Chào mọi người !
Xin phép bỏ qua phần tự giới thiệu.
Hôm chủ nhật vừa rồi (01.11.2015) tôi có đi đến 1 vườn đu đủ với 30.000 cây sau khi nhận lời mời cách đó 2 ngày.
Chủ vườn báo với tôi rằng 2 tuần nay không bán được đu đủ và cũng không thấy lái buôn. Trước đó thì sản phẩm của anh ta 100% là hàng loại 2 (bằng nữa giá hàng loại 1) vì mẫu mã quá xấu.
Nhưng nay thì đu đủ không còn vàng mặt trời như mọi khi, mà nó lại có màu vàng trắng nên không bán được.
Tôi biết cái cảm giác không bán được sản phẩm của mình làm ra, nó rất khủng khiếp và rất khó để chấp nhận.
Sau khi vào vườn tôi đã khảo sát mất 30 phút, trái đu đủ của chủ vườn gặp 5 vấn đề khá nghiêm trọng:
1. Phình (mẫu mã biến dạng không đều)
2. Vàng trắng.
3. Lạt
4. Dịch bệnh thối trái hoành hành nghiêm trọng.
5. Quá to (2.5kg/trái)
Tôi biết thị trường miền nam thế nào, bây giờ tôi sẽ nói rõ cho bạn biết thế này:
1. Ở miền nam việt nam sẽ không 1 lái buôn nào đồng ý mua 1 vườn đu đủ bị phình với giá loại 1.
Bởi vì mẫu mã quá xấu nên lái không thể bán hàng chín cho người tiêu dùng.
Vậy là vườn này đã bị mất 50% doanh thu do hình dáng sản phẩm.
2. Thê thảm hơn trên, vàng trắng sẽ không bao giờ bán được hàng loại 2 - mà chỉ bán hàng dạt, hàng đu đủ xanh với 1 cái giá thừa trả chi phí công đi hái mà thôi, đây là vấn đề nghiêm trọng hơn vấn đề 1 bởi vì nó có thể làm chủ vườn mất đi 80% doanh thu.
3. Lạt thì giống như vấn đề số 3 khi đu đủ, nó có thể làm bạn mất đi 80% doanh thu.
4. Dịch bệnh thối trái không thể ngăn chặn giống như vấn đề 2, nó có thể làm bạn mất đi 80% doanh thu.
5. Trái quá to thì giống như vấn đề 1, nó có thể làm bạn mất đi 50% doanh thu.
Đó là những cái nhìn của tôi về trái, tôi chưa nói về các vấn đề của hoa, lá, thân và rễ.
1 áp lực về tinh thần rất lớn đè lên vai 1 ông chủ lớn, có lẽ như anh ta đã buông xuôi tất cả, nên người ta cũng đang rất cần những lời động viên và 1 giải pháp nào đó dù chỉ là 1 tia hy vọng.
Trên đường từ vườn về đến nhà chủ vườn dài 16km, tôi quan sát mọi cây đu đủ trên đường đi và nhận ra 1 điều: tất cả đu đủ ở đây đều bị phình.
Khi về đến nhà, chủ nhà pha cho tôi 1 ly cafe chồn. Bình thường thì nó là 1 món quà rất lớn đối với 1 người nghiện cafe như tôi, nhưng hôm nay nó chỉ là 1 công cụ: tôi cần cafe để tỉnh táo !
Tôi đi qua bên hông nhà chủ vườn, ở đấy có 2 cây đu đủ tự mọc và chúng cũng bị phình. Tôi hái 1 trái đem vào bàn để thảo luận.
Vẫn như thường lệ, tôi đặt những câu hỏi để đi tìm những câu trả lời mà tôi cho rằng mình sẽ tìm ra nguyên nhân của các vấn đề.
- 2 cây đu đủ ấy là giống của ai ?
- Chúng tự mọc.
- Vậy là không phải giống đu đủ trồng trong vườn ?
- Ừ.
- Vậy, tại sao nó cũng bị phình ?
- Ohh !
1 câu hỏi và 1 sự thức tỉnh, chủ vườn đã nhận ra tất cả đu đủ ở đây đều bị phình.
- Trên đường đi từ vườn anh về đây, em thấy 99% đu đủ trên đường đều bị phình. Nếu không tin thì anh hãy đi và hãy để ý xem đúng hay sai.
- Ồ, từ đó đến giờ anh không để ý, nay em nói anh mới để ý. Nhưng nó chỉ mới phình gần đây thôi, thời gian trước không bị nhiều.
- Anh biết vì sao mà đu đủ bị phình không ?
- Vì sao ?
- Nó thiếu 1 chất.
- Vậy à.
- Tại sao đu đủ của anh không ngọt ?
- Anh cũng không biết.
- Tại vì nó thừa 1 chất.
- Vậy à.
- Tại sao đu đủ của anh trắng ?
- Bữa thằng lái kêu anh đánh phân này cho nhanh chín, đánh xong nó không còn màu vàng nữa.
- Tại sao anh đánh bộ phân khác mà anh không báo ?
- Anh chỉ muốn thử xem nó thế nào.
- Anh đem 1 tài sản ra chỉ để thử thôi sao ?
- Anh không nghĩ hậu quả lại nghiêm trọng như vậy.
....
Khá nhiều các câu hỏi và câu trả lời được nêu ra và mọi vấn đề gần như sáng tỏ.
Chủ vườn là 1 nông dân rất thâm niên trong ngành trồng trọt và rất giỏi 2 loại cây công nghiệp khác, còn với đu đủ thì đây là lần đầu tiên trồng với rất nhiều thạc sĩ nông nghiệp cùng rất nhiều kỹ sư nông nghiệp đứng sau lưng hỗ trợ về mặt kỹ thuật.
Bây giờ thì tôi đang tìm kiếm 1 đầu ra phù hợp với chất lượng sản phẩm của vườn này, ngoài ra thì hướng dẫn 1 số kỹ thuật để thay đổi chất lượng trái nhằm tìm kiếm 1 giá bán tốt hơn.
Ở miền đông và miền tây việt nam, việc trồng được đu đủ mà bán không ai mua là chuyện ngày ở huyện.
Việc trồng đu đủ rất dễ, chỉ cần đào hố, bỏ cây giống xuống và tưới nước vào là xong.
Chuyện chăm sóc cũng dễ hơn chuyện trồng 1 chút, chỉ cần tưới đủ nước và cho ăn đủ chất là xong.
Nhưng chuyện xử lý sự cố là 1 chuyện không hề dễ. Bạn phải tìm ra nguyên nhân chính, bạn phải đưa ra càng nhiều các phương pháp giải quyết vấn đề càng tốt và cuối cùng: chọn 1 trong số các phương pháp ấy để giải quyết sự cố.
Đây là 1 việc cần kinh nghiệm, những kinh nghiệm xương máu của người đi trước với những thiệt hại trong quá khứ.
Khi chủ vườn trồng đu đủ, người này chỉ cái này và người kia chỉ cái kia. Cái gì anh ta cũng thử và cuối cùng là cây đu đủ nhìn rất kỳ cục.
Tôi nhận thấy bệnh thối trái, rụng trái và xì mủ trái khi trái chuẩn bị thu hoạch rất phổ biến trong thời nay, chúng tấn công tất cả các vườn không phòng thủ và 1 số vườn không thể làm gì ngoài đứng nhìn vườn đu đủ rơi rụng từng trái mà không thể cứu vãn tình hình.
Nếu bạn có trồng đu đủ, hãy tham quan càng nhiều vườn càng tốt, học hỏi trước khi trồng càng nhiều càng tốt, hãy học hết tất cả những gì bạn cho rằng bản thân bạn cần học để thành công với cây đu đủ.
Trong trường hợp bạn gặp sự cố nào đó mà bản thân của bạn đã thử nhiều cách mà vẫn không thể giải quyết thì hãy gửi email về địa chỉ: vuongtriphu@gmail.com
Cuối cùng, bạn nên nhớ rằng: Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
Mà doanh thu = khối lượng sản phẩm × giá thành
Mà khối lượng = năng suất - hao hụt
Mà giá thành được quyết định bởi: độ ngọt, màu sắc bên trong, màu sắc bên ngoài, hình dáng, độ cứng, trọng lượng trái trung bình, độ sạch bệnh của trái khi thu hoạch, ...
Nên, Lợi nhuận = (năng suất - hao hụt) × giá thành - chi phí.
Kết luận: để có 1 lợi nhuận tốt, thì khi trồng đu đủ cần:
1. Năng suất càng cao càng tốt.
2. Hao hụt càng ít càng tốt.
3. Càng ngọt càng tốt.
4. Màu sắc bên trong càng vàng cam càng tốt.
5. Màu sắc bên ngoài càng xanh đậm càng tốt.
6. Hình dáng càng thon tròn càng tốt.
7. Trọng lượng trái 1.7kg càng tốt.
8. Vườn càng ít bệnh càng tốt.
9. Chi phí càng thấp càng tốt.
Tất cả 9 thứ trên đều là do lỗi kỹ thuật, không phải do giống, do đất hay do thời tiết.
Đu đủ là 1 cây siêu lợi nhuận, nhưng mức độ khó của nó khiến cho 80% số vườn đu đủ không thể thu hồi vốn.
Khi vườn bạn không đạt, hãy thay đổi kỹ thuật chăm sóc - vì nếu bạn vẫn không thay đổi kỹ thuật chăm sóc thì vườn của bạn sẽ tiếp tục không đạt.
Xưa bạn trồng thế nào thì nay kết quả thế này - Nay bạn trồng thế nào thì mai kết quả thế đấy.
1 ngày chăm trái = 100 ngày chăm cây !
Chúc bạn có 1 vụ mùa bội thu !
Haclong !
Xin phép bỏ qua phần tự giới thiệu.
Hôm chủ nhật vừa rồi (01.11.2015) tôi có đi đến 1 vườn đu đủ với 30.000 cây sau khi nhận lời mời cách đó 2 ngày.
Chủ vườn báo với tôi rằng 2 tuần nay không bán được đu đủ và cũng không thấy lái buôn. Trước đó thì sản phẩm của anh ta 100% là hàng loại 2 (bằng nữa giá hàng loại 1) vì mẫu mã quá xấu.
Nhưng nay thì đu đủ không còn vàng mặt trời như mọi khi, mà nó lại có màu vàng trắng nên không bán được.
Tôi biết cái cảm giác không bán được sản phẩm của mình làm ra, nó rất khủng khiếp và rất khó để chấp nhận.
Sau khi vào vườn tôi đã khảo sát mất 30 phút, trái đu đủ của chủ vườn gặp 5 vấn đề khá nghiêm trọng:
1. Phình (mẫu mã biến dạng không đều)
2. Vàng trắng.
3. Lạt
4. Dịch bệnh thối trái hoành hành nghiêm trọng.
5. Quá to (2.5kg/trái)
Tôi biết thị trường miền nam thế nào, bây giờ tôi sẽ nói rõ cho bạn biết thế này:
1. Ở miền nam việt nam sẽ không 1 lái buôn nào đồng ý mua 1 vườn đu đủ bị phình với giá loại 1.
Bởi vì mẫu mã quá xấu nên lái không thể bán hàng chín cho người tiêu dùng.
Vậy là vườn này đã bị mất 50% doanh thu do hình dáng sản phẩm.
2. Thê thảm hơn trên, vàng trắng sẽ không bao giờ bán được hàng loại 2 - mà chỉ bán hàng dạt, hàng đu đủ xanh với 1 cái giá thừa trả chi phí công đi hái mà thôi, đây là vấn đề nghiêm trọng hơn vấn đề 1 bởi vì nó có thể làm chủ vườn mất đi 80% doanh thu.
3. Lạt thì giống như vấn đề số 3 khi đu đủ, nó có thể làm bạn mất đi 80% doanh thu.
4. Dịch bệnh thối trái không thể ngăn chặn giống như vấn đề 2, nó có thể làm bạn mất đi 80% doanh thu.
5. Trái quá to thì giống như vấn đề 1, nó có thể làm bạn mất đi 50% doanh thu.
Đó là những cái nhìn của tôi về trái, tôi chưa nói về các vấn đề của hoa, lá, thân và rễ.
1 áp lực về tinh thần rất lớn đè lên vai 1 ông chủ lớn, có lẽ như anh ta đã buông xuôi tất cả, nên người ta cũng đang rất cần những lời động viên và 1 giải pháp nào đó dù chỉ là 1 tia hy vọng.
Trên đường từ vườn về đến nhà chủ vườn dài 16km, tôi quan sát mọi cây đu đủ trên đường đi và nhận ra 1 điều: tất cả đu đủ ở đây đều bị phình.
Khi về đến nhà, chủ nhà pha cho tôi 1 ly cafe chồn. Bình thường thì nó là 1 món quà rất lớn đối với 1 người nghiện cafe như tôi, nhưng hôm nay nó chỉ là 1 công cụ: tôi cần cafe để tỉnh táo !
Tôi đi qua bên hông nhà chủ vườn, ở đấy có 2 cây đu đủ tự mọc và chúng cũng bị phình. Tôi hái 1 trái đem vào bàn để thảo luận.
Vẫn như thường lệ, tôi đặt những câu hỏi để đi tìm những câu trả lời mà tôi cho rằng mình sẽ tìm ra nguyên nhân của các vấn đề.
- 2 cây đu đủ ấy là giống của ai ?
- Chúng tự mọc.
- Vậy là không phải giống đu đủ trồng trong vườn ?
- Ừ.
- Vậy, tại sao nó cũng bị phình ?
- Ohh !
1 câu hỏi và 1 sự thức tỉnh, chủ vườn đã nhận ra tất cả đu đủ ở đây đều bị phình.
- Trên đường đi từ vườn anh về đây, em thấy 99% đu đủ trên đường đều bị phình. Nếu không tin thì anh hãy đi và hãy để ý xem đúng hay sai.
- Ồ, từ đó đến giờ anh không để ý, nay em nói anh mới để ý. Nhưng nó chỉ mới phình gần đây thôi, thời gian trước không bị nhiều.
- Anh biết vì sao mà đu đủ bị phình không ?
- Vì sao ?
- Nó thiếu 1 chất.
- Vậy à.
- Tại sao đu đủ của anh không ngọt ?
- Anh cũng không biết.
- Tại vì nó thừa 1 chất.
- Vậy à.
- Tại sao đu đủ của anh trắng ?
- Bữa thằng lái kêu anh đánh phân này cho nhanh chín, đánh xong nó không còn màu vàng nữa.
- Tại sao anh đánh bộ phân khác mà anh không báo ?
- Anh chỉ muốn thử xem nó thế nào.
- Anh đem 1 tài sản ra chỉ để thử thôi sao ?
- Anh không nghĩ hậu quả lại nghiêm trọng như vậy.
....
Khá nhiều các câu hỏi và câu trả lời được nêu ra và mọi vấn đề gần như sáng tỏ.
Chủ vườn là 1 nông dân rất thâm niên trong ngành trồng trọt và rất giỏi 2 loại cây công nghiệp khác, còn với đu đủ thì đây là lần đầu tiên trồng với rất nhiều thạc sĩ nông nghiệp cùng rất nhiều kỹ sư nông nghiệp đứng sau lưng hỗ trợ về mặt kỹ thuật.
Bây giờ thì tôi đang tìm kiếm 1 đầu ra phù hợp với chất lượng sản phẩm của vườn này, ngoài ra thì hướng dẫn 1 số kỹ thuật để thay đổi chất lượng trái nhằm tìm kiếm 1 giá bán tốt hơn.
Ở miền đông và miền tây việt nam, việc trồng được đu đủ mà bán không ai mua là chuyện ngày ở huyện.
Việc trồng đu đủ rất dễ, chỉ cần đào hố, bỏ cây giống xuống và tưới nước vào là xong.
Chuyện chăm sóc cũng dễ hơn chuyện trồng 1 chút, chỉ cần tưới đủ nước và cho ăn đủ chất là xong.
Nhưng chuyện xử lý sự cố là 1 chuyện không hề dễ. Bạn phải tìm ra nguyên nhân chính, bạn phải đưa ra càng nhiều các phương pháp giải quyết vấn đề càng tốt và cuối cùng: chọn 1 trong số các phương pháp ấy để giải quyết sự cố.
Đây là 1 việc cần kinh nghiệm, những kinh nghiệm xương máu của người đi trước với những thiệt hại trong quá khứ.
Khi chủ vườn trồng đu đủ, người này chỉ cái này và người kia chỉ cái kia. Cái gì anh ta cũng thử và cuối cùng là cây đu đủ nhìn rất kỳ cục.
Tôi nhận thấy bệnh thối trái, rụng trái và xì mủ trái khi trái chuẩn bị thu hoạch rất phổ biến trong thời nay, chúng tấn công tất cả các vườn không phòng thủ và 1 số vườn không thể làm gì ngoài đứng nhìn vườn đu đủ rơi rụng từng trái mà không thể cứu vãn tình hình.
Nếu bạn có trồng đu đủ, hãy tham quan càng nhiều vườn càng tốt, học hỏi trước khi trồng càng nhiều càng tốt, hãy học hết tất cả những gì bạn cho rằng bản thân bạn cần học để thành công với cây đu đủ.
Trong trường hợp bạn gặp sự cố nào đó mà bản thân của bạn đã thử nhiều cách mà vẫn không thể giải quyết thì hãy gửi email về địa chỉ: vuongtriphu@gmail.com
Cuối cùng, bạn nên nhớ rằng: Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
Mà doanh thu = khối lượng sản phẩm × giá thành
Mà khối lượng = năng suất - hao hụt
Mà giá thành được quyết định bởi: độ ngọt, màu sắc bên trong, màu sắc bên ngoài, hình dáng, độ cứng, trọng lượng trái trung bình, độ sạch bệnh của trái khi thu hoạch, ...
Nên, Lợi nhuận = (năng suất - hao hụt) × giá thành - chi phí.
Kết luận: để có 1 lợi nhuận tốt, thì khi trồng đu đủ cần:
1. Năng suất càng cao càng tốt.
2. Hao hụt càng ít càng tốt.
3. Càng ngọt càng tốt.
4. Màu sắc bên trong càng vàng cam càng tốt.
5. Màu sắc bên ngoài càng xanh đậm càng tốt.
6. Hình dáng càng thon tròn càng tốt.
7. Trọng lượng trái 1.7kg càng tốt.
8. Vườn càng ít bệnh càng tốt.
9. Chi phí càng thấp càng tốt.
Tất cả 9 thứ trên đều là do lỗi kỹ thuật, không phải do giống, do đất hay do thời tiết.
Đu đủ là 1 cây siêu lợi nhuận, nhưng mức độ khó của nó khiến cho 80% số vườn đu đủ không thể thu hồi vốn.
Khi vườn bạn không đạt, hãy thay đổi kỹ thuật chăm sóc - vì nếu bạn vẫn không thay đổi kỹ thuật chăm sóc thì vườn của bạn sẽ tiếp tục không đạt.
Xưa bạn trồng thế nào thì nay kết quả thế này - Nay bạn trồng thế nào thì mai kết quả thế đấy.
1 ngày chăm trái = 100 ngày chăm cây !
Chúc bạn có 1 vụ mùa bội thu !
Haclong !
Last edited: