả tiền máy bơm vậy. Bồn nước
giải quyết được chỗ đó. Nó không buộc máy bơm phải
chạy, phải tốn tiền khi các vòi đóng hay mở nhỏ thôi.
Thế nhưng khi vòi mở, thì luôn luôn có nước ở một áp
suất ổn định. Xài máy bơm, đôi khi thiếu nước cho
máy hút lên, tốn tiền máy bơm, mà hiệu suất nước thấp.

Hệ thống bồn thì tốn tiền hơn hệ thống không có bồn,
đương nhiên ai cũng hiểu như thế. Nhưng cái hay cái
lợi của hệ thống có bồn so với hệ thống không có bồn
thì chỉ 10% người hiểu thôi, và người dám làm hệ thống
có bồn chỉ rút lại 1% thôi.
+Tôi không muốn đôi co với Bác làm chi. Chẳng qua tôi thấy bác nói những điều như vậy, người không biết làm theo...tốn kém mà không hiệu quả, tội người ta. Dùng bồn trữ nước chỉ tưới nhỏ giọt, nếu tưới phun(dùng thùng phuy 200l)chỉ được vài béc mà nó cũng không sương. Nếu dùng bồn to, treo cao thì tốn tiền rất nhiều...
+Trước đây bác bày người ta làm cái cọn nước để làm thủy điện,nếu lắp đinamô 1 HP thì chạy cái bơm 1 HP. Trời đất, bác không hiểu gì về thủy điện cả. Điện nhà có cường độ khoảng 20 ampere, nếu sụt thế 1 chút vẫn quay được máy bơm. Còn lắp đinamô đơn, cường độ I chỉ khoảng 1-2 ampere, khi đinamo khởi động, cần cường độ gấp 3 lần (4-6 ampere); do đó, lắp ddinamo 1 HP thì giỏi lắm chawjy được bơm nước 0,2 HP mà thôi. Bác tư vấn vậy, nông dân ít học không biết, bỏ tiền ra mua 1 cái đina mo 1 HP với 1 cái bơm nước 1HP về làm không được, tốn cho người nghèo, tội người ta.
+Bác có nói ví dụ cũng phải sát thực tế 1 chút. Một cái bơm bơm nước lên bồn mà 1 phút chỉ 10 thì công suất nó bao nhiêu? Thử mở cái vòi nước cho chảy vào thùng xem 1 phút được bao nhiêu lít.
+Bác già rồi, rất bảo thủ. Ai động vào bác là bác giẫy lên như đĩa phải vôi...Tôi không muốn giấy vào, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, cần phải nói để người khác không làm theo cái sai của bác, tốn tiền nông dân nghèo...tội họ. Tôi khuyên bác chỉ nên tư vấn những gì bác biết rõ, chứ đừng có nhảy vô chỉ dạy cho thiên hạ tùm lum mà nói bậy, người ta làm theo thất bại, rất đáng tiếc. Trang này có hàng ngàn đọc giả, đa phần là nông dân ít học. Bác cẩn trọng cho!
 
Bạn đọc mà không hiểu, chả trách nói tôi sai.
Cần phải hiểu cái chục lít ấy thì nó đối với
cái vài lít. Bạn hiểu đúng nghĩa đen là chục
lít thì buồn cười quá.

Cái con số thủy điện cũng thế. Nói ví dụ là
vài vôn, vài am pe, công suất vài watts bạn
cũng ngỡ là con sốt thật. Thế thì chết chắc
rồi. Cứ đúng theo con số tôi bịa đại ra mà
làm, thì là một trò cười. Bạn có tính khôi
hài thế mà tôi cứ ngỡ bạn nói thật. Cám ơn
bài phê bình của bạn nhé. Thì ra là khen.
 
Anh @Nguyen Son ,
Anh đã làm xong hệ thống tưới cho vườn rau của mình chưa? Hiệu quả có như mong đợi không anh? Nếu có thời gian thì anh chia sẻ cách làm cho tôi và bà con trên diễn đàn học tập kinh nghiệm của anh nha. Cảm ơn anh. Chúc anh thành công.
 
Xin chào bà con cô bác!

Mình là mem mới của diễn đàn, mới tập tành làm nông nên mong các anh chị chú bác giúp đỡ. Câu chuyện của mình như sau

Chả là vài năm gần đây phong trào trồng bưởi đang rộ lên quá nên em cũng bon chen với mọi người tập tành trồng cây ăn trái, nhưng vì công việc chính là làm thuê cho công ty nước ngoài nên ít có thời gian chăm sóc tưới tỉa vườn tược nên em đang định đầu tư một hệ thống tưới đơn giản và tiết kiệm nhất vì lý do kinh phí hạn chế và số lượng cây không nhiều khoảng (40 gốc), em cũng đã tham khảo các bài viết và tự xây dựng mô hình(lý thuyết) cho vườn cây của mình, em đưa lên đây nhờ các anh chị chú bác góp ý vì là lần đầu làm mô hình nên thú thật không có chút kinh nghiệm nào cả.

- Số lượng cây : 40

- Khoảng cách cây : 4.5~5m

- Số hàng cây : 4 hàng

- Máy bơm : 1.5HP

Mô hình của em như sau:
2017671981f8-27fa-4d69-a267-e718799696a5.jpg

20176aa783a5-e3d4-4e0a-bd5c-b089f6557173.jpg

- Em sử dụng bét vít phun cao ren ngoài 21mm, em dùng khúc nối chữ thập mục đích tăng số lượng đầu tưới nếu cần thiết( nếu không cần dùng nút bít lại)

- Em muốn hỏi là tại sao mình phải sử dụng ống cứng mà không dùng ống mềm? VD em sử dụng ống mềm phi 34mm có được không và vì sao?

Xin cảm ơn các anh chị chú bác.
 
Bạn đọc mà không hiểu, chả trách nói tôi sai.: 935242, member: 176482"]Xin chào bà con cô bác!

Mình là mem mới của diễn đàn, mới tập tành làm nông nên mong các anh chị chú bác giúp đỡ. Câu chuyện của mình như sau

Chả là vài năm gần đây phong trào trồng bưởi đang rộ lên quá nên em cũng bon chen với mọi người tập tành trồng cây ăn trái, nhưng vì công việc chính là làm thuê cho công ty nước ngoài nên ít có thời gian chăm sóc tưới tỉa vườn tược nên em đang định đầu tư một hệ thống tưới đơn giản và tiết kiệm nhất vì lý do kinh phí hạn chế và số lượng cây không nhiều khoảng (40 gốc), em cũng đã tham khảo các bài viết và tự xây dựng mô hình(lý thuyết) cho vườn cây của mình, em đưa lên đây nhờ các anh chị chú bác góp ý vì là lần đầu làm mô hình nên thú thật không có chút kinh nghiệm nào cả.

- Số lượng cây : 40

- Khoảng cách cây : 4.5~5m

- Số hàng cây : 4 hàng

- Máy bơm : 1.5HP

Mô hình của em như sau:
2017671981f8-27fa-4d69-a267-e718799696a5.jpg

20176aa783a5-e3d4-4e0a-bd5c-b089f6557173.jpg

- Em sử dụng bét vít phun cao ren ngoài 21mm, em dùng khúc nối chữ thập mục đích tăng số lượng đầu tưới nếu cần thiết( nếu không cần dùng nút bít lại)

- Em muốn hỏi là tại sao mình phải sử dụng ống cứng mà không dùng ống mềm? VD em sử dụng ống mềm phi 34mm có được không và vì sao?

Xin cảm ơn các anh chị chú bác.
Giá rẻ hơn rất nhiều anh ạ
 


Back
Top