Chung tay xây dựng : mô hình thực tế Agriviet

Qua một thời gian tham gia diễn đàn. Tôi thấy các thành viên ngoài việc mua bán ra thì rất quan tâm đến các mô hình thực tế cho hiệu quả cao. Đó cũng vì rất nhiều người không có thời gian và điều kiện để nghiên cứu bài bản nên đi tìm sự chia sẻ trong diễn đàn. Box này nhằm phục vụ cho số đông như vậy bằng những đóng góp của chính thành viên diễn đàn chúng ta.
Tuy nhiên để kiểm chứng những đóng góp có thiết thực hay không thì chưa có.
Vì vậy tôi đưa ra một cơ sở mới toanh. Đó là một khoảnh đất tôi mới "cắn răng" mua được. Và từ bây giờ, trong topic này tôi sẽ coi nó như là của diễn đàn ta.
Tôi sẽ cố gắng mô tả thật kỹ các điều kiện về tự nhiên, vốn liếng và ý định "xử lý". Mong muốn được bà con ta góp ý nêu được ưu nhược điểm, đưa ra phương án hay hơn của tôi đề nghị hoặc bất kể những đóng góp nào để đem lại hiệu quả càng cao càng tốt. Mọi người vừa góp ý, tôi vừa thực hiện. Thực hiện theo phương án nào tôi sẽ thông báo cụ thể đồng thời lý giải (về mặt tạm gọi là "nguyên lý kỹ thuật") trước khi bắt tay vào làm.
Từ đó trở đi diễn biến thế nào, kết quả ra sao tôi sẽ cập nhật để bà con nắm và nếu cần thì cho ý kiến cải tiến, khắc phục những chỗ dở.
Hy vọng rằng quá trình đó sẽ giúp ích được cho tôi và nhiều người quan tâm khác. Hy vọng rằng thành viên của diễn đàn ta coi mô hình này là của mình. Hy vọng rằng khi có dịp đi Bình định, bất cứ thành viên nào ghé lại sẽ cảm thấy như là về nơi mà mình góp phần tạo lập và sẽ được hưởng đúng "không khí" trở về "nhà mình".
Và ngay bây giờ , tôi hy vọng ý tưởng này được mọi người ủng hộ.
 


Last edited:
sao lại đôi co với nhau nhỉ ?
diễn đàn là nơi "hội tụ" những lời hay cả lẩn ý xấu nữa,đóng góp cho nhau chưa hẳn là đã những việc đúng ....cũng có khi sai.
bác bồ !như bác mô tả tôi mạo muội chẩn đoán từ xa,do bác mới thả giống hơn tuần nên tôi nghỉ mầm bệnh đã có từ con giống,có thể bệnh nội ngoại ký sinh,cá da trơn nhạy cảm hơn cá có vẩy nên cá trê sẻ có hiện tượng "treo râu"và chết rải rác trước.
nếu tôi là bác tôi sẻ :
-ngưng cho ăn.
-thay nước nhiều hơn bình thường,thay từ từ không để xáo trộn môi trường sau đó bác giử mức nước khoảng 30o/o rồi xử lý sát trùng bằng thuốc có 2 gói A&B vừa sát trùng vừa kết tủa chất lơ lửng giúp cá hô hấp tốt.cho vận hành liên tục máy bơm tạo dòng chảy nhẹ hoà tan và không phân tầng nhiệt độ khi cá đã dần thích nghi bác cho nước mới vào và xả đáy...cứ thế...khi bác "cảm thấy" môi trường nước đã ổn không còn nhiều hoá chất sát trùng bác xả và giử lại mức nước khoảng 30o/o sau đó dùng tétramycin hoà cùng nước tạt vào bể cũng với tétramycin bác hoà cùng mở heo hoặc dầu ăn tạt vào bể vì mở và dầu có tác dụng giử thuốc nổi trên mặt (những con cá bệnh không còn khả năng ăn)khi treo râu sẻ "hớp" nhằm thuốc.
thuốc :nếu không an tâm do không nhận định chính xác bệnh bác nên "nội công ngoại kích"
-tétramycin ,teptromycin.
sang tý nếu có dùng chính hảng của đức
-hadaclean,osamet
nên nhớ ngưng cho ăn cá thiếu ăn không chết được.
sau khi giải quyết cá sẻ chết nhiều hơn bình thường bác cứ yên tâm vì những con cá bệnh yếu "dịp" nầy bác dọn dẹp sạch luôn (cắt mầm bệnh )
 


sao lại đôi co với nhau nhỉ ?
diễn đàn là nơi "hội tụ" những lời hay cả lẩn ý xấu nữa,đóng góp cho nhau chưa hẳn là đã những việc đúng ....cũng có khi sai.
bác bồ !như bác mô tả tôi mạo muội chẩn đoán từ xa,do bác mới thả giống hơn tuần nên tôi nghỉ mầm bệnh đã có từ con giống,có thể bệnh nội ngoại ký sinh,cá da trơn nhạy cảm hơn cá có vẩy nên cá trê sẻ có hiện tượng "treo râu"và chết rải rác trước.
nếu tôi là bác tôi sẻ :
-ngưng cho ăn.
-thay nước nhiều hơn bình thường,thay từ từ không để xáo trộn môi trường sau đó bác giử mức nước khoảng 30o/o rồi xử lý sát trùng bằng thuốc có 2 gói A&B vừa sát trùng vừa kết tủa chất lơ lửng giúp cá hô hấp tốt.cho vận hành liên tục máy bơm tạo dòng chảy nhẹ hoà tan và không phân tầng nhiệt độ khi cá đã dần thích nghi bác cho nước mới vào và xả đáy...cứ thế...khi bác "cảm thấy" môi trường nước đã ổn không còn nhiều hoá chất sát trùng bác xả và giử lại mức nước khoảng 30o/o sau đó dùng tétramycin hoà cùng nước tạt vào bể cũng với tétramycin bác hoà cùng mở heo hoặc dầu ăn tạt vào bể vì mở và dầu có tác dụng giử thuốc nổi trên mặt (những con cá bệnh không còn khả năng ăn)khi treo râu sẻ "hớp" nhằm thuốc.
thuốc :nếu không an tâm do không nhận định chính xác bệnh bác nên "nội công ngoại kích"
-tétramycin ,teptromycin.
sang tý nếu có dùng chính hảng của đức
-hadaclean,osamet
nên nhớ ngưng cho ăn cá thiếu ăn không chết được.
sau khi giải quyết cá sẻ chết nhiều hơn bình thường bác cứ yên tâm vì những con cá bệnh yếu "dịp" nầy bác dọn dẹp sạch luôn (cắt mầm bệnh )



Xin phép bác Mã Quế Mậu hén, bác cũng là mod, bác cũng vẫn còn chủ trương dùng thuốc kháng sinh.

Bác Mậu bác hãy đọc 2 bản tin dưới đây đi, người nước ngoài "DỊ ỨNG" với THUỐC KHÁNG SINH, còn người nuôi vẫn chủ trương ĐỒNG TÌNH SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH.

Chờ họ trả hàng toan bộ Container rồi mới thay đổi Tư Duy, thay đổi cách nuôi trồng???????

Xin lỗi bác Mậu tôi là người "đôi co"!!!!!!!

Hết Nhựt rồi sẽ đến Mỹ kiểm tra

Xin bác hãy đọc tiếp, bác hãy bảo trọng.


http://dantri.com.vn/c76/s76-554372/bo-truong-cao-duc-phat-oi-cuu-chung-toi.htm






Bộ trưởng Cao Đức Phát ơi, cứu chúng tôi!
Mất ăn mất ngủ khi có quá nhiều lô sản phẩm tôm Việt Nam bị nước ngoài trả lại vì dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép. Anh Hoàng Thanh Vũ, Công ty Cổ phần XNK Sao Ta đã viết thư kêu cứu đến Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát.
thuysan612012_9fc1a.jpg
Anh Hoàng Thanh Vũ, công tác tại phòng Quản lý Chất lượng và Công nghệ của Công ty Cổ phần XNK Sao Ta (Fimex Việt Nam) cùng đồng nghiệp kiểm tra dư lượng kháng sinh trong tôm.

“Kính thưa Anh,

Thư này em gởi không thuộc hệ thống hành chánh nên em mạn phép gọi Bộ trưởng là Anh... Em đang đứng trước nguy cơ mất việc nên mới mạo muội viết thư này kính gởi lên Anh xem xét.

Hiện nay Bộ NN&PTNT cho phép hạn chế sử dụng kháng sinh Enrofloxacin và Ciprofloxacin trong nuôi tôm nhưng có hạn chế dư lượng khống chế không vượt 100 ppb (một trăm phần tỷ). Trong khi đó qui định ở Nhật Bản dư lượng này cho phép dưới 10ppb và Hoa Kỳ là 1ppb.

… Sự không đồng bộ này dẫn đến trong năm 2011 có 56 lượt tôm Việt Nam đã bị cơ quan chức năng Nhật Bản phát hiện có dư lượng kháng sinh Enrofloxacin quá mức cho phép, mức phát hiện phổ biến khoảng 20ppb, và hàng bị buộc tái nhập về Việt Nam. Doanh nghiệp em đang làm việc nằm trong số đó, đã ba lượt bị cảnh báo. Nếu bị cảnh báo thêm lần nữa, nhà máy em làm việc sẽ bị Nafiqad (Cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản - PV) cắt, tạm ngưng có thời hạn xuất vào thị trường Nhật Bản. Lúc đó doanh nghiệp em sẽ rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thậm chí có thể phá sản.

Bởi nguy cơ việc làm và đời sống của gần 3.000 lao động trong doanh nghiệp, em đã bị lãnh đạo doanh nghiệp cảnh cáo vì kiểm soát tôm nguyên liệu thiếu chặt chẽ. Em đã trình bày trong năm 2011 này chi phí mua kit về tự kiểm tra trong nhà máy đã 4.188 triệu đồng, chi phí kiểm tra hóa học ở Nafi 5 cũng khoảng 1.673 triệu. Nội chi phí kiểm tra này ngốn gần 0,5% giá thành sản phẩm, trong khi lợi nhuận kinh doanh con tôm rất thấp, trung bình chỉ có 1,5% trên doanh số. Có nghĩa là chi phí kiểm tra làm mất đi 1/3 lợi nhuận!... Đại đa số đang nuôi quảng canh cải tiến, quy mô nhỏ, sản lượng nhỏ, vài trăm kg/ao. Với quy mô như vậy, một container xuất khẩu (17 tấn thành phẩm net) cần tới sản lượng 40-50 ao tôm mới đủ. Nếu kiểm tra hết từng ao một sẽ không phí tổn nào cho xiết, chưa kể do thiếu dụng cụ vận chuyển, bảo quản, các đại lý thu gom nguyên liệu thường dồn các lô hàng nhỏ thành một và việc nhiễm kháng sinh trong tôm trong cùng một ao nuôi không đồng nhất khiến việc kiểm soát càng khó khăn.

… Em cũng biết VASEP đã nhiều lần kiến nghị lên Bộ NN&PTNT xem xét, dừng việc sử dụng kháng sinh nêu trên. Việc kiến nghị này từ trước vụ nuôi chính năm 2011, nay kéo dài, sắp tới vụ nuôi chính năm 2012, nếu không có sự sửa đổi cần thiết, em cảm thấy lo âu cho tình cảnh con tôm nuôi Việt Nam, có thể bị khách hàng từ Nhật Bản tẩy chay. Lúc đó các thị trường khác sẽ coi nhẹ con tôm chúng ta. Khi tình huống đó xảy ra, giá cả tôm Việt Nam bị giảm là chuyện chưa lớn, chuyện lớn là tôm chúng ta không còn được tiêu thụ mạnh. Nếu em không viết thư này, e sẽ có lúc các cơ sở chế biến không mua con tôm của nông dân vì có dư lượng kháng sinh quá mức cho phép của thị trường tiêu thụ (chớ không phải mức của Bộ NN&PTNT cho phép).

… Con tôm chúng ta chủ yếu bán vào Nhật Bản và Hoa Kỳ, mình phải bán cái họ cần. Nên em mạn phép thiết tha kiến nghị Anh xem xét ngăn chặn triệt để việc sử dụng hai chất kháng sinh nêu trên trong nuôi tôm ngay trước vụ nuôi chính năm 2012 và yêu cầu cơ quan chức năng trong Bộ NN&PTNT công bố chất khác thay thế. Trên mạng cảnh báo Nhật Bản chỉ có tôm Việt Nam bị phát hiện dư lượng chất kháng sinh này, có nghĩa có thể các nước khác đã có chất thay thế hai loại kháng sinh này…”

Đừng để con tôm bị tẩy chay

Theo anh Vũ, chi phí kiểm tra dư lượng kháng sinh dù làm mất đi 1/3 lợi nhuận thì DN cũng có thể cố gắng “gồng mình” được nhưng điều khó khăn hơn là người nuôi tôm miền Tây thả nuôi theo nhiều hình thức khác nhau và cách sử dụng thuốc kháng sinh của nông dân cũng không người nào giống người nào. Vì vậy, nếu kiểm tra hết từng ao tôm sẽ vô cùng tốn kém chi phí. Đó là chưa kể do thiếu dụng cụ vận chuyển, bảo quản nên các đại lý thu gom nguyên liệu thường dồn các lô hàng nhỏ của hàng chục nông dân thành một lô lớn dẫn đến việc kiểm tra nhiễm kháng sinh trong tôm nguyên liệu vô cùng khó khăn.

Mặt khác, tuy ngành nông nghiệp đã khuyến cáo sử dụng kháng sinh Enrofloxacin và Ciprofloxacin ở mức hạn chế và phải trước lúc thu hoạch khoảng bốn tuần nhưng thực tế tâm lý chung của người nuôi tôm đều muốn sử dụng liều cao trộn vào thức ăn để tôm mau hết bệnh. Sử dụng kháng sinh 2-3 ngày thấy không ổn nhưng đàn tôm bị bệnh cũng đã khá lớn, vậy là người nuôi bán “non” để tránh lỗ vốn. Đây chính là những nguyên nhân mấu chốt dẫn đến dư lượng kháng sinh trong tôm còn rất cao, hậu quả là người nuôi tôm lãnh đủ nếu nhà nhập khẩu tẩy chay tôm Việt Nam. “Lời thỉnh cầu của tôi không gì ngoài mục đích mong muốn hàng chục ngàn công nhân của hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản và hàng triệu người nuôi tôm miền Tây được cứu”.



Theo Hoàng Thanh Vũ
Pháp Luật TPHCM





Thủy sản bị báo động đỏ tại thị trường Mỹ
Nguồn tin:Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, 12/01/2012
Ngày cập nhật trên web Việt Linh:14/1/2012


Sau việc Nhật Bản kiểm tra 100% chất enrofloxacin trong các lô hàng tôm xuất khẩu thì nhiều khả năng Mỹ là thị trường tiếp theo kiểm tra chất này. Hiện đây là hai thị trường xuất khẩu chính của tôm Việt Nam.
Hai tuần có 2 thư gửi bộ trưởng
Chỉ 2 tuần qua Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta (Fimex VN), Sóc Trăng, đã có hai bức thư thỉnh nguyện gửi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) xem xét đến việc cấm người dân sử dụng chất kháng sinh enrofloxacin trong nuôi tôm trong vụ tôm 2012 (vào tháng 2 năm nay).
Trong thư gửi Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty Fimex VN cho biết, ngày 10-1, ông Lực nhận được thư điện tử (email) từ khách hàng ở Mỹ cho biết là trong thời gian tới cơ quan kiểm tra nhập khẩu thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) nhiều khả năng sẽ tăng cường kiểm tra chất kháng sinh enrofloxacin trong tôm có xuất xứ từ Việt Nam.
Lý do mà ông Lực đưa ra là trong thời gian qua tôm Việt Nam bị phát hiện có nhiều lô hàng bị nhiễm enrofloxacin.
Theo phản ánh của Công ty Fimex VN, trong thời gian qua, mặc dù ngành nông nghiệp khuyến cáo sử dụng kháng sinh enrofloxacin ở mức hạn chế và ngưng sử dụng trước lúc thu hoạch khoảng 4 tuần. Tuy nhiên, trong năm 2011 do nhiều diện tích nuôi tôm bị dịch bệnh nên trên thực tế người nuôi tôm luôn sử dụng enrofloxacin với liều cao trộn vào thức ăn để tôm nhanh hết bệnh. Sau 2 - 3 ngày tiếp theo người nuôi kéo bán để tránh lỗ vốn.
Đây chính là những nguyên nhân mấu chốt dẫn đến dư lượng kháng sinh trong tôm còn rất cao sau khi đã qua chế biến khi xuất vào Nhật Bản, hậu quả nhiều nhà nhập khẩu thủy sản ở Nhật Bản buộc phải trả về và tìm cách tẩy chay tôm Việt Nam.
Người nuôi cũng lo lắng
Ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng) cũng tỏ ra bức xúc khi trao đổi qua điện thoại với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online về việc có nên cấm dùng enrofloxacin trong nuôi tôm trong vụ tới hay không.
Theo ông Nhiệm, hiện tại uy tín của tôm Sóc Trăng đối với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm trong nước đã xuống ở mức thấp vì hầu như lô hàng nào doanh nghiệp cũng phát hiện có enrofloxacin.
“Mỗi năm các nhà khoa học công bố hàng trăm công trình nghiên cứu nhưng chúng tôi chưa thấy có công trình nào nghiên cứu sâu về bệnh học của tôm, không có những hướng dẫn cần thiết cho người nuôi mỗi khi tôm bị dịch bệnh, vì vậy, người dân mạnh ai người đó làm nên mới có tình trạng sử dụng enrofloxacin tràn lan như hiện nay”, ông Nhiệm cho hay.
Trước nguy cơ 22.000 héc ta nuôi tôm của các thành viên thuộc Hiệp hội nuôi tôm Mỹ Thanh nhưng không bán được trong vụ tôm 2012, nên tháng 12-2011 ông Nhiệm đã sang Singapore, Indonesia để học tập kinh nghiệm nuôi tôm bằng các công nghệ vi sinh để về phổ biến lại cho các hội viên.
“Indonesia cũng nuôi tôm như Việt Nam nhưng trong 5 năm trở lại đây con tôm nước này không vị vướng vào chuyện kháng sinh vì chính phủ nước này có những chính sách giúp người dân tiếp cận với công nghệ nuôi tôm sạch. Việt Nam cần sớm áp dụng cách này của nước bạn trước khi quá muộn”, ông Nhiệm nói.
Trước khả năng tôm Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng khi xuất vào Mỹ vì vướng phải kháng sinh enrofloxacin, Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT cho biết, đang xây dựng văn bản để trình Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ký.
Dự kiến, văn bản cấm sử dụng enrofloxacin trong nuôi tôm sẽ được ban hành trước tháng 2, khi vụ nuôi tôm mới bắt đầu.
Đây là một động thái khác hẳn với tuần trước khi trả lời phỏng vấn của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, đại diện của Tổng cục thủy sản vẫn chần chừ trong quyết định của mình vì sợ mang tiếng quản lý không được thì cấm.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Vasep cho biết, việc Bộ NN&PTNT ra văn bản cấm là một bước đi tích cực cho ngành tôm Việt Nam song việc cấm trên giấy tờ và thực tế là khác nhau.
“Sau khi văn bản cấm sử dụng enrofloxacin trong nuôi tôm có hiệu lực thì sau đó một thời gian Vasep sẽ cử một đoàn đi kiểm tra tại các tỉnh có nuôi tôm để xem mọi việc thực hiện đến đâu, vì lâu nay, có một thực tế là cơ quan chức năng thì cấm sử dụng trong khi các đại lý cứ bán cho người nuôi tôm sử dụng”, ông Hòe nói.
Theo ông Nhiệm, trong năm 2011, các nhà mua mua tôm sạch và tôm không sạch (có dư lượng enrofloxacin cao) được các nhà máy chế biến mua với giá như nhau.
Để tránh tình trạng đồng thau lẫn lộn ông Nhiệm cho rằng, doanh nghiệp cần có hợp đồng thu mua tôm sạch với giá cao hơn khoảng 2.000 đồng/kg, và nếu trong trường hợp tôm bị phát hiện có enrofloxacin thì doanh nghiệp trừ của người nuôi 3.000 đồng/kg.
Và nếu cần thiết, theo ông Nhiệm thì giữa người nuôi và doanh nghiệp ký hợp đồng sản xuất và thu mua tôm sạch thay vì doanh nghiệp cứ mua từ đại lý như thời gian qua.
Ngọc Hùng


[h=1]Shrimp exporters face shut-down due to antibiotic residue[/h] [SIZE=-3]Tuoi Tre[/SIZE] A+ A-
email.gif
E-mail

Print

[SIZE=-3]Updated : Sat, January 7, 2012,2:04 PM (GMT+0700)[/SIZE]


Many local seafood exporters are on the brink of halting operation, or even bankruptcy, as their shrimp exports to Japan have recently been found to contain excessive levels of the antibiotic enrofloxacin.

According to the Ministry of Agriculture and Rural Development, Vietnamese shrimps bound for Japan last year were 56 times detected to be tainted with enrofloxacin residues exceeding limits .

Consequently, Vietnam had to re-import the aquatic products, which the ministry said not only created adverse impact on the reputation of the local industry but could also cause some foreign markets to turn back on Vietnamese seafood.

Hoang Thanh Vu, an employee in charge of quality at a frozen shrimp exporter, said his company had been three times warned by Japanese importers about the antibiotic residue.

Should the business receive one more warning, the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department (Nafiquad) will suspend its exports, driving the company to a tough spot, he lamented.

Meanwhile, although most local seafood exporters are aware of the consequence of having their shrimp exports containing excess levels of antibiotic, and have spent billions of dong on input material testing, they still failed to detect all of the contaminated products before exports.

Tran Van Pham, CEO of seafood company Stapimex, said the company last year spent VND11 billion for antibiotic test on the shrimps right at the company’s facility before exports.

“There were times when our containers were held at the Japanese or Canadian ports for up to 10 days, burdening our pressure of clearing bank loan interests, and warehouse leasing costs,” Pham said.

Similarly, Vu said his company had to earmark a total of around VND6.75 billion on enrofloxacin tests.

Exporters urged banning enrofloxacin

Nguyen Nhu Tiep, head of Nafiquad, said his institution had fostered checks and tests on seafood exporters prior to their shipment.

However, most exporters said such strengthened inspections would only exacerbate the difficulties of exporters with the hefty costs for antibiotic tests, rather than helping increase the export quality.

For his part, Truong Dinh Hoe, General Secretary of the Vietnam Association of Seafood Exporters and Processors (VASEP), conducting tests on the processed products prior to exports would not be a comprehensive solution to the issue, since farmers still continued to use enrofloxacin in their shrimp feeding.

“Meanwhile, asking farmers to stop using the antibiotic before reaping the crop is out of exporters’ control,” Hoe said.

“Thus, VASEP have repeatedly urged the General Seafood Department to consider prohibiting the use of enrofloxacin in shrimp feeding, while providing guidance for farmers to use alternative chemicals to completely curb this issue.”

However, Pham Anh tuan, deputy head of the General Seafood Department, said the department has yet to be able to ban the use of enrofloxacin, since many exporting markets such as Japan and the US only limit the levels of this antibiotic, rather than prohibiting it.

However, he added that the department will petition for the enrofloxacin prohibition in aquaculture.

“We are reviewing all of the drugs used in aquaculture, and will eliminate all that contain enrofloxacin from circulation on the market,” Tuan said.



 
hi...xin nói lại tôi không mod bình thường mà là mod bất đắc kỳ tử ,chỉ làm công việc tiếp tay anh em trên diễn đàn thôi.mà nếu là mod cũng là những người bình thường thôi chẳng là thần thánh gì cho nên cũng khi đúng ....lúc sai...say.
khi bịnh phải dùng thuốc cho dù là hạ sách vẩn phải làm.còn nồi cơm ở nhà nữa chứ.
bác bồ ! tạm mừng cho bác hy vọng rồi sẻ qua mau....chút thử thách nhỏ mà lị !
 
hi...xin nói lại tôi không mod bình thường mà là mod bất đắc kỳ tử ,chỉ làm công việc tiếp tay anh em trên diễn đàn thôi.mà nếu là mod cũng là những người bình thường thôi chẳng là thần thánh gì cho nên cũng khi đúng ....lúc sai...say.
khi bịnh phải dùng thuốc cho dù là hạ sách vẩn phải làm.còn nồi cơm ở nhà nữa chứ.
bác bồ ! tạm mừng cho bác hy vọng rồi sẻ qua mau....chút thử thách nhỏ mà lị !


Muốn cải tiến qui trình để giữ cái nồi cơm, muốn đổi đời, từ cá nhân, từ làng xã không làm được thì nói chi đến quốc gia.

Hiện tại thằng Nhựt đôi co rồi và đang rụt rich tới thằng Mỹ.

Thằng Nhật cùng thằng Mỹ đôi co với VN, xem có giữ đuợc nồi cơm hay không?

oh oh!! VN giữ được nồi cá và nồi tôm (cá và tôm bị trả về).

"Chung tay xây dựng : mô hình thực tế Agriviêt".

Chung tay xây dựng mô hình.:bash:

Mô hình cá chết để mọi người học hỏi???
 
Vấn đề bây giờ ở đây là:
Đã xảy ra bệnh => Định bệnh => Xác định nguyên nhân => Cách khắc phục và...tránh tái diễn.
Mong mọi người tập trung góp ý thêm ạ
 
Vấn đề bây giờ ở đây là:
Đã xảy ra bệnh => Định bệnh => Xác định nguyên nhân => Cách khắc phục và...tránh tái diễn.
Mong mọi người tập trung góp ý thêm ạ

Chứ bác không hề nghĩ đến phòng ngừa cũng như số lượng "Cơ bản" mà bác chưa làm một toán để cho mật độ vừa phải, thức ăn dư thừa, phân thải ....

- Thể tích nhỏ thả 5000 con???
- Men vi sinh không nghe nói đến???
- Nước "TÙ" nước "ĐỌNG" thiếu oxy???
- Nước "DƠ" là mầm mống của dịch bệnh???

Bao nhiêu đó không đủ nguyên nhân để cho bác tìm cách khắc phục!!!

Vậy bác muốn tìm kiếm "NGUYÊN NHÂN KHÁC" nào nữa???

Chúc bác được hên (Good luck).
 
Muốn cải tiến qui trình để giữ cái nồi cơm, muốn đổi đời, từ cá nhân, từ làng xã không làm được thì nói chi đến quốc gia.

Hiện tại thằng Nhựt đôi co rồi và đang rụt rich tới thằng Mỹ.

Thằng Nhật cùng thằng Mỹ đôi co với VN, xem có giữ đuợc nồi cơm hay không?

oh oh!! VN giữ được nồi cá và nồi tôm (cá và tôm bị trả về).

"Chung tay xây dựng : mô hình thực tế Agriviêt".

Chung tay xây dựng mô hình.:bash:

Mô hình cá chết để mọi người học hỏi???
Bạn từ từ, đừng vội.
Tui với bạn có nhiều cái "chén đủa khua rổn-rảng", chỉ trừ chuyện : Nuôi Thủy-sản phải hết sức chú-trọng đến khâu Phòng ngừa. Nhưng khó mà vượt qua được cái khâu "truyền-thống" lắm. Ngay lúc nầy, tui với bạn không nên góp ý thêm. Bởi đây là lúc "Vợ đẻ, con đau, nhà nước lụt"! Vậy chúng ta kiếm chỗ khác uống cà-phê.
Bạn thích ăn ốc không. Ốc Ma, chứ không phải ốc biển, hay ốc sông, ốc ruộng. Nếu hứng-thú về con vật nầy, thì xuống Khu Thư-giản chơi với tui!
Tết gần kề, chào bạn :
- Thân!
 

e đã tham gia diễn đàn 1 thời gian và rất tôn trọng cac bạc tiền bối e có vai dòng gửi bác bồ va bác thuycanh
mọi người tham gia diễn đàn đều để giao lưu học hởi và kết thân bạn bè. 2 bác đều là những người tâm huyết vói nông dân nên theo e chẳng có lí do gi để các bác phải năng nhẹ với nhau mình có chung 1 mục tiêu mà các bác, 2 bác bỏ qua hiểu lầm và bắt tay nhau 1 cái nhân dịp năm mới nhé.
con chuyên cua bác bồ thì e chẳng có kinh ngiệm và chưa nuôi thủy sản bao giờ nên ko dám góp ý chỉ xin giới thiệu với bác 1 cty thuôc thủy sản có uy tín và dùng băng pp thảo dược nên ko lo vde dư lượng thuốc kháng sinh quá quy định như bạn người đương thời nói.
Tư Vấn Điều trị Bệnh
Mr Thiên

ĐT: 0918.341.838
cty thuốc thú y trường sinh gia lai
chúc tất cả mọi người thành công
 
Những lời góp ý thẳng thắn xin cám ơn.
Còn những ý mỉa mai, khích bác, tôi xin được bỏ qua coi như gió thoảng vậy.
Dẫu sao cũng tết nhất rồi, mọi người đều muốn vui vẻ cả.
 
e đã tham gia diễn đàn 1 thời gian và rất tôn trọng cac bạc tiền bối e có vai dòng gửi bác bồ va bác thuycanh
mọi người tham gia diễn đàn đều để giao lưu học hởi và kết thân bạn bè. 2 bác đều là những người tâm huyết vói nông dân nên theo e chẳng có lí do gi để các bác phải năng nhẹ với nhau mình có chung 1 mục tiêu mà các bác, 2 bác bỏ qua hiểu lầm và bắt tay nhau 1 cái nhân dịp năm mới nhé.
con chuyên cua bác bồ thì e chẳng có kinh ngiệm và chưa nuôi thủy sản bao giờ nên ko dám góp ý chỉ xin giới thiệu với bác 1 cty thuôc thủy sản có uy tín và dùng băng pp thảo dược nên ko lo vde dư lượng thuốc kháng sinh quá quy định như bạn người đương thời nói.
Tư Vấn Điều trị Bệnh
Mr Thiên

ĐT: 0918.341.838
cty thuốc thú y trường sinh gia lai
chúc tất cả mọi người thành công

Bác không hiểu về bệnh thủy sản.

Thuốc tiên còn chưa fê, nói chi đến ba cái thuốc kháng sinh và cây thuốc Nam cỏ dại.
 
Theo tầm hiểu biết của tui , về con cá trê thì nó có sức chịu đựng rất khỏe , không thể nào vì con giống bệnh , o xy thấp , môi trường ô nhiễm mà phải chết hàng loạt và sơ xác như vậy, nếu có thì cũng chết từ từ . Các bác cho thêm ý kiến nha .
 
Hiện nay tôi đang xử lý như sau :
Hòa vôi 1kg tạt vào bể. Sau 1 tiếng thì tiếp tục thay nước. Theo tư vấn của bác Maquemau tôi tạm ngưng cho ăn 2 bữa.
Hai motơ bơm nước cặp thành hồ vẫn cho chạy liên tục tạo thành dòng xoay đều trong bể.
Việc thay nước diễn ra liên tục, coi như cũng là xả đáy liên tục.
Thả bèo trên mặt bể tăng cường việc lọc nước tự nhiên.
Ngày mai nếu thấy không chuyển biến sẽ tạt thuốc sát khuẩn và diệt vi rut 90 IODINE.
Thức ăn cho cá ăn trộn thêm vitaminC để chống sốc.
Tình hình đến bây giờ thì cá bị mệt đứng đầu có xu hướng giảm. hơn 10 con suốt buổi chiều nay. Vì thế hy vọng...
( Thực ra tôi cũng muốn đến "bước đường cùng" mới dùng kháng sinh)

Lượng cá thả 5000 con hiện giờ theo tôi không phải là một trong những nguyên nhân vì cá còn rất nhỏ. Vả lại mật độ thả như vậy vẫn phổ biến ở ta và cho năng suất cao.
Tự suy nghĩ lại tôi cho rằng có thể do hai nguyên nhân :
- Một là cá đã có mầm bệnh và cũng vẫn bị sốc khi chuyển về chăng?
- Hai là do tôi gây màu nước quá lâu rồi mới thả cá (do trời lạnh, mưa nên sợ cá chết). Cả tháng trời sau nghĩ nắng ấm mới dám thả. Trước khi thả cũng có xả đáy, vớt rác. Nước bị tù một thời gian sinh ra mầm bệnh. Nếu đúng là thế thì do mình "ngu lâu" (vì lúc nào cũng thấy màu nước xanh đẹp).

Kính Mời mọi người giúp tiếp!
 
Last edited:
Tôi nghĩ mật độ 80 con trên 1 met khối là không cao. Quá trình cá lớn có thể tỉa dần dần. (Tôi đã thấy thực tế người ta nuôi tới 500 con trên 2 m3 cơ).
Với lại tôi nuôi trong điều kiện nước xả đáy và thay liên tục hàng ngày. Có tạo dòng chảy. Chưa nói cá trê, rô là loài khỏe chịu đựng nữa.
Cái thiếu của tôi đang là kinh nghiệm áp dụng thực tế. Có sơ xuất thì mọi người đóng góp để tránh sơ xuất đó cho tôi và người khác sau này. Ừ mà có sai sót bị mắng thì nghe và ...rút kinh nghiệm chứ sao.

"Tưởng sao diễn đàn Agriviet tiến bộ ...ai ngờ TƯ DUY ÁP DỤNG VỀ KỶ THUẬT NUÔI TRỒNG CÀNG NGÀY CÀNG THỤT LÙI LỤN BẠI."
Mà này , mắng cá nhân tôi thì được rồi chứ sao lại mắng diễn đàn. Diễn đàn này bao gồm cả bác đấy.
 
hi...bác bồ bác đang "oải" điều gì thế ?
vấn đề mật độ tỷ lệ thả bao nhiêu ? tuỳ: từng giai đoạn lệ thuộc vào môi trường và người quản lý nữa chứ !tôi điển hình để bác dể hình dung lâu...lâu lắm từ lúc tôi vừa mới tập tành nuôi cá tôi nuôi ao hầm 500m2 khoảng 600m3 dt 20x25 mức nước trung bình 1m2 tôi thả 10.000 con giống cá lóc cuối vụ thu hoạch được hơn 3 tấn chút.cá đạt từ 700gr đến 1 kg.
sau đó do dt đất bị thu hẹp tôi chuyển sang nuôi bể nổi 10x10=100m2 cũng thả với 10.000 con giống cuối vụ thu hoạch được 3tấn8 cá trung bình 700 gr đến 1kg.
hi...hơi lý sự ngoài luồng tý !
khi bác đã giải quyết nước tầng đáy xong cho vận hành dòng chảy theo tôi nghỉ môi trường tạm tốt cá có thể vượt qua.
tình hình sức khoẻ cá ra sao rồi bác bồ. còn chuẩn bị vui xuân nữa chứ !!!
 
"Báo cáo" bác Maquemau: Tình hình có vẻ khả quan. Sáng nay vẫn phải vớt một ít cá chết (khoảng 30 con). Tuy nhiên không thấy cá nổi đứng đầu nữa. Không thấy con nào bơi lờ đờ cả mà đều "tỏ vẻ nhanh nhẹn". Tôi vẫn duy trì biện pháp sát khuẩn, Thay nước nhiều, kết hợp trộn vitamin trong thức ăn chứ chưa dùng kháng sinh (hy vọng không phải dùng đến).
Đợt này tôi xác định rằng không phải cá bị nấm thủy mi mà nghi ngờ bị viêm loét ngoài da do nhiễm khuẩn. Kết hợp với tình trạng nước ban đầu cũng bị thiếu ô xy do nước gây màu rồi để lâu ngày nên cá mệt, nhanh bị bệnh. Còn nguồn khuẩn từ đâu ra thì tôi không dám xác định vì không xét nghiệm được
 
nếu không phải dùng kháng sinh là điều đáng mừng."tương truyền" kháng sinh sẻ làm cá bị "chai" và dể "lờn" thuốc cho sau nầy.
việc bác nghỉ gây màu nước quá lâu tảo phát triển cạnh tranh ôxy cũng có lý.tuy cá trê,cá rô chịu được ngưởng ôxy thấp nhưng môi trường tốt vẩn hơn.
bác xem những con yếu có còn sưng mang không ?
cũng do chút chủ quan đúng ra phải sạch đẹp trước khi cho chúng về "nhà mới".
việc bổ sung vitaminC và men tiêu hoá là cần thiết thường xuyên.
chuyện nhận định mầm bệnh có từ con giống :
-do cá phát bệnh trong giai đoạn dưới 10 ngày thả giống.
-thường trại giống (xin lỗi) là trạm trung chuyển do chạy theo thời gian bỏ qua giai đoạn "luyện cá" thu gom từ nhiều nguồn trại ươm nên dể mang mầm bệnh.
 
Bể nổi bưa nay gặp "rắc rối" mới : Mùa đông lá cây rụng nhiều quá, từ bên khu du lịch bay sang rơi vào bể vớt không xuể. Lá chìm xuống đáy mục rữa phân hủy ra, nhưng không xả được vì không thể chui lọt lỗ chắn cá con. Nghĩ tới cứ phải lội xuống hồ để vớt mà "oải"! Mùa đông mưa lạnh thế mà...

Quên, thông báo với bà con là cá đã thả khoảng 5000 con. Cho đến giờ thì vẫn mạnh khỏe. Ăn uống ngủ nghỉ rất ngoan. Chết đúng...1 con cá trắng lẫn vào. Tuy vậy chưa tự tin vào mình lắm nên vẫn quyết định cho ăn cám nổi đã để sạch nước. Khi nào có thời gian hơn thì sẽ chế biến thức ăn lấy sau.

Khu vườn đã trồng xong măng điền trúc và sống tốt tươi. Đang ủ gừng giống để ra tết xuống hom. Dự tính tháng 8 thu hoạch gừng rồi trồng một vụ ớt trái vụ tiếp theo trong khi măng chưa lớn. Sau đó chấm dứt trồng cây ngắn ngày. Tập trung vào nuôi một vài con...là lạ kiểu như "chồn nhung đen", dúi...
Còn hồ câu cá thì vì lý do nhân công khan hiếm và bận rộn cuối năm quá nên đành phải lùi thời gian khai trương câu đến tháng 5. Trước mắt cho "chiến hữu" câu tạm đỡ nghiền trong cái hồ trước để cá cảnh khoảng 30m2 (mua cá lớn về thả vào).
bác chỉ em cách tạo gừng giống với :D, thank
 
Tôi không hiểu ý bạn là muốn trồng gừng lấy giống hay là đã có củ gừng giống rôi và bẻ hom ủ cho ra mầm?
 


Back
Top