Phải xua đi nỗi sợ cây biến đổi gen như xua đuổi tà ma - Đó chính là quan điểm của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát trong cuộc gặp gỡ với 4 doanh nghiệp nước ngoài hàng đầu về lĩnh vực công nghệ sinh học, có khả năng chuyển giao cây trồng biến đổi gen vào Việt Nam.
Bốn doanh nghiệp lừng lẫy trong lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp của thế giới là Monsanto, Dow Agrosciences, Syngenta và Bayer đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Cao Đức Phát và Thứ trưởng Bùi Bá Bổng cùng các Cục, Vụ liên quan để trao đổi việc làm sao cho cây trồng biến đổi gen “đổ bộ” sớm nhất vào Việt Nam. Bộ trưởng Cao Đức Phát nêu quan điểm: “Cây trồng biến đổi gen là thành tựu của nhân loại, Việt Nam cần tiếp cận, ứng dụng càng sớm càng tốt, tất nhiên là trên cơ sở một trình tự khoa học. Chỉ một tháng, tối đa là hai tháng nữa là hết vụ đông xuân ở miền Bắc nên mọi việc cần triển khai ngay. Tôi muốn tất cả được bắt đầu từ đồng ruộng rồi luật pháp hoá nó chứ không phải theo một quy trình ngược lại…”. “Được lời như cởi tấm lòng” các doanh nghiệp thi nhau phát biểu.
Anh Nguyễn Hồng Chính - Cty Monsanto nhận xét Bộ NN & PTNT đưa ra định hướng dùng chính thực tế để bắt đầu cho cây chuyển gen là đúng. “Cty chúng tôi mong muốn được giới thiệu hai dòng ngô biến đổi gen là dòng kháng sâu đục thân và dòng kháng được thuốc trừ cỏ. Dòng kháng sâu đục thân đã có hai thế hệ, thế hệ đầu từ năm 1996 và dòng thứ hai đang thịnh hành, chúng tôi sẽ mang thế hệ thứ hai đến VN. Có lẽ chúng tôi sẽ đưa tính trạng biến đổi gen cấy vào C919 - giống ngô đã phổ biến ở VN. Cty xin nộp hồ sơ đăng ký khảo kiểm nghiệm ngay trong tháng này hoặc đầu tháng 2. Dựa trên yếu tố mùa vụ có thể ở miền Bắc sẽ bắt đầu trồng từ tháng 4, hoặc tháng 5. Điều mà Monsanto còn băn khoăn là quy trình đưa hạt giống đến tay người nông dân cần 2-2,5 năm, cần có hai chứng chỉ là an toàn môi trường, an toàn thực phẩm. Yếu tố an toàn môi trường liên quan đến hai Bộ là Bộ NN & PTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường, yếu tố an toàn thực phẩm là mảng của Bộ Y tế… Liệu ba Bộ có những bước tiến song song với nhau hay không?”.
Bộ trưởng Cao Đức Phát trả lời: “Tôi đã có thư cho Monsanto về việc đưa cây trồng biến đổi gen vào VN, mọi hồ sơ giờ chỉ là vấn đề chữ nghĩa, cho đầy đủ thủ tục chứ tôi duyệt hết, các anh cứ việc mang hạt giống vào. Tinh thần là chúng ta kế thừa khoa học của thế giới, không bỏ lỡ cơ hội, mất thời gian”. Anh Phạm Đức Tuấn đại diện cho  Syngenta khẳng định nếu đưa những đặc tính tốt vào các giống cây thông thường sẽ làm tăng lợi ích lên cỡ 15-20% cho nông dân nhưng vấn đề cần phải bàn là làm sao rút ngắn được thời gian đưa giống vào trong sản xuất đại trà.
Anh Nguyễn Lập đại diện cho  Dow Agrosciences - một trong ba “đại gia” lớn của Mỹ về cây trồng biến đổi gen, hiện chiếm cỡ 30% thị phần cho biết sẽ đưa sang Việt Nam một số giống ngô biến đổi gen ngoài mang đặc tính tốt là chống sâu bệnh, chống thuốc trừ cỏ còn có cả giống được tăng cường protein. Điều mà cty của ông Lập còn băn khoăn, ngập ngừng nhất là việc bảo hộ phát minh khi đưa giống vào bởi nếu bị đánh cắp, Dow sẽ “mất cả chì lẫn chài”. Về vấn đề này, ông Phạm Đồng Quảng - Cục phó Cục Trồng trọt trả lời việc bảo hộ của giống biến đổi gen sẽ như các giống cây trồng khác.
Anh Phạm Quang Thuyên - đại diện cho Cty Bayer, đơn vị đã thành công với nhiều loại cây biến đổi gen như bông, cải dầu, đậu tương và lúa thắc mắc: “Liệu một số giống đã được công nhận ở nước ngoài với các chứng chỉ an toàn thì có được thừa nhận ở VN để rút ngắn quá trình khảo nghiệm, công nhận giống hay không? Chúng tôi cũng quan tâm đến cây lúa biến đổi gen dù hiện tại nó không nằm trong danh mục được VN cho phép (danh mục gồm ngô, đậu tương và bông) bởi theo dự tính đến năm 2016 ở TQ sẽ phổ biến giống lúa biến đổi gen. Lúa biến đổi gen khi đó sẽ như lúa lai khi trước với kịch bản sẽ tràn qua đường tiểu ngạch để vào VN, vậy chúng ta đã chuẩn bị được những gì?”.
Kết luận cuộc gặp, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng: “Người ta sợ ma vì không bao giờ nhìn thấy nó, một số người sợ cây trồng biến đổi gen cũng bởi chưa nhìn thấy nó bao giờ. Phải đưa cây biến đổi gen trồng trong thực tế, để người ta nhìn mới thuyết phục nổi, xua đi những ám ảnh mà họ tự nghĩ ra về cây trồng biến đổi gen. Nếu có vướng mắc gì cứ báo cáo trực tiếp với tôi, mọi thủ tục giấy tờ chỉ 1-2 ngày chứ không được phép hồ sơ nằm một chỗ quá 1 tuần. Tốt nhất nếu được trồng thử trước Tết , còn không đến tháng 4, tháng 5. Tôi xin khẳng định quan điểm về cây trồng biến đổi gen, thủ tục quốc tế làm sao mình làm vậy. Chúng ta phải kế thừa chứ không nên làm lại những công đoạn mà các nước tiên tiến đã làm vì nếu thế khác gì dùng bàn tính để kiểm tra lại… máy tính điện tử. Các đồng chí cứ đưa bông, ngô, đậu tương, thậm chí cả lúa biến đổi gen, chúng tôi cũng hoan nghênh hết”.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Bốn doanh nghiệp lừng lẫy trong lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp của thế giới là Monsanto, Dow Agrosciences, Syngenta và Bayer đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Cao Đức Phát và Thứ trưởng Bùi Bá Bổng cùng các Cục, Vụ liên quan để trao đổi việc làm sao cho cây trồng biến đổi gen “đổ bộ” sớm nhất vào Việt Nam. Bộ trưởng Cao Đức Phát nêu quan điểm: “Cây trồng biến đổi gen là thành tựu của nhân loại, Việt Nam cần tiếp cận, ứng dụng càng sớm càng tốt, tất nhiên là trên cơ sở một trình tự khoa học. Chỉ một tháng, tối đa là hai tháng nữa là hết vụ đông xuân ở miền Bắc nên mọi việc cần triển khai ngay. Tôi muốn tất cả được bắt đầu từ đồng ruộng rồi luật pháp hoá nó chứ không phải theo một quy trình ngược lại…”. “Được lời như cởi tấm lòng” các doanh nghiệp thi nhau phát biểu.
Anh Nguyễn Hồng Chính - Cty Monsanto nhận xét Bộ NN & PTNT đưa ra định hướng dùng chính thực tế để bắt đầu cho cây chuyển gen là đúng. “Cty chúng tôi mong muốn được giới thiệu hai dòng ngô biến đổi gen là dòng kháng sâu đục thân và dòng kháng được thuốc trừ cỏ. Dòng kháng sâu đục thân đã có hai thế hệ, thế hệ đầu từ năm 1996 và dòng thứ hai đang thịnh hành, chúng tôi sẽ mang thế hệ thứ hai đến VN. Có lẽ chúng tôi sẽ đưa tính trạng biến đổi gen cấy vào C919 - giống ngô đã phổ biến ở VN. Cty xin nộp hồ sơ đăng ký khảo kiểm nghiệm ngay trong tháng này hoặc đầu tháng 2. Dựa trên yếu tố mùa vụ có thể ở miền Bắc sẽ bắt đầu trồng từ tháng 4, hoặc tháng 5. Điều mà Monsanto còn băn khoăn là quy trình đưa hạt giống đến tay người nông dân cần 2-2,5 năm, cần có hai chứng chỉ là an toàn môi trường, an toàn thực phẩm. Yếu tố an toàn môi trường liên quan đến hai Bộ là Bộ NN & PTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường, yếu tố an toàn thực phẩm là mảng của Bộ Y tế… Liệu ba Bộ có những bước tiến song song với nhau hay không?”.
Bộ trưởng Cao Đức Phát trả lời: “Tôi đã có thư cho Monsanto về việc đưa cây trồng biến đổi gen vào VN, mọi hồ sơ giờ chỉ là vấn đề chữ nghĩa, cho đầy đủ thủ tục chứ tôi duyệt hết, các anh cứ việc mang hạt giống vào. Tinh thần là chúng ta kế thừa khoa học của thế giới, không bỏ lỡ cơ hội, mất thời gian”. Anh Phạm Đức Tuấn đại diện cho  Syngenta khẳng định nếu đưa những đặc tính tốt vào các giống cây thông thường sẽ làm tăng lợi ích lên cỡ 15-20% cho nông dân nhưng vấn đề cần phải bàn là làm sao rút ngắn được thời gian đưa giống vào trong sản xuất đại trà.
Anh Nguyễn Lập đại diện cho  Dow Agrosciences - một trong ba “đại gia” lớn của Mỹ về cây trồng biến đổi gen, hiện chiếm cỡ 30% thị phần cho biết sẽ đưa sang Việt Nam một số giống ngô biến đổi gen ngoài mang đặc tính tốt là chống sâu bệnh, chống thuốc trừ cỏ còn có cả giống được tăng cường protein. Điều mà cty của ông Lập còn băn khoăn, ngập ngừng nhất là việc bảo hộ phát minh khi đưa giống vào bởi nếu bị đánh cắp, Dow sẽ “mất cả chì lẫn chài”. Về vấn đề này, ông Phạm Đồng Quảng - Cục phó Cục Trồng trọt trả lời việc bảo hộ của giống biến đổi gen sẽ như các giống cây trồng khác.
Anh Phạm Quang Thuyên - đại diện cho Cty Bayer, đơn vị đã thành công với nhiều loại cây biến đổi gen như bông, cải dầu, đậu tương và lúa thắc mắc: “Liệu một số giống đã được công nhận ở nước ngoài với các chứng chỉ an toàn thì có được thừa nhận ở VN để rút ngắn quá trình khảo nghiệm, công nhận giống hay không? Chúng tôi cũng quan tâm đến cây lúa biến đổi gen dù hiện tại nó không nằm trong danh mục được VN cho phép (danh mục gồm ngô, đậu tương và bông) bởi theo dự tính đến năm 2016 ở TQ sẽ phổ biến giống lúa biến đổi gen. Lúa biến đổi gen khi đó sẽ như lúa lai khi trước với kịch bản sẽ tràn qua đường tiểu ngạch để vào VN, vậy chúng ta đã chuẩn bị được những gì?”.
Kết luận cuộc gặp, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng: “Người ta sợ ma vì không bao giờ nhìn thấy nó, một số người sợ cây trồng biến đổi gen cũng bởi chưa nhìn thấy nó bao giờ. Phải đưa cây biến đổi gen trồng trong thực tế, để người ta nhìn mới thuyết phục nổi, xua đi những ám ảnh mà họ tự nghĩ ra về cây trồng biến đổi gen. Nếu có vướng mắc gì cứ báo cáo trực tiếp với tôi, mọi thủ tục giấy tờ chỉ 1-2 ngày chứ không được phép hồ sơ nằm một chỗ quá 1 tuần. Tốt nhất nếu được trồng thử trước Tết , còn không đến tháng 4, tháng 5. Tôi xin khẳng định quan điểm về cây trồng biến đổi gen, thủ tục quốc tế làm sao mình làm vậy. Chúng ta phải kế thừa chứ không nên làm lại những công đoạn mà các nước tiên tiến đã làm vì nếu thế khác gì dùng bàn tính để kiểm tra lại… máy tính điện tử. Các đồng chí cứ đưa bông, ngô, đậu tương, thậm chí cả lúa biến đổi gen, chúng tôi cũng hoan nghênh hết”.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: