Chung tay xây dựng : mô hình thực tế Agriviet

Qua một thời gian tham gia diễn đàn. Tôi thấy các thành viên ngoài việc mua bán ra thì rất quan tâm đến các mô hình thực tế cho hiệu quả cao. Đó cũng vì rất nhiều người không có thời gian và điều kiện để nghiên cứu bài bản nên đi tìm sự chia sẻ trong diễn đàn. Box này nhằm phục vụ cho số đông như vậy bằng những đóng góp của chính thành viên diễn đàn chúng ta.
Tuy nhiên để kiểm chứng những đóng góp có thiết thực hay không thì chưa có.
Vì vậy tôi đưa ra một cơ sở mới toanh. Đó là một khoảnh đất tôi mới "cắn răng" mua được. Và từ bây giờ, trong topic này tôi sẽ coi nó như là của diễn đàn ta.
Tôi sẽ cố gắng mô tả thật kỹ các điều kiện về tự nhiên, vốn liếng và ý định "xử lý". Mong muốn được bà con ta góp ý nêu được ưu nhược điểm, đưa ra phương án hay hơn của tôi đề nghị hoặc bất kể những đóng góp nào để đem lại hiệu quả càng cao càng tốt. Mọi người vừa góp ý, tôi vừa thực hiện. Thực hiện theo phương án nào tôi sẽ thông báo cụ thể đồng thời lý giải (về mặt tạm gọi là "nguyên lý kỹ thuật") trước khi bắt tay vào làm.
Từ đó trở đi diễn biến thế nào, kết quả ra sao tôi sẽ cập nhật để bà con nắm và nếu cần thì cho ý kiến cải tiến, khắc phục những chỗ dở.
Hy vọng rằng quá trình đó sẽ giúp ích được cho tôi và nhiều người quan tâm khác. Hy vọng rằng thành viên của diễn đàn ta coi mô hình này là của mình. Hy vọng rằng khi có dịp đi Bình định, bất cứ thành viên nào ghé lại sẽ cảm thấy như là về nơi mà mình góp phần tạo lập và sẽ được hưởng đúng "không khí" trở về "nhà mình".
Và ngay bây giờ , tôi hy vọng ý tưởng này được mọi người ủng hộ.
 


Last edited:
Bac thong cam cho em hoi tham vai cau nhung do may tinh cua em chua cai Font Tieng Viet nen kg danh dau duoc, vi vay bac vui long chiu kho dich dum em 1 xiu nhe! cam on bac nhieu!
Kg biet hom nay bac da tha ca giong vao be noi chua vay? Minh co the nuoi ca loc chung voi ca ro co duoc kg vay bac? Em nhin thay bac lam be noi tuyet voi qua, em cung muon lam 1 cai giong bac nhung cho em chua ai lam bao gio nen kh biet nho ai ho tro, va ban than em thi chua tu tin de lam cho lam, nhat la cai khoan may bat(kg biet thue ai) va dac biet la lap ong nuoc xa cho dam bao an toan. Kg biet bac co the ho tro cho em 1 cach chi tiet duoc kg ah? Em hua se hau ta cho bac khi bac co dip vao du lich Nha Trang nhe! (vi cho em cach NTrang 20km) va em cung mong co dip nao do truc tiep ra do tham quan mo hinh cua bac. Em doc va nhin that bac lam ma em them qua di, nen noi hung muon lam theo bac, vi em co mua mieng dat khoang 1000m vuong, lau roi ma bo khong, kg lam gi thay phi qua! Nen ke tu hom nay em bat dau tap lam nha nong day, rat mong duoc su ho tro nhiet tinh cua bac va cac a e trong dien dan, em xin chan thanh cam on va hua se hau ta khi co dip!
 


Theo em thấy ý kiến tranh luận của 2 bác Lão Mục và kdrongviet lại có vẻ sa đà vào vấn đề " nặc nô lô tĩ" mà có lần em đã có ý kiến với bác Bồ rồi ạ. Và lúc đó bác Bồ cũng đã nói hàm ý rằng bác ấy cũng đã tính đến việc ấy và đã có các giải quyết rồi. Chính vì vậy lúc đó em đã ghẹo bác Bồ là bác ấy chơi dấu chiêu. Hiện tại bây giờ thì có vẻ bác Bồ cũng chỉ muốn chúng ta xoáy sâu vào góp ý vấn đề nuôi con gì và nuôi thế nào, còn việc mô hình kinh doanh ra sao thì bác ấy...... đã có quyết sách. Nhưng sao em vẫn thấy lăn tăn trong vấn đề các con cá mà bác Bồ muốn nuôi. Thực sự em vẫn không biết sao mà bác Bồ lại nghĩ những khách hàng tiềm năng " đi xe hơi" kia lại khoái cái bọn cá rô phi, cá trê... quá tầm thường kia há ?. Diện tích canh tác nhỏ thì kiếm con giá trị lớn mà nuôi cho nó hiệu quả ?. Bác Bồ đã có nguồn nước suối lạnh ngắt thế kia thì sao không nuôi cá Hồi xem thử ?. Đằng nào cũng phải chọn lọc thực khách rồi thì sao không hớt váng mỡ mà ăn cho nó béo. Tội chi cứ phải sục xuống đáy nồi để vớt xương ?.
 
Chào anh Bồ tiên sinh!
Hiện nay dự án của anh phát triển tới đâu rồi, ao nổi đã thả cá chưa, còn ao câu cá chắc là lam xong rồi hả, anh rảnh nhớ úp hình lên cho anh em xem nha.
Đọc bài tường thuật về chuyến "chinh Nam" của anh em khâm phục cái sự nhiệt tình của anh quá, nhưng anh em ở trong Nam cũng đón tiếp anh thật là nhiệt tình và nồng hậu chứ hả.
Nghe anh nói 20 năm trước anh họat động ở Hàng Xanh ha, em cũng ăn cơm bụi ở đó tính cũng hơn 10 năm . bây giờ về lại chổ ấy chắc là nhiều cảm xúc lắm nhỉ. Năm 1995 công ty Huy Hòang xây xong vòng xoay Hàng Xanh (ông chủ thầu lấy tòan bộ lợi nhuận (sau khi trừ chi phí ) đi góp thêm xây dựng đền thờ các anh hùng liệt sĩ Bến Dược ở Củ Chi.thiệt là việc làm có ý nghĩa). Và đường ĐBP cũng được mở rộng từ đó nạn kẹt xe ở cửa đông thành phố không còn thường xuyên xảy ra nữa.
Nhắc cho anh vài kỷ niệm để anh nhớ chơi. CHÚC ANH VUI KHỎE VÀ LÀM VIỆC TỐT. Chào anh
 
Last edited by a moderator:
Cám ơn bạn đã động viên!
Mấy hôm nay chỗ tôi trở mưa gió mạnh quá nên chưa đi lấy cá giống về thả được (cách 40km). Nước thì đã gây màu tạm ổn. Còn ao lớn thì cũng do mưa gió nhiều nên vẫn chưa hoàn thành (vì phải nạo vét và làm lại khuôn ao). Thêm vào là nhân công khá căng do vào lúc thu bạch đàn cho các nhà máy dăm gỗ.

Trong dịp họp mặt tôi được anh chị em trong Nam đón tiếp nhiệt tình nồng hậu vô cùng, không thể tả hết sự nhiệt tình đó cũng như sự xúc động của tôi. Vì vậy tôi lại càng phải cố gắng làm cho được công việc ở đây, hy vọng có ngày không xa...

Hơn 20 năm trước đúng là thời "sóng gió" của tôi. Không bao giờ vơi cảm xúc khi quay lại những nơi đã từng gắn bó!
 

Chưa vội thả cá bác bồ à , vì thời tiết từ đây tới noel sẽ lạnh lắm , kèm theo ao mới , môi trường mới khó mà cầm được cá con ...
 
Hôm nay tôi đã đi kiểm tra nguồn cá giống và xác định lại chắc chắn đầu ra cho cá thương phẩm đầu ra cho cá thương phẩm. Quyết định hai hôm nữa nếu trời ấm lên thì thả cá giống.
Sau đó tập trung cho việc dọn đất để trồng gừng. Bây giờ gừng giống đang rẻ. Đến khoảng tháng 7 - 8 thì thu hoạch. Thường thường thì thời gian đó giá khá hơn rất nhiều.
Ao lớn vẫn cứ tiến hành cải tạo. Không vội lắm vì đằng nào cũng phải chờ cá ở bể nổi.

Còn bể nổi đã sửa sang tiếp theo góp ý của bác Tranvi:



Uploaded with ImageShack.us

Màu nước thế này mọi người thấy thả cá được chưa? Có vấn đề gì xin góp ý gấp với.



Uploaded with ImageShack.us

Đúng ra màng phủ phải che hết phần bạt xanh chứ không phải "vén lên" như vậy.
 
Last edited:
nhìn bể của bác tui khoái quá,y như trong mơ.
đúng như bác đang e dè,đã trải bạt che bạt xanh rồi sao bác không che luôn khoảng trống từ mức nước lên vách bờ bao,bạt sẻ mau bị hư ở đoạn nào cũng mệt cho bác sau nầy.
nhìn màu nước do bị phản xạ vải bạt cùng áng cây nên cũng khó xác định là nước đã phù hợp hay chưa ? bác nên đo lại PH.nếu không có chai tees PH bác đo bằng giấy quỳ cũng được.sáng sớm =7. hoặc 7.5 buổi trưa nắng khoảng 8. hoặc 8.5 là được.
 
Chai tess ph mua ở tiệm cá cảnh hiệu Thủy Phước khoảng 30k sài cả năm .
Còn màu nước thì phải mua vé máy bay khứ hồi đón bác maquemau ra xem mới được , nhìn qua hình không chắc đâu ...hehe!!
 
Last edited:
Bể nổi bưa nay gặp "rắc rối" mới : Mùa đông lá cây rụng nhiều quá, từ bên khu du lịch bay sang rơi vào bể vớt không xuể. Lá chìm xuống đáy mục rữa phân hủy ra, nhưng không xả được vì không thể chui lọt lỗ chắn cá con. Nghĩ tới cứ phải lội xuống hồ để vớt mà "oải"! Mùa đông mưa lạnh thế mà...

Quên, thông báo với bà con là cá đã thả khoảng 5000 con. Cho đến giờ thì vẫn mạnh khỏe. Ăn uống ngủ nghỉ rất ngoan. Chết đúng...1 con cá trắng lẫn vào. Tuy vậy chưa tự tin vào mình lắm nên vẫn quyết định cho ăn cám nổi đã để sạch nước. Khi nào có thời gian hơn thì sẽ chế biến thức ăn lấy sau.

Khu vườn đã trồng xong măng điền trúc và sống tốt tươi. Đang ủ gừng giống để ra tết xuống hom. Dự tính tháng 8 thu hoạch gừng rồi trồng một vụ ớt trái vụ tiếp theo trong khi măng chưa lớn. Sau đó chấm dứt trồng cây ngắn ngày. Tập trung vào nuôi một vài con...là lạ kiểu như "chồn nhung đen", dúi...
Còn hồ câu cá thì vì lý do nhân công khan hiếm và bận rộn cuối năm quá nên đành phải lùi thời gian khai trương câu đến tháng 5. Trước mắt cho "chiến hữu" câu tạm đỡ nghiền trong cái hồ trước để cá cảnh khoảng 30m2 (mua cá lớn về thả vào).
 
Last edited:
bác bồ.thời gian đầu thả cá đã dần kịp thích nghi rồi nếu thấy cá vẩn phát triển tốt bác cũng không nên vội thay đổi thức ăn làm gì,vì lượng thức ăn cá còn nhỏ tiêu tốn không bao nhiêu mà nước ít dơ,lúc nào bác "cảm thấy"lúc ấy cũng không muộn.
còn khắc phục chuyện lá rụng xuống bể bác nên căng lưới loại lưới gà vịt 3-4 phân theo hướng rụng đâu ảnh hưởng thao tác vận hành khỏi phải xuống bể vớt lá (loại lưới nầy khá rẻ)
 
công trình thế kỉ đã có cá ăn chưa bác bồ. vài bữa em xuông binh đinh chơi bác có thời gian cho e xin 1 buổi ghé chơi thăm quan nhé, cám ơn bác trước
 
Đúng là lạc quan tếu! Nói tôi đấy. Vừa khoe là cá đã ổn thì đến chiều thấy...cá chết.
Ngày hôm nay mới bị "đại trà". Gọi điện cho bác Maquemau nhưng tôi vẫn chưa mô tả rõ ràng được.
Bây giờ xin "báo cáo" lại tình hình và mong cầu sự trợ giúp của bà con ta:

Cá chết chủ yếu là cá trê, rồi đến cá rô. Không chết chìm (đã xuống hồ mò mẫm kiểm tra - Lạnh "teo bugi").
Chúng nổi thẳng đầu lên lờ đờ, mới đầu định vớt thì bơi trốn được. Sau đấy thì...kệ, vớt sao thì vớt. Con thì mang sưng đỏ rớm máu, thân thì nhợt ra, bợt hết lớp nhớt, bắt đầu từ đuôi trở lên. Có con loét một mảng. Con thì bị cụt đuôi, vẩy. Sáng cho ăn còn tranh nhau ăn hung hăng, trưa nay thì ăn ít lắm, cho cám có một nửa mà ăn không hết.
Tôi và bác Sơn lo lắng quá! Nhất là tôi vì nghĩ những nhược điểm lần trước mình đã cố gắng khắc phục hết rồi, sao lại còn bị. Chả lẽ lại là do nơi bán giống. Nếu vậy thì hết đường lường vì đã lựa chọn nơi bán giống kỹ lắm.
Cũng nói thêm cho hết là tôi cố tình thả giống muộn tránh rét. Đợi qua tết tây, nắng ấm vài ngày mới đi bắt. Thế nhưng đúng hôm đi bắt thì trời lại trở mưa lạnh đến hôm nay. Nước bể đã gây màu cả tháng trời. trước khi thả giống còn "cẩn thận" xả đáy một lượt, bổ sung thêm nước mới rồi mới thả. Vậy mà...

Bây giờ rất mong được bà con chỉ ra cho là cá bị bệnh gì, nguyên nhân (đây là quan trọng nhất!), cách khắc phục.
Riêng tôi đã mạo muội "chẩn đoán" là cá bị bệnh viêm loét và tạm thời xử lý bằng tạt vôi rồi. Nhưng không được tự tin vì các bệnh triệu chứng cứ na ná nhau.

Hị hị... Kể ra thì xấu hổ lắm vì...ngu lâu. Nhưng phải nói cho rõ ràng hết vì...tôi và những người ...giông giống tôi.

Mong bà con dốc sức dốc lòng giúp với!
 
Thưa bác botienthi cho em lẹo miệng một tí nha, bác ước gi là có cái đó, em đọc và thấy sao nói vậy, bác có "Đôi" em mấy cái "Đá", bác có "Bồi" mấy "Côn" em cũng chịu.

Số là bác botienthi có "Ước Nguyện", bác hãy xem kỷ cái "Tư Duy" của bác, bác là mod mà bác vẫn để cho bác binh_dan úp bài dưới đây mà bác không có 1 lời khuyến cáo nào hết, tức là bác "Đồng Tình" nuôi thủy sản là phải chữa trị:

- Nuôi thủy sản là phải chữa trị???

Chứ bác khônghề nghĩ đến phòng ngừa cũng số lượng "Cơ bản" mà bác chưa làm một toán để cho mật vừa phải, thức ăn dư thừa, phân thải ....

- Thể tích nhỏ thả 5000 con???
- Men vi sinh không nghe nói đến???
- Nước "TÙ" nước "ĐỌNG" thiếu oxy???
- Nước "DƠ" là mầm mống của dịch bệnh???

Thấy sao nói vậy, bác có ĐÔI, có BỒI, có CHẶT, có CHÉM thì bác cứ việc ra tay.





[h=3]BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN ĐỂ THEO DÕI SỨC KHỎE THỦY SẢN NUÔI[/h]

Để hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đạt hiệu quả cao, người nuôi phải thường xuyên chăm sóc, theo dõi sức khoẻ động vật thủy sản để có những biện pháp phòng trị kịp thời. Tuy nhiên, để đánh giá đúng sức khỏe động vật thủy sản, từ đó có những biện pháp xử lý phù hợp chúng ta phải dựa vào một số cơ sở nhất định.
Thủy sản nuôi khoẻ mạnh thì khả năng chống chịu lại điều kiện khắc nghiệt của môi trường cao. Do đó, chất lượng cá giống thường được người nuôi đánh giá dựa vào sức khoẻ cá sau khi luyện cá bằng cách nuôi lưu với mật độ cao hoặc cho cá sống trong môi trường nước có độ trong thấp (bằng cách quậy cho nước lên bùn). Còn đối với giống tôm biển, có thể đánh giá chất lượng giống bằng cách gây sốc Formol hay gây sốc bằng nước ngọt (trong thời gian 10-15 phút) nếu tôm giống khoẻ mạnh tỷ lệ tôm sống sẽ cao và ngược lại.
Mỗi chủng loài, mỗi giai đoạn phát triển của thuỷ sản nuôi đều có các tập tính sống khác nhau. Người nuôi nếu nắm được các tập tính này sẽ kiểm tra được sức khỏe động vật thủy sản nuôi. Ở tôm nuôi, giai đoạn ấu trùng, tôm có tập tính hướng quang. Khi ấu trùng khỏe thì tính hướng quang mạnh và ngược lại, do vậy có thể thử tính hướng quang để đánh giá tình trạng sức khỏe của ấu trùng; Trong ao nuôi thương phẩm, nếu tôm sú kéo đàn chạy lòng vòng quanh ao mà không chịu xuống đáy để bắt mồi, ngay cả khi ruột nó không còn thức ăn, điều đó chứng tỏ tôm nuôi đã có vấn đề về sức khỏe hay do nền đáy ao nuôi bị ô nhiễm, hàm lượng ôxy thấp, khí độc cao… Trong các ao nuôi cá, nếu thấy hàng đàn cá nổi lên tầng mặt, nếu thấy bóng người mà chúng không lặn xuống đáy, chứng tỏ cá nuôi đã bị bệnh hoặc hàm lượng ôxy hòa tan trong nước thấp.
Mỗi loài thủy sản nuôi đều có màu sắc đặc trưng khác nhau, do đó, trong quá trình nuôi nếu thấy màu sắc đặc trưng của vật nuôi biến mất, thay vào đó là những màu bất bình thường như hồng đỏ, nhợt nhạt, đen hơn, xanh lơ… là các dấu hiệu cho thấy sức khỏe tôm, cá nuôi không bình thường, có khả năng bị tác nhân sinh vật hay một số yếu tố môi trường bất lợi đã gây ảnh hưởng xấu cho vật nuôi. Một số biểu hiện thường gặp như: khi mang và thân của tôm sú đột ngột chuyển sang màu hồng đỏ, có thể hàm lượng NH3 hoặc pH trong nước vượt mức cho phép, cũng có thể tôm bị các tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, virus xâm nhập. Khi cơ thể tôm sú chuyển sang màu xanh đen kèm theo hiện tượng còi cọc thì biểu hiện này có liên quan đến sự cảm nhiễm virus MBV cao trong mô gan, tụy của tôm. Khi cá nuôi xuất hiện các vệt trắng nhợt trên thân, tại đó vảy bị bong ra, mô dưới vảy hơi sưng, kèm theo các vây cá bị ăn mòn, xơ xác cho thấy cá bị nhiễm vi khuẩn sợi Flexibacter spp…
Khi mang của các loài giáp xác nuôi (tôm, cua) chuyển sang các màu bất thường như vàng, nâu, hồng hay đen, đều chứng tỏ sức khoẻ của các đối tượng này không tốt hay đang bị bệnh. Mỗi màu sắc của mang cũng biểu thị những bệnh lý do những nguyên nhân khác nhau gây ra như: mang có màu hồng thường liên quan tới ôxy hòa tan thấp, NH3 cao; Khi có màu đen có thể do nấm ký sinh, thiếu vitamin C, do lượng chất hữu cơ ở đáy ao cao; Khi mang màu vàng có thể do chất hữu cơ lơ lửng cao (tảo tàn đồng loạt, nước mất màu) hay do ao nuôi có hiện tượng xì phèn…
Sức khoẻ của động vật thủy sản cũng có thể kiểm tra qua những biểu hiện bất thường về hình dạng và sự không đầy đủ của các bộ phận cơ thể. Đối với giáp xác nuôi thường có những biểu hiện như: vỏ bị mềm, bị mòn cụt các phần phụ như chân, râu… Đối với cá bị thường bị mòn cụt hay xơ các vây, dị hình cột sống gây ưỡn lưng, cong thân, mắt cá bị lồi, bụng cá phình to hay tóp lại…
Cuối cùng có thể đánh giá sức khỏe của vật nuôi thông qua lượng thức ăn được sử dụng hàng ngày, thời gian sử dụng hết khẩu phần thức ăn và lượng thức ăn có trong ruột vật nuôi sau bữa ăn. Đa phần các trường hợp bất thường về sức khỏe của động vật thủy sản đều thể hiện bằng biểu hiện kém ăn hoặc bỏ ăn. Tuy nhiên, đối với tôm nuôi, theo kinh nghiệm của nông dân, khi tôm ăn nhiều đột ngột thì đây là lại dấu hiệu cho thấy tôm đã bị nhiễm bệnh (bệnh đốm trắng, đầu vàng, …). Tuy nhiên đối với cá nuôi, nếu lượng thức ăn sử dụng đột ngột giảm thì đó lại là dấu hiệu của bệnh lý hay điều kiện môi trường không tốt./.
Trí Quang - Website thông tin kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
 
Hì hì, chào người bạn (cũ mà) mới! Nhân Tết sắp đến, chúc bạn những lời tốt đẹp đầu Xuân.
Kế, xin phép bạn để được ké sau lưng bạn về góp ý trên. Vậy, nếu bạn phải nhận chém 1 luỡi, xin cho tui cũng nhận 1... sống dao!
Giỡn cho vui bạn nhé!
Nếu bạn cho phép, tui xin được giữ không khí vui đùa với bạn.
Lần nữa, chúc vui ngày Xuân.
Thân.
 


Back
Top