Xin tham khảo mọi người về nuôi ngựa con!

  • Thread starter Đình Tiến
  • Ngày gửi
Xin chào các bác ạ! Chả là e đang có ý định mua 1 con ngựa con ( e muốn mua ngựa non nhất có thể ạ, 5 tháng - 1 tuổi liệu có đc ko nhỉ?) Nhu cầu của e là mua ngựa về làm bạn, giống như chó ấy ạ. Nuôi lớn, cưỡi đi chơi cho khuây khỏa đầu óc. E tính mua ngựa VN mình, vừa rẻ mà lại dễ thích nghi nữa ạ. E cũng ko biết giá cả thế nào nữa? xin hỏi các bác giá 1 chú ngựa non như vậy là bn a? E ở HN thì nên mua ở đâu a? E nghe nói ở Ba vì hay Thạch thất có đúng ko a?
 


Bạn đi xe đò lên Bắc Kạn, rồi đi lên Phủ Thông.

Ở Phủ Thông, rẽ tay trái lên phía Bắc thì là thị
trấn Chợ Rã. Ngày phiên chợ có rất nhiều ngựa.

Từ Phủ Thông, đi theo đường đó, qua Đèo Giàng,
qua Nà Phặc, qua Đèo Gió, thì đến Ngân Sơn. Xung
quanh Vân Tùng là huyện Ngân sơn bán kính 2 chục
cây số về hướng nào cũng có ngựa to. Rẽ tay phải
đi theo hướng Đông Nam rồi vòng trở lại Phủ Thông
qua Thuần Mang, Hương Nê, Lãng Ngâm.

Chợ Rã thì ngựa nhỏ, thích hợp Đàn Bà, Người Già.
Nó chỉ cao 1 mét 10, khá nhanh, giá rẻ, thích hợp
hoàn cảnh khó khăn, không phi được, mà chỉ nước
kiệu thôi.

Ngân Sơn thì ngựa lai châu Âu từ mấy chục năm trước.
Cao 1 mét 20, khá to, có thể phi được, động tác có
thể chậm hơn ngựa chợ Rã, nhưng vì cao to hơn, nên
tốc độ hơn. Ngựa Ngân Sơn đắt gấp đôi ngựa chợ Rã,
và số lượng ít hơn. Nó không thích hợp núi đá hiểm
trở, vì nguy hiểm, dễ ngã thì chết cả người lẫn ngựa.

Vùng Ngân Sơn có thiến ngựa, cho thuần nết đi. Cả hai
vùng này ít nuôi ngựa đực, mà thích nuôi ngựa cái, vì
nó đẻ con. Ngựa Ngân Sơn có máu lai, vóc lớn, đẻ thưa
hơn. Ngựa Chợ Rã mỗi năm đẻ một con. Vì vậy, đến chợ
Rã dễ mua ngựa con hơn. Khi ngựa mẹ đi đâu, ngựa con
cũng theo đó. Người ta cưỡi ngựa mẹ đi chợ, thì bạn
cũng thấy ngựa con, tha hồ chọn.

Mua ngựa thì sau khi xuống bến xe, phải hỏi thăm bà con,
tốt nhất là có phiên chợ, bà con khắp nơi đi ngựa về,
thì hỏi thăm dễ nhất. Phiên chợ là ngày 30 và ngày Rằm
{âm lịch). Nếu mua ngay được ở chợ thì tiện. Nếu muốn
cầu kỳ, phải hỏi thăm, rồi đi bộ đến tận nơi có con ngựa
mình tìm hiểu mà mua. Ngày xưa tôi đi bộ từ sáng đến tối
40 cây số trong huyện chợ Rã mới mua được ngựa. Lúc ấy
con đường còn đang làm, nhưng bây giờ 4 chục năm rồi, có
thể đi xe đò được. Tôi cũng đi bộ từ Vân Tùng đến Bản Quản
huyện Ngân Sơn mất gần trọn một ngày. Tôi cũng đi bộ 1 ngày
từ Văn Chấn (Yên Bái) đến Trạm Tấu, rồi 1 ngày đi bộ trở ra.
Ngựa Trạm Tấu cũng khá tốt, cao đến 1 mét 15 và khá to,
nhưng tôi không mua được ngựa ở đấy. Họ chỉ bán con ngựa gầy
yếu thôi, còn tôi chỉ mua con to mập khỏe thôi. Tôi đã mua
3 con ngựa Chợ Rã, và 2 con ngựa Ngân Sơn, mang về huấn luyện
mấy tháng kéo xe được thì bán. Bà con trên đó chê mấy con
ngựa tôi mua là già (so với người là khoảng 35 tuổi). Họ
không bán ngựa trẻ (so với người cỡ 20-25 tuổi). Vì thế tôi
đành phải mua, chứ ngựa non thì mang về không làm việc được.

Ngựa bạn mua vậy là mới cai sữa, phải nuôi 2 năm nữa mới
cưỡi được. Ngựa Ngân Sơn thì bự con, cũng phải nuôi năm rưỡi
nữa mới cưỡi được. Ngựa 4-5 tuổi thì mới hết cỡ, tha hồ cưỡi.
 
Cảm ơn bác Anhmytran, cháu đã đọc nhiều bài của bác tư vấn. Quả thật nếu đam mê với ngựa thì những thông tin bác cung cấp hết sức quý giá. Nhưng cháu còn nhỏ tuổi, kinh tế cũng không cho phép đi xa và lựa chọn ngựa ưng ý được bác ạ. Cháu chỉ muốn nuôi 1 chú ngựa làm bạn giống như chó hay mèo thôi ạ, sau vài ba năm nữa cưỡi cũng được.
 
Thế giá ngựa so với giá con trâu thì như thế nào ?
Bao nhiêu tiền một con ngựa 1 năm loại trung bình ?
 
sang ngay khu Gia Lâm, cầu đuống rẽ phải khoảng 3km có nhiều ngựa chăn thả ở bờ đê. có tiền hỏi chắc là mua được. hoặc liên lạc với mình, mình có người nhà ở Hiệp Hòa - Bắc Giang chuyên lái ngựa và nấu cao ngựa mình nhờ mua giúp nhưng mất cước vận chuyển về hà nội, một chuyến xe chắc cũng gần triệu.
 
sang ngay khu Gia Lâm, cầu đuống rẽ phải khoảng 3km có nhiều ngựa chăn thả ở bờ đê. có tiền hỏi chắc là mua được. hoặc liên lạc với mình, mình có người nhà ở Hiệp Hòa - Bắc Giang chuyên lái ngựa và nấu cao ngựa mình nhờ mua giúp nhưng mất cước vận chuyển về hà nội, một chuyến xe chắc cũng gần triệu.
Cảm ơn bác ạ. Ko biết nhà mình có ngựa non tầm 5tháng-1tuổi ko?Bác cho mình xin số đt liên lạc với a :D
 
Ngày xưa tôi phải đi mua ngựa, chứ không mua
lại của người buôn. Có 2 lý do chính: mình
không muốn bị ăn lãi, và chính tay mình chọn
mới được ngựa tốt. Mình chọn một con trong cả
chục con, trong khi người buôn đào đâu ra chục
con cho mình chọn? Họ chỉ có 1 con là cùng.

Tôi phải đi bộ 40 cây số một ngày, từ bản nọ
đến bản kia trong rừng để ngắm ngựa thả hoang
rồi đến tận nhà mà hỏi mua. Sau khi mua, tôi
phải đi bộ, dắt ngựa từ Ngân Sơn về Hà Nội,
không ngủ trọ, mà ngủ canh ngựa ngay bên đường
xe chạy. Mất 5 ngày đi bộ liền. Màn trời chiếu
đất. Mang theo tấm vải nhựa. Đêm mưa đành phải
trùm manh vải nhựa rồi bước đi cho đến khi tìm
được chuồng trâu ven đường thì vào đụt mưa với
Trâu, để ngựa gặm cỏ bên ngoài.

Bây giờ thì khỏi phải làm thế. Cưỡi xe máy từ
bản nọ đến bản khác. Mặc cả xong, thì cho con
ngựa con lên xe máy mà đèo về. Từ Ngân Sơn đến
Hà Nội chỉ 1 ngày là tới nơi. Chỉ xuống dốc thôi
mà. Có phải khó khăn lên dốc như từ Hà Nội lên
đâu? Làm một cái cũi bằng gỗ, cho 2 chân ngựa
dẫm lên bên trên ống khói bên này, 2 chân ngựa
dẫm lên bên kia, bụng ngựa khẽ chạm vào yên sau,
đầu thò ra bên hông người lái. Nó chỉ nặng bằng
con chó thôi. Nhẹ hơn cô gái chân dài nữa kia.

Lúc ấy một con ngựa tốt Ngân sơn giá 8 trăm, còn
một con trâu to khỏe đắt nhất giá 7 trăm, ngựa
chợ Rã tốt giá 6 trăm, ngựa con mới cai sữa giá
50 đồng. Con ngựa con tôi mua theo ngựa mẹ đi
đến Thái Nguyên thì bị xe tải đâm chết rồi bỏ
chạy. Tôi bán nguyên con 1 trăm đồng. Chỉ kể
chuyện cũ để tham khảo. Tôi không biết giá mới.
 
phone của mình 0902.099.112.
Cảm ơn bác, mình đã lưu số bác. Mình sẽ nghiên cứu và chuẩn bị. Có lẽ xuân hè sang năm mình mới đi mua. Khi đó mình sẽ gọi điện tham khảo bác nha.
Ngày xưa tôi phải đi mua ngựa, chứ không mua
lại của người buôn. Có 2 lý do chính: mình
không muốn bị ăn lãi, và chính tay mình chọn
mới được ngựa tốt. Mình chọn một con trong cả
chục con, trong khi người buôn đào đâu ra chục
con cho mình chọn? Họ chỉ có 1 con là cùng.

Tôi phải đi bộ 40 cây số một ngày, từ bản nọ
đến bản kia trong rừng để ngắm ngựa thả hoang
rồi đến tận nhà mà hỏi mua. Sau khi mua, tôi
phải đi bộ, dắt ngựa từ Ngân Sơn về Hà Nội,
không ngủ trọ, mà ngủ canh ngựa ngay bên đường
xe chạy. Mất 5 ngày đi bộ liền. Màn trời chiếu
đất. Mang theo tấm vải nhựa. Đêm mưa đành phải
trùm manh vải nhựa rồi bước đi cho đến khi tìm
được chuồng trâu ven đường thì vào đụt mưa với
Trâu, để ngựa gặm cỏ bên ngoài.

Bây giờ thì khỏi phải làm thế. Cưỡi xe máy từ
bản nọ đến bản khác. Mặc cả xong, thì cho con
ngựa con lên xe máy mà đèo về. Từ Ngân Sơn đến
Hà Nội chỉ 1 ngày là tới nơi. Chỉ xuống dốc thôi
mà. Có phải khó khăn lên dốc như từ Hà Nội lên
đâu? Làm một cái cũi bằng gỗ, cho 2 chân ngựa
dẫm lên bên trên ống khói bên này, 2 chân ngựa
dẫm lên bên kia, bụng ngựa khẽ chạm vào yên sau,
đầu thò ra bên hông người lái. Nó chỉ nặng bằng
con chó thôi. Nhẹ hơn cô gái chân dài nữa kia.

Lúc ấy một con ngựa tốt Ngân sơn giá 8 trăm, còn
một con trâu to khỏe đắt nhất giá 7 trăm, ngựa
chợ Rã tốt giá 6 trăm, ngựa con mới cai sữa giá
50 đồng. Con ngựa con tôi mua theo ngựa mẹ đi
đến Thái Nguyên thì bị xe tải đâm chết rồi bỏ
chạy. Tôi bán nguyên con 1 trăm đồng. Chỉ kể
chuyện cũ để tham khảo. Tôi không biết giá mới.
Cảm ơn bác. Giá ngày đó ngựa cai sữa chỉ =1/15 ngựa tốt bác nhỉ? Giá như bây giờ cũng như vậy thì tốt quá, như thế mình có thể bỏ công sức ra tìm 1 chú ngựa ưng ý rồi :D
 
Ngày xưa tôi phải đi mua ngựa, chứ không mua
lại của người buôn. Có 2 lý do chính: mình
không muốn bị ăn lãi, và chính tay mình chọn
mới được ngựa tốt. Mình chọn một con trong cả
chục con, trong khi người buôn đào đâu ra chục
con cho mình chọn? Họ chỉ có 1 con là cùng.

Tôi phải đi bộ 40 cây số một ngày, từ bản nọ
đến bản kia trong rừng để ngắm ngựa thả hoang
rồi đến tận nhà mà hỏi mua. Sau khi mua, tôi
phải đi bộ, dắt ngựa từ Ngân Sơn về Hà Nội,
không ngủ trọ, mà ngủ canh ngựa ngay bên đường
xe chạy. Mất 5 ngày đi bộ liền. Màn trời chiếu
đất. Mang theo tấm vải nhựa. Đêm mưa đành phải
trùm manh vải nhựa rồi bước đi cho đến khi tìm
được chuồng trâu ven đường thì vào đụt mưa với
Trâu, để ngựa gặm cỏ bên ngoài.

Bây giờ thì khỏi phải làm thế. Cưỡi xe máy từ
bản nọ đến bản khác. Mặc cả xong, thì cho con
ngựa con lên xe máy mà đèo về. Từ Ngân Sơn đến
Hà Nội chỉ 1 ngày là tới nơi. Chỉ xuống dốc thôi
mà. Có phải khó khăn lên dốc như từ Hà Nội lên
đâu? Làm một cái cũi bằng gỗ, cho 2 chân ngựa
dẫm lên bên trên ống khói bên này, 2 chân ngựa
dẫm lên bên kia, bụng ngựa khẽ chạm vào yên sau,
đầu thò ra bên hông người lái. Nó chỉ nặng bằng
con chó thôi. Nhẹ hơn cô gái chân dài nữa kia.

Lúc ấy một con ngựa tốt Ngân sơn giá 8 trăm, còn
một con trâu to khỏe đắt nhất giá 7 trăm, ngựa
chợ Rã tốt giá 6 trăm, ngựa con mới cai sữa giá
50 đồng. Con ngựa con tôi mua theo ngựa mẹ đi
đến Thái Nguyên thì bị xe tải đâm chết rồi bỏ
chạy. Tôi bán nguyên con 1 trăm đồng. Chỉ kể
chuyện cũ để tham khảo. Tôi không biết giá mới.
Thế bác chọn ngựa tốt xấu như thế nào ?
Kinh nghiệm chọn ngựa của bác con đã từng đọc nhưng quên rồi , bây giờ tìm trên agriviet không biết có ra không nữa .
 
Tôi chọn ngựa lớn, chứ không biết chọn ngựa
con. Thế nhưng chịu khó suy luận và so sánh
thì cũng sẽ biết chọn.

Chọn ngựa thì theo tầm vóc, hình dáng, tuổi,
và tính nết, thần kinh.

Tầm vóc, thì càng to càng tốt. Cụ thể phải
1 mét 20, tức là 12 nắm tay theo cách nói
nhà nghề (Cao bằng, Sài Gòn, và Mỹ đều tính
bằng nắm tay, nhưng tôi tính tròn là 10 cm
chứ nắm tay người Mỹ có thể hơn 10cm). Ngực
phải đút vừa bàn tay giữa 2 chân trước, tức
là rộng ngực hơn 10cm. Ngựa cao 1,20 mét thì
móng chân phải 11-12cm thì ngựa mới to. Nếu
móng nhỏ thì ngựa cũng gầy hom hem, chỉ nhìn
ngang có thể to, nhưng nhìn thằng trước mặt
thì mỏng như lá lúa.

Hình dáng, thì con ngựa phải vuông, tức là
ngực đến mông bằng chiều cao lưng. Cũng có
nghĩa là ngực, bụng, mông phải căng tròn chứ
không hình trái xoan. Ngựa Mỹ có con quá
tròn, là hình trái xoan nằm, tức là chiều rộng
còn lớn hơn chiều cao. Đặc biệt sống lưng phải
thẳng. Con nào gù lưng là vứt.

Ngựa nhanh thì cổ phải mỏng, bờm mỏng. Con nào
cồ dày, bờm dày thì chậm lắm, lù đù bực mình.
Mặt ngựa phải mỏng, mà gân guốc. Con nào đầu to,
hàm to, mặt thịt béo thì chậm. Mắt thì phải một
mí mới nhanh. Có nghĩa là bình thường, mi mắt
trên che chớm một chút lên mắt, thì mỏng, chỉ
có một ngấn mờ thôi. Nếu ngấn này mà sâu, mi mắt
cộm lên, tạo nên 2 mí thì ngựa chậm. Mí càng cộm
cao thì càng chậm.

Tuổi, thì khó biết chính xác, nhưng thường chủ
bán ngựa nói cho mình. Họ không nói dối. Chẳng
biết vì sao. Họ cho cái đó không quan trọng.
Dù sao, nếu ngựa quá già, thì cổ lộ hầu. Ngựa
non thì cổ phẳng lỳ. Ngựa tôi mua đều hơi lộ
hầu, chắc chắn không trẻ họ mới bán. Họ nói đã
hơn 10 tuổi rồi.

Tính nết thì có con hung dữ, có con hiền. Đương
nhiên mình thích con hiền. Tuy thế, có con chỉ
hung dữ với người lạ và người yếu bóng vía thôi.
Như con ngựa của Lã Bố, sau này Quan Công cưỡi
hay con ngựa của Hạng Võ cũng thế, thì lại là
ngựa hay. Mấy con ngựa tôi mua đều hiền, làm tôi
rất buồn, vì mình thả ra dễ bị người ta bắt. Nếu
ngựa dữ, không phải tay nài ngựa nhà nghề, thì
không dám đến gần nó.

Ngựa con mà tốt, thì bao giờ cũng lẩn sau mẹ,
không cho người chạm vào nó. Nếu dễ sờ vào nó,
thì là ngựa hiền. Khi mua ngựa, cứ thử sờ nó
xem có dễ không. Sau đó hỏi xem thằng con trai
chủ nhà có sờ được vào nó không, thì biết tính
tình con ngựa là sắc sảo, nhanh nhẹn. Ngựa sắc
sảo thì huấn luyện rất nhanh biết việc. Thường
ngựa mẹ nhanh và dữ thì ngựa con cũng thế. Có
thể hỏi dân làng, thì họ biết tính từng con
ngựa trong bản, con nào hơn con nào, khác nhau
ra sao. Nghe rồi, thì dễ chọn hơn. Đó cũng là
điều hay mà mình mua lại của người buôn thì
không thể có được.

Cũng có thể thử ngựa nhanh bằng 2 cách. Một cách
là mình đứng ngang với 2 chân trước của nó, rồi
đi chân không dẫm một nhát lên một móng. Nó tức
khắc nhấc chân đó lên, thì mình dẫm lên móng kia
một nhát. Nó tức khắc nhấc chân bị dẫm lên. Cứ
thay đổi dẫm chân lên móng, mỗi móng 2 lần, tổng
cộng 4 lần, thì biết nó có nhanh không. Thông
thường thì tốc độ nhấc chân của ngựa chậm hơn tốc
độ mình dẵm. Con nào nhanh lắm thì mới nhanh bằng
mình. Con nào chậm, thì sau khi bị dẵm 1-2 giây
mới nhấc chân lên.

Một cách thử nữa là buộc dây vào cổ nó mà dắt đi.
Đừng buộc cương hay hàm thiếc, mà chỉ buộc cổ bình
thường thôi. Khi dắt đi, mình đi rảo bước, tốc độ
6 km một giờ. Con nào nhanh, thì dây luôn luôn
chùng. Con nào chậm, thì không được 6km một giờ.
Đó là lý do ngày xưa tướng cưỡi ngựa, còn lính thì
đi bộ, nhưng đều nhanh như nhau. Điều này thực hiện
được, vì tôi và người miền núi đều đi nhanh, nhưng
thanh niên Hà Nội thì đi chậm như rùa bò.
 
Tôi chọn ngựa lớn, chứ không biết chọn ngựa
con. Thế nhưng chịu khó suy luận và so sánh
thì cũng sẽ biết chọn.

Chọn ngựa thì theo tầm vóc, hình dáng, tuổi,
và tính nết, thần kinh.

Tầm vóc, thì càng to càng tốt. Cụ thể phải
1 mét 20, tức là 12 nắm tay theo cách nói
nhà nghề (Cao bằng, Sài Gòn, và Mỹ đều tính
bằng nắm tay, nhưng tôi tính tròn là 10 cm
chứ nắm tay người Mỹ có thể hơn 10cm). Ngực
phải đút vừa bàn tay giữa 2 chân trước, tức
là rộng ngực hơn 10cm. Ngựa cao 1,20 mét thì
móng chân phải 11-12cm thì ngựa mới to. Nếu
móng nhỏ thì ngựa cũng gầy hom hem, chỉ nhìn
ngang có thể to, nhưng nhìn thằng trước mặt
thì mỏng như lá lúa.

Hình dáng, thì con ngựa phải vuông, tức là
ngực đến mông bằng chiều cao lưng. Cũng có
nghĩa là ngực, bụng, mông phải căng tròn chứ
không hình trái xoan. Ngựa Mỹ có con quá
tròn, là hình trái xoan nằm, tức là chiều rộng
còn lớn hơn chiều cao. Đặc biệt sống lưng phải
thẳng. Con nào gù lưng là vứt.

Ngựa nhanh thì cổ phải mỏng, bờm mỏng. Con nào
cồ dày, bờm dày thì chậm lắm, lù đù bực mình.
Mặt ngựa phải mỏng, mà gân guốc. Con nào đầu to,
hàm to, mặt thịt béo thì chậm. Mắt thì phải một
mí mới nhanh. Có nghĩa là bình thường, mi mắt
trên che chớm một chút lên mắt, thì mỏng, chỉ
có một ngấn mờ thôi. Nếu ngấn này mà sâu, mi mắt
cộm lên, tạo nên 2 mí thì ngựa chậm. Mí càng cộm
cao thì càng chậm.

Tuổi, thì khó biết chính xác, nhưng thường chủ
bán ngựa nói cho mình. Họ không nói dối. Chẳng
biết vì sao. Họ cho cái đó không quan trọng.
Dù sao, nếu ngựa quá già, thì cổ lộ hầu. Ngựa
non thì cổ phẳng lỳ. Ngựa tôi mua đều hơi lộ
hầu, chắc chắn không trẻ họ mới bán. Họ nói đã
hơn 10 tuổi rồi.

Tính nết thì có con hung dữ, có con hiền. Đương
nhiên mình thích con hiền. Tuy thế, có con chỉ
hung dữ với người lạ và người yếu bóng vía thôi.
Như con ngựa của Lã Bố, sau này Quan Công cưỡi
hay con ngựa của Hạng Võ cũng thế, thì lại là
ngựa hay. Mấy con ngựa tôi mua đều hiền, làm tôi
rất buồn, vì mình thả ra dễ bị người ta bắt. Nếu
ngựa dữ, không phải tay nài ngựa nhà nghề, thì
không dám đến gần nó.

Ngựa con mà tốt, thì bao giờ cũng lẩn sau mẹ,
không cho người chạm vào nó. Nếu dễ sờ vào nó,
thì là ngựa hiền. Khi mua ngựa, cứ thử sờ nó
xem có dễ không. Sau đó hỏi xem thằng con trai
chủ nhà có sờ được vào nó không, thì biết tính
tình con ngựa là sắc sảo, nhanh nhẹn. Ngựa sắc
sảo thì huấn luyện rất nhanh biết việc. Thường
ngựa mẹ nhanh và dữ thì ngựa con cũng thế. Có
thể hỏi dân làng, thì họ biết tính từng con
ngựa trong bản, con nào hơn con nào, khác nhau
ra sao. Nghe rồi, thì dễ chọn hơn. Đó cũng là
điều hay mà mình mua lại của người buôn thì
không thể có được.

Cũng có thể thử ngựa nhanh bằng 2 cách. Một cách
là mình đứng ngang với 2 chân trước của nó, rồi
đi chân không dẫm một nhát lên một móng. Nó tức
khắc nhấc chân đó lên, thì mình dẫm lên móng kia
một nhát. Nó tức khắc nhấc chân bị dẫm lên. Cứ
thay đổi dẫm chân lên móng, mỗi móng 2 lần, tổng
cộng 4 lần, thì biết nó có nhanh không. Thông
thường thì tốc độ nhấc chân của ngựa chậm hơn tốc
độ mình dẵm. Con nào nhanh lắm thì mới nhanh bằng
mình. Con nào chậm, thì sau khi bị dẵm 1-2 giây
mới nhấc chân lên.

Một cách thử nữa là buộc dây vào cổ nó mà dắt đi.
Đừng buộc cương hay hàm thiếc, mà chỉ buộc cổ bình
thường thôi. Khi dắt đi, mình đi rảo bước, tốc độ
6 km một giờ. Con nào nhanh, thì dây luôn luôn
chùng. Con nào chậm, thì không được 6km một giờ.
Đó là lý do ngày xưa tướng cưỡi ngựa, còn lính thì
đi bộ, nhưng đều nhanh như nhau. Điều này thực hiện
được, vì tôi và người miền núi đều đi nhanh, nhưng
thanh niên Hà Nội thì đi chậm như rùa bò.
Vâng cảm ơn bác. Đúng là thanh niên bọn cháu giờ lười vận động lắm. Nên thế cháu cũng muốn nuôi 1 con ngựa, vừa là để bầu bạn cho vui, vừa là để vận động, hít thở không khí ngoài trời nữa bác ạ :D
 
Thời sung sức, tôi nặng 58 ký, nhưng sau
khi có ngựa, thì chỉ còn 55 ký thôi. Suốt
mấy năm như vậy. Đến khi bán ngựa, làm
nghề khác, thì lại trở lại 58 ký. Đến bây
giờ già về hưu, thì lại nặng 65 ký. So sánh
bắp thịt với thời trẻ, thì tôi chỉ 52 ký
thôi. Vậy bây giờ tôi đã mang thêm 13 ký mỡ.

Khi tôi làm nghề có ngựa, mỗi ngày tôi đi bộ
hơn 30 cây số. Trung bình cả tháng cả năm,
thì mỗi ngày đi bộ 20 cây số. Bây giờ mỗi ngày
tôi đi bộ 2 cây số. Nhớ lại ngày làm lụng cực
nhọc, lại tiếc nuối thuở oai hùng đã xưa.
 
Thời sung sức, tôi nặng 58 ký, nhưng sau
khi có ngựa, thì chỉ còn 55 ký thôi. Suốt
mấy năm như vậy. Đến khi bán ngựa, làm
nghề khác, thì lại trở lại 58 ký. Đến bây
giờ già về hưu, thì lại nặng 65 ký. So sánh
bắp thịt với thời trẻ, thì tôi chỉ 52 ký
thôi. Vậy bây giờ tôi đã mang thêm 13 ký mỡ.

Khi tôi làm nghề có ngựa, mỗi ngày tôi đi bộ
hơn 30 cây số. Trung bình cả tháng cả năm,
thì mỗi ngày đi bộ 20 cây số. Bây giờ mỗi ngày
tôi đi bộ 2 cây số. Nhớ lại ngày làm lụng cực
nhọc, lại tiếc nuối thuở oai hùng đã xưa.
Tuy làm lụng cực khổ chút nhưng bù lại có được sức khỏe phi thường bác ạ. Chứ như bây giờ cuộc sống đầy đủ đc 1 chút thì sức khỏe lại không có, bác ở nước ngoài không rõ chứ bây giờ ở VN cái gì cũng ô nhiễm. Không khí ô nhiễm, thức ăn ô nhiễm, nguồn nước ô nhiễm, rồi thì ung thư, tai biến ngày càng nhiều. Nghĩ mà chỉ mong được khỏe mạnh, bình an là tốt lắm rồi ạ
 
Cám ơn bạn. Không ngờ bạn còn trẻ mà đã
có ý nghĩ chín chắn đến thế. Tôi mãi đến
gần Sáu chục mới hiểu điều đó. Khi còn trẻ
mình đâu có nghĩ đến ngày mình phải để ý
đến sức khỏe và bình an? Bây giờ tôi còn
nghĩ đến ngày mình ra đi, và làm sao để
ra đi được trôi chảy, chóng vánh.
 
Cám ơn bạn. Không ngờ bạn còn trẻ mà đã
có ý nghĩ chín chắn đến thế. Tôi mãi đến
gần Sáu chục mới hiểu điều đó. Khi còn trẻ
mình đâu có nghĩ đến ngày mình phải để ý
đến sức khỏe và bình an? Bây giờ tôi còn
nghĩ đến ngày mình ra đi, và làm sao để
ra đi được trôi chảy, chóng vánh.
Nếu bác không chê cười, và không sợ người bên đó chê cười thì có thể thử tập bài thể dục dưỡng sinh Thái cực quyền này:
Bên cạnh đó kết hợp Bài thở bụng và Thiền Yoga. Rất tốt cho sức khỏe ạ. Con người trở về với quy luật của tự nhiên. Không níu kéo, tâm thanh thản, ra đi nhẹ nhàng tựa gió thổi mây bay.
 


Back
Top