Nghề trồng Nấm Rơm có thể làm giàu không ?

Tại sao không chứ ???

Agriviet.Com-cg12.jpg




Các Bạn thân mến , Hôm nay mình mạo muội đưa chủ đề này lên để ACE tham khảo và cùng phản biện , mong tìm ra được chân lý cho một ngành nghề truyền thống nước ta . đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn .
A ) Đầu ra : Hiện nay theo các nguồn thông tin chính thống , lượng Nấm Rơm xuất khẩu của VN chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% đơn hàng của các đối tác truyền thống nước ngoài . Giá trị thương mại xuất khẩu lên đến hàng chục triệu USD/năm . Nhu cầu tiêu dùng trong nước thì rất lớn vì nó là món ăn thanh đạm thân thuộc , nhất là vào những ngày 30 – 1 , 14 – 15 âm lịch giá trị của nó thường có những gia tăng đột biến . Nấm rơm là một trong những chủng loại Nấm ăn miền nhiệt đới rất phổ thông và có giá trị cao , thơm ngon , nhiều dược tính , nhu cầu xuất khẩu rất lớn đã và đang được cả thế giới ưa chuộng . Đây là mặt hàng mà các vùng trồng lúa nước ta nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lợi thế . Vì hiện nay trên thế giới có rất ít quốc gia sản xuất canh tác thương mại chủng loại nấm này , một phần là do vùng khí hậu không phù hợp ( phải nóng và ẩm ) , mặt khác phải là quốc gia có thế mạnh về ngành trồng trọt cây lúa nước , lúa mì , mới có nhiều nguồn nguyên liệu rơm rạ cung ứng cho sản xuất đại trà .
B ) Đầu vào : Nguồn nguyên phế liệu tại chổ từ rơm rạ , thân lõi ngô , bã mía ở nước ta hàng năm khá lớn ( vài chục triệu tấn ) giá rẻ . Phụ phẩm bổ sung như phân chuồng ( phân bò , heo , gà …) , bột ngô , bột củ mì , cám gạo , bã đậu , bã củ mì … thì hầu như bất cứ địa phương nào cũng có sẳn . So với các ngành nghề nông nghiệp khác , nguyên liệu đầu vào của ngành Nấm Rơm , Ta có thể tự túc đến hơn 90% ( không phải nhập khẩu ) .
C ) Năng suất chuyển đổi sinh học : Với Nấm Rơm có thể đạt đến 60% trên trong lượng nguyên liệu khô ( Nấm rơm là loài ngậm nước , hàm lượng cellulouse , lignin thấp ) . Năng suất bình quân tại TQ 30 - 40% . Cá biệt một số khu vực thuộc Quảng Đông , Quảng Tây năng suất đạt tối ưu 50 - 60% .
D ) Công nghiệp chế biến : Nấm Rơm ngoài sử dụng tươi có thể được chế biến nhiều dạng khác như : Nấm muối , Nấm khô , Nấm đóng hộp ….
Qua phân tích sơ bộ trên ta có thể thấy đầy là một tiềm năng khổng lồ cho ngành Nông Nghiệp nước ta . Vậy tại sao vẫn chưa có những Tỷ phú , Đại phú làm giàu lên được từ ngành canh tác này ( không tính nhà sản xuất chế biến đâu nhé ) ??? Chẳng những đã không thể làm giàu mà đôi khi còn trắng tay kể cả những lão nông kinh nghiệm cả chục năm trong nghề ( vụ Tiên Lãng , Lai Vung … ) . Tại sao ? Tại sao và tại sao ???
http://www.viendongdaily.com/nam-rom-mat-mua-cuoi-nam-5xdcmPTF.html
http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE1848FC/Dien_tich_trong_nam_rom_dang_giam.aspx
http://agriviet.com/nd/4656-nam-rom-tien-lang-khung-hoang/

Với ngành sản xuất và canh tác Nấm nói chung và Nấm Rơm nói riêng quy trình kỷ thuật trong canh tác chỉ có 8 yêu cầu cần tuân thủ nghiêm ngặt :
- Nguyên liệu và dinh dưỡng
- Nhiệt độ
- Độ ẩm
- Ánh sáng
- Thông khí
- PH
- Nguồn giống
- Phòng ngừa dịch hại
Và những yêu cầu này lại có những tác động hổ tương đan xen nhau không thể tách rời , mới có thể đảm bảo được năng xuất tối ưu , và biết đâu chừng năng suất chuyển hóa sinh học khi ấy có thể đạt bằng hoặc hơn cả năng suất bình quân của Anh láng giềng TQ chứ không phải đùa . Bởi điều kiện khí hậu tối ưu của các khu vực Đồng Bằng nước ta cho canh tác Nấm Rơm thì hơn hẳn họ .
Thế thì lổi ở khâu nào , chúng Ta sẽ cùng mổ sẻ để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục khả thi , phù hợp với thực trạng nước ta các Bạn nhé .
 


Last edited by a moderator:
C
QpJnvmd.jpg

VkDqe80.jpg

có ai bị tình trạng nấm như bông cải này chưa vậy???
Chào bạn, tình trạng này do nấm bị ngộp khí CO2, và 1 phần do thiếu ánh sáng. Bạn xem lại thiết kế thông khí của nhà trồng. Tăng cường thông khí và thêm ánh sáng phù hợp thì sẽ ko còn tình trạng này. Để chắc chắn bạn nên kiểm tra pH giá thể và nước tưới nữa nhé, xem có quá axit hoặc quá kiềm ko, nếu có thì đó cũng là nguyên nhân. Nấm kết hạch như vậy dinh dưỡng nguyên liệu của bạn rất ok, nếu chúng ko xù bông cải thì năng suất là khả quan . Thân.
thank bác nhá.cũng thông thông rồi.khi nào bắt đầu làm có khó khăn gì mong bác giúp đỡ

nhưng làm sao để biết đc nhiệt độ bên trong kệ cơ chất ko thể chui vào đo đc đúng ko bác chỉ có thể đo đc nhiệt độ nhà trồng thôi
Có nhiều cách để theo dõi nhiệt độ cơ chất mà ko phải vào trong nhà khi nhiệt độ cao, ví dụ như bạn cắm nhiệt kế sẵn vào cơ chất ở kệ gần vách, phần vách nhà ngay đó bạn thiết kế 1 ô nhỏ để có thể nhìn vào trong quan sát, làm bằng kính trong suốt hoặc nylon trong PP chẳng hạn, lúc này có thể ung dung "tọa quan sơn hổ đấu" rồi,...Và tất nhiên, với việc lớp cơ chất chỉ dày 12-15cm, muốn chúng đạt nhiệt độ trên 60 độ C thì nhiệt độ không khí trong nhà trồng cũng phải từ 65 độ trở lên, cứ thế tịnh tiến...
 


L
Chào bạn, tình trạng này do nấm bị ngộp khí CO2, và 1 phần do thiếu ánh sáng. Bạn xem lại thiết kế thông khí của nhà trồng. Tăng cường thông khí và thêm ánh sáng phù hợp thì sẽ ko còn tình trạng này. Để chắc chắn bạn nên kiểm tra pH giá thể và nước tưới nữa nhé, xem có quá axit hoặc quá kiềm ko, nếu có thì đó cũng là nguyên nhân. Nấm kết hạch như vậy dinh dưỡng nguyên liệu của bạn rất ok, nếu chúng ko xù bông cải thì năng suất là khả quan . Thân.

Có nhiều cách để theo dõi nhiệt độ cơ chất mà ko phải vào trong nhà khi nhiệt độ cao, ví dụ như bạn cắm nhiệt kế sẵn vào cơ chất ở kệ gần vách, phần vách nhà ngay đó bạn thiết kế 1 ô nhỏ để có thể nhìn vào trong quan sát, làm bằng kính trong suốt hoặc nylon trong PP chẳng hạn, lúc này có thể ung dung "tọa quan sơn hổ đấu" rồi,...Và tất nhiên, với việc lớp cơ chất chỉ dày 12-15cm, muốn chúng đạt nhiệt độ trên 60 độ C thì nhiệt độ không khí trong nhà trồng cũng phải từ 65 độ trở lên, cứ thế tịnh tiến...
thank bác.chuẩn bị vào làm thử lần đầu lên muốn cho ló thông thông một chút.khi làm có gì thắc mắc mong bác giúp đỡ tiếp
 
Chào bạn, tình trạng này do nấm bị ngộp khí CO2, và 1 phần do thiếu ánh sáng. Bạn xem lại thiết kế thông khí của nhà trồng. Tăng cường thông khí và thêm ánh sáng phù hợp thì sẽ ko còn tình trạng này. Để chắc chắn bạn nên kiểm tra pH giá thể và nước tưới nữa nhé, xem có quá axit hoặc quá kiềm ko, nếu có thì đó cũng là nguyên nhân. Nấm kết hạch như vậy dinh dưỡng nguyên liệu của bạn rất ok, nếu chúng ko xù bông cải thì năng suất là khả quan . Thân.

hiện tại mình đã trồng 6 vụ trong mấy nhà nấm này..nếu bị tình trạng thiếu ánh sáng hoặc bị ngộp khí co2,hay nước bị nhiễm.thì mấy vụ trước đã ko thành công và cũng có tình trạng như này..cái khó hiểu là sao đến vụ thứ 6 lại sảy ra tình trạng nan giải như vậy..những điều bạn nói cũng đúng với quy trình để phát triển nấm tốt..mình cũng trồng thử dưới đất và kết quả vẫn như trong nhà nấm..có khi nào tại meo nhiễm bệnh..hoặc nguồn nước thay đổi theo thời tiết??
hiện tại mình đã trồng 6 vụ trong mấy nhà nấm này..nếu bị tình trạng thiếu ánh sáng hoặc bị ngộp khí co2,hay nước bị nhiễm.thì mấy vụ trước đã ko thành công và cũng có tình trạng như này..cái khó hiểu là sao đến vụ thứ 6 lại sảy ra tình trạng nan giải như vậy..những điều bạn nói cũng đúng với quy trình để phát triển nấm tốt..mình cũng trồng thử dưới đất và kết quả vẫn như trong nhà nấm..có khi nào tại meo nhiễm bệnh..hoặc nguồn nước thay đổi theo thời tiết??
 
D
E đã đọc hết topic này, nhưng vẫn có một thắc mắc nhỏ nhờ anh em giải đáp dùm. Rơm từ máy đập gặt liên hợp mình đem trồng nấm thì có đạt năng suất cao như rơm từ máy tuốt lúa hồi xưa không? Vì máy đập gặt liên hợp hình như nó chỉ cắt lấy phần bông lúa, còn hồi xưa mình cắt lúa bằng tay thì cắt lấy xuống phần gốc lúa nhiều hơn. Và phần nào trên cây lúa mới là phần chính cho ra nấm???
Cảm ơn anh em nhiều!
 
hiện tại mình đã trồng 6 vụ trong mấy nhà nấm này..nếu bị tình trạng thiếu ánh sáng hoặc bị ngộp khí co2,hay nước bị nhiễm.thì mấy vụ trước đã ko thành công và cũng có tình trạng như này..cái khó hiểu là sao đến vụ thứ 6 lại sảy ra tình trạng nan giải như vậy..những điều bạn nói cũng đúng với quy trình để phát triển nấm tốt..mình cũng trồng thử dưới đất và kết quả vẫn như trong nhà nấm..có khi nào tại meo nhiễm bệnh..hoặc nguồn nước thay đổi theo thời tiết??
chưa ai gặp qua tình trạng này sao ta..?anh dũng có kinh nghiệm chỉ giáo em út đi anh!!
 
M
hiện tại mình đã trồng 6 vụ trong mấy nhà nấm này..nếu bị tình trạng thiếu ánh sáng hoặc bị ngộp khí co2,hay nước bị nhiễm.thì mấy vụ trước đã ko thành công và cũng có tình trạng như này..cái khó hiểu là sao đến vụ thứ 6 lại sảy ra tình trạng nan giải như vậy..những điều bạn nói cũng đúng với quy trình để phát triển nấm tốt..mình cũng trồng thử dưới đất và kết quả vẫn như trong nhà nấm..có khi nào tại meo nhiễm bệnh..hoặc nguồn nước thay đổi theo thời tiết??
chào bác. Bác còn nhớ em chứ. Nấm ra rất dày pt tốt nếu ko bị bệnh thì rất đẹp oy. Hum nào bác chỉ giáo chút kỷ thuật nha. Với cái bệnh của bác, cũng chẳng biết gọi là bệnh gì nữa, vì chưa gặp bao giờ và kủng chưa đọc qua tài liệu nào nói tới.
Với người đả trải qua 6 vụ nấm thì e nghĩ quy trình chăm sóc ko phải là vấn đề, vì là bệnh hiếm gặp nên e nghỉ có tkể nguyên liệu bị nhiễm hóa chất hoặc là nguồn nc có vấn đề. Còn nếu là meo giống bác chỉ việc tới nơi mua meo cùng mình là xem nấm của họ là biết.
 
chào bác. Bác còn nhớ em chứ. Nấm ra rất dày pt tốt nếu ko bị bệnh thì rất đẹp oy. Hum nào bác chỉ giáo chút kỷ thuật nha. Với cái bệnh của bác, cũng chẳng biết gọi là bệnh gì nữa, vì chưa gặp bao giờ và kủng chưa đọc qua tài liệu nào nói tới.
Với người đả trải qua 6 vụ nấm thì e nghĩ quy trình chăm sóc ko phải là vấn đề, vì là bệnh hiếm gặp nên e nghỉ có tkể nguyên liệu bị nhiễm hóa chất hoặc là nguồn nc có vấn đề. Còn nếu là meo giống bác chỉ việc tới nơi mua meo cùng mình là xem nấm của họ là biết.
kỹ thuật trồng nấm bông cải há:( 3 nhà nấm giờ toàn bông cải rầu chết đc!
 

L
Co kha nang co chat bi chua nen nam hinh bong cai giong nhu nhiem phen vay .neu du duong chat nam gio bu khoi che luon hai ban duoc luon do chu
viết có dấu đi bạn! từ ngữ việt nam mình phong phú lắm..cũng đang buồn vụ nấm,kể bạn nghe câu chuyện hiểu lầm khi nhắn tin ko dấu nè..người bạn gái nhắn tin cho bạn trai: hỏi anh đang làm gì đó?,người con trai nhắn lại" anh dang suc cat o nha" <anh đang xúc cát ở nhà>..người con gái đỏ mặt nhắn lại đồ mất dạy..người kia thì ngơ ngác ko hiểu chuyện gì mà bị chửi..!
QehsC4q.jpg

kSnxCYN.jpg

RpqJ95P.jpg

Up60LuK.jpg

cDCzR4r.jpg

mXo14vp.jpg

pusgJNv.jpg

thật là đau lòng.:Dapdau:
 
C
hiện tại mình đã trồng 6 vụ trong mấy nhà nấm này..nếu bị tình trạng thiếu ánh sáng hoặc bị ngộp khí co2,hay nước bị nhiễm.thì mấy vụ trước đã ko thành công và cũng có tình trạng như này..cái khó hiểu là sao đến vụ thứ 6 lại sảy ra tình trạng nan giải như vậy..những điều bạn nói cũng đúng với quy trình để phát triển nấm tốt..mình cũng trồng thử dưới đất và kết quả vẫn như trong nhà nấm..có khi nào tại meo nhiễm bệnh..hoặc nguồn nước thay đổi theo thời tiết??
*Thật chia sẽ với nỗi buồn 3 nhà nấm bị bông cải cùng bạn. Rủi ro trong sản xuất thế này ai cũng có khả năng gặp phải, ko loại trừ ai kể cả chuyên gia vì Nấm vòng đời ngắn và rất nhạy cảm với các yếu tố nhiệt, ẩm, pH,...chỉ cần sơ suất trong chăm sóc sẽ gây hậu quả hàng loạt ko mong muốn.
*Với thông tin mới bạn đề cập, vậy có thể loại trừ nguyên nhân ngộp CO2, thiếu ánh sáng, với dạng nấm con ra như thế loại trừ luôn nguyên nhân meo bị nhiễm bệnh. Mình chẩn đoán, đến 99% nguyên nhân là do pH, bạn xem lại pH nguyên liệu và pH nước tưới. Dạo gần đây đã có mưa đầu mùa, thỉnh thoảng mưa rất lớn. Những khu vực thành phố, gần thành phố trong không khí ngày thường có rất nhiều loại khí thải, CO2, CO, CFC....và chúng còn tích tụ trên mái nhà, tán lá cây...khi mưa lớn sẽ rữa trôi, hòa tan làm pH nước thay đổi đột ngột và khoảng thay đổi lớn bất ngờ lắm đó, thường là sẽ theo hướng pH axit. Nếu ta chủ quan ko để ý mà tưới nấm qua 1 lần ngay lúc tơ dày sắp kết nụ, .... thì nấm sẽ bị xù bông cải hàng loạt, cái nào gượng qua được thì hình thức nấm sẽ xấu, nổi gai, nổi hột như bị...ghẻ, mục cóc...
Bạn kiểm tra lại nguồn nước nhé, có thể hôm nay nó đã khác so với mấy ngày trước (nếu có mưa lớn) rồi. Vì vậy, nhân đây góp ý với tất cả anh em trồng nấm là: nên chủ động kiểm soát, điều chỉnh pH nguồn nước dùng để ủ và tười nấm. Có như vậy thì quy trình chăm sóc mới chặc chẽ và giảm thiểu rủi ro. tất nhiên là đừng xem nhẹ các yếu tố khác nhé. Nghề này cần: Cẩn thận, Tỉ mỉ, Chi tiết, Hiểu biết, Kiên nhẫn, vì vậy đôi khi như con gái vậy. Thân
E đã đọc hết topic này, nhưng vẫn có một thắc mắc nhỏ nhờ anh em giải đáp dùm. Rơm từ máy đập gặt liên hợp mình đem trồng nấm thì có đạt năng suất cao như rơm từ máy tuốt lúa hồi xưa không? Vì máy đập gặt liên hợp hình như nó chỉ cắt lấy phần bông lúa, còn hồi xưa mình cắt lúa bằng tay thì cắt lấy xuống phần gốc lúa nhiều hơn. Và phần nào trên cây lúa mới là phần chính cho ra nấm???
Cảm ơn anh em nhiều!
Chào bạn,
- Rơm gặt đập liên hợp ko bằng rớm máy suốt lúa ngày xưa
- Rơm gặt đập liên hợp vẫn trồng nấm rơm tốt nếu bổ sung dinh dưỡng phù hợp
- Phần nào của cọng rơm cũng có thể cho ra nấm nhưng: phần càng gần gốc cho nấm tốt hơn, rơm lúa nếp tốt hơn lúa tẻ, lúa mùa tốt hơn lúa 3 tháng, rơm đất phù sa tốt hơn đất nhiễm mặn, nhiễm phèn. Thân
 
D
viết có dấu đi bạn! từ ngữ việt nam mình phong phú lắm..cũng đang buồn vụ nấm,kể bạn nghe câu chuyện hiểu lầm khi nhắn tin ko dấu nè..người bạn gái nhắn tin cho bạn trai: hỏi anh đang làm gì đó?,người con trai nhắn lại" anh dang suc cat o nha" <anh đang xúc cát ở nhà>..người con gái đỏ mặt nhắn lại đồ mất dạy..người kia thì ngơ ngác ko hiểu chuyện gì mà bị chửi..!
QehsC4q.jpg

kSnxCYN.jpg

RpqJ95P.jpg

Up60LuK.jpg

cDCzR4r.jpg

mXo14vp.jpg

pusgJNv.jpg

thật là đau lòng.:Dapdau:

Nguyên nhân xảy ra tình trạng trên thì có nhiều lắm nhưng tựu chung chỉ có 1 tác nhân gây hại là 1 chủng nấm chuyên tấn công trực tiếp trên quả thể ( không ăn trên nguyên liệu ) và nếu đúng như dự đoán của cá nhân mình thì khu vực bạn và nhà trồng đã và đang bị ô nhiễm nấm hại này rất nặng , không khéo các đợt tiếp theo sau nữa nếu không có giải pháp , Bạn sẽ không thể tiếp tục trồng nấm được nữa . Có thể các đợt trước có vài điểm đã xuất hiện rồi , nhưng bạn không quan tâm chú ý nên đợt này chúng bùng phát mạnh . Liên lạc và cung cấp thêm 1 số thông tin cho mình , khi đó mới mình xác định được lỗi chổ nào để hổ trợ cho Bạn .
 
*Thật chia sẽ với nỗi buồn 3 nhà nấm bị bông cải cùng bạn. Rủi ro trong sản xuất thế này ai cũng có khả năng gặp phải, ko loại trừ ai kể cả chuyên gia vì Nấm vòng đời ngắn và rất nhạy cảm với các yếu tố nhiệt, ẩm, pH,...chỉ cần sơ suất trong chăm sóc sẽ gây hậu quả hàng loạt ko mong muốn.
*Với thông tin mới bạn đề cập, vậy có thể loại trừ nguyên nhân ngộp CO2, thiếu ánh sáng, với dạng nấm con ra như thế loại trừ luôn nguyên nhân meo bị nhiễm bệnh. Mình chẩn đoán, đến 99% nguyên nhân là do pH, bạn xem lại pH nguyên liệu và pH nước tưới. Dạo gần đây đã có mưa đầu mùa, thỉnh thoảng mưa rất lớn. Những khu vực thành phố, gần thành phố trong không khí ngày thường có rất nhiều loại khí thải, CO2, CO, CFC....và chúng còn tích tụ trên mái nhà, tán lá cây...khi mưa lớn sẽ rữa trôi, hòa tan làm pH nước thay đổi đột ngột và khoảng thay đổi lớn bất ngờ lắm đó, thường là sẽ theo hướng pH axit. Nếu ta chủ quan ko để ý mà tưới nấm qua 1 lần ngay lúc tơ dày sắp kết nụ, .... thì nấm sẽ bị xù bông cải hàng loạt, cái nào gượng qua được thì hình thức nấm sẽ xấu, nổi gai, nổi hột như bị...ghẻ, mục cóc...
Bạn kiểm tra lại nguồn nước nhé, có thể hôm nay nó đã khác so với mấy ngày trước (nếu có mưa lớn) rồi. Vì vậy, nhân đây góp ý với tất cả anh em trồng nấm là: nên chủ động kiểm soát, điều chỉnh pH nguồn nước dùng để ủ và tười nấm. Có như vậy thì quy trình chăm sóc mới chặc chẽ và giảm thiểu rủi ro. tất nhiên là đừng xem nhẹ các yếu tố khác nhé. Nghề này cần: Cẩn thận, Tỉ mỉ, Chi tiết, Hiểu biết, Kiên nhẫn, vì vậy đôi khi như con gái vậy. Thân

Chào bạn,
- Rơm gặt đập liên hợp ko bằng rớm máy suốt lúa ngày xưa
- Rơm gặt đập liên hợp vẫn trồng nấm rơm tốt nếu bổ sung dinh dưỡng phù hợp
- Phần nào của cọng rơm cũng có thể cho ra nấm nhưng: phần càng gần gốc cho nấm tốt hơn, rơm lúa nếp tốt hơn lúa tẻ, lúa mùa tốt hơn lúa 3 tháng, rơm đất phù sa tốt hơn đất nhiễm mặn, nhiễm phèn. Thân
cảm ơn bạn! mình sẽ nghiên cứu kỹ vấn đề bạn vừa giải thích cho mình hiểu!
Nguyên nhân xảy ra tình trạng trên thì có nhiều lắm nhưng tựu chung chỉ có 1 tác nhân gây hại là 1 chủng nấm chuyên tấn công trực tiếp trên quả thể ( không ăn trên nguyên liệu ) và nếu đúng như dự đoán của cá nhân mình thì khu vực bạn và nhà trồng đã và đang bị ô nhiễm nấm hại này rất nặng , không khéo các đợt tiếp theo sau nữa nếu không có giải pháp , Bạn sẽ không thể tiếp tục trồng nấm được nữa . Có thể các đợt trước có vài điểm đã xuất hiện rồi , nhưng bạn không quan tâm chú ý nên đợt này chúng bùng phát mạnh . Liên lạc và cung cấp thêm 1 số thông tin cho mình , khi đó mới mình xác định được lỗi chổ nào để hổ trợ cho Bạn .
em cũng suy nghĩ như anh..vì em trồng thử dưới đất chỗ bị chỗ ko..có nhiều chỗ nguyên liệu mốc trắng nhìn như bị khô da vậy,mà chỗ em dặm nguyên liệu thì có 1 chỗ lâu nay ko di chuyển hay thay đổi..chắc do bệnh truyền nhiễm..anh có hướng khắc phục gì giúp em đc ko? hoặc là dùng loại thuốc gì để xử lý khu vực em đang làm khỏi bị nhiễm nữa?
cảm ơn bạn! mình sẽ nghiên cứu kỹ vấn đề bạn vừa giải thích cho mình hiểu!

em cũng suy nghĩ như anh..vì em trồng thử dưới đất chỗ bị chỗ ko..có nhiều chỗ nguyên liệu mốc trắng nhìn như bị khô da vậy,mà chỗ em dặm nguyên liệu thì có 1 chỗ lâu nay ko di chuyển hay thay đổi..chắc do bệnh truyền nhiễm..anh có hướng khắc phục gì giúp em đc ko? hoặc là dùng loại thuốc gì để xử lý khu vực em đang làm khỏi bị nhiễm nữa?
à nguyên liệu cũ khi sử dụng xong em cũng quăng gần nhà nấm lâu nay..em thấy nó cũng lên nấm dại thấy thương lắm..mà ko có nấm bông cải.!
 
T
Không thể tính trên m2 nhà trồng vì còn tùy thuộc vào việc bạn làm kệ tầng cao bao nhiêu. Nên quy chiếu theo m3. chiều dài x chiều rộng x chiều cao, nếu dùng thùng phuy loại 200l thì bạn có thể đốt 1 phuy cho 15m3, cứ thế nhân lên. Đốt nhiều phuy thì nhanh lên độ nhưng rất hao tốn nguyên liệu và công, còn tùy thuộc thiết kế kiểu đốt cho thùng phuy nữa. Nếu làm công nghiệp hoặc quy mô tương đối lớn ko thể dùng thùng phuy vì tính hiệu quả ko cao. Bạn nên tính phương án đầu tư 1 lò hơi phù hợp mới là giải pháp khả quan.
15 m3/thùng phi có dày quá không, xem ảnh cá tài liệu không đến mức như vậy, ví dụ nhà 50m2 cao 2,5 m thì cần đến 7 thùng phi, nhiều quá, em tính 3 thùng thôi, tức khoảng hơn 30 khối/phi
 
M
15 m3/thùng phi có dày quá không, xem ảnh cá tài liệu không đến mức như vậy, ví dụ nhà 50m2 cao 2,5 m thì cần đến 7 thùng phi, nhiều quá, em tính 3 thùng thôi, tức khoảng hơn 30 khối/phi
Còn tùy thuộc vào thời tiết nữa bạn nhé. Nếu trời nắng to 35 độ c thì trong nhà nấm đạt trên 45 độ. 3 thùng là ok oy. Nhưng bạn phải thiết kế cửa lò hợp lý để đủ nhiệt lượg và thờ gian duy trì ko hết than lại phải vào tiếp là mệt lắm đó. Làm nhà bạt lúc lợi thế là ở chổ đó. Nhưng cấy meo xong canh nhiệt độ cũng rất mệt đó. M đang đau đâu mà chưa tìm được giải pháp khả thi đây.
 
L
em đang định làm 4 cái máy xấy tự chế ( dạng hoạt động như máy sấy tóc ) cung hơi nóng cho nhà trồng 130m2 hoặc xây lò đốt rác ( củi,gỗ) song hút hơi nóng vào nhà trồng.các bác cho em xin ý kiến về hai phương pháp này với liệu cái nào khả thi hơn
 
A
em đang định làm 4 cái máy xấy tự chế ( dạng hoạt động như máy sấy tóc ) cung hơi nóng cho nhà trồng 130m2 hoặc xây lò đốt rác ( củi,gỗ) song hút hơi nóng vào nhà trồng.các bác cho em xin ý kiến về hai phương pháp này với liệu cái nào khả thi hơn
bác có thể hướng dẫn em làm với được ko
 
L
Các bạn muốn chon phương pháp nào thì đieù đầu tien là chúng ta phải bắt tay vào tính toán đe chọn ra phương pháp có hieuj quả kinh te nhất.
- Sau đây mình sẽ trình bày cách tính toán ntn đe nhà nấm đạt được nhiet độ mong muốn
Trước khi tính toán các bạn cần hieu 1 vài khái niem cơ bản
1) Nhiệt dung rieng là lượng nhiệt vật hoặc một khối chất thu vào hay tỏa ra để tăng hoặc giảm 1 °C

2) Nhiet hóa hơi của nước là lượng nhiet de làm bay hơi hoàn toàn 1kg nước từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi

Cách tính toán:

- Muốn cho cả nhà nấm tăng từ nhiet độ môi trường len nhiet độ mong muốn, thì ta phải cung cấp đủ 1 lượng nhiet cần thiet, và lúc đó tấc cả vât lieu trong nhà trồng đeu có 1 nhiet độ như nhau.

- Vât lieu trong nhà trồng nấm có rất nhieu loại, nhưng đe đơn giản hóa cách tính toán chia làm 2 loại : nguyen lieu rắn ( rơm rạ, phụ gia, tre nứa làm khung kẹ) và nước nguyen lieu lỏng

· Các bạn phải quy ve khối lượng khô tuyet đối của tấc cả các vật lieu cấu tạo nen nhà trồng nấm, và nguyen lieu làm giá the trồng nấm ta được A (kg)

· Tính tổng lượng nước có trong nhà trồng nấm được B (kg)

Lý do: - Hầu như tấc cả các nguyen lieu trong nhà nấm có nhiet dung rieng gần bằng nhau lấy khoảng 0.3kcal/kg.độ
- Nhiet dung của nước là 1 kcal/kg.Độ
Tổng lượng nhiet Q cần cung cấp đe nhà nấm tang nhiet từ T1 đen T2 là
Q = (T2 – T1) x ( 0,3A +1B) đơn vị kcal

Khi có được lượng nhiet Q rồi lúc này các bạn se tính được cần bao nhieu nhien lieu đe sản sinh ra được nhiet lượng Q

Ta có:
- 1kg hơi nước có nhiet luong là Q = 560 kcal/kg
- Củi khô có khoảng Q = 2100 kcal/kg
- Than đá từ 5500 – 15000 kcal/kg
- Dầu hoả 11.100 kCal/kg
- 1 KW đien có Q = 860 kcal/ kw
Lấy tổn thất nhiet 20 % vậy là các bạn sẽ tính được gần như chính xác lượng nhien lieu
Theo cách tính tren, và với số lieụ của chú dũng 1 nhà trồng 130 m2 thì trồng được 10 tấn nguyen lieu khô độ ẩm ví dụ 10%, cho khối lượng vâtj lieu nhà nấm 2tấn.
Vâỵ ta có tổng nguyen lieu rắn là 11 tấn,
khối lượng nước nhà nấm 11 x 6 : 4 = 16,5 tấn ( nguyen lieu trồng nấm có độ ẩm 60%)
Nhiet độ ban đầu là 30 độ sau 70 độ vậy khoảng tăng nhiet deta = 40

Nhiet lượng Q = 40 x (11x0,3 + 16,5x1) x 1000 = 633.300 kcal
Quy ve KW điẹn là 771 ký đien
quy ve củi khô 315 kg củi khô
than đá từ 42 - 115kg
Hơi nước sôi 1130 kg

cộng với 20% tổn thất nữa là ra.
Vây với số lieu tính toán tren neu như là đun hơi nuoc thj các bạn sẽ tính được cần bao nhieu thùng phi, các bạn sẽ tính them tốc độ bay hơi nuoc cũng như củi đot đe nhà nấm đạt nhiet độ trong time xác định
 


Back
Top