Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 

File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 987
29PM2ff.jpg
[/IMG]

Gửi Bác Mục.

Bác xem giúp viên nấm Tricho này có xử dụng được không, con ra tiệm mua viên Nano mà không có bán, họ giới thiệu cho viên này. Con thấy nó trị được tuyến trùng thì cũng hơi lạ. Công ty sx ra nó thì cũng ở gần nhà con. Không biết có áp dụng phương pháp làm na6mm tươi như của bạn httung được không. Chắc chiều nay nâu cơm rồi làm thử một mẻ nấm xem sao.
T9Zt0M6.jpg
nO8da6C.jpg


29PM2ff.jpg
Trichoderma có tới 100 loại...nhưng chỉ có vài loại trong đó..là có công dụng kháng nấm độc..và có loại kháng tuyến trùng

Nếu bạn ngi ngờ về khả năng mọc nấm bạn nên lấy cơm nguội rồi cấy tricho vào..xem nó có lên men không..
Còn việc chống tuyến trùng thì tôi chỉ dùng tervigo..thấy tốt lắm rồi...tuy nhiên nếu có thêm tricho kháng tuyến trùng trong chậu thì dĩ nhiên rễ sẽ an toàn hơn

Vì ngừa bao giờ cũng tốt hơn là trị mà
 
Với cây mai vàng truyền thống..chất trồng và phân bón cho nó cũng nên truyền thống..ngĩa là kiếm được dễ dàng chung quanh

Không phải khó khăn để lùng sục đâu xa sôi..

Thật đơn giản như với trấu hun ,đất phù sa..phân chuồng ủ, với NPK thông dụng và dynamic..với phân dơi, phân cá, bánh dầu và với các phân bón lá rất thịnh hành trên thị trường...mai vàng đã cho những mùa bông với công xuất...tung trời rồi...dù đã phải cắt bỏ khoảng 30% nụ đi...vì nở quá nhiều sẽ làm kiệt quệ cây
Vậy...tìm những phân sinh học đặc biệt thêm để làm gì ?

Bạn khổ công thực ngiệm rồi mới có kết quả..để ứng dụng đại trà...thì ngay lúc đó công ty chuyên nhập phân này...giải thể
Có phải uổng công biết mấy muơi

Năm xưa đọc báo : ở bên Đức 1 ngày có 6.000 công ty giải thể.và 6.000 công ty mới được mở ra
ở VN các công ty đâu thoát được chuyện này...mọc lên như nấm sau mưa...rồi cũng rụi tàn nhanh như nấm

Các công ty nhập phân bón nông dược ..nhập những lọai phân mới hoặc đặc biệt..quảng cáo trong 1 khu vực nào đó...nếu thành công sẽ có 1 số khách hàng...nhưng đến 1 thời gian...khách hàng mất...vì khách hàng bị quyến rũ bởi mặt hàng mới của công ty khác
Công ty sẽ giải thể...nếu không tìm được thị trường mới...hoặc không nhanh nhẹn nhập loại phân mới cầu kì hơn hợp với thị hiếu
Lúc đó bạn tìm đâu ra cái loại phân đặc biệt mà bạn đã khổ công ngiên cứu áp dụng cho cây mai vàng ?

Thôi hãy sài đồ truyền thống cho nhuần nhuyễn đi.. khai thác được công dụng kì diệu của nó.. thì cây mai cũng sẽ cho bạn những điều kì diệu đấy

"ta về ta tắm ao ta..dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn" ca dao
Cảm ơn Bác vì con thấy nhiều bà con nông dân sử dụng con nghĩ chắc cũng tốt cho mai vàng .Con thấy quảng cáo quá chừng nhưng con thấy anh hàng xóm phun cây bưởi lá xanh um tùm và trái bưởi bự lắm nhưng đều kỳ lạ là trái bưởi chín nhưng vẫn xanh trái cứng không mềm như bưởi chín chưa phun.Thắc mắc của con bấy lâu nay chưa dám bỏ thử không biết phù hợp hay không.Cảm ơn bác nhiều .
Thân Chào Bác.
 
Trichoderma có tới 100 loại...nhưng chỉ có vài loại trong đó..là có công dụng kháng nấm độc..và có loại kháng tuyến trùng

Nếu bạn ngi ngờ về khả năng mọc nấm bạn nên lấy cơm nguội rồi cấy tricho vào..xem nó có lên men không..
Còn việc chống tuyến trùng thì tôi chỉ dùng tervigo..thấy tốt lắm rồi...tuy nhiên nếu có thêm tricho kháng tuyến trùng trong chậu thì dĩ nhiên rễ sẽ an toàn hơn

Vì ngừa bao giờ cũng tốt hơn là trị mà

Dạ cám ơn Bác. Chiều nay con sẽ làm thử 1 mẻ nấm tươi xem. Con sẽ update và báo cáo với Bác cùng anh em
 
Bác nào biết upload ảnh chỉ mình với .xin cảm ơn!

Gởi hình nhanh nhất : Bạn vào website sau
http://pik.vn
clic vào Chọn ảnh gởi lên..sau khi hình gởi lên hiện ra xong... ở khung
BBCode / Forums
Clic vao chữ copy bên cạnh...rồi past và khung bài viết trả lời của diễn đàn agriviet..clic gởi trả lời
 
hai chậu Binh Định này hôm đầu năm em hạ thấp lấy gốc chơi bonsai nhỏ

đến 24/4 dl em nó thế này
cây 1
voZyTor.jpg


đến hôm này bộ tàn đang trong gia đoạn kiến thiết cơ bản

PUvPnP.jpg


cây 2
18KEGSO.jpg



9JrdLAH.jpg


nhưng nhìn kỷ các nách lá mắt kim rất thưa nên sợ tết nay cây ít nụ

em nhờ Bác Mục đánh giá và tư vấn cho cách chăm trong gia đoạn này để cuối năm cây ra nhiều nụ

Em xin cảm ơn Bác rất nhiều ......
 
hai chậu Binh Định này hôm đầu năm em hạ thấp lấy gốc chơi bonsai nhỏ

đến 24/4 dl em nó thế này
cây 1
voZyTor.jpg


đến hôm này bộ tàn đang trong gia đoạn kiến thiết cơ bản

PUvPnP.jpg


cây 2
18KEGSO.jpg



9JrdLAH.jpg


nhưng nhìn kỷ các nách lá mắt kim rất thưa nên sợ tết nay cây ít nụ

em nhờ Bác Mục đánh giá và tư vấn cho cách chăm trong gia đoạn này để cuối năm cây ra nhiều nụ

Em xin cảm ơn Bác rất nhiều ......

Theo tôi hiểu thì :
Sau tết do bác cắt sâu nên đọt phóng dài với mắt lá rất thưa
Đã thế bác lại thả tự do không bấm khi cành đang già chuẩn bị cho đợt phóng đọt kế tiếp..nên cành không phân nhánh...mà cứ thế nối dài ra..thì dĩ nhiên phải ít tược.. ít lá
Nếu từ đầu năm đến giờ bác bấm đọt khi tược ngưng phát triển và chuẩn bị cho đợt phóng đọt mới ..thì bây giờ bộ tàn đã rậm rạp gần gấp đôi...vì mỗi lần bấm chỗ đó sẽ cho ra 2 tược mới

Bây giờ bác chỉ có cách : mỗi cành bác cắt sâu vào để lại 4 nách lá...4 nách lá còn lại đó sẽ cho ra 4 tược mới..
Khi tược mới mọc ra được 5 lá thì bác bấm bỏ đọt...nó lại phân ra nhiều nhánh ..Nhiều nhánh là nhiều lá..mỗi lá sẽ là 1 nụ

Tháng 6 bác uốn cho tất cả các cành tược cho song song với mặt đất
Từ tháng 6 bấm tược kiểu khác : chỉ bấm khi tược đã ngưng dài..
Cách bấm này mục đích làm tược chậm phát triển...mà sẽ dồn nhựa để kết và nuôi nụ

Cứ thấy đầu tược sáng lên chuẩn bị dài ra thì bấm bỏ...cây sẽ ngưng 15 ngày mới ra đọt tiếp được....trong 15 ngày ngưng đó cây sẽ dồn sức kết nụ và nuôi nụ
 
Con cảm ơn Bác Mục!Con thử up ảnh bằng cách Bác chỉ .
201657120351-cde7-4799-883c-489ee8c42e4c.jpg

Xin chào anh em trên diển đàn,xin kính chào Bác Mục.Em mai Phú Yên này đang được chăm sóc tại Hà Nội
20164c092e89-6150-4766-9df2-e552de237c2d.jpg

Hôm nay (15/5 al) em nó nở khoảng 7-8 bông ,mình để kệ nó nở cho đẹp,các mắt kim còn lại thì còn bé ,chắc do thời tiết HN lúc này rất khắc nghiệt,nắng 1 ngày không kịp che đã cháy mất mấy lá rồi.Rất mong anh em va Bác Mục góp ý cho con.
20169b548b10-5d85-4078-b090-c51b4933e20f.jpg

còn đây là mai Bình Định,hai cây này chăm sóc như Bác Mục hướng dẩn,con không có phân chuồng ủ,chỉ có phân trùng quế,TNC hume(Mỹ),NPK,phân viên hữu cơ của Bỉ,cá Alaska và Bcomplex(thuốc cho người uống).Xin Bác Mục ,anh em góp ý
 
Last edited by a moderator:
Theo tôi hiểu thì :
Sau tết do bác cắt sâu nên đọt phóng dài với mắt lá rất thưa
Đã thế bác lại thả tự do không bấm khi cành đang già chuẩn bị cho đợt phóng đọt kế tiếp..nên cành không phân nhánh...mà cứ thế nối dài ra..thì dĩ nhiên phải ít tược.. ít lá
Nếu từ đầu năm đến giờ bác bấm đọt khi tược ngưng phát triển và chuẩn bị cho đợt phóng đọt mới ..thì bây giờ bộ tàn đã rậm rạp gần gấp đôi...vì mỗi lần bấm chỗ đó sẽ cho ra 2 tược mới

Bây giờ bác chỉ có cách : mỗi cành bác cắt sâu vào để lại 4 nách lá...4 nách lá còn lại đó sẽ cho ra 4 tược mới..
Khi tược mới mọc ra được 5 lá thì bác bấm bỏ đọt...nó lại phân ra nhiều nhánh ..Nhiều nhánh là nhiều lá..mỗi lá sẽ là 1 nụ

Tháng 6 bác uốn cho tất cả các cành tược cho song song với mặt đất
Từ tháng 6 bấm tược kiểu khác : chỉ bấm khi tược đã ngưng dài..
Cách bấm này mục đích làm tược chậm phát triển...mà sẽ dồn nhựa để kết và nuôi nụ

Cứ thấy đầu tược sáng lên chuẩn bị dài ra thì bấm bỏ...cây sẽ ngưng 15 ngày mới ra đọt tiếp được....trong 15 ngày ngưng đó cây sẽ dồn sức kết nụ và nuôi nụ
Dạ ! em cảm ơn Bác đả chỉ dẩn ..

với cây này em có bấm đọt cho phân nhánh lần 1 và lần 2 ,đến đợt đọt lần 3 do thới tiết quá nóng đọt ra yếu ,với bộ lá chưa đủ to che phủ mặt chậu em không bấm nửa,đến nay bộ lá to vừa ý ,em sẻ tiếp tụ bấm đọt cho phân nhánh theo như chỉ dẩn của Bác khi thời tiết hạ nhiệt .....

TJB40kh.jpg


AqlCCj.jpg

..vài hình cây Mai Tháng 5..!!
Với thời tiết hiện tại mà cây của Tranthe ra lá non như vậy là đẹp lắm đó

có lẻ cây bác nằm dưới bóng cây mát cây xanh ,bác xem nếu như vậy cây có bị rợp thiếu nắng không?..
 
[QUOTE="
25895902946_07430a0f05_o.jpg


Bác mang cây này lên thượng bằng cách nào ?
Chào Bác Mục,
Cây Mai BD này sau khi chơi Tết con thay toàn bộ chất trồng đất phù sa, con trồng trong chậu 70 (lọt lòng 60cm) với chất trồng chấu sống + sơ dừa, vỏ đậu phụng, sau đó 2 ngừoi khiêng lên sân thượng ( cầu thang rộng 1m) vừa khiêng vừa nghỉ,

25921822765_8f98a4801a_o.jpg
phôi Mai H45 bonsai này con mới trồng trên sân thượng (hơn 1 tháng - lúc trồng ngày 10/1 AL) con trồng thử nghiệm xem phôi phát triển tốt không, sau đó sẽ chuyển các em khác lên sau.
25934520845_0896606972_o.jpg
[/QUOTE]
Sau vài cơn mưa 2 em mai (trồng sân thượng) lại phóng đọt, mưa giứp cây phát triển mà không có loại phân, thuốc nào sánh bằng.

8jnTrS.jpg

yHHuo6.jpg
 
Last edited by a moderator:
Với thời tiết hiện tại mà cây của Tranthe ra lá non như vậy là đẹp lắm đó

có lẻ cây bác nằm dưới bóng cây mát cây xanh ,bác xem nếu như vậy cây có bị rợp thiếu nắng không?..
..mát chút buổi trưa thôi anh binhngoc ,cây nắng nhiều phóng đọt mạnh lắm anh .!!
 
Bác Mục và các bác trên diễn đàn cho con hỏi : Sân vườn để mai cỏ gấu mọc nhiều có tốt cho môi trường sinh trưởng của cây không ạ ? Con cảm ơn !
 
OfLjzA.jpg

Cây mai nắng nhiều đây anh binhngoc , cây này ở phòng làm việc nhờ Cô y tá chăm sóc !!
Vậy là vườn cây của mình lổi ở khâu nào rồi nắng38-39 độ nền bê tông phải trên 42 độ toàn bộ vườn đọt non phát triển rất yếu còi cọc,cây nào đem vào mát thì phát triển tốt nên phải xem lại từng khâu chăm sóc....
 
Bác Mục và các bác trên diễn đàn cho con hỏi : Sân vườn để mai cỏ gấu mọc nhiều có tốt cho môi trường sinh trưởng của cây không ạ ? Con cảm ơn !
Chắc chắn là tốt rồi ! Cỏ mọc thì giúp môi trường mát mẻ hơn , mà lại không cạnh tranh phân , nước , ánh sáng với cây mai trong chậu
 
Bác Mục và các bác trên diễn đàn cho con hỏi : Sân vườn để mai cỏ gấu mọc nhiều có tốt cho môi trường sinh trưởng của cây không ạ ? Con cảm ơn !

Cây mọc bất lợi cho đất là “cây cứt lợn”...còn gọi là cây “ngũ sắc” vì cây này dụ dỗ tuyến trùng đến và phát triển trong đất vườn

Cây cỏ gấu..có củ ..thân ngầm triển rất mạnh..chẳng bao lâu chúng sẽ lan toàn vườn..chim sẻ thích ăn hoa của chúng..trong hoa có hạt..phân của chim sẻ sẽ làm cỏ gấu phát tán mọc ra nhiều nơi cỏ gấu mọc thành chùm luôn trong chậu mai
Diệt chúng rất khó...dùng thuốc diệt cỏ lưu dẫn...chúng chết nhưng chỉ 1 thời gian sau...củ mọc đợt cỏ khác
Bạn phải phun diệt liên tiếp nhiều đợt cỏ cho đến 1 lúc củ kiệt cạn hoàn toàn tài nguyên...lúc đó thực sự cỏ gấu chết

Cỏ gấu tên thuốc bắc là Hương phụ..

Nam bất ngoại “trần bì”...nữ bất ly “hương phụ”

Bốc thuốc cho phụ nữ vị đầu tiên phải bỏ vào toa trước nhất là cỏ Gấu..sau đó tùy theo mạch nhảy và thêm các thuốc khác...

Bốc thuốc cho đàn ông vị đầu tiên phải cho vào toa là “trần bì”tức là vỏ quýt..sau đó tùy theo mạch mà thêm thuốc cho trị đúng bịnh

Cái này có cơ sở khoa học nhe vì hoạt chất trong vỏ chanh..vỏ quýt có hoạt chất trị ung thư 10.000 lần mạnh hơn..các hóa chất trị ung thư của tây y hiện tại

Đọc thêm ở đây :

http://agriviet.com/threads/cham-soc-cay-mai-trong-chau.85481/page-618#post-869847

Hôm nay rằm do trời trời râm mát.. nên vác honda đi "phượt" với bà xã và vãn cảnh chùa vùng ven đô , mới về tới nhà..để tối rảnh rỗi sẽ có thì giờ hầu chuyện với các bác
 
Last edited:
Chắc chắn là tốt rồi ! Cỏ mọc thì giúp môi trường mát mẻ hơn , mà lại không cạnh tranh phân , nước , ánh sáng với cây mai trong chậu
Cảm ơn bác góp ý .. Nhưng như Bác Mục nói cỏ gấu khó trị dứt điểm nếu để nó phát triển ... Thôi thì phải " dứt điểm " em cỏ gấu này cho an tâm bác ạ !!!
 
dung phân trùng huế để ủ thì các trứng trùng có bị chết không Bác? nếu trùng huế còn song trong đóng ủ có ảnh hưởng gì không Bác?
 
Back
Top