Vài suy nghĩ về đầu ra quả bơ nói riêng và trái cây nói chung.

Tôi là Đức, mấy bữa trước có viết một bài về kế hoạch trồng bơ. Nay tôi muốn chia sẻ thêm cảm nghĩ của tôi về nền nông nghiệp Việt Nam thông qua một câu chuyện thực tế.

Số là cái kế hoạch của tôi đang trong giai đoạn để thực thi, thì tôi thử đi bán bơ, một phần là tập cho mình khả năng bán hàng vì trước nay tôi chưa từng bán hàng, phần khác cũng muốn tham gia vào thị trường bơ. Vì thứ 7 không phải đi làm, nên thứ 6 rồi tôi gọi ĐT về quê nhờ một người quen gửi cho tôi 50kg lên SG để tôi bán, với yêu cầu "Bơ ngon, khoảng 3 quả 1kg". Sáng thứ 7, tôi lên Bến xe Miền Đông lấy hàng, phí vận chuyển trên đó xuống là 50k cho 50kg.

Kiểm tra bơ ở trên lớp mặt, tôi thấy bơ to, cầm chắc tay, và tôi khá hài lòng. Sau đó, tôi lấy 1 ít, chụp hình lại và post lên cái facebook khoảng 700 friends của mình, và sau đó nhận đc nhiều yêu cầu đặt hàng.

Chỉ trong vài tiếng, số lượng đặt hàng đã hết hơn 50kg. Và khi tôi đi giao thì có vấn đề xảy ra, khi phía bên dưới hàng không đẹp như bên trên, cân đc khoảng 15kg (hơn 25%), tôi không dám giao tiếp mà mang qua quán của 1 người bạn, giảm giá 1 tí nhờ họ bán dùm. Mất 2 giờ để người bạn bán hết số đó.

Bên cạnh đó, tôi gọi cho người quen vừa cung cấp hàng cho tôi, kêu lấy cho tôi thêm 50kg và chất lượng tốt như phần trên của lô hàng hôm qua, tôi cũng không quên nhắc khéo là như phần 15kg đó tôi không bán được.

Và lô hàng thứ 2 đến vào sáng nay, chất lượng còn tệ hơn cái 15kg hôm qua mac tôi phải nhờ bạn bán dùm. Có thêm những đơn hàng mới, cả đơn hàng sỉ, nhưng tôi không thể giao hàng bởi chất lượng hàng hoá.

Chất lượng hàng hoá thật sự là vấn đề nghiêm trọng ít nhất là trong việc bán bơ của tôi lúc này. Đã có khách hàng phản hồi rằng "Bơ có quả béo quả không". Và tôi đang lo, khách hàng của tôi không nhận đc những thứ như họ kỳ vọng, và như tôi muốn cung cấp cho họ.

Phải chăng chất lượng nông sản là một điều xa xỉ, để mà không đảm bảo được. Tôi chỉ là một kẻ tay ngang trong bán hàng, mà tôi có thể tự tin mình có khả năng bán được khoảng 100kg bơ / ngày ngay chính vụ của bơ nếu có nguồn hàng chất lượng đồng đều, điều đó chứng tỏ nông sản không quá khó bán, nếu có nguồn hàng chất lượng.

Tôi muốn bán hàng, muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm với chất lượng như cam kết, nhưng hiện nay, tôi chưa tìm được nguồn hàng đạt yêu cầu đó.

Tôi không biết các loại trái cây khác thì thế nào, nhưng ở cây bơ, chất lượng là một vấn đề. Nhiều người than rằng, trái cây trồng ra không có chỗ tiêu thụ, nhưng có mấy ai chú trọng đến chất lượng sản phẩm mình làm ra. Người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả cho sản phẩm có chất lượng tốt, nhưng bởi vì họ đã nhiều lần bị "ăn quả lừa" nên giờ mọi quyết định họ rất nghi ngại.

Khách hàng Việt Nam tương đối dễ tính, họ không quá cần các loại giấy chứng nhận này nọ, mà chỉ cần chất lượng sản phẩm đúng như người bán cam kết là được, người ta cũng không quá so đo về giá cả dăm ba ngàn.

Như hôm kia tôi đi ngang đường Âu Cơ, thấy một người bán dạo bơ đề bảng "Bơ sáp Daklak 8000/kg", nhìn thấy bơ cũng to, đẹp. Tấp vào hỏi thì 8k là loại vừa nhỏ vừa xấu, loại tôi thấy giá cao hơn.

Cũng có người khách hàng nói với tôi họ mua bơ về mà không ăn được, từ đó về sau họ ko dám mua bơ nữa dù thích ăn.

Xa hơn, hồi xưa có lần tôi mua xoài được quảng cáo là ngọt, về nhà cắt ra ăn chua, biết hỏi ai. Hay thậm chí mua 2 quả, quả nta cắt ăn thử ngọt, quả ko ăn thử thì chua. Dưa hấu mua về ăn ko ngon..., nhiều lắm.

Chưa kể đến việc cân thiếu, hay giá cắt cổ khi hiếm hàng.

Những cái thuộc về món ăn, đôi khi nó là thói quen, giống như ăn xong bữa ăn phải có trái chuối, hay trước khi ngủ phải có ly sữa, ly sinh tố khi khát ..., nếu như duy trì được thói quen đó của khách hàng, thì nhu cầu gần như ổn định, và giá cả cũng ổn định. Khách hàng ko so đo dăm ba ngàn đâu, vì gửi xe cũng đã 3-5k rồi.

Nhưng chính những người nông và thương lái, đã đưa giá cắt cổ khi hiếm hàng, đôi khi là những cái giá rất vô lý, để khi khách hàng bỏ thói quen ăn món đó vì ko thể chi trả, rồi khi trồng nhiều quá, tràn ngập thị trường lại than sao ko ai mua, phải mang đi đổ, có ai nghĩ rằng, mới đó thôi, khách hàng đã phải chịu cái giá cắt cổ không hợp lý.

Tôi biết có nhiều người sáng sáng đều làm 1 ly cafe vỉa hè 12k-15k. Đấy là thói quen, giả sử ngày nào đó, giá tăng lên 60-70k/ly. Sẽ có rất nhiều người từ bỏ thói quen đó vì ko thể chi trả, rồi họ tập 1 thói quen khác. Rồi lại đến ngày khác, 1 ly càe xuống 8k, chưa chắc đã có người uống nhiều bằng hồi 12-15k.

Hay ví dụ như ổi. Tôi ko ăn ổi ko fai vì nó 20k/kg, hay ăn ổi vì nó 6k/kg. Mà đơn giản tôi không có thói quen ăn ổi. Chứ nếu tôi mà có thói quen đó, 1 tuần ăn 1kg 20k cũng ko fai là vấn đề, gửi xe thôi còn gấp mấy số tiền đó. Đó là một ví dụ cho suy nghĩ của khách hàng.

Tóm lại, một trong những lý do nông sản Việt Nam trồi sụt chính là vấn đề về chất lượng, và "đánh úp" khách hàng (cắt cổ khi khách hàng cần, thì đừng mong khách hàng cứu khi gặp khó). Ngoài ra còn là không tính toán độ lớn thị trường.

Một khi chưa cải thiện đc những điều này thì nông sản cứ lao đao và ko ổn định về đầu ra.

P/S. Mà ai biết đâu cung cấp bơ chất lượng tốt và số lượng ổn định không nhỉ?
 


tại sao người dân sản xuất ra có hàng hóa nhưng giá vẫn thấp? hiện nay thị trường tự do rồi, người tiêu dùng cũng thông minh hơn nhiều, có tiền có quyền lựa chọn, sẵn sàng trả giá cao để hưởng trái ngon. bởi vậy phân tích ra từng công đoạn từ sản xuất đến thu hái , vận chuyển, bảo quản, tiêu thụ sao cho thỏa mản nhu cầu khách hàng mới thu lợi nhuận cao nhất.
OK.
Khách hàng rất sòng phẳng, sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm ngon.
Thế nhưng người dân sản xuất ra giá vẫn thấp? (chưa đúng đâu nhé, có 2 vườn cam xoàn kế bên nhau, của 2 anh em ruột, cùng một loại đất, cùng một loại giống, một bên giá 45 triệu/ tấn, còn 1 bên 25 triệu/ 1 tấn).
Muốn giải quyết vấn đề này, chúng ta phải phân tích vấn đề, tìm ra vấn đề cần phải giải quyết.
Tìm ra được vấn đề, xử lý được vấn đề đó, thì đó mới là "chủ doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp"; nếu không thì mãi mãi chỉ là 1/60.000.000 nông dân mà thôi, mãi mãi, và mãi mãi...
Khi bạn tìm ra được vấn đề, đưa ra hướng giải quyết được vấn đề đó, bạn mới khởi nghiệp được một kiểu cách kinh doanh nông nghiệp bền vững.
 


OK.
Khách hàng rất sòng phẳng, sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm ngon.
Thế nhưng người dân sản xuất ra giá vẫn thấp? (chưa đúng đâu nhé, có 2 vườn cam xoàn kế bên nhau, của 2 anh em ruột, cùng một loại đất, cùng một loại giống, một bên giá 45 triệu/ tấn, còn 1 bên 25 triệu/ 1 tấn).
Muốn giải quyết vấn đề này, chúng ta phải phân tích vấn đề, tìm ra vấn đề cần phải giải quyết.
Tìm ra được vấn đề, xử lý được vấn đề đó, thì đó mới là "chủ doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp"; nếu không thì mãi mãi chỉ là 1/60.000.000 nông dân mà thôi, mãi mãi, và mãi mãi...
Khi bạn tìm ra được vấn đề, đưa ra hướng giải quyết được vấn đề đó, bạn mới khởi nghiệp được một kiểu cách kinh doanh nông nghiệp bền vững.
OK!
Đây chính là một phần của chuổi giá trị
OK.
Khách hàng rất sòng phẳng, sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm ngon.
Thế nhưng người dân sản xuất ra giá vẫn thấp? (chưa đúng đâu nhé, có 2 vườn cam xoàn kế bên nhau, của 2 anh em ruột, cùng một loại đất, cùng một loại giống, một bên giá 45 triệu/ tấn, còn 1 bên 25 triệu/ 1 tấn).
Muốn giải quyết vấn đề này, chúng ta phải phân tích vấn đề, tìm ra vấn đề cần phải giải quyết.
Tìm ra được vấn đề, xử lý được vấn đề đó, thì đó mới là "chủ doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp"; nếu không thì mãi mãi chỉ là 1/60.000.000 nông dân mà thôi, mãi mãi, và mãi mãi...
Khi bạn tìm ra được vấn đề, đưa ra hướng giải quyết được vấn đề đó, bạn mới khởi nghiệp được một kiểu cách kinh doanh nông nghiệp bền vững.
OK!
Vấn đề theo tôi là ở chổ: hai người tuy giống nhau về dịch vụ sản xuất
nhưng không cùng dịch vụ sau thu hoạch và lưu thông nên đạt giá trị sản phẩm khác nhau.
- Giống nhau về dịch vụ sản xuất: Giống, phân bón, thuốc ... chăm
sóc....kết quả có trái cây tại vườn đạt số lượng và chất lượng như
nhau.
- Khác nhau: dịch vụ sau thu hoạch: chế biến, bảo quản. kênh buôn
bán....một người có hoạt động thương mại tốt còn người kia thì không.
người tốt tìm ra đối tác tiêu thụ chủ động tìm thương lái, ký kết hợp
đồng chặt chẻ, đảm bảo cam kết đầu ra. thống nhất hình thức thanh toán tốt đảm bảo đôi bên cùng có lợi. còn người kia thì không làm gì, đợi tư thương tới và mua bán trao tay, thường bị ép giá ...
 
Trong quá trình tìm hiểu về bơ, D có tìm được 1 nghiên cứu về chuỗi giá trị bơ, đó là cơ sở để tạo ra thương hiệu Dakado ngày nay. Giờ có lẽ nên làm lại cái nghiên cứu như thế mà sâu hơn tí. Không biết có ai quan tâm, D sẽ trình bày sơ lược nội dung cái nghiên cứu đó cho mọi người tìm hiểu.
 
Trích:
trong ảnh mình thấy loại bơ bị vứt đi ấy khoảng 3 trái /kg, nghĩa là 5000 đồng/ trái.

Không đúng đâu. Giá bơ không theo cỡ trái, mà theo
chất lượng trái. Nếu cùng chất lượng, thì sau đó,
trái nào lớn hơn, thì giá mới nhỉnh hơn.
 
Trong quá trình tìm hiểu về bơ, D có tìm được 1 nghiên cứu về chuỗi giá trị bơ, đó là cơ sở để tạo ra thương hiệu Dakado ngày nay. Giờ có lẽ nên làm lại cái nghiên cứu như thế mà sâu hơn tí. Không biết có ai quan tâm, D sẽ trình bày sơ lược nội dung cái nghiên cứu đó cho mọi người tìm hiểu.
OK! bác nói vậy sao thấy quen quen, thì ra trước đây bác đã nghiên cứu nhiều về bơ rồi, thương hiệu DAKADO hình như do dự án GTZ sở kế hoạch đầu tư DAKLAK hỗ trợ giúp đỡ nghiên cứu, phân tích chuổi giá trị ... và giúp Công ty Thu Nhơn làm thương hiệu vậy ra trước đây bác cũng tham gia nhiều rồi, nếu có tài liệu chi tiết bác giúp anh em cùng tham khảo với, cảm ơn bác nhiều nha
Trích:


Không đúng đâu. Giá bơ không theo cỡ trái, mà theo
chất lượng trái. Nếu cùng chất lượng, thì sau đó,
trái nào lớn hơn, thì giá mới nhỉnh hơn.
Thực ra đã là bơ thì ngon rồi, dù bơ nước thì cũng có nhiều người thích. mong sao đã có sản phẩm, có người mua thì cũng góp thêm thu nhập
 
Đ muốn chia sẻ những gì Đ đã bỏ công tìm hiểu được trong thời gian qua về bơ. Ban đầu thì Đ tính giữ nó lại cho riêng mình, nhưng có lẽ chia sẻ thì tốt hơn, vì dù sao đây cũng chỉ là thông tin chứ không phải là một nghiên cứu. Có thể những thông tin Đ nói ra sau đây nhiều người đã biết, nhưng cũng hy vọng đóng góp chút gì đó cho phong phú thêm kho thông tin của cộng đồng Agriviet.


Bơ là trái cây giàu chất dinh dưỡng bậc nhất thế giới, tuy nhiên sản lượng bơ thế giới năm 2014 là khoảng 4 triệu tấn, khá khiêm tốn so với các loại trái cây quen thuộc khác như Táo (khoảng hơn 50tr tấn), Cam (khoảng hơn 60tr tấn), Chuối (khoảng hơn 50tr tấn), Mẵng cầu (gần 30tr tấn). Đ cũng không biết tại sao sản lượng bơ lại thấp như thế. Các nước sản xuất bơ chủ yếu là Mỹ, Mexico, Chi Lê, Nam Phi, Úc, Newzeland, Indonexia, Tây Ba Nha, Israel, Trung Quốc… Các giống bơ chủ yếu mà người ta trồng bao gồm: Hass (khoảng 80% sản lượng), Reed, Bacon Hass, Fuerte, Pinkerton …, khoảng 20 giống đổ lại thôi.


Trong khi đó, Bơ có hàng ngàn giống được định danh, nghĩa là có ghi chép lại các thông số như hình dáng lá, hình dáng quả, chất lượng quả, và các đặc điểm về độ dầu, độ béo, mùa vụ…. Hàng ngàn giống này được phân ra thành 3 chủng chính là Mexican, Guatemalan, West Indian, và giống lai giữa các chủng này. Ngoài ra, bơ có sự phân hóa lớn, nên nếu trồng từ hạt thì chất lượng và đặc điểm sẽ không giống với cây mẹ. Thế nên, ngoài hàng ngàn giống được định danh như đã nói, còn hàng trăm ngàn giống khác xuất hiện khi được trồng từ hạt (mỗi cây được trồng từ hạt sẽ tạo nên một giống mới, vì nó không giống cây mẹ), và đương nhiên những giống này không hề được định danh.


Ở Việt Nam, Bơ được người Pháp mang vào Việt Nam ở nhửng năm 40, 50 của thế kỷ trước. Không ai biết được người Pháp mang vào những giống nào. Tuy nhiên, kể từ khi vào Việt Nam cho đến những năm 2000, sự phát triển của cây bơ ở Việt Nam đa số là tự phát, và cây mới được tạo thành chủ yếu từ hạt. Nghĩa là từ năm 1940 – 2000, đã xuất hiện thêm hàng chục ngàn giống bơ mới (mỗi cây được trồng từ hạt là một giống mới) xuất hiện ở Việt Nam. Thời gian đó, cây bơ không được chăm sóc, chỉ phát triển một cách tự phát, do đó có thông tin cho rằng, chỉ những giống phù hợp với khí hậu Việt Nam (nhiệt đới, nóng ẩm) thì phát triển tốt. Mà những giống phù hợp với khí hậu Việt Nam là những giống thuộc chủng West Indian, là chủng có chất lượng thấp nhất trong 3 chủng bơ (tỉ lệ chất béo trong quả thấp nhất).


Về chất lượng bơ ở Việt Nam, thì có thểm phân thành 3 nhóm: Bơ sáp, bơ mỡ, và bơ nước, tùy vào hàm lượng chất béo có trong thịt quả. Theo nghiên cứu của một tổ chức bên nước Đức (năm 2006) nghiên cứu riêng cho vùng DakLak, thì tỉ lệ bơ nước chiếm khoảng 10-30% sản lượng bơ của DakLak. Vụ bơ chính của DakLak là từ giữa tháng 5 – tháng 8 hàng năm. Khoảng 2010, người ta mới bắt đầu chú ý đến cây bơ, và xuất hiện bơ ghép, những loại bơ này có chất lượng tốt, và ra quả trái vụ (vụ sớm: trước tháng 5, hoặc vụ muộn: sau tháng 8), những nhà tiên phong trong giống bơ ghép là Trịnh Mười, DakFarm, viện Eakmat.


Từ những lý do đó, có thể nhận thấy rằng, trong vụ chính của bơ Tây Nguyên, chất lượng có thể gọi là “Thượng vàng hạ cám”, có hàng chục ngàn, trăm ngàn cây, và tương tự có hàng chục ngàn, trăm ngàn giống. Nhưng đến bơ trái vụ, vì được trồng bằng giống ghép, nên chất lượng có đồng đều hơn.


Đó là nói về giống. Còn về chuỗi giá trị? Cũng theo nghiên cứu năm 2006, cái nghiên cứu mà nó là cơ sở để tạo ra thương hiệu Dakado hiện nay. Trong chuỗi giá trị bơ thời gian đó bao gồm: Nhà vườn > Người thu gom nhỏ > Vựa thu gom trung > Vựa thu gom lớn > Địa điểm phân phối tập trung > Điểm bán lẻ > Người tiêu dùng. Thời gian đó, nhà vườn được trả 500-1000đ / kg, còn người tiêu dùng phải trả 8000 – 10.000đ / kg. Tại sao có sự chênh lệch như vậy? Tự nhiên sẽ thấy hợp lý nếu biết đường đi của một quả bơ.


Nhà vườn có bơ, mỗi nhà có vài cây, người thu gom nhỏ lẻ phải đến tận nơi để hái, tất cả các loại quả lớn nhỏ, non già đều được hái, nhiều cây nhiều giống, nhiều chất lượng, quá trình hái quả bơ cũng bị hư hại do ném từ trên cây cao xuống, quá trình chở bằng xe máy cũng hư hại do bỏ vào trong bao tải, hoặc rọ sắt, đường gập ghềnh. Đi đến vựa thu gom tập trung, tất cả đổ đống và lựa theo kích thước quả, để phân hàng loại 1, loại 2…, bỏ vào cằn xế, rồi chuyển đến vựa gom lớn, ở đây có thể sẽ lại được trộn 1 lần nữa, sau đó mang lên xe tải, xe khách chở đến những địa điểm phân phối tập trung như các chợ, các vựa trái cây lớn ở thành phố. Sau đó những vựa này sẽ phân phối đến các xe đẩy trái cây, quán bán sinh tố …, rồi mới đến tay khách hàng. Lượng hư hại, hao hụt trên đường đi là khá lớn.


Dakado rút ngắn cái chuỗi giá trị này, bỏ bớt một số khâu, và từ đó nâng cao được giá bán cho nhà vườn. Mục đích của Dakado là vậy.


Ngày nay, việc chuyên chở có thuận lợi hơn, nhưng chuỗi giá trị cũng không khác mấy so với thời 2006.


Vấn đề có sự khác biệt lớn về giá giữa nhà vườn và người dùng cuối, chính là có quá nhiều đối tượng tham gia trong chuỗi giá trị này, cùng với hao phí lớn. Hao phí ở đây là tiền chuyên chở, tiền công lựa…, Ví dụ nhà vườn bán 100kg bơ, tiền chuyên chở là 100kg, tiền công lựa cũng 100kg, nhưng đến người tiêu dùng chỉ có 60kg (vì 40kg bị hư), chúng ta đã hao phí quá nhiều công sức, tiền bạc cho những thứ vứt đi.


Vấn đề chính vẫn là chất lượng quả bơ, và cách thức giảm những hao phí không cần thiết. Dakado (Công ty Thu Nhơn), và Tiến Đạt đã hướng theo cách này, nhưng mỗi người một đường đi khác nhau. Dakado thì như đã nói, đi theo hướng liên kết nhà vườn, còn Tiến Đạt đi theo hướng mang vào VN 1 giống hoàn toàn mới.


Vậy để cải thiện vấn đề này, theo ý kiến riêng của Đ, cần áp dụng kết hợp theo cách của Dakado và Tiến Đạt, đó là cần làm những việc sau:


- Quy hoạch lại giống: Định danh lại những giống bơ có trên Việt Nam, việc định danh thì cần có các thông tin: Tên (tự đặt), kích thước quả, hình dáng lá, đặc điểm về chất béo, độ ngon, mùa vụ…, Lựa chọn khoảng 5-10 giống để phát triển, loại bỏ những giống không tốt (Lựa chọn giống theo cách Tiến Đạt đang theo đuổi)

- Xây dựng quy trình hái, chuyên chở, và bán hàng: Theo cách của Dakado.


Nếu làm được theo cách này, nhà vườn có thể bán được với giá 15-20k/kg, người tiêu dùng có thể mua được với giá 30-40k/kg, phần ở giữa là của thương lái và dịch vụ. Người tiêu dùng sẽ được ăn quả ngon, giá re, nhà vườn bán được giá cao (thật ra với giá 15k/kg tại vườn thì với năng suất bơ hiện nay, mỗi ha có thể cho lợi nhuận 500tr), và thương lái cũng có lời vì không bị những hao phí vô ích.


Cách làm thì có đó, nhưng quan trọng là ai làm?
Ngoài ra, D cũng nghiên cứu thêm về cách trồng bơ của người Mỹ, ỡ Mỹ cái gì họ cũng có định mức, năng suất bao nhiêu, chăm sóc hết bao nhiêu tiền, giá bán như thế nào …, và họ có sẵn cái bài toán, trồng bao nhiêu và đạt lợi nhuận bao nhiêu, rất rõ ràng. Ở Việt Nam chưa hề có cái đó. Ở Mỹ họ có rất nhiều đề tài nghiên cứu, những phương pháp trồng mới, hay một hệ thống tưới mới, nó ảnh hưởng như thế nào đến năng suất, đến chất lượng…, và cả việc quảng cáo của họ cũng rất tuyệt vời. Họ có bài toán so sánh vùng này trồng lợi bao nhiêu, vùng kia trồng lợi bao nhiêu, và đưa ra lợi thế so sánh. Những thông tin đó được public, để mọi người có thể tham khảo, để ai cũng biết và quyết định trồng cây gì trong vùng đất của mình. Ở Việt Nam không có các thông tin đó.


Trước đây, trong kế hoạch trồng bơ, Đ đưa ra 1 dự án 5ha, thật ra đó chỉ là 1 dự án thử nghiệm để có được các định mức cần thiết. Tại sao phải 5ha, vì 5ha D nghỉ là quy mô đủ để có thể nhân rộng. Vì chỉ có thể nhân rộng được nếu tất cả mọi khâu có thuể thuê ngoài. Đó là mục đích cho việc trồng bơ của D, giống như phải xây cái nhà mẫu trước khi xây 1 cái khu chung cư vậy. Xây mẫu để biết rằng khách hàng có thích không, bán được không,…, và để có 1 cái cảm nhận về chính sản phẩm của mình.
Thế nên để làm điều này, cỡ như Trịnh Mười sẽ làm được, vì dân người ta tin. Còn dạng chưa có tiếng như các anh em trong Agriviet đây, thì có vẻ tự trồng, tự tạo thương hiệu cho người ta thấy, rồi cho người ta làm theo thì khả thi hơn. Thật ra cái cơ hội vẫn còn nhiều chứ ko phải ko có. Nhưng vướng mắc duy nhất, chính là các định mức chăm sóc. Và đương nhiên là cả huy động vốn.

Trồng 5ha có thể tự trồng, chứ trồng cả trăm ha mà ko có người làm chung thì bó tay chắc. Mà với những người họ có tiền, họ thích những thứ rõ ràng, không thích thử nghiệm. Mà muốn rõ ràng thì phải có ít nhất là sản phẩm mẫu. Và các loại định mức của sản phẩm mẫu. Người ta có cả trăm câu hỏi liên quan đến kỹ thuật, nhân lực, đầu ra, xử lý chuyên chở, năng suất, chất lượng ...., tiền đầu tư..., định mức chăm sóc, hệ thống tưới tắm. Và làm sao trả lời được những câu hỏi đó một cách rõ ràng và đáng tin cậy, nếu không làm thử?
 
Đ muốn chia sẻ những gì Đ đã bỏ công tìm hiểu được trong thời gian qua về bơ. Ban đầu thì Đ tính giữ nó lại cho riêng mình, nhưng có lẽ chia sẻ thì tốt hơn, vì dù sao đây cũng chỉ là thông tin chứ không phải là một nghiên cứu. Có thể những thông tin Đ nói ra sau đây nhiều người đã biết, nhưng cũng hy vọng đóng góp chút gì đó cho phong phú thêm kho thông tin của cộng đồng Agriviet.


Bơ là trái cây giàu chất dinh dưỡng bậc nhất thế giới, tuy nhiên sản lượng bơ thế giới năm 2014 là khoảng 4 triệu tấn, khá khiêm tốn so với các loại trái cây quen thuộc khác như Táo (khoảng hơn 50tr tấn), Cam (khoảng hơn 60tr tấn), Chuối (khoảng hơn 50tr tấn), Mẵng cầu (gần 30tr tấn). Đ cũng không biết tại sao sản lượng bơ lại thấp như thế. Các nước sản xuất bơ chủ yếu là Mỹ, Mexico, Chi Lê, Nam Phi, Úc, Newzeland, Indonexia, Tây Ba Nha, Israel, Trung Quốc… Các giống bơ chủ yếu mà người ta trồng bao gồm: Hass (khoảng 80% sản lượng), Reed, Bacon Hass, Fuerte, Pinkerton …, khoảng 20 giống đổ lại thôi.


Trong khi đó, Bơ có hàng ngàn giống được định danh, nghĩa là có ghi chép lại các thông số như hình dáng lá, hình dáng quả, chất lượng quả, và các đặc điểm về độ dầu, độ béo, mùa vụ…. Hàng ngàn giống này được phân ra thành 3 chủng chính là Mexican, Guatemalan, West Indian, và giống lai giữa các chủng này. Ngoài ra, bơ có sự phân hóa lớn, nên nếu trồng từ hạt thì chất lượng và đặc điểm sẽ không giống với cây mẹ. Thế nên, ngoài hàng ngàn giống được định danh như đã nói, còn hàng trăm ngàn giống khác xuất hiện khi được trồng từ hạt (mỗi cây được trồng từ hạt sẽ tạo nên một giống mới, vì nó không giống cây mẹ), và đương nhiên những giống này không hề được định danh.


Ở Việt Nam, Bơ được người Pháp mang vào Việt Nam ở nhửng năm 40, 50 của thế kỷ trước. Không ai biết được người Pháp mang vào những giống nào. Tuy nhiên, kể từ khi vào Việt Nam cho đến những năm 2000, sự phát triển của cây bơ ở Việt Nam đa số là tự phát, và cây mới được tạo thành chủ yếu từ hạt. Nghĩa là từ năm 1940 – 2000, đã xuất hiện thêm hàng chục ngàn giống bơ mới (mỗi cây được trồng từ hạt là một giống mới) xuất hiện ở Việt Nam. Thời gian đó, cây bơ không được chăm sóc, chỉ phát triển một cách tự phát, do đó có thông tin cho rằng, chỉ những giống phù hợp với khí hậu Việt Nam (nhiệt đới, nóng ẩm) thì phát triển tốt. Mà những giống phù hợp với khí hậu Việt Nam là những giống thuộc chủng West Indian, là chủng có chất lượng thấp nhất trong 3 chủng bơ (tỉ lệ chất béo trong quả thấp nhất).


Về chất lượng bơ ở Việt Nam, thì có thểm phân thành 3 nhóm: Bơ sáp, bơ mỡ, và bơ nước, tùy vào hàm lượng chất béo có trong thịt quả. Theo nghiên cứu của một tổ chức bên nước Đức (năm 2006) nghiên cứu riêng cho vùng DakLak, thì tỉ lệ bơ nước chiếm khoảng 10-30% sản lượng bơ của DakLak. Vụ bơ chính của DakLak là từ giữa tháng 5 – tháng 8 hàng năm. Khoảng 2010, người ta mới bắt đầu chú ý đến cây bơ, và xuất hiện bơ ghép, những loại bơ này có chất lượng tốt, và ra quả trái vụ (vụ sớm: trước tháng 5, hoặc vụ muộn: sau tháng 8), những nhà tiên phong trong giống bơ ghép là Trịnh Mười, DakFarm, viện Eakmat.


Từ những lý do đó, có thể nhận thấy rằng, trong vụ chính của bơ Tây Nguyên, chất lượng có thể gọi là “Thượng vàng hạ cám”, có hàng chục ngàn, trăm ngàn cây, và tương tự có hàng chục ngàn, trăm ngàn giống. Nhưng đến bơ trái vụ, vì được trồng bằng giống ghép, nên chất lượng có đồng đều hơn.


Đó là nói về giống. Còn về chuỗi giá trị? Cũng theo nghiên cứu năm 2006, cái nghiên cứu mà nó là cơ sở để tạo ra thương hiệu Dakado hiện nay. Trong chuỗi giá trị bơ thời gian đó bao gồm: Nhà vườn > Người thu gom nhỏ > Vựa thu gom trung > Vựa thu gom lớn > Địa điểm phân phối tập trung > Điểm bán lẻ > Người tiêu dùng. Thời gian đó, nhà vườn được trả 500-1000đ / kg, còn người tiêu dùng phải trả 8000 – 10.000đ / kg. Tại sao có sự chênh lệch như vậy? Tự nhiên sẽ thấy hợp lý nếu biết đường đi của một quả bơ.


Nhà vườn có bơ, mỗi nhà có vài cây, người thu gom nhỏ lẻ phải đến tận nơi để hái, tất cả các loại quả lớn nhỏ, non già đều được hái, nhiều cây nhiều giống, nhiều chất lượng, quá trình hái quả bơ cũng bị hư hại do ném từ trên cây cao xuống, quá trình chở bằng xe máy cũng hư hại do bỏ vào trong bao tải, hoặc rọ sắt, đường gập ghềnh. Đi đến vựa thu gom tập trung, tất cả đổ đống và lựa theo kích thước quả, để phân hàng loại 1, loại 2…, bỏ vào cằn xế, rồi chuyển đến vựa gom lớn, ở đây có thể sẽ lại được trộn 1 lần nữa, sau đó mang lên xe tải, xe khách chở đến những địa điểm phân phối tập trung như các chợ, các vựa trái cây lớn ở thành phố. Sau đó những vựa này sẽ phân phối đến các xe đẩy trái cây, quán bán sinh tố …, rồi mới đến tay khách hàng. Lượng hư hại, hao hụt trên đường đi là khá lớn.


Dakado rút ngắn cái chuỗi giá trị này, bỏ bớt một số khâu, và từ đó nâng cao được giá bán cho nhà vườn. Mục đích của Dakado là vậy.


Ngày nay, việc chuyên chở có thuận lợi hơn, nhưng chuỗi giá trị cũng không khác mấy so với thời 2006.


Vấn đề có sự khác biệt lớn về giá giữa nhà vườn và người dùng cuối, chính là có quá nhiều đối tượng tham gia trong chuỗi giá trị này, cùng với hao phí lớn. Hao phí ở đây là tiền chuyên chở, tiền công lựa…, Ví dụ nhà vườn bán 100kg bơ, tiền chuyên chở là 100kg, tiền công lựa cũng 100kg, nhưng đến người tiêu dùng chỉ có 60kg (vì 40kg bị hư), chúng ta đã hao phí quá nhiều công sức, tiền bạc cho những thứ vứt đi.


Vấn đề chính vẫn là chất lượng quả bơ, và cách thức giảm những hao phí không cần thiết. Dakado (Công ty Thu Nhơn), và Tiến Đạt đã hướng theo cách này, nhưng mỗi người một đường đi khác nhau. Dakado thì như đã nói, đi theo hướng liên kết nhà vườn, còn Tiến Đạt đi theo hướng mang vào VN 1 giống hoàn toàn mới.


Vậy để cải thiện vấn đề này, theo ý kiến riêng của Đ, cần áp dụng kết hợp theo cách của Dakado và Tiến Đạt, đó là cần làm những việc sau:


- Quy hoạch lại giống: Định danh lại những giống bơ có trên Việt Nam, việc định danh thì cần có các thông tin: Tên (tự đặt), kích thước quả, hình dáng lá, đặc điểm về chất béo, độ ngon, mùa vụ…, Lựa chọn khoảng 5-10 giống để phát triển, loại bỏ những giống không tốt (Lựa chọn giống theo cách Tiến Đạt đang theo đuổi)

- Xây dựng quy trình hái, chuyên chở, và bán hàng: Theo cách của Dakado.


Nếu làm được theo cách này, nhà vườn có thể bán được với giá 15-20k/kg, người tiêu dùng có thể mua được với giá 30-40k/kg, phần ở giữa là của thương lái và dịch vụ. Người tiêu dùng sẽ được ăn quả ngon, giá re, nhà vườn bán được giá cao (thật ra với giá 15k/kg tại vườn thì với năng suất bơ hiện nay, mỗi ha có thể cho lợi nhuận 500tr), và thương lái cũng có lời vì không bị những hao phí vô ích.


Cách làm thì có đó, nhưng quan trọng là ai làm?
Ngoài ra, D cũng nghiên cứu thêm về cách trồng bơ của người Mỹ, ỡ Mỹ cái gì họ cũng có định mức, năng suất bao nhiêu, chăm sóc hết bao nhiêu tiền, giá bán như thế nào …, và họ có sẵn cái bài toán, trồng bao nhiêu và đạt lợi nhuận bao nhiêu, rất rõ ràng. Ở Việt Nam chưa hề có cái đó. Ở Mỹ họ có rất nhiều đề tài nghiên cứu, những phương pháp trồng mới, hay một hệ thống tưới mới, nó ảnh hưởng như thế nào đến năng suất, đến chất lượng…, và cả việc quảng cáo của họ cũng rất tuyệt vời. Họ có bài toán so sánh vùng này trồng lợi bao nhiêu, vùng kia trồng lợi bao nhiêu, và đưa ra lợi thế so sánh. Những thông tin đó được public, để mọi người có thể tham khảo, để ai cũng biết và quyết định trồng cây gì trong vùng đất của mình. Ở Việt Nam không có các thông tin đó.


Trước đây, trong kế hoạch trồng bơ, Đ đưa ra 1 dự án 5ha, thật ra đó chỉ là 1 dự án thử nghiệm để có được các định mức cần thiết. Tại sao phải 5ha, vì 5ha D nghỉ là quy mô đủ để có thể nhân rộng. Vì chỉ có thể nhân rộng được nếu tất cả mọi khâu có thuể thuê ngoài. Đó là mục đích cho việc trồng bơ của D, giống như phải xây cái nhà mẫu trước khi xây 1 cái khu chung cư vậy. Xây mẫu để biết rằng khách hàng có thích không, bán được không,…, và để có 1 cái cảm nhận về chính sản phẩm của mình.
OK anh!
Thông tin thật đầy đủ và trách nhiệm! đây là tài liệu rất quý cho mọi người trồng bơ. mọi người hiểu sâu hơn về thực trạng sản xuất tiêu thụ và định hướng thị trường.
Một vài điều nữa: Hiện nay ở các vùng nông thôn DAKLAK tôi cũng đi nhiều, qua thống kê, thăm hỏi nhiều hộ dân thì hiện tại cũng có một bộ phận người dân trồng thuần bơ trên đất trống với diện tích vài sào đến vai ha thôi, ít có người trồng trên 5 ha, đa số họ lo lắng đầu ra hơn là thiếu đất. hướng mà tôi đang tư vấn họ trồng là theo mô hình kết hợp "trồng xen Bơ vào cà phê". giúp họ an tâm lấy ngắn nuôi dài và tránh rủi ro trong việc gặp đầu ra khó khăn. còn nữa tôi cũng tư vấn một số công ty bơ làm việc với các đơn vị có chức năng để họ giúp đở, tập huấn cho người dân sản xuất theo tiêu chuẩn vietgap, đảm bảo người dân chăm sóc bơ đúng tiêu chuẩn nông nghiệp sạch, sau đó kiểm tra cấp chứng chỉ để nguyên liệu bơ trái đủ điều kiện tung ra thị trường...
Tuy nhiên tôi cũng chỉ dừng lại ở tư vấn thôi, làm công ăn lương là hết. Tuy vậy tôi vẫn rất yêu thích ngành này, tôi mong rằng có ai đó có đủ tiềm lực và đam mê phát triển cây bơ thì tôi nguyện làm người đồng hành để thúc đẩy ngành trái ngon này phát triển.
Đ muốn chia sẻ những gì Đ đã bỏ công tìm hiểu được trong thời gian qua về bơ. Ban đầu thì Đ tính giữ nó lại cho riêng mình, nhưng có lẽ chia sẻ thì tốt hơn, vì dù sao đây cũng chỉ là thông tin chứ không phải là một nghiên cứu. Có thể những thông tin Đ nói ra sau đây nhiều người đã biết, nhưng cũng hy vọng đóng góp chút gì đó cho phong phú thêm kho thông tin của cộng đồng Agriviet.


Bơ là trái cây giàu chất dinh dưỡng bậc nhất thế giới, tuy nhiên sản lượng bơ thế giới năm 2014 là khoảng 4 triệu tấn, khá khiêm tốn so với các loại trái cây quen thuộc khác như Táo (khoảng hơn 50tr tấn), Cam (khoảng hơn 60tr tấn), Chuối (khoảng hơn 50tr tấn), Mẵng cầu (gần 30tr tấn). Đ cũng không biết tại sao sản lượng bơ lại thấp như thế. Các nước sản xuất bơ chủ yếu là Mỹ, Mexico, Chi Lê, Nam Phi, Úc, Newzeland, Indonexia, Tây Ba Nha, Israel, Trung Quốc… Các giống bơ chủ yếu mà người ta trồng bao gồm: Hass (khoảng 80% sản lượng), Reed, Bacon Hass, Fuerte, Pinkerton …, khoảng 20 giống đổ lại thôi.


Trong khi đó, Bơ có hàng ngàn giống được định danh, nghĩa là có ghi chép lại các thông số như hình dáng lá, hình dáng quả, chất lượng quả, và các đặc điểm về độ dầu, độ béo, mùa vụ…. Hàng ngàn giống này được phân ra thành 3 chủng chính là Mexican, Guatemalan, West Indian, và giống lai giữa các chủng này. Ngoài ra, bơ có sự phân hóa lớn, nên nếu trồng từ hạt thì chất lượng và đặc điểm sẽ không giống với cây mẹ. Thế nên, ngoài hàng ngàn giống được định danh như đã nói, còn hàng trăm ngàn giống khác xuất hiện khi được trồng từ hạt (mỗi cây được trồng từ hạt sẽ tạo nên một giống mới, vì nó không giống cây mẹ), và đương nhiên những giống này không hề được định danh.


Ở Việt Nam, Bơ được người Pháp mang vào Việt Nam ở nhửng năm 40, 50 của thế kỷ trước. Không ai biết được người Pháp mang vào những giống nào. Tuy nhiên, kể từ khi vào Việt Nam cho đến những năm 2000, sự phát triển của cây bơ ở Việt Nam đa số là tự phát, và cây mới được tạo thành chủ yếu từ hạt. Nghĩa là từ năm 1940 – 2000, đã xuất hiện thêm hàng chục ngàn giống bơ mới (mỗi cây được trồng từ hạt là một giống mới) xuất hiện ở Việt Nam. Thời gian đó, cây bơ không được chăm sóc, chỉ phát triển một cách tự phát, do đó có thông tin cho rằng, chỉ những giống phù hợp với khí hậu Việt Nam (nhiệt đới, nóng ẩm) thì phát triển tốt. Mà những giống phù hợp với khí hậu Việt Nam là những giống thuộc chủng West Indian, là chủng có chất lượng thấp nhất trong 3 chủng bơ (tỉ lệ chất béo trong quả thấp nhất).


Về chất lượng bơ ở Việt Nam, thì có thểm phân thành 3 nhóm: Bơ sáp, bơ mỡ, và bơ nước, tùy vào hàm lượng chất béo có trong thịt quả. Theo nghiên cứu của một tổ chức bên nước Đức (năm 2006) nghiên cứu riêng cho vùng DakLak, thì tỉ lệ bơ nước chiếm khoảng 10-30% sản lượng bơ của DakLak. Vụ bơ chính của DakLak là từ giữa tháng 5 – tháng 8 hàng năm. Khoảng 2010, người ta mới bắt đầu chú ý đến cây bơ, và xuất hiện bơ ghép, những loại bơ này có chất lượng tốt, và ra quả trái vụ (vụ sớm: trước tháng 5, hoặc vụ muộn: sau tháng 8), những nhà tiên phong trong giống bơ ghép là Trịnh Mười, DakFarm, viện Eakmat.


Từ những lý do đó, có thể nhận thấy rằng, trong vụ chính của bơ Tây Nguyên, chất lượng có thể gọi là “Thượng vàng hạ cám”, có hàng chục ngàn, trăm ngàn cây, và tương tự có hàng chục ngàn, trăm ngàn giống. Nhưng đến bơ trái vụ, vì được trồng bằng giống ghép, nên chất lượng có đồng đều hơn.


Đó là nói về giống. Còn về chuỗi giá trị? Cũng theo nghiên cứu năm 2006, cái nghiên cứu mà nó là cơ sở để tạo ra thương hiệu Dakado hiện nay. Trong chuỗi giá trị bơ thời gian đó bao gồm: Nhà vườn > Người thu gom nhỏ > Vựa thu gom trung > Vựa thu gom lớn > Địa điểm phân phối tập trung > Điểm bán lẻ > Người tiêu dùng. Thời gian đó, nhà vườn được trả 500-1000đ / kg, còn người tiêu dùng phải trả 8000 – 10.000đ / kg. Tại sao có sự chênh lệch như vậy? Tự nhiên sẽ thấy hợp lý nếu biết đường đi của một quả bơ.


Nhà vườn có bơ, mỗi nhà có vài cây, người thu gom nhỏ lẻ phải đến tận nơi để hái, tất cả các loại quả lớn nhỏ, non già đều được hái, nhiều cây nhiều giống, nhiều chất lượng, quá trình hái quả bơ cũng bị hư hại do ném từ trên cây cao xuống, quá trình chở bằng xe máy cũng hư hại do bỏ vào trong bao tải, hoặc rọ sắt, đường gập ghềnh. Đi đến vựa thu gom tập trung, tất cả đổ đống và lựa theo kích thước quả, để phân hàng loại 1, loại 2…, bỏ vào cằn xế, rồi chuyển đến vựa gom lớn, ở đây có thể sẽ lại được trộn 1 lần nữa, sau đó mang lên xe tải, xe khách chở đến những địa điểm phân phối tập trung như các chợ, các vựa trái cây lớn ở thành phố. Sau đó những vựa này sẽ phân phối đến các xe đẩy trái cây, quán bán sinh tố …, rồi mới đến tay khách hàng. Lượng hư hại, hao hụt trên đường đi là khá lớn.


Dakado rút ngắn cái chuỗi giá trị này, bỏ bớt một số khâu, và từ đó nâng cao được giá bán cho nhà vườn. Mục đích của Dakado là vậy.


Ngày nay, việc chuyên chở có thuận lợi hơn, nhưng chuỗi giá trị cũng không khác mấy so với thời 2006.


Vấn đề có sự khác biệt lớn về giá giữa nhà vườn và người dùng cuối, chính là có quá nhiều đối tượng tham gia trong chuỗi giá trị này, cùng với hao phí lớn. Hao phí ở đây là tiền chuyên chở, tiền công lựa…, Ví dụ nhà vườn bán 100kg bơ, tiền chuyên chở là 100kg, tiền công lựa cũng 100kg, nhưng đến người tiêu dùng chỉ có 60kg (vì 40kg bị hư), chúng ta đã hao phí quá nhiều công sức, tiền bạc cho những thứ vứt đi.


Vấn đề chính vẫn là chất lượng quả bơ, và cách thức giảm những hao phí không cần thiết. Dakado (Công ty Thu Nhơn), và Tiến Đạt đã hướng theo cách này, nhưng mỗi người một đường đi khác nhau. Dakado thì như đã nói, đi theo hướng liên kết nhà vườn, còn Tiến Đạt đi theo hướng mang vào VN 1 giống hoàn toàn mới.


Vậy để cải thiện vấn đề này, theo ý kiến riêng của Đ, cần áp dụng kết hợp theo cách của Dakado và Tiến Đạt, đó là cần làm những việc sau:


- Quy hoạch lại giống: Định danh lại những giống bơ có trên Việt Nam, việc định danh thì cần có các thông tin: Tên (tự đặt), kích thước quả, hình dáng lá, đặc điểm về chất béo, độ ngon, mùa vụ…, Lựa chọn khoảng 5-10 giống để phát triển, loại bỏ những giống không tốt (Lựa chọn giống theo cách Tiến Đạt đang theo đuổi)

- Xây dựng quy trình hái, chuyên chở, và bán hàng: Theo cách của Dakado.


Nếu làm được theo cách này, nhà vườn có thể bán được với giá 15-20k/kg, người tiêu dùng có thể mua được với giá 30-40k/kg, phần ở giữa là của thương lái và dịch vụ. Người tiêu dùng sẽ được ăn quả ngon, giá re, nhà vườn bán được giá cao (thật ra với giá 15k/kg tại vườn thì với năng suất bơ hiện nay, mỗi ha có thể cho lợi nhuận 500tr), và thương lái cũng có lời vì không bị những hao phí vô ích.


Cách làm thì có đó, nhưng quan trọng là ai làm?
Ngoài ra, D cũng nghiên cứu thêm về cách trồng bơ của người Mỹ, ỡ Mỹ cái gì họ cũng có định mức, năng suất bao nhiêu, chăm sóc hết bao nhiêu tiền, giá bán như thế nào …, và họ có sẵn cái bài toán, trồng bao nhiêu và đạt lợi nhuận bao nhiêu, rất rõ ràng. Ở Việt Nam chưa hề có cái đó. Ở Mỹ họ có rất nhiều đề tài nghiên cứu, những phương pháp trồng mới, hay một hệ thống tưới mới, nó ảnh hưởng như thế nào đến năng suất, đến chất lượng…, và cả việc quảng cáo của họ cũng rất tuyệt vời. Họ có bài toán so sánh vùng này trồng lợi bao nhiêu, vùng kia trồng lợi bao nhiêu, và đưa ra lợi thế so sánh. Những thông tin đó được public, để mọi người có thể tham khảo, để ai cũng biết và quyết định trồng cây gì trong vùng đất của mình. Ở Việt Nam không có các thông tin đó.


Trước đây, trong kế hoạch trồng bơ, Đ đưa ra 1 dự án 5ha, thật ra đó chỉ là 1 dự án thử nghiệm để có được các định mức cần thiết. Tại sao phải 5ha, vì 5ha D nghỉ là quy mô đủ để có thể nhân rộng. Vì chỉ có thể nhân rộng được nếu tất cả mọi khâu có thuể thuê ngoài. Đó là mục đích cho việc trồng bơ của D, giống như phải xây cái nhà mẫu trước khi xây 1 cái khu chung cư vậy. Xây mẫu để biết rằng khách hàng có thích không, bán được không,…, và để có 1 cái cảm nhận về chính sản phẩm của mình.
Thế nên để làm điều này, cỡ như Trịnh Mười sẽ làm được, vì dân người ta tin. Còn dạng chưa có tiếng như các anh em trong Agriviet đây, thì có vẻ tự trồng, tự tạo thương hiệu cho người ta thấy, rồi cho người ta làm theo thì khả thi hơn. Thật ra cái cơ hội vẫn còn nhiều chứ ko phải ko có. Nhưng vướng mắc duy nhất, chính là các định mức chăm sóc. Và đương nhiên là cả huy động vốn.

Trồng 5ha có thể tự trồng, chứ trồng cả trăm ha mà ko có người làm chung thì bó tay chắc. Mà với những người họ có tiền, họ thích những thứ rõ ràng, không thích thử nghiệm. Mà muốn rõ ràng thì phải có ít nhất là sản phẩm mẫu. Và các loại định mức của sản phẩm mẫu. Người ta có cả trăm câu hỏi liên quan đến kỹ thuật, nhân lực, đầu ra, xử lý chuyên chở, năng suất, chất lượng ...., tiền đầu tư..., định mức chăm sóc, hệ thống tưới tắm. Và làm sao trả lời được những câu hỏi đó một cách rõ ràng và đáng tin cậy, nếu không làm thử?
- Về Trịnh Mười thì cũng có vài điều: Hiện Mười chủ yếu sản xuất cây giống bơ là chính. để phát triển thị trường rộng lớn về thương hiệu và bơ trái thì còn đang lập kế hoạch. Mười còn nhiều biệt tài khác đang dành ưu tiên hơn đó là làm ca sỹ và kinh doanh phân bón...thôi thì chúc anh ấy thành công cùng lúc nhiều lĩnh vực!
 

OK anh!
Thông tin thật đầy đủ và trách nhiệm! đây là tài liệu rất quý cho mọi người trồng bơ. mọi người hiểu sâu hơn về thực trạng sản xuất tiêu thụ và định hướng thị trường.
Một vài điều nữa: Hiện nay ở các vùng nông thôn DAKLAK tôi cũng đi nhiều, qua thống kê, thăm hỏi nhiều hộ dân thì hiện tại cũng có một bộ phận người dân trồng thuần bơ trên đất trống với diện tích vài sào đến vai ha thôi, ít có người trồng trên 5 ha, đa số họ lo lắng đầu ra hơn là thiếu đất. hướng mà tôi đang tư vấn họ trồng là theo mô hình kết hợp "trồng xen Bơ vào cà phê". giúp họ an tâm lấy ngắn nuôi dài và tránh rủi ro trong việc gặp đầu ra khó khăn. còn nữa tôi cũng tư vấn một số công ty bơ làm việc với các đơn vị có chức năng để họ giúp đở, tập huấn cho người dân sản xuất theo tiêu chuẩn vietgap, đảm bảo người dân chăm sóc bơ đúng tiêu chuẩn nông nghiệp sạch, sau đó kiểm tra cấp chứng chỉ để nguyên liệu bơ trái đủ điều kiện tung ra thị trường...
Tuy nhiên tôi cũng chỉ dừng lại ở tư vấn thôi, làm công ăn lương là hết. Tuy vậy tôi vẫn rất yêu thích ngành này, tôi mong rằng có ai đó có đủ tiềm lực và đam mê phát triển cây bơ thì tôi nguyện làm người đồng hành để thúc đẩy ngành trái ngon này phát triển.

- Về Trịnh Mười thì cũng có vài điều: Hiện Mười chủ yếu sản xuất cây giống bơ là chính. để phát triển thị trường rộng lớn về thương hiệu và bơ trái thì còn đang lập kế hoạch. Mười còn nhiều biệt tài khác đang dành ưu tiên hơn đó là làm ca sỹ và kinh doanh phân bón...thôi thì chúc anh ấy thành công cùng lúc nhiều lĩnh vực!
Thật ra, việc đầu tư cái ngành bơ này không có tốn nhiều tiền, có nhiều người có sẵn tiền họ có thể tham gia, chỉ có điều là họ còn nghi ngại.

Trên diễn đàn có anh vothanhbac từng nói: "các nhà đầu tư họ không muốn bị rủi ro 2 lần", nghĩa là họ chỉ chịu rủi ro cho qđịnh của họ ngại chịu rủi ro cho những thử nghiệm của mình, do đó, nếu làm được một "khu vườn mẫu" thì là điều tốt nhất để kêu gọi các nhà đầu tư tham gia. Và đương nhiên khu vườn kiểu mẫu thì mình phải tự làm, vì nó thuộc về thử nghiệm.

Thử nghiệm để có các con số về chăm sóc, chi phí, và các tiêu chuẩn chất lượng, đôi khi cả vận chuyển, hái lượm, bảo quản. Có đủ quy trình đó thì đủ sức để làm lớn. ^^
 
vien khoa hoc nong lam tay nguyen tuyen chon dc nhieu giong lam ma. ca chinh vu trai vu co het can gi phai tim dau de nguoi ta khong tin tuong. hay cac bac muon tim ra 1giong bo hass cua rieng viet nam. ca tram nghan cay k co cay nhu vay sao?
 
vien khoa hoc nong lam tay nguyen tuyen chon dc nhieu giong lam ma. ca chinh vu trai vu co het can gi phai tim dau de nguoi ta khong tin tuong. hay cac bac muon tim ra 1giong bo hass cua rieng viet nam. ca tram nghan cay k co cay nhu vay sao?
Việc tin tưởng không chỉ có mỗi giống, còn nhiều thứ khác nữa. Viện khoa học tây nguyên chỉ cung cấp giống à, còn những thứ khác như chi phí chăm sóc, năng suất, lợi nhuận... thì chưa có số liệu tin cậy.
 
Việc tin tưởng không chỉ có mỗi giống, còn nhiều thứ khác nữa. Viện khoa học tây nguyên chỉ cung cấp giống à, còn những thứ khác như chi phí chăm sóc, năng suất, lợi nhuận... thì chưa có số liệu tin cậy.
- Có một điều mà mọi người đang suy nghỉ giống nhau đó là đặt niềm tin vào những điều đã được mô hình hóa, đã được nghiên cứu và nhiều người công nhận trên giấy tờ. Ví dụ một cơ quan nghiên cứu A đặt chỉ tiêu nghiên cụ thể một số giống cây ăn trái như mít, cam xoài vv. các bạn có lúc nào đặt ra câu hỏi? ai là người nghiên cứu? "đương nhiên là các kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ chuyên môn". nghiên cứu như thế nào? "Theo đề tài khoa học tự đăng ký hoặc chỉ định". Nguồn kinh phí để nghiên cứu? "Nhà nước cấp". kết quả nghiên cứu? "Đương nghiên là được hội đồng khoa học thông qua khi có kết quả tốt". Người nghiên cứu được gì? (Hưởng lương, phụ cấp, các chi phí phát sinh khi nghiên cứu". Người nghiên cứu ra thành quả có được cấp độc quyền không? họ có được thù lao thêm khi thành quả được nhân rộng không?. Họ có sực sự dùng hết tâm huyết để nghiên cứu chọn ra giống tuyệt vời nhất hay không? để nghiên cứu ra giống cây ăn trái phải mất bao nhiêu thời gian? ít ra mất đến 5-10 năm và hơn thế nữa. Riêng tôi thì tùy điều kiện của mình, tôi nghĩ theo hướng khác. việc nghiên cứu mất thời gian lâu dài, vẫn tin tưởng nhưng tôi dành cho tương lai sau này, còn trước mắt tôi bỏ thời gian đi thăm vài trăm hộ trồng cây mà tôi thích, ghi chép và chọn giống từ những hộ có cây đạt tiêu chuẩn mong đợi. tôi nghĩ rằng người dân trồng mấy chục năm rồi , khoảng vài chục cây cho quả tốt trên những vùng đất cụ thể nằm trong số mấy ngàn cây khác cũng tương đương hoặc hơn kết quả của cơ quan nghiên cứu trên (đây là cách làm riêng của tôi) mong mọi người thảo luận và tôi tự tin đặt niềm tin vào chính mình cũng như cộng đồng người dân đang hằng ngày cố gắng chăm sóc vườn cây mong ngày hái quả.
 
- Có một điều mà mọi người đang suy nghỉ giống nhau đó là đặt niềm tin vào những điều đã được mô hình hóa, đã được nghiên cứu và nhiều người công nhận trên giấy tờ. Ví dụ một cơ quan nghiên cứu A đặt chỉ tiêu nghiên cụ thể một số giống cây ăn trái như mít, cam xoài vv. các bạn có lúc nào đặt ra câu hỏi? ai là người nghiên cứu? "đương nhiên là các kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ chuyên môn". nghiên cứu như thế nào? "Theo đề tài khoa học tự đăng ký hoặc chỉ định". Nguồn kinh phí để nghiên cứu? "Nhà nước cấp". kết quả nghiên cứu? "Đương nghiên là được hội đồng khoa học thông qua khi có kết quả tốt". Người nghiên cứu được gì? (Hưởng lương, phụ cấp, các chi phí phát sinh khi nghiên cứu". Người nghiên cứu ra thành quả có được cấp độc quyền không? họ có được thù lao thêm khi thành quả được nhân rộng không?. Họ có sực sự dùng hết tâm huyết để nghiên cứu chọn ra giống tuyệt vời nhất hay không? để nghiên cứu ra giống cây ăn trái phải mất bao nhiêu thời gian? ít ra mất đến 5-10 năm và hơn thế nữa. Riêng tôi thì tùy điều kiện của mình, tôi nghĩ theo hướng khác. việc nghiên cứu mất thời gian lâu dài, vẫn tin tưởng nhưng tôi dành cho tương lai sau này, còn trước mắt tôi bỏ thời gian đi thăm vài trăm hộ trồng cây mà tôi thích, ghi chép và chọn giống từ những hộ có cây đạt tiêu chuẩn mong đợi. tôi nghĩ rằng người dân trồng mấy chục năm rồi , khoảng vài chục cây cho quả tốt trên những vùng đất cụ thể nằm trong số mấy ngàn cây khác cũng tương đương hoặc hơn kết quả của cơ quan nghiên cứu trên (đây là cách làm riêng của tôi) mong mọi người thảo luận và tôi tự tin đặt niềm tin vào chính mình cũng như cộng đồng người dân đang hằng ngày cố gắng chăm sóc vườn cây mong ngày hái quả.

Anh Có mail không cho e xin cái ^^
 
bạn nên xác định đùng nguồn cung sau đó mới tìm được biện pháp tốt nhất cho đầu ra của bạn.
 
Tôi là Đức, mấy bữa trước có viết một bài về kế hoạch trồng bơ. Nay tôi muốn chia sẻ thêm cảm nghĩ của tôi về nền nông nghiệp Việt Nam thông qua một câu chuyện thực tế.

Số là cái kế hoạch của tôi đang trong giai đoạn để thực thi, thì tôi thử đi bán bơ, một phần là tập cho mình khả năng bán hàng vì trước nay tôi chưa từng bán hàng, phần khác cũng muốn tham gia vào thị trường bơ. Vì thứ 7 không phải đi làm, nên thứ 6 rồi tôi gọi ĐT về quê nhờ một người quen gửi cho tôi 50kg lên SG để tôi bán, với yêu cầu "Bơ ngon, khoảng 3 quả 1kg". Sáng thứ 7, tôi lên Bến xe Miền Đông lấy hàng, phí vận chuyển trên đó xuống là 50k cho 50kg.

Kiểm tra bơ ở trên lớp mặt, tôi thấy bơ to, cầm chắc tay, và tôi khá hài lòng. Sau đó, tôi lấy 1 ít, chụp hình lại và post lên cái facebook khoảng 700 friends của mình, và sau đó nhận đc nhiều yêu cầu đặt hàng.

Chỉ trong vài tiếng, số lượng đặt hàng đã hết hơn 50kg. Và khi tôi đi giao thì có vấn đề xảy ra, khi phía bên dưới hàng không đẹp như bên trên, cân đc khoảng 15kg (hơn 25%), tôi không dám giao tiếp mà mang qua quán của 1 người bạn, giảm giá 1 tí nhờ họ bán dùm. Mất 2 giờ để người bạn bán hết số đó.

Bên cạnh đó, tôi gọi cho người quen vừa cung cấp hàng cho tôi, kêu lấy cho tôi thêm 50kg và chất lượng tốt như phần trên của lô hàng hôm qua, tôi cũng không quên nhắc khéo là như phần 15kg đó tôi không bán được.

Và lô hàng thứ 2 đến vào sáng nay, chất lượng còn tệ hơn cái 15kg hôm qua mac tôi phải nhờ bạn bán dùm. Có thêm những đơn hàng mới, cả đơn hàng sỉ, nhưng tôi không thể giao hàng bởi chất lượng hàng hoá.

Chất lượng hàng hoá thật sự là vấn đề nghiêm trọng ít nhất là trong việc bán bơ của tôi lúc này. Đã có khách hàng phản hồi rằng "Bơ có quả béo quả không". Và tôi đang lo, khách hàng của tôi không nhận đc những thứ như họ kỳ vọng, và như tôi muốn cung cấp cho họ.

Phải chăng chất lượng nông sản là một điều xa xỉ, để mà không đảm bảo được. Tôi chỉ là một kẻ tay ngang trong bán hàng, mà tôi có thể tự tin mình có khả năng bán được khoảng 100kg bơ / ngày ngay chính vụ của bơ nếu có nguồn hàng chất lượng đồng đều, điều đó chứng tỏ nông sản không quá khó bán, nếu có nguồn hàng chất lượng.

Tôi muốn bán hàng, muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm với chất lượng như cam kết, nhưng hiện nay, tôi chưa tìm được nguồn hàng đạt yêu cầu đó.

Tôi không biết các loại trái cây khác thì thế nào, nhưng ở cây bơ, chất lượng là một vấn đề. Nhiều người than rằng, trái cây trồng ra không có chỗ tiêu thụ, nhưng có mấy ai chú trọng đến chất lượng sản phẩm mình làm ra. Người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả cho sản phẩm có chất lượng tốt, nhưng bởi vì họ đã nhiều lần bị "ăn quả lừa" nên giờ mọi quyết định họ rất nghi ngại.

Khách hàng Việt Nam tương đối dễ tính, họ không quá cần các loại giấy chứng nhận này nọ, mà chỉ cần chất lượng sản phẩm đúng như người bán cam kết là được, người ta cũng không quá so đo về giá cả dăm ba ngàn.

Như hôm kia tôi đi ngang đường Âu Cơ, thấy một người bán dạo bơ đề bảng "Bơ sáp Daklak 8000/kg", nhìn thấy bơ cũng to, đẹp. Tấp vào hỏi thì 8k là loại vừa nhỏ vừa xấu, loại tôi thấy giá cao hơn.

Cũng có người khách hàng nói với tôi họ mua bơ về mà không ăn được, từ đó về sau họ ko dám mua bơ nữa dù thích ăn.

Xa hơn, hồi xưa có lần tôi mua xoài được quảng cáo là ngọt, về nhà cắt ra ăn chua, biết hỏi ai. Hay thậm chí mua 2 quả, quả nta cắt ăn thử ngọt, quả ko ăn thử thì chua. Dưa hấu mua về ăn ko ngon..., nhiều lắm.

Chưa kể đến việc cân thiếu, hay giá cắt cổ khi hiếm hàng.

Những cái thuộc về món ăn, đôi khi nó là thói quen, giống như ăn xong bữa ăn phải có trái chuối, hay trước khi ngủ phải có ly sữa, ly sinh tố khi khát ..., nếu như duy trì được thói quen đó của khách hàng, thì nhu cầu gần như ổn định, và giá cả cũng ổn định. Khách hàng ko so đo dăm ba ngàn đâu, vì gửi xe cũng đã 3-5k rồi.

Nhưng chính những người nông và thương lái, đã đưa giá cắt cổ khi hiếm hàng, đôi khi là những cái giá rất vô lý, để khi khách hàng bỏ thói quen ăn món đó vì ko thể chi trả, rồi khi trồng nhiều quá, tràn ngập thị trường lại than sao ko ai mua, phải mang đi đổ, có ai nghĩ rằng, mới đó thôi, khách hàng đã phải chịu cái giá cắt cổ không hợp lý.

Tôi biết có nhiều người sáng sáng đều làm 1 ly cafe vỉa hè 12k-15k. Đấy là thói quen, giả sử ngày nào đó, giá tăng lên 60-70k/ly. Sẽ có rất nhiều người từ bỏ thói quen đó vì ko thể chi trả, rồi họ tập 1 thói quen khác. Rồi lại đến ngày khác, 1 ly càe xuống 8k, chưa chắc đã có người uống nhiều bằng hồi 12-15k.

Hay ví dụ như ổi. Tôi ko ăn ổi ko fai vì nó 20k/kg, hay ăn ổi vì nó 6k/kg. Mà đơn giản tôi không có thói quen ăn ổi. Chứ nếu tôi mà có thói quen đó, 1 tuần ăn 1kg 20k cũng ko fai là vấn đề, gửi xe thôi còn gấp mấy số tiền đó. Đó là một ví dụ cho suy nghĩ của khách hàng.

Tóm lại, một trong những lý do nông sản Việt Nam trồi sụt chính là vấn đề về chất lượng, và "đánh úp" khách hàng (cắt cổ khi khách hàng cần, thì đừng mong khách hàng cứu khi gặp khó). Ngoài ra còn là không tính toán độ lớn thị trường.

Một khi chưa cải thiện đc những điều này thì nông sản cứ lao đao và ko ổn định về đầu ra.

P/S. Mà ai biết đâu cung cấp bơ chất lượng tốt và số lượng ổn định không nhỉ?
Nếu bạn thích bán bơ thì alo mình sẽ tư vấn cho bạn đảm bảo bạn sẽ yên tâm bán cho khách hàng của bạn mà không sợ mất uy tín. Mình cung cấp bơ, Chanh dây ,chuối sầu riêng.... 0967534626. 0906263026
 
Nếu bạn thích bán bơ thì alo mình sẽ tư vấn cho bạn đảm bảo bạn sẽ yên tâm bán cho khách hàng của bạn mà không sợ mất uy tín. Mình cung cấp bơ, Chanh dây ,chuối sầu riêng.... 0967534626. 0906263026
bạn có các loại bơ nào ?
 
Được người quen gửi bơ từ Daklak xuống cho ăn, không tốn đồng tiền nào vậy mà ấm ức mãi
Ai biết giải thích dùm Loan, mang tiếng là bơ Sáp DakLak, mới hôm qua nó còn chưa chín, ngày hôm sau nó thấy chín, nhưng cắt ra muốn bỏ đi
Nhận hàng lần 1:
Owk19l.jpg



1HoR8BJ.jpg


2/3 số bơ nó hư giống như có thuốc ( đoán vậy)
bCOHmiE.jpg


Nhận hàng lần khác


55adc7fbefb87.jpg


Cầm tay thấy nó chín, nhưng cắt ra xong muốn bỏ đi... hic hic:(:(
19255949023_71dc1d4134_o.jpg



Nó tơi tả thế này luôn

55adc84d57af2.jpg


Bơ Trịnh Mười đáng đồng tiền bát gạo. 75k/kg

19869744462_7f1ccf2fb9_o.jpg


Quý ACE nào biết lý do cho Loan biết với nhé! :Dapdau::Dapdau::Dapdau::Dapdau:
 
Được người quen gửi bơ từ Daklak xuống cho ăn, không tốn đồng tiền nào vậy mà ấm ức mãi
Ai biết giải thích dùm Loan, mang tiếng là bơ Sáp DakLak, mới hôm qua nó còn chưa chín, ngày hôm sau nó thấy chín, nhưng cắt ra muốn bỏ đi
Nhận hàng lần 1:
Owk19l.jpg



1HoR8BJ.jpg


2/3 số bơ nó hư giống như có thuốc ( đoán vậy)
bCOHmiE.jpg


Nhận hàng lần khác


55adc7fbefb87.jpg


Cầm tay thấy nó chín, nhưng cắt ra xong muốn bỏ đi... hic hic:(:(
19255949023_71dc1d4134_o.jpg



Nó tơi tả thế này luôn

55adc84d57af2.jpg


Bơ Trịnh Mười đáng đồng tiền bát gạo. 75k/kg

19869744462_7f1ccf2fb9_o.jpg


Quý ACE nào biết lý do cho Loan biết với nhé! :Dapdau::Dapdau::Dapdau::Dapdau:
Mấy trái bơ có vẻ rớt từ độ cao xuông và không được hái cẩn thận nên khi chín no thành ra thế . chứ không phải trái nào cũng thế đâu
 


Back
Top