Làm nông thu ngày vài triệu. Dễ như tinh!

Tôi trồng 3.500 trụ thanh long ruột tím hồng trên diện tích khoảng 3 ha(trồng theo mô hình Đài Loan, có phủ bạt)
Giữa 2 trụ thanh long, tôi khoét lổ bạt phủ, bón phân lót, mỗi lổ trồng 2 hạt bí đỏ, nhờ đó, tôi có 3 ha bí đỏ...
Agriviet.Com-vuon_bi_dep.jpg


Tôi thiết kế hệ thống tưới tự động, mỗi lần tưới được khoảng 1.000 trụ thanh long và 1000 gốc bí đỏ, phân bón, thuốc trừ sâu cũng đi theo nước tưới, mỗi lần tưới khoảng 15 phút là xong!
Agriviet.Com-tuoi_nuoc_1.jpg


Giống bí đỏ tôi trồng là giống bí địa phương (quả tròn,gọi là bí hồng) và một giống bí của đồng bào dân tộc (quả thuôn bầu dục, gọi là bí mọi-nhưng ta nên lịch sự gọi là bí dân tộc hoặc bí đồng bào)
Agriviet.Com-bi_hong_dep.jpg

Bí tôi trồng hái non dùng làm rau chứ không để già (Hiện nay bà con cả nước đang khóc ròng vì bí đỏ bí đầu ra, không ai mua do trồng quá nhiều). Bí hồng tôi giao thương lái 6.500 đ/kg, còn bí dân tộc bán sĩ được 8.000 đ/kg nhờ hương vị thơm ngon và thịt quả rất dẽo nên thương lái tranh nhau mua, có bao nhiêu mua hết...
Năm ngoái, tôi trồng thí điểm 1 ha bí hái quả non, xen kẻ các giống: bí hồ lô én vàng, bí hồ lô Trang Nông, bí Nhật, bí hồng và bí dân tộc. Các giống bí hồ lô, bí Nhật bị sâu bệnh tùm lum, đặc biệt là bệnh phấn trắng và sương mai, cứ mỗi 1-2 tuần phải xịt thuốc 1 lần; trong khi bí dân tộc kề bên không thấy sâu bệnh gì cả (có lẽ nó quen sống hoang dã, kham khổ như đồng bào dân tộc?)...Đặc biệt, bí dân tộc có thời gian cho thu hoạch bí non rất lâu (trên 6 tháng-giống như bí hồ lô én vàng, có bón tưới là cho ra trái). Do đó,năm nay tui để giống bí dân tộc nhiều hơn để năm tới chỉ "chơi" thuần giống bí này thui, và vận động bà con địa phương cùng trồng để tăng thu nhập

Agriviet.Com-bi_moi.jpg

Mới đầu vụ mà mỗi ngày tôi xuất bán trên 500 kg, bỏ túi trên 3 triệu đồng/ngày (đã trừ chi phí). Thời gian tới, mỗi ngày sẽ xuất bán nhiều hơn vì vườn bí đang bước đầu cho thu hoạch.
Số lượng thu hoạch mỗi ngày còn ít, thu nhập cũng cao nên tôi cho lính dùng xe honda chở đi bán, từ vườn tới nơi mua hàng 15km, tôi cho lính hưởng 1.500 đ/kg (tiền chở); nhờ vậy, mỗi chú có thêm thu nhập trên 300 ngàn/ngày/2 lần chở (ngoài lương) nên 2 chú lính tui rất phấn khởi và hăng hái làm việc.


Như vậy là bước đầu tui đã thành công, thành công này chủ yếu là nhờ chịu khó áp dụng công nghệ (hệ thống tưới rất rẻ mà hữu dụng, nhờ đó trồng được 3 ha bí trong mùa nắng, trong khi ở địa phương, do tưới thủ công nên chỉ trồng nhiều nhất 1 ha); đồng thời nhờ nghiên cứu thị trường (bán bí non thay vì để bí già) và chịu khó tìm hiểu, (chọn giống, trồng thí nghiệm trước khi mở rộng vv...)
Bà con nào thích mô hình này, like cái đê,,,he he!!! Nếu chịu khó nghiên cứu thì làm giàu từ nông nghiệp, dễ như tinh! hả bà con?
 


OTE="vodinhtien, post: 699918, member: 5182"]...hi hi...nếu có nhiều người thích chủ đề "làm giàu từ nghề nông không khó" như bài viết này, kỳ tới tôi sẽ viết tiếp chủ đề: chỉ cần 1 sào đất (1.000 m2) bỏ túi mỗi ngày một triệu đồng.
Nội dung của nó là:
+Trồng 1 loại rau khó Tính (nhờ khó trồng nên bán giá cao)
+Không cần tưới nước (Thật ra là có tưới, nhưng hoàn toàn tự động, cứ đến giờ định sãn là mô tơ tự khởi động lên tưới, hết thời gian, nó tự tắt (sử dụng bộ đếm giờ-timer, giá khoảng 150 ngàn/cái).
Không cần bón phân (thật ra, mỗi lần tưới, mô tơ tự động hút phân từ bình chứa phân vào ống tưới nên ta chẳng cần động tay chân vào-trừ việc mỗi tháng phải hòa phân vào bình một lần)
+Không cần phun thuốc (thật ra có phun, nhưng thuốc đi theo nước và nhờ hệ thống "nhà lưới" siêu rẻ, sát mặt đất, chống côn trùng, sâu hại xâm nhập...)
+Không sợ mưa làm hư hại rau (nhờ "nhà" lưới rẻ tiền)
+Trồng 30 hàng/1 công đất, mỗi ngày cắt bán 1 hàng, thu lời 800k đến 1 triệu-tùy thời giá. Như vậy đâu cần có nhiều đất, hả bạn?[/QUOTE]

Cảm ơn bác tiến nhiều . Cháu đang muốn làm nhà lưới trồng rau ( cháu đã có htt phun ) , nhưng giá thành cao quá , nay đọc được bài viết của bác , thật tuyệt bác ạ , mong bác giúp cháu ạ . Ngoluongtn@gmail.com
 


h
...hi hi...nếu có nhiều người thích chủ đề "làm giàu từ nghề nông không khó" như bài viết này, kỳ tới tôi sẽ viết tiếp chủ đề: chỉ cần 1 sào đất (1.000 m2) bỏ túi mỗi ngày một triệu đồng.
Nội dung của nó là:
+Trồng 1 loại rau khó Tính (nhờ khó trồng nên bán giá cao)
+Không cần tưới nước (Thật ra là có tưới, nhưng hoàn toàn tự động, cứ đến giờ định sãn là mô tơ tự khởi động lên tưới, hết thời gian, nó tự tắt (sử dụng bộ đếm giờ-timer, giá khoảng 150 ngàn/cái).
Không cần bón phân (thật ra, mỗi lần tưới, mô tơ tự động hút phân từ bình chứa phân vào ống tưới nên ta chẳng cần động tay chân vào-trừ việc mỗi tháng phải hòa phân vào bình một lần)
+Không cần phun thuốc (thật ra có phun, nhưng thuốc đi theo nước và nhờ hệ thống "nhà lưới" siêu rẻ, sát mặt đất, chống côn trùng, sâu hại xâm nhập...)
+Không sợ mưa làm hư hại rau (nhờ "nhà" lưới rẻ tiền)
+Trồng 30 hàng/1 công đất, mỗi ngày cắt bán 1 hàng, thu lời 800k đến 1 triệu-tùy thời giá. Như vậy đâu cần có nhiều đất, hả bạn?
hay qua chu ah. do la loai rau gi vay chu. chu co the cho chau xem anh cua bộ mơ tơ tự đông. Đươc khong ah
Đôi điều nói thêm:
Tôi vào đây thảo luận không vì mục đích quảng cáo hệ thống tưới hay cây giống gì cả. Kinh doanh thì phải quảng cáo, nhưng phải đúng nơi đúng chỗ...Những người trên diễn đàn này sinh sống khắp nơi trên cả nước, tôi có thể đi khắp nơi để thiết kế thi công hệ thống tưới hay không mà vào đây quảng cáo. Hiện nay, tôi đang ở trong trung tâm của vùng trồng thanh long lớn nhất nước (trên 22 ngàn ha); chỉ riêng chung quanh trang trại của tôi thôi, cũng không dám nhận thêm, vì nhận rồi làm không kịp, bị bà con chửi om sòm. Vấn đề khảo sát thiết kế thì dễ, nhưng tôi bị tắt ở chỗ tìm người thi công: phải có người đọc được bản vẽ, am hiểu kỹ thuật, nhân công thì phải siêng năng (dù làm khoán)l do đó mà hiện tôi chỉ có 2 đội thi công, lại vào mùa nắng làm không kịp nên không dám nhận nhiều...
Cái tâm của tôi là muốn khuyến khích mọi người làm nông quan tâm đến năng suất và hiệu quả lao động, muốn vậy, phải quan tâm ứng dụng công nghệ (cao hay thấp gì cũng được, miễn là phù hợp với điều kiện kinh tế của bà con); Những gì tôi làm được, tôi muốn chia sẻ với mọi người để cùng làm, chẳng hạn, thiết kế hệ thống tưới, tôi đã viết lên diễn đàn này bài viết để mọi người tự làm:
http://agriviet.com/threads/thiet-ke-he-thong-tuoi.203342/
Hoặc chỉ rõ cho mọi người tự làm chứ không "ăn" đồng nào cả!
http://agriviet.com/threads/lam-giau-tu-mo-hinh-trong-chuoi-nuoi-cay-mo.206538/page-3
Ngoài ra, tôi còn viết bài phổ biến trên mạng về làm thủy điện siêu nhỏ, chế tạo bơm RAM vv và tư vấn miễn phí cho bà con cả nước các vân đề này qua điện thoại
+Có công nghệ, bạn còn phải quan tâm đến thị trường: sản phẩm làm ra phải đúng điểm rơi, có nơi mua cụ thể và bạn phải biết chắc, theo quy luật hàng năm, vào thời điểm nào thì sản phẩm bạn làm ra bán được giá cao nhất. Cái này bạn phải la cà hỏi các bà tiểu thương bán lẻ ở chợ, hoặc khảo sát bảng giá ở siêu thị và ghi chép lại tỉ mỉ. Chẳng hạn, nói về trái bí đỏ hái quả non, tôi đã tìm hiểu quy luật thị trường từ vài năm trước, năm ngoái tôi trồng thử nghiệm 1 ha và trúng giá. Năm nay lại trúng giá nữa: Mới hôm qua, thương lái đã tăng giá thêm 1.000 đồng/kg, lại còn "bo" cho lính tôi mỗi đứa 50 ngàn tiền xăng..Tôi đoan chắc trong vòng 6 tháng tới giá cả giữ ở mức đó trở lên!
+Về chuyện trồng rau đề cập ở trên, vấn đề không phải là cây rau gì mà là :vào thời điểm này cây rau gì có giá cao nhất, vì sao nó có giá cao? Hôm qua, tôi vào siêu thị, thấy rau diếp cá đang giữ kỷ lục về giá: 59 ngàn/kg. Nhưng cách đây 2 tháng, giá rau diếp cá bán ở chợ đến 70 ngàn/kg. Bây giờ, ở chỗ tôi, nếu có rau diếp cá bỏ sĩ cầm chắc giá 40 ngàn/kg và giá bình quân này sẽ duy trì đến cuối mùa khô.Mỗi ngàn bạn cắt được 20-30 chục ký rau thì sống khỏe. Còn hàng loạt loại rau khác có các "điểm rơi về giá" không giống nhau!. Do đó, không nên thích cây gì trồng cây đó, hoặc "thấy ăn khoai mài vác mai mà chạy". Nếu năm nay cây trồng nào đang được giá cao ngất thì nên tránh đi, đừng có trồng cây đó mà nên trồng cây đang rớt giá.
+Tuy nhiên, áp dụng công nghệ vào sản xuất mới là vấn đề, nhờ đó ta tăng năng suất lao động :tôi tưới 1000 trụ thanh long/1 lần trong vòng 15 phút (bạn không tin thì tùy, tôi chẳng được gì để mà nỗ ở đây!), công việc của công nhân là hòa phân bón vào thùng phuy nhựa xanh, bật mô tơ, đi "lơn tơn" đóng mở các van tổng, trong vòng trên dưới 1 tiếng là tưới xong 3.500 trụ thanh long và cũng chừng đó gốc bí "ăn theo" (tôi cũng có thể chỉ tưới thanh long mà không tưới bí và ngược lại, nhờ các van tổng). Phân bón châm theo nước rất ít (4kg NPK lỏng hiệu Vì Dân, thương hiệu cây dù hòa trong 200 lít nước). Cho ăn, cho uống mỗi lần 1 ít nhưng ngày bào cũng cho cây ăn, uống tốt hơn vạn lần chơi kiểu "no dồn đói góp". Cách này làm cho năng suất cây trồng tăng rất cao.Cái này tôi học từ ông Hồ Sáu , đại gia trồng mì ở Trảng Bom , ông này trồng mì đạt năng suất 100 tấn/ha/vụ.(xem thêm trên mạng)
+Với cây bì trồng xen trong vườn thanh long, tôi đạt hiệu quả cao là có lý do: Nếu tôi không trồng xen cây bí đỏ vào vườn thanh long, tôi cũng đã đầu tư cày đất, kéo hàng, phủ bạt, làm hệ thống tưới...tất cả công việc tốn tiền đó, đã có cây thanh long gánh. Riêng cây bí đỏ trồng xen, lính tôi chỉ việc dùng cây cuốc nhỏ đào cái hố nhỏ, bỏ vào 1 năm phân vi sinh Sông Gianh (có trộn DAP) là xong. Công việc bón phân, "tưới thuốc" phòng trừ sâu bệnh đều làm chung với thanh long. Chỉ tốn công hái bí (nếu bạn khoán gọn, 1 công nữ hái 1 ngày được 500 kg bí non, bỏ bịch nilon gom ra đầu hàng). Riêng công chở đi bán, tôi khoán cho lính chỉ vì lý do nhân đạo, một hình thức tăng lương.
+Với việc quan tâm đến công nghệ, tôi có thể trồng rau mà không tốn công tưới nước, bón phân, không sợ nắng mưa và không mất công làm cỏ (chiêu này mới độc đáo và riêng có của tui đây!). Máy móc nó làm hết rồi, con người "hụ hợ" vô thôi, và cũng nhẹ nhàng, không tốn công sức thì sao không hiệu quả. Nước Mỹ rộng lớn như vậy mà chỉ 2% dân số làm nông nghiệp, nuôi cả nước Mỹ và còn xuất khẩu nông sản ra thế giới, Israel diện tích chỉ bằng 1 tỉnh của VN, đa phần là sa mạc mà lại làm làm trùm xuất khẩu rau hoa ra thế giới. Còn VN? Bình quân 12 người VN mới làm ra sản lượng bằng 1 người Singapore, vì sao vậy? Bạn có thấy tự ái cho dân tộc VN anh hùng này không?
Bac cho chau hoi la tươi nươc bon phân cung 1 luc như vay. Khi nươc phan dính vào lá và thân cây. Thi cay có bị anh hương j không ah
 
Còn mấy câu hỏi sao không trả lời luôn đi vodinhtien !
Muốn trồng lan thì lên anh 2 tôi mà học hỏi.
2 hecta lan ở Củ Chi.

Đầu tư vào hết 4 tỷ, bây giờ mỗi tháng lãi 30 triệu.

Làm giàu từ lan, ít nhất phải 5 năm mới hòa vốn.

Mấy câu chuyện vớ vẫn trên internet lấy ra làm ví dụ mà còn nói: dễ như tinh !
dễ như vậy thì bao nhiêu người làm được rồi vodinhtien ?

Người thật việc thật đây còn chưa nói gì.
Câu đầu nghe có vẻ không ổn nếu so sánh tuổi tác ! Diễn đàn để thảo luận, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau...Đúng sai của mỗi người là điều bình thường, cái quan trọng là qua đó, ta rút được điều gì !
 
+Bạn nhầm rồi. Cây thanh long ruột tím hồng, ngoài diện tích trồng ở Viện NCCĂQMN còn đưa ra trồng ở 3 tỉnh khác để thử nghiệm trong các điều kiện khí hậu khác nhau trước khi nó được bán bản quyền cho TLHH, cho nên giống này đã "lộ bí mật". Vấn đề là những người đã sở hữu nó có tôn trọng quyền bản quyền hay không thôi. Riêng tôi thì không bao giờ đi bán giống thu lợi vì đó là hành vi chiếm đoạt...
+Về bí trồng xen, hiện nay đang cho thu hoạch rộ, ngày thu trên 1 tấn, giá cả tăng thêm 500 đ/kg. Vì số lượng nhiều nên thương lái mang xe tải nhỏ đến vườn chở, nhưng tôi vấn cho tụi nhỏ hưởng tiền công chở bình thường. Hiện tôi đang cho vùi hạt giống khổ qua F1 vào gốc thanh long (cách gốc 0,5m), bỏ chà (từ tỉa nhánh rừng trồng) cho nó leo để đón tết. Khổ qua cũng hưởng phân, nước, thuốc cùng thanh long nên rất ít tốn công. Sau 35 ngày, khổ qua cho thu hoạch. Tất cả sản phẩm khổ qua thu được, tôi sẽ "tống" vào kho lạnh, chờ sát tết, đến 27 âm lịch trở đi mới "bung" hàng. Bạn thấy làm vậy sẽ "trúng" giá, dễ ăn như tinh không?
+Đầu mùa mưa tới, thanh long lớn chút, tôi sẽ trồng xen các loại rau có giá trị kinh tế và chịu bóng, như húng lủi, diếp cá, rau má vv.. xen canh lâu dài với thanh long. Các loại rau này chỉ cần trồng 1 lần là "gặt" ăn hoài, rất lâu mới trồng lại...Như vậy, diện tích rau trồng xen khoảng 1,5 ha. Rau sẽ được tưới ngấm. Cứ khoảng 5 giờ chiều, lính tôi sẽ mở van đầu hàng, chỗ cao nhất, canh van cho nó chảy từ đám cao xuống đám thấp,sao cho đến sáng hôm sau là nó chảy đến đám cuối cùng. Sáng ngủ dậy đi 1 vòng cúp van là tưới xong 1,5 ha.
+Thanh long của tôi trồng hàng cách hàng 4 mét. Tôi sẽ cho xe cày tạo hình 2 líp trong mỗi hàng, mỗi líp rộng 1,2 m để trồng rau (sở dĩ phải làm 2 líp vì chiều rộng 1,2 m này đủ lọt bánh xe bành bạch, để xe vấn có thể chạy trong vườn mà không làm hư hại rau). Với 1,5 ha rau trồng xen trong vườn thanh long, tôi có thể thu lãi tiền tỷ mỗi năm, làm giàu từ rau trước khi giàu vì thanh long đấy!
+Trồng xen là phương thức rất hay, tuy nhiên cái khó là phải kiểm soát được sâu bệnh. Phải nghiên cứu tỉ mỉ xem cây trồng xen có cùng loại sâu bệnh nào để phòng trừ. Nhờ có cách phun thuốc tự động, rất ít tốn công nên tôi cứ cho phun thuốc phòng ngừa thường xuyên cho cả rau lẫn thanh long; nếu không làm được như vậy, cứ vác bình nặng vài chục ký trên vai đi bơm thủ công, chịu đời sao thấu?
+Về hệ thống tưới, như đã hứa, tôi đang tập hợp tư liệu, hình ảnh, và sẽ viết 1 bài thật tỉ mỉ, chi tiết, kiểu như "cầm tay chỉ việc" để ACE trong diễn đàn này, ai có trình độ trung bình đều có thể thiết kế (đúng nghĩa) và tự làm được hệ thống tưới, bón phân, phun thuốc như tôi, chứ có gì mà khó.
+Nay tôi đã U50 rồi, chỉ còn vài chục năm nữa là ra đi theo Bác...kinh tế thì cũng khá và chỉ có 1 đứa con gái duy nhất, làm giàu cho cố cở bầu Đức chi cho khổ nên có ước muốn chia sẻ với bà con nông dân những gì tôi làm được. "Có phước cùng hưởng", chứ công ty tôi, việc làm không hết, cần gì quảng cáo nữa!

+Thanh long là cây ưa sáng cực kỳ, nếu trồng bầu, bí, mướp xen vào rồi làm giàn cho nó leo thì nó che sáng, thanh long (cây trồng chính) sao sống nỗi? Do đó, tôi chỉ trồng xen bí năm đầu, và chỉ cho bò lan trên đất...
+Ngược lại, tôi trồng xen bầu, mướp, khổ qua trong rừng trồng, các cây này leo lên, che sáng làm cây rừng, theo đặc tính sinh lý của nó, cứ vươn ngọn, phát triển chiều cao nhưng ốm nhom!. Về sau tôi bón phân cho cây mập ra, vậy nên cây rừng mau cho thu hoạch hơn người ta. Bạn nào đang trồng rừng cứ thử xem...lợi nhiều lắm đó!

+Haclong đưa ra 9 ý "phản bậy", bị nhà lý luận nguyenhungdung bẻ gãy từng khúc một, haclong không bào chửa được câu nào, "Phản bậy" 9 câu sai cả 9 câu mà chỉ xin lỗi có 1 câu, còn nợ lại 8 câu chưa xin lỗi. Số liệu thì nói sai tùm lum tà la: người ta trồng 3 ha, tự tặng thêm 0,5 ha; người ta nói tiền chở mỗi ngày trên 300 ngàn vội vu cho 300 ngàn rồi lấy đó tính toán, giá bán cũng nói trật lất...Vậy mà phản biện à?
+Bây giờ cùng đường nên đưa ra 1 câu phản bậy nữa, rằng chủ top trình độ quá non kém nên không dám trồng giống bí có giá trị cao! Coi chừng nhà lý luận nguyenhungdung chém cho một nhát nữa là toi đời lun đó!

Khổ qua trồng số lượng lớn phải bán ra chợ đau mối. Giải pháp trữ lạnh đến 27 Tết bung hàng ra bán e rằng không ổn. Thường hàng "nguội" các vựa ở chợ đau mối ít thu mua.
Trồng rau ăn lá sâu bệnh rất nhiều, phải có giải pháp phòng ngừa. Hy vọng bác áp dụng mô hình Vietgap để rau sản xuất ra an toàn cho nguoi tiêu dùng.
Trồng đồ hàng bông bây giờ giống đánh bạc. Thua nhiều hơn thắng do thị trường méo mó và bị thương lái khống chế.
Ai cũng lăm lăm trồng khổ qua bán Tết. Có năm khổ qua Tết dội chợ 500 đồng/kg không ai mua.
Trông đồ bây giờ muốn bán được giá phải phun thuốc liên tục để trái đẹp, sáng, bóng, kích cỡ đồng đều. Rốt cuộc người tiêu dùng lãnh đủ. Haizz
 
Khổ qua trồng số lượng lớn phải bán ra chợ đau mối. Giải pháp trữ lạnh đến 27 Tết bung hàng ra bán e rằng không ổn. Thường hàng "nguội" các vựa ở chợ đau mối ít thu mua.
Trồng rau ăn lá sâu bệnh rất nhiều, phải có giải pháp phòng ngừa. Hy vọng bác áp dụng mô hình Vietgap để rau sản xuất ra an toàn cho nguoi tiêu dùng.
Trồng đồ hàng bông bây giờ giống đánh bạc. Thua nhiều hơn thắng do thị trường méo mó và bị thương lái khống chế.
Ai cũng lăm lăm trồng khổ qua bán Tết. Có năm khổ qua Tết dội chợ 500 đồng/kg không ai mua.
Trông đồ bây giờ muốn bán được giá phải phun thuốc liên tục để trái đẹp, sáng, bóng, kích cỡ đồng đều. Rốt cuộc người tiêu dùng lãnh đủ. Haizz
OK. Tất cả vấn đề bạn nêu ra là thực trạng. Ai có xông vào lửa mới biết nó nóng như thế nào, từ đó mới biết bảo hộ thế nào để tránh nóng...
 
Bác nói

Khi nghe bác nói Thanh long là cây cần nắng, sau bác lại nói muốn làm giàn xen canh phía trên Thanh long, em thấy nó mâu thuẫn chỗ này. Chốt câu cuối bác nói bác @vodinhtien mắc bẫy bác. Chỗ này cháu chưa hiểu dụng ý chính của bác là gì

Mắc bẫy mà nói ra rằng "không thể trồng Thanh Long
xen canh dưới bóng râm của cây khác được." Đó chính
là điều tôi muốn nói.

Tôi dị ứng với bác anhmytran vì bác cứ bảo người này ngu, kẻ kia dốt...về học lại tiểu học vv...nhưng thực tế, bác ấy bày những chuyện sai lầm, tào lao và hết sức nguy hiểm, nếu nông dân ít học làm theo: Ví dụ: Làm cái máy phát thủy điện 1HP thì mua cái bơm 1 HP. Ai làm thử đi xem nó có chạy được không? Hoặc bác ấy bảo úm gà con bằng bàn ủi, bếp điện...trời ạ! Cái bóng tròn chỉ tiêu tốn có 60W-100W/giờ, cớ sao không làm, đi dùng cái bếp điện tốn 2KW/giờ, úm cả ngày đêm trong 3 tuần thì hết gấp bao nhiêu tiền điện...mà nó cho nguồn nhiệt tập trung chứ có phân tán như bóng đèn đâu mà úm gà...Lại còn bày úm gà con bằng than, củi, trấu ...chật chật!

+Những người như trên là phá diễn đàn, nơi trao đổi, học hỏi của nông dân nghèo VN chứ không có tính xây dựng. Không nên duy trì những kẻ đó!
Cái chuyện mua máy bơm làm máy thủy điện, và chuyện
úm gà, sao bạn không bàn ở chỗ đó, mà kể lể chuyện
đàn bà ở đây?

Bạn chưa xài bàn ủi bao giờ sao? Nó có bao giờ chạy
hết công suất không? Bạn có biết nguyên tắc bàn ủi
và các đồ điện có khống chế nhiệt độ là tự động tắt
khi đến nhiệt độ quy định không? Bạn có biết muốn úm
gà thì đều tốn một năng lượng như nhau, mặc dù đốt
củi, đốt điện, bàn ủi, bếp điện, bóng đèn, hay đốt
xăng dầu không? Đốt hơn, thì nướng gà mà ăn. Đốt kém
thì có gà đông lạnh.

Phải chăng bạn bị mắc bẫy mà nói hộ cho tôi, phản lại
lời của chính bạn, mà nói rằng diễn đàn không nên có
tôi? Ngược lại, diễn đàn cần có tôi, để vạch ra những
cái sai của người khác. Bạn có giỏi, thì nêu ra lý lẽ
của bạn đi. Không có lý lẽ, thì đừng nói gì nữa, vì
đó là những lời nói xấu người khác. Bạn không biết
người đọc sẽ đánh giá những lời nói xấu và những lời
bàn về kỹ thuật khác nhau thế nào chứ?
 
Ah! Ra thế, nhưng hiện trạng là bác vodinhtien trồng Bí xen canh với Thanh long, em thấy trong hình là giống Bí bò dưới đất, chứ ko phải loại Bí trồng theo giàn như trong câu ca dao "Bầu ơi thương lấy Bí cùng, tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn"
Không biết Tiêu điểm em nói ra có đúng trong sự tranh luận này ko???
 

B
Nhiều bạn muốn đến tôi để học mô hình và làm theo, xin trả lời chung thế này:
+Nông nghiệp thật ra là một nghề rất khó vì nó đụng đến sinh học, sâu bệnh tùm lum!, rất dễ trắng tay. Tuy nhiên nông nghiệp cũng mang lại lợi nhuận rất cao cho ông bà chủ, nên hiện nay có rất nhiều đại gia "nhảy" vào lính vực này...
+Làm nông nghiệp đừng quan tâm đến một mô hình cụ thể mà nên chú trọng đến tổng thể. Ví dụ như trong cả nước ai cũng chạy theo mô hình trồng bí đỏ hái quả non vào mùa nắng như tôi, vài năm nữa bí đỏ hái quả non có giá cao trong thời điểm này sẽ bị phá vở quy luật, đem cho bò ăn không hết. Hơn nữa, canh tác cây ngắn ngày phải xoay vòng nhiều loại cây trên cùng miếng đất chứ nếu trồng liên tục nhiều vụ rất dễ thất bại. Sang năm tôi lại trồng bí đỏ hái quả non, nhưng trồng diện diện tích thanh long phát triển mới, còn vườn thanh long hiện nay tôi sẽ chuyển sang trồng xen các loại rau có giá trị cao khác và sẽ trồng 5 loại rau xen kẻ nhau trên diện tích trồng bí hiện nay..
+Bạn muốn làm giàu từ nông nghiệp thì không nên chăm chú học theo mô hình và cây, con đang hot, nhất là các cây, con lạ ta chưa hiểu về nó và chưa biết thị trường tiêu thụ thế nào...Chợ, siêu thị là thị trường đó. Bạn cứ ra chợ xem mùa nào cái gì cao giá và nghiên cứu xem có phải giá tăng cao vào thời điểm đó có tính quy luật không, muốn vậy phải thu thập số liệu trung bình nhiều năm. Các sở Tài chính đều có bộ phận thống kê tỷ mỉ chi tiết giá cả các mặt hàng qua nhiều năm và lưu lại, bạn có thể đến đó liên hệ để xin sao chụp số liệu thống kê rồi đối chiếu theo từng tháng (tôi còn dùng phương pháp thống kê toán học để tính ra độ tin cậy của bài toán).Ví dụ, trái bí hái non có giá cao trong mùa nắng là vì đây là loại cây trồng mọc lan, cần trồng trên diện tích tương đối rộng nhưng phải cung cấp nước thường xuyên cho nó. Có nước, bí non lớn nhanh như "thổi";hôm trước trái bí bằng quả chanh, hôm sau đã lớn hơn cái chén...hái bán được rồi!. Trồng bí hái trái non năng suất gấp đôi để trái già, nhưng sở dĩ nông dân không làm được hoặc chỉ làm ít vì khó khăn ở chỗ tưới nước; phải tưới 1-2 ngày/lần, chứ ít hơn năng suất không cao! Bạn muốn áp dụng cái tôi gọi là "dễ ăn như tinh" phải đủ điều kiện:: phải có diện tích tương đối lớn, có hệ thống tưới tự động và bón phân, thuốc cũng tự động lun, nếu không tiền công ăn hết, lấy gì mà hưởng?
+Muốn chắc ăn trong nghề nông, bạn phải học công nghệ (hoặc tự sáng tạo ra, trên nền tảng kiến thức chuyên môn) và áp dụng linh hoạt. Ví dụ, trong lĩnh vực phòng trừ bệnh cho cây trồng, vật nuôi; bạn phải chẩn đoán chính xác "vật cưng" của bạn đang bị gì? Nhầm lẫn là toi! Một loại bệnh có rất nhiều nhãn thuốc phòng trị, đến người bán cũng không nhớ hết, phải dùng nhãn thuốc nào là hiệu quả, muốn biết phải tham khảo bà con chung quanh hoặc vào diễn đàn mà hỏi. Nhưng theo tôi, bí quyết hay nhất là chú trọng "phòng" chứ đừng để phải "trị"; chẳng hạn,bạn muốn trồng cây họ bầu bí, bạn lên mạng đọc tất cả các bài viết có liên quan và thống kê lại tất cả các loại sâu, bệnh cây đó có thể bị nhiễm và cũng thống kê tất cả các loại thốc phòng trị rồi mua thuốc về hòa chung để xịt phòng định kỳ khi cây trồng chưa bị nhiễm. Tôi sợ bệnh hơn sợ sâu rầy vì chính các bệnh cây (nhiễm nấm, vi rút...) mới
là nguyên nhân gây mất trắng và khó chẩn đoán, khó trị.
+Nước ta có trên 70% dân số làm nông nghiệp, sản xuất manh mún, thiếu công nghệ nên rất khó vươn lên làm giàu.Một khi tỷ lệ dân số làm nông nghiệp ngày càng thấp xuống, tích tụ ruộng đất ngày càng tăng lên, khi đó, đất nước mới thoát nghèo bền vững được...
+Tất cả những gì tôi viết trên đây thật ra là kiến thức chung, báo chí nói đầy, tôi tổng hợp lại chứ chẳng có giỏi giang giò đâu. Ai cũng biết mà không chịu làm!
Bạn có thể tư vấn. Cho toi trí. Kinh nghỉ e m nhé !
Đọc bài của bạn toi rất thích và đang có ý định dầu tư trong thanh Long theo mô hình của bạn ,nhưng đất toi lại ở huyện duyên khánh nha trang ,xin cho tôi hỏi không biết thổ ngưỡng và khí hậu nơi đó có trồng dược thanh Long không bạn ?
Toi dự định đầu tư trong khoảng 5 héc ,hiện tại toi đang trồng 100 trụ thanh Long ruột đỏ ,để thử nghiêm xem có phù hợp không ! Nếu phát triển tốt tôi sẽ trồng khoảng 5000 trụ trên ĐT 5 héc ,nói thật toi chưa làm nong nghiệp bao giờ ,không có kinh nghiêm ,nhưng đọc bài của bạn toi lại muốn trồng thử xem sao ! Có gì bạn có thể tư vấn giúp toi nhé !về kỷ thuật trồng và chăm sóc ,và khảo sát thi cong giúp tôi hệ hống tưới nước tự động sao cho có hiệu quả !
 
Mắc bẫy mà nói ra rằng "không thể trồng Thanh Long
xen canh dưới bóng râm của cây khác được." Đó chính
là điều tôi muốn nói.


Cái chuyện mua máy bơm làm máy thủy điện, và chuyện
úm gà, sao bạn không bàn ở chỗ đó, mà kể lể chuyện
đàn bà ở đây?

Bạn chưa xài bàn ủi bao giờ sao? Nó có bao giờ chạy
hết công suất không? Bạn có biết nguyên tắc bàn ủi
và các đồ điện có khống chế nhiệt độ là tự động tắt
khi đến nhiệt độ quy định không? Bạn có biết muốn úm
gà thì đều tốn một năng lượng như nhau, mặc dù đốt
củi, đốt điện, bàn ủi, bếp điện, bóng đèn, hay đốt
xăng dầu không? Đốt hơn, thì nướng gà mà ăn. Đốt kém
thì có gà đông lạnh.

Phải chăng bạn bị mắc bẫy mà nói hộ cho tôi, phản lại
lời của chính bạn, mà nói rằng diễn đàn không nên có
tôi? Ngược lại, diễn đàn cần có tôi, để vạch ra những
cái sai của người khác. Bạn có giỏi, thì nêu ra lý lẽ
của bạn đi. Không có lý lẽ, thì đừng nói gì nữa, vì
đó là những lời nói xấu người khác. Bạn không biết
người đọc sẽ đánh giá những lời nói xấu và những lời
bàn về kỹ thuật khác nhau thế nào chứ?
+Bác anhmytran cực kỳ bảo thủ. Đụng đến bác là như đỉa phải vôi. Nhưng tôi vẫn cứ chỉ ra những sai sót của bác, vì tôi sợ có những người cả tin, làm theo, thiệt hại cho người ta.
+Trên diễn đàn, ai có gì hay mình học, mình biết gì thì trao đổi, chia xẻ kinh nghiệm...cớ sao lại đi bẩy lẫn nhau? Bác tưởng bác tài giỏi để đưa người khác vô bẩy? cái tâm để đâu?
B

Bạn có thể tư vấn. Cho toi trí. Kinh nghỉ e m nhé !
Đọc bài của bạn toi rất thích và đang có ý định dầu tư trong thanh Long theo mô hình của bạn ,nhưng đất toi lại ở huyện duyên khánh nha trang ,xin cho tôi hỏi không biết thổ ngưỡng và khí hậu nơi đó có trồng dược thanh Long không bạn ?
Toi dự định đầu tư trong khoảng 5 héc ,hiện tại toi đang trồng 100 trụ thanh Long ruột đỏ ,để thử nghiêm xem có phù hợp không ! Nếu phát triển tốt tôi sẽ trồng khoảng 5000 trụ trên ĐT 5 héc ,nói thật toi chưa làm nong nghiệp bao giờ ,không có kinh nghiêm ,nhưng đọc bài của bạn toi lại muốn trồng thử xem sao ! Có gì bạn có thể tư vấn giúp toi nhé !về kỷ thuật trồng và chăm sóc ,và khảo sát thi cong giúp tôi hệ hống tưới nước tự động sao cho có hiệu quả !
+Điều kiện lập địa ở mỗi vùng mỗi khác, cho nên muốn biết làoi cây nào đó có trồng được trên đất của mình không thì phải xem cây ấy hoặc cây tương cận có hiện diện ở vùng đó hay không, và cũng phải thử nghiệm một ít, từ đó mới nên phát triển.
+Vấn đề của cây thanh long hiện nay là bị bệnh đốm nâu không trị được; thứ hai là bị tụi thương lái Trung Quốc ép giá...Chúng nó đến các vựa ép chủ vựa phải làm đji lý mua cho chúng nó, hưởng hoa hồng...Nếu ai không đồng ý, tự đưa hàng về Lạng Sơn, Pò Chài thì để thúi luôn, không có người đến mua như trước. Chúng cũng chỉ cho nậu vựa lãi rất ép và mua theo giá quy định của chúng; cho nên nông dân trồng thanh long Bình Thuận đang ngao ngán vì giá bán chỉ huề vốn...Riêng thanh long ruột đỏ mấy ngày nay giá tăng đột biến, lên đến 85 ngàn/kg. Bạn tôi mới thu về tiền tỷ nhờ trúg giá. Nhưng thanh long ruột đỏ có nhược điểm là rất khó tính...sâu bệnh tùm lum, đặc biệt là bệnh đốm nâu...Vậy nên, bạn phải cẩn trọng!
 
+Bác anhmytran cực kỳ bảo thủ. Đụng đến bác là như đỉa phải vôi. Nhưng tôi vẫn cứ chỉ ra những sai sót của bác, vì tôi sợ có những người cả tin, làm theo, thiệt hại cho người ta.
+Trên diễn đàn, ai có gì hay mình học, mình biết gì thì trao đổi, chia xẻ kinh nghiệm...cớ sao lại đi bẩy lẫn nhau? Bác tưởng bác tài giỏi để đưa người khác vô bẩy? cái tâm để đâu?

+Điều kiện lập địa ở mỗi vùng mỗi khác, cho nên muốn biết làoi cây nào đó có trồng được trên đất của mình không thì phải xem cây ấy hoặc cây tương cận có hiện diện ở vùng đó hay không, và cũng phải thử nghiệm một ít, từ đó mới nên phát triển.
+Vấn đề của cây thanh long hiện nay là bị bệnh đốm nâu không trị được; thứ hai là bị tụi thương lái Trung Quốc ép giá...Chúng nó đến các vựa ép chủ vựa phải làm đji lý mua cho chúng nó, hưởng hoa hồng...Nếu ai không đồng ý, tự đưa hàng về Lạng Sơn, Pò Chài thì để thúi luôn, không có người đến mua như trước. Chúng cũng chỉ cho nậu vựa lãi rất ép và mua theo giá quy định của chúng; cho nên nông dân trồng thanh long Bình Thuận đang ngao ngán vì giá bán chỉ huề vốn...Riêng thanh long ruột đỏ mấy ngày nay giá tăng đột biến, lên đến 85 ngàn/kg. Bạn tôi mới thu về tiền tỷ nhờ trúg giá. Nhưng thanh long ruột đỏ có nhược điểm là rất khó tính...sâu bệnh tùm lum, đặc biệt là bệnh đốm nâu...Vậy nên, bạn phải cẩn trọng!
À ,bạn cho toi hỏi thêm câu này ,thanh Long ruột tím hồng mà bạn nói,nó là thanh Long ruột đỏ hay là loại khác nữa bạn ?
100 trị giống phát triển ra trồng đủ 5000 trụ không bạn ?
Không biết chỗ toi có trồng dược không nhưng trong vườn tôi có mấy cây mai anh đào bị thanh Long bò len không chăm sóc nhưng trái chín rất ngọt !
 
À ,bạn cho toi hỏi thêm câu này ,thanh Long ruột tím hồng mà bạn nói,nó là thanh Long ruột đỏ hay là loại khác nữa bạn ?
100 trị giống phát triển ra trồng đủ 5000 trụ không bạn ?
Không biết chỗ toi có trồng dược không nhưng trong vườn tôi có mấy cây mai anh đào bị thanh Long bò len không chăm sóc nhưng trái chín rất ngọt !
+Thanh long ruột tím hồng (LĐ5) là thế hệ sau thanh long ruột đỏ (H.14 LĐ). Muốn biết rõ hơn thì tìm thông tin trên mạng.
+Tỷ lệ giống/khả năng trồng =1/10. Như vậy có 100 trụ giống, chỉ trồng được 1.000 trụ.
 
Chỉ ra được cái sai của tôi thì hay quá.
Tôi cũng muốn biết cái sai của mình chứ.

Tiếc rằng người ta không nhằm vào cái
sai của tôi, mà chỉ nói xấu không có chứng
cớ thôi.

Việc bẫy người khác là cái thú của tôi.
Cái tâm của tôi là như vậy đó. Anh nào
bị vào bẫy thì anh ấy thiệt.
 
Chỉ ra được cái sai của tôi thì hay quá.
Tôi cũng muốn biết cái sai của mình chứ.

Tiếc rằng người ta không nhằm vào cái
sai của tôi, mà chỉ nói xấu không có chứng
cớ thôi.

Việc bẫy người khác là cái thú của tôi.
Cái tâm của tôi là như vậy đó. Anh nào
bị vào bẫy thì anh ấy thiệt.
+Tôi đã chỉ ra rất nhiều cái sai cơ bản của bác rồi mà bây giờ bác còn không công nhận, cãi chày cãi cối. Ví dụ: trong bài này có nói các cái sai về:
-Làm cái thủy điện 1 HP thì mua cái mô tơ 1 HP-Không hiểu định luật bảo toàn năng lượng, lở ai làm theo, mua cái bơm 1 HP về không chạy được (ngay cả đè pa cũng không được vì thiếu cường độ)...vậy có tội cho người ta không? Còn rất nhiều cái sai cơ bản của bác, tôi đã chỉ rải rác trong nhiều bài viết, vì tôi sợ người ít học, nghèo mà làm theo thì tội người ta, chớ tôi cần gì đả kích bác.
+Chẳng hạn, có bài bác cãi với cả diễn đàn rằng: mùa mưa rau có năng suất cao hơn mùa nắng! Vì bác thiếu thực tế...nhưng cái này vô hại, tôi chỉ cười chứ không phản còm với bác.
+Bác nên suy nghĩ cho kỷ: cái gì mình biết chắc chắn thì nói, nói sai thì gây hại lớn cho người khác; nói bậy thì bị người ta cười chết (Ví dụ: bác nói cái bơm nước lớn thì bơm được 10 lít/phút). Trời ạ...bơm lớn mà chỉ bơm ra bằng dòng nước đái!
-
 
Ví dụ: bác nói cái bơm nước lớn thì bơm được 10 lít/phút). Trời ạ...bơm lớn mà chỉ bơm ra bằng dòng nước đái!
-
Đây là điển hình con người của bạn:
Moi móc những cái nhỏ nhặt để bới xấu người khác.

Bài tôi viết nên hiểu nghĩa, chứ không chỉ hiểu
chữ. Ví dụ, bơm lớn chỉ chảy bằng giòng nước đái,
vì nó lớn hơn bơm nhỏ chỉ nhỏ giọt thôi. Bạn đã
hiểu ra chưa? Phải đọc bài tôi viết với bộ óc
suy nghĩ, chứ không phải chỉ hiểu từng từ ngữ
riêng lẻ mà thôi. Chẳng có cái tiêu chuẩn nào để
nói bơm lớn bơm nhỏ cả. Từ ngữ Lớn Nhỏ chỉ là để
so sánh. Khi bàn một chuyện, người ta lấy ví dụ
lớn nhỏ, chứ không phải lời khuyên kỹ thuật cụ
thể ở một con số cho một việc cụ thể. Khi nào tôi
đưa ra bản vẽ kỹ thuật, bạn mới có thể chỉ ra chỗ
sai.

Tôi không bao giờ nhớ những lời bạn nói ở chỗ khác
để moi ra mà phê phán bạn. Trong diễn đàn này, còn
nhiều tay trích dẫn bài của tôi để chỉ sai lắm.
Bạn so với chúng, thì chỉ là con muỗi so với con
voi thôi. Những việc làm này chẳng được bà con tán
thành đâu. Họ cần những ý nghĩ, những kiến thức
giúp họ, chứ họ không cần biết anhmytran đúng sai
xấu tốt ra sao.

Những cái sai của tôi, bạn tha hồ chỉ ra, và tranh
luận ở ngay chỗ đó. Đừng mang ra chỗ khác mà lải
nhải. Người ta, và cả chính tôi, cũng không hiểu
những chỗ trích dẫn của bạn sai đúng ở đâu. Bởi
thế, tôi không thể tranh cãi với bạn ở đây được.
Tranh cãi ở đây thì lạc đề. Chuyện đâu có đó chứ.
Nếu ngay ở chỗ tranh cãi, mà bạn không nói được gì,
thì nên quên đi. Nó giúp bạn tỉnh trí và thanh thản.
 
Đây là điển hình con người của bạn:
Moi móc những cái nhỏ nhặt để bới xấu người khác.

Bài tôi viết nên hiểu nghĩa, chứ không chỉ hiểu
chữ. Ví dụ, bơm lớn chỉ chảy bằng giòng nước đái,
vì nó lớn hơn bơm nhỏ chỉ nhỏ giọt thôi. Bạn đã
hiểu ra chưa? Phải đọc bài tôi viết với bộ óc
suy nghĩ, chứ không phải chỉ hiểu từng từ ngữ
riêng lẻ mà thôi. Chẳng có cái tiêu chuẩn nào để
nói bơm lớn bơm nhỏ cả. Từ ngữ Lớn Nhỏ chỉ là để
so sánh. Khi bàn một chuyện, người ta lấy ví dụ
lớn nhỏ, chứ không phải lời khuyên kỹ thuật cụ
thể ở một con số cho một việc cụ thể. Khi nào tôi
đưa ra bản vẽ kỹ thuật, bạn mới có thể chỉ ra chỗ
sai.

Tôi không bao giờ nhớ những lời bạn nói ở chỗ khác
để moi ra mà phê phán bạn. Trong diễn đàn này, còn
nhiều tay trích dẫn bài của tôi để chỉ sai lắm.
Bạn so với chúng, thì chỉ là con muỗi so với con
voi thôi. Những việc làm này chẳng được bà con tán
thành đâu. Họ cần những ý nghĩ, những kiến thức
giúp họ, chứ họ không cần biết anhmytran đúng sai
xấu tốt ra sao.

Những cái sai của tôi, bạn tha hồ chỉ ra, và tranh
luận ở ngay chỗ đó. Đừng mang ra chỗ khác mà lải
nhải. Người ta, và cả chính tôi, cũng không hiểu
những chỗ trích dẫn của bạn sai đúng ở đâu. Bởi
thế, tôi không thể tranh cãi với bạn ở đây được.
Tranh cãi ở đây thì lạc đề. Chuyện đâu có đó chứ.
Nếu ngay ở chỗ tranh cãi, mà bạn không nói được gì,
thì nên quên đi. Nó giúp bạn tỉnh trí và thanh thản.
+Bác quên đấy thôi...Những cái sai của bác ở nhiều bài viêt, tôi đã chỉ rõ tại chỗ đó...Mục đích của tôi là làm cho mọi người hiểu rằng: đó là sai, đừng có làm theo. Vì tôi sợ bác gây hại cho người nghèo...tội nghiệp họ. Chứ tôi đéch cần tranh cãi chày cối với bác làm chi...Sắp tới tôi sẽ "canh me" những cái sai của bác để chỉ ra tại chỗ...chủ yếu ra tránh gây ra tai hại...
 
Thế thì tốt. Lỗi tại tôi quên.
Mong được gặp lại bạn ở những chỗ
canh me nhé. Bà con sẽ được mở mang
kiến thức và cách suy nghĩ trong
nông nghiệp. Diễn đàn sôi động là
ở những người canh me đó. Bạn không
thấy tôi là một người canh me mọi
chốn mọi nơi sao? Thế mới canh me
ra chuyện trồng xen Thanh Long chứ.
 
+Bác quên đấy thôi...Những cái sai của bác ở nhiều bài viêt, tôi đã chỉ rõ tại chỗ đó...Mục đích của tôi là làm cho mọi người hiểu rằng: đó là sai, đừng có làm theo. Vì tôi sợ bác gây hại cho người nghèo...tội nghiệp họ. Chứ tôi đéch cần tranh cãi chày cối với bác làm chi...Sắp tới tôi sẽ "canh me" những cái sai của bác để chỉ ra tại chỗ...chủ yếu ra tránh gây ra tai hại...

Chán lắm anh ạ ! Tưởng rằng gặp được lão cố vấn, ai dè thành ra lão cố (gây) hấn ! Kiến thức nông nghiệp của bác ấy có, mà có lẽ chỉ hợp với Huê Kỳ thôi. Còn kinh nghiệm ở VN, thì bác ấy chỉ có hồi nhỏ - khi mà miền Bắc và cả VN còn canh tác như thế kỷ XIX trở về trước.

Tôi thì từng lúc ngờ ngờ ra về tâm tính của bác ấy. Bác ấy quá bảo thủ. Tôi nhớ rõ nhất là chuyện trồng đu đủ của @haclong ! . Bác ây bảo trồng nhiều như thế thì để làm gì, vì hồi nhỏ - bác ấy trồng có vài cây trong vườn nhà mà cả làng ăn không hết; trong khi bác ấy không biết rằng ở VN bây giờ, nhà nhà trồng đu đủ.

Như việc của tôi, khi hỏi thăm về việc trồng trọt ở mảnh đất tôi mới mua ở Bến Lức, Long An. Tôi nói là người ta trồng Chanh, Ỗi, Đu đủ .... thì bác ấy bảo - đất ấy đố mà trồng được đu đủ. Cho đến khi tôi đăng cái hình cây đu đủ cao cả chục mét, thì bác ấy mới chịu.

Rồi khi tôi nói ở vùng đó, phương tiện chính để vận chuẩn nông cụ, nông sản,v.v là ghe thuyền - thì bác bảo là quá lạc hậu. Ở xa cả chục ngàn dặm mà dám phán chuyện người khác - thì còn hơn cả thầy bói ! Bác ấy mãi mãi vẫn là người nông dân miền Bắc thời thế ky XIX, không hiểu được miền Tây Nam Bộ sông nước, không hiểu được hiện trạng nông nghiệp VN.

Nhiều chuyện như vậy mà bác vẫn khong rút ra được bài học thực tiễn, rằng đừng tưởng có kinh nghiệm trồng trọt ở Hoa Kỳ thì muốn làm gì cũng được !

Sự thật thì mất lòng ! Bác ấy ơi, nếu rảnh thì về VN chơi một chuyến, anh em diễn đàn mời bác đến thăm để mà mở tầm mắt, nhé ! Đừng ở Huê Kỳ mà phán chuyện Việt Nam !
 
Last edited by a moderator:
Bác Võ Đình Tiến có giải pháp nào hay để tưới cho đồng cỏ nuôi bò không ah? Mua đầu tưới phun mưa thì đắt, 250k/cái có bán kính phun 12m. Tính cho 1ha, chỉ tính riêng đầu phun đã hơn 17tr rồi, chưa kể ống dẫn. Vấn đề nữa là lại có máy cắt cỏ Kubota và xe tải đi vào nữa. Em đang tính phương án tưới tràn. Được cái đồng cỏ ở gần sông Hồng nên không sợ thiếu nước ^_^
 
Chán lắm anh ạ ! Tưởng rằng gặp được lão cố vấn, ai dè thành ra lão cố (gây) hấn ! Kiến thức nông nghiệp của bác ấy có, mà có lẽ chỉ hợp với Huê Kỳ thôi. Còn kinh nghiệm ở VN, thì bác ấy chỉ có hồi nhỏ - khi mà miền Bắc và cả VN còn canh tác như thế kỷ XIX trở về trước.

Tôi thì từng lúc ngờ ngờ ra về tâm tính của bác ấy. Bác ấy quá bảo thủ. Tôi nhớ rõ nhất là chuyện trồng đu đủ của @haclong ! . Bác ây bảo trồng nhiều như thế thì để làm gì, vì hồi nhỏ - bác ấy trồng có vài cây trong vườn nhà mà cả làng ăn không hết; trong khi bác ấy không biết rằng ở VN bây giờ, nhà nhà trồng đu đủ.

Như việc của tôi, khi hỏi thăm về việc trồng trọt ở mảnh đất tôi mới mua ở Bến Lức, Long An. Tôi nói là người ta trồng Chanh, Ỗi, Đu đủ .... thì bác ấy bảo - đất ấy đố mà trồng được đu đủ. Cho đến khi tôi đăng cái hình cây đu đủ cao cả chục mét, thì bác ấy mới chịu.

Rồi khi tôi nói ở vùng đó, phương tiện chính để vận chuẩn nông cụ, nông sản,v.v là ghe thuyền - thì bác bảo là quá lạc hậu. Ở xa cả chục ngàn dặm mà dám phán chuyện người khác - thì còn hơn cả thầy bói ! Bác ấy mãi mãi vẫn là người nông dân miền Bắc thời thế ky XIX, không hiểu được miền Tây Nam Bộ sông nước, không hiểu được hiện trạng nông nghiệp VN.

Nhiều chuyện như vậy mà bác vẫn khong rút ra được bài học thực tiễn, rằng đừng tưởng có kinh nghiệm trồng trọt ở Hoa Kỳ thì muốn làm gì cũng được !

Sự thật thì mất lòng ! Bác ấy ơi, nếu rảnh thì về VN chơi một chuyến, anh em diễn đàn mời bác đến thăm để mà mở tầm mắt, nhé ! Đừng ở Huê Kỳ mà phán chuyện Việt Nam !
+Nói về bác @anhmytran thì rất nhiều chuyện...chả biết gì về hiện trạng nền nông nghiệp VN mà phán như thánh, cứ tưởng nông dân VN đương đại như thời bao cấp...Cái gì cũng ở Mỹ với hồi xưa ở miền bắc...
+Có những cái sai của bác ấy,nếu vô hại tôi chỉ cười, không muốn tranh luận. Nhưng có những cái sai rất cơ bản, rất lạc hậu và nguy hại (chẳng hạn tưới nước thì phải xây bồn chứa trên cao nó mới mạnh hơn máy bơm) ...Vì diễn đàn nay có rất nhiều nông dân ít am hiểu, tính nông dân thích làm theo...rất đáng ngại. Nên cần chỉ ra để phần nào...cứu nguy...
 


Back
Top