1.Dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại Long Biên,Hà Nội
Theo thống kê của cục Thú y ( Bộ NN&PTNT),dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã xuất hiện trên 6 tỉnh thành phố trên cả nước gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa ,Hà Nam và ổ dịch mới nhất được phát hiện là tại khu Đầm Lấm,phường Ngọc Thụy, Long Biên,Hà Nội thuộc về một hộ chăn nuôi lợn rừng
Theo đó, khu chăn nuôi lợn rừng này có những biểu hiện dịch từ ngày 22.2.2019. Kết quả xét nghiệm sau đó cho thấy toàn bộ 25 con lợn rừng được nuôi tại đây dương tính với bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Theo Cục Thú y, ngay sau khi bắt đầu có dấu hiệu nghi vấn, khu chăn nuôi lợn rừng này đã bị phong tỏa, cách ly, 100% con lợn dương tính với virus dịch tả lợn Châu Phi đã bị xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn theo quy định nhằm ngăn chặn tình trạng lây lan của dịch bệnh. Hà Nội không chỉ quy tụ số lượng dân cư lớn mà còn có nhiều trang trại chăn nuôi quy mô, vì thế mọi công tác ngăn chặn dịch bệnh phải được diễn ra khẩn trương, nghiêm ngặt.
Ngay sau đó, theo Chi cục Thú Y Hà Nội thì đơn vị này cũng tiến hành lấy mẫu lợn của các hộ xung quanh xét nghiệm tìm dịch tả lợn châu Phi. Rất may, các mẫu xét nghiệm này đều cho kết quả âm tính và cho đến nay ngày 3/2/2019 thì không phát sinh lợn bệnh tại địa phương này.
Phun hóa chất và phun vôi bột khử trùng chuồng trại chăn nuôi tại các địa phương xuất hiện dịch tả lợn châu Phi
2.Các loại thuốc phun sát trùng/khử trùng người chăn nuôi nên lưu ý?
Ngoài các biện pháp phòng chống dịch tả của các cấp chính quyền địa phương,người chăn nuôi vẫn nên chủ động phòng tránh dịch bệnh lây lan đến chuồng trại nhà mình bằng các biện pháp cụ thể như sau
Màu trắng của vôi bột phủ kín đường xóm tại các địa phương xảy ra dịch tả lợn
Dịch tả lợn châu Phi (Pestis Africana suum- African swine fever) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở lợn nhà và lợn hoang dại (lợn rừng) do Myxovirrus chứa AND gây ra. Nguyên nhân gây bệnh có đặc tính kháng nguyên hoàn toàn khác với virus gây bệnh dịch tả lợn cổ điển.
Bệnh có nhiều thể biểu hiện: quá cấp, cấp tính, mãn tính và không điển hình. Tỷ lệ ốm và chết rất cao, lên tới 100%. Bệnh đặc trưng bởi các biến đổi viêm xuất huyết tràn lan đường tiêu hóa, hạch lâm ba, thận và thâm tím da phần lớn cơ thể của lợn.
Theo ông Phạm Văn Đông (Cục trưởng Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) cho rằng,
- Không loại trừ đàn chim di cư đã mang virus vào sâu khu vực đồng bằng bắc Bộ. Bên cạnh đó, thời điểm cuối năm và dịp Tết Nguyên Đán lượng người di chuyển, giao thương… tăng lên
- Tình trạng buôn lậu lợn từ bên kia biên giới về Việt Nam trong đợt giá lợn giữa 2 nước chênh lệch lớn cũng là nguyên nhân khiến virus gây ASF “du nhập" vào Việt Nam.
Nếu nói do buôn lậu lợn qua các miền biên giới khiến dịch tả lợn Châu Phi (ASF) lây lan nhanh trong nội địa Việt Nam thì tại sao các nước giáp biên giới – nơi các hoạt động giao thương diễn ra khá tấp nập như Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh… lại không có dịch bệnh?
Đó là một số nguyên do phỏng đoán nguyên nhân gây ra dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam nhưng thiết nghĩ điều cần thiết ngay lúc này đối với Cục Thú Y là các biện pháp khoanh vùng nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh. Và cũng cần lắm các biện pháp hỗ trợ theo đúng nghĩa từ các ban ngành nhằm giảm bớt các thiệt hại cho người chăn nuôi lợn
Có lẽ chưa bao giờ mà người chăn nuôi lợn lại phải sống trong cảnh lao đao như 3 năm gần đây. Nhớ lại năm 2017,khi mức giá lợn rẻ như cho không (20.000.-30.000 đồng/kg) xuống đến mức mà người ta ví như chạm đáy của ngành chăn nuôi lợn. Vực dậy được một thời gian sau đó với mức giá lợn tăng đều rồi ập đến là dịch lở mồm long móng hoành hành.Chữa bệnh cũ chưa xong thì nay người chăn nuôi đang phải đối mặt với dịch tả lợn Châu Phi. Đúng là chả có cái khổ nào hơn với những người chăn nuôi lợn trong những năm gần đây
Người chăn nuôi lợn bây giờ cũng không còn cách nào khác là phải phối hợp với các ban ngành để phòng chống dịch bệnh,nhưng trước hết vẫn phải tự chủ động phòng bệnh cho truồng trại nhà mình bằng mọi biện pháp
Nguồn: Báo laodong.vn
Theo thống kê của cục Thú y ( Bộ NN&PTNT),dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã xuất hiện trên 6 tỉnh thành phố trên cả nước gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa ,Hà Nam và ổ dịch mới nhất được phát hiện là tại khu Đầm Lấm,phường Ngọc Thụy, Long Biên,Hà Nội thuộc về một hộ chăn nuôi lợn rừng
Theo đó, khu chăn nuôi lợn rừng này có những biểu hiện dịch từ ngày 22.2.2019. Kết quả xét nghiệm sau đó cho thấy toàn bộ 25 con lợn rừng được nuôi tại đây dương tính với bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Theo Cục Thú y, ngay sau khi bắt đầu có dấu hiệu nghi vấn, khu chăn nuôi lợn rừng này đã bị phong tỏa, cách ly, 100% con lợn dương tính với virus dịch tả lợn Châu Phi đã bị xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn theo quy định nhằm ngăn chặn tình trạng lây lan của dịch bệnh. Hà Nội không chỉ quy tụ số lượng dân cư lớn mà còn có nhiều trang trại chăn nuôi quy mô, vì thế mọi công tác ngăn chặn dịch bệnh phải được diễn ra khẩn trương, nghiêm ngặt.
Ngay sau đó, theo Chi cục Thú Y Hà Nội thì đơn vị này cũng tiến hành lấy mẫu lợn của các hộ xung quanh xét nghiệm tìm dịch tả lợn châu Phi. Rất may, các mẫu xét nghiệm này đều cho kết quả âm tính và cho đến nay ngày 3/2/2019 thì không phát sinh lợn bệnh tại địa phương này.
Phun hóa chất và phun vôi bột khử trùng chuồng trại chăn nuôi tại các địa phương xuất hiện dịch tả lợn châu Phi
2.Các loại thuốc phun sát trùng/khử trùng người chăn nuôi nên lưu ý?
Ngoài các biện pháp phòng chống dịch tả của các cấp chính quyền địa phương,người chăn nuôi vẫn nên chủ động phòng tránh dịch bệnh lây lan đến chuồng trại nhà mình bằng các biện pháp cụ thể như sau
- Tăng cường phun các loại thuốc sát trùng chuồng trại cả bên trong và bên ngoài chuồng trại, lối đi vào trại, nơi cân xe, khu vực xung quanh trạị, khu xử lý heo chết kết hợp với phun vôi bột tại các khu vực này….
- Cổng xuất và cổng nhập phải có hố sát trùng và máy phun thuốc sát trùng, mỗi đầu trại phải có khay/hố sát trùng và thay nước hàng ngày.
- Phương tiện ra vào trại như xe tải bắt heo, xe chuyển cám, xe 2 bánh,... cần phải được phun xịt sát trùng thật kỹ trước khi vào trại.
- Hạn chế nhân viên ra khỏi trại khi không cần thiết. Hạn chế tối đa người vào trại, khi vào phải qua nhà sát trùng, tắm xà phòng và có thời gian cách ly ít nhất 24h mới được xuống trại.
Màu trắng của vôi bột phủ kín đường xóm tại các địa phương xảy ra dịch tả lợn
- Tăng cường chăm sóc đàn heo chu đáo, phòng bệnh bằng vaccine đối với các bệnh do virus như: Dịch Tả, Tai Xanh (PRRS), Lở Mồm Long Móng, Giả Dại, Circovirus…tăng cường sức đề kháng cho heo, có thể bổ sung thêm vitamin C, vitamin nhóm B, Beta glucan…
- Có biện pháp diệt côn trùng, chuột trong trại. Không cho chó, mèo, gà, vịt vào trại heo,...
- Đang trong thời gian có dịch tại địa phương hoặc những địa phương lân cận,khuyến cáo người chăn nuôi không nên mở rộng/tái đàn nhằm tránh lây lan dịch bệnh từ vùng khác về địa phương mình
Dịch tả lợn châu Phi (Pestis Africana suum- African swine fever) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở lợn nhà và lợn hoang dại (lợn rừng) do Myxovirrus chứa AND gây ra. Nguyên nhân gây bệnh có đặc tính kháng nguyên hoàn toàn khác với virus gây bệnh dịch tả lợn cổ điển.
Bệnh có nhiều thể biểu hiện: quá cấp, cấp tính, mãn tính và không điển hình. Tỷ lệ ốm và chết rất cao, lên tới 100%. Bệnh đặc trưng bởi các biến đổi viêm xuất huyết tràn lan đường tiêu hóa, hạch lâm ba, thận và thâm tím da phần lớn cơ thể của lợn.
Lí giải nguyên nhân dịch tả lợn châu Phi thâm nhập sâu vào nội địa Việt Nam
Theo ông Phạm Văn Đông (Cục trưởng Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) cho rằng,
- Không loại trừ đàn chim di cư đã mang virus vào sâu khu vực đồng bằng bắc Bộ. Bên cạnh đó, thời điểm cuối năm và dịp Tết Nguyên Đán lượng người di chuyển, giao thương… tăng lên
- Tình trạng buôn lậu lợn từ bên kia biên giới về Việt Nam trong đợt giá lợn giữa 2 nước chênh lệch lớn cũng là nguyên nhân khiến virus gây ASF “du nhập" vào Việt Nam.
Nếu nói do buôn lậu lợn qua các miền biên giới khiến dịch tả lợn Châu Phi (ASF) lây lan nhanh trong nội địa Việt Nam thì tại sao các nước giáp biên giới – nơi các hoạt động giao thương diễn ra khá tấp nập như Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh… lại không có dịch bệnh?
Đó là một số nguyên do phỏng đoán nguyên nhân gây ra dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam nhưng thiết nghĩ điều cần thiết ngay lúc này đối với Cục Thú Y là các biện pháp khoanh vùng nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh. Và cũng cần lắm các biện pháp hỗ trợ theo đúng nghĩa từ các ban ngành nhằm giảm bớt các thiệt hại cho người chăn nuôi lợn
Có lẽ chưa bao giờ mà người chăn nuôi lợn lại phải sống trong cảnh lao đao như 3 năm gần đây. Nhớ lại năm 2017,khi mức giá lợn rẻ như cho không (20.000.-30.000 đồng/kg) xuống đến mức mà người ta ví như chạm đáy của ngành chăn nuôi lợn. Vực dậy được một thời gian sau đó với mức giá lợn tăng đều rồi ập đến là dịch lở mồm long móng hoành hành.Chữa bệnh cũ chưa xong thì nay người chăn nuôi đang phải đối mặt với dịch tả lợn Châu Phi. Đúng là chả có cái khổ nào hơn với những người chăn nuôi lợn trong những năm gần đây
Người chăn nuôi lợn bây giờ cũng không còn cách nào khác là phải phối hợp với các ban ngành để phòng chống dịch bệnh,nhưng trước hết vẫn phải tự chủ động phòng bệnh cho truồng trại nhà mình bằng mọi biện pháp
Nguồn: Báo laodong.vn