Chung tay xây dựng : mô hình thực tế Agriviet

Qua một thời gian tham gia diễn đàn. Tôi thấy các thành viên ngoài việc mua bán ra thì rất quan tâm đến các mô hình thực tế cho hiệu quả cao. Đó cũng vì rất nhiều người không có thời gian và điều kiện để nghiên cứu bài bản nên đi tìm sự chia sẻ trong diễn đàn. Box này nhằm phục vụ cho số đông như vậy bằng những đóng góp của chính thành viên diễn đàn chúng ta.
Tuy nhiên để kiểm chứng những đóng góp có thiết thực hay không thì chưa có.
Vì vậy tôi đưa ra một cơ sở mới toanh. Đó là một khoảnh đất tôi mới "cắn răng" mua được. Và từ bây giờ, trong topic này tôi sẽ coi nó như là của diễn đàn ta.
Tôi sẽ cố gắng mô tả thật kỹ các điều kiện về tự nhiên, vốn liếng và ý định "xử lý". Mong muốn được bà con ta góp ý nêu được ưu nhược điểm, đưa ra phương án hay hơn của tôi đề nghị hoặc bất kể những đóng góp nào để đem lại hiệu quả càng cao càng tốt. Mọi người vừa góp ý, tôi vừa thực hiện. Thực hiện theo phương án nào tôi sẽ thông báo cụ thể đồng thời lý giải (về mặt tạm gọi là "nguyên lý kỹ thuật") trước khi bắt tay vào làm.
Từ đó trở đi diễn biến thế nào, kết quả ra sao tôi sẽ cập nhật để bà con nắm và nếu cần thì cho ý kiến cải tiến, khắc phục những chỗ dở.
Hy vọng rằng quá trình đó sẽ giúp ích được cho tôi và nhiều người quan tâm khác. Hy vọng rằng thành viên của diễn đàn ta coi mô hình này là của mình. Hy vọng rằng khi có dịp đi Bình định, bất cứ thành viên nào ghé lại sẽ cảm thấy như là về nơi mà mình góp phần tạo lập và sẽ được hưởng đúng "không khí" trở về "nhà mình".
Và ngay bây giờ , tôi hy vọng ý tưởng này được mọi người ủng hộ.
 


Last edited:
là do vẽ sai.. vì cái ống tràn phải để giữa hồ.. mùa mưa thì nó làm nhiệm vụ xả nước thừa. mùa nắng thì nó làm nhiệm vụ đưa nước bơm vào xoay tròn trong không khí để giải nhiệt và trộn thêm không khí cho cá dễ thở..
để khi có thì giờ sẽ vẽ lại

Lão để ý để vẽ rõ ràng thêm giúp phần chức năng xả cặn với nhé. Vì hồ chỉ có một cái "rốn" ở giữa thôi.
 


...... hồ chỉ có một cái "rốn" ở giữa thôi.

Bồ tiên sinh cứ cắm vào cái rốn ấy 1 chữ T ( ngã 3) sau đó kết nối như hình:

Khi cần xả đáy.. miệng ống xả đáy sẽ tháo ra
Khi cần bơm thêm nước vào mùa nắng ( 2 miệng gom và thoát số 2 của chức năng xả đáy) sẽ bịt lại


ở đầu số 1 của ống tràn được gắn thêm 1 thiết bị tự xoay ( tưới cỏ) để nước xoay và tung ra trong không khí trước khi rơi xuống thêm oxy cho cá dễ thở ( nếu cần bồ tiên sinh cắm vào đó 1 chữ T để gắn được 2 miệng phun 21)

Vấn đề tận dụng nước xả đáy để kết hợp với aquaponics trồng rau rồi gom thu lại được nước sạch cung cấp cho hồ thì Lão ma đầu Thủy canh phải nhảy vô bàn mới được…vì đây là sở trường của khứa lão

máy bơm nước nên kết nối với bộ hẹn giờ tự mở và tự tắt theo mình cài đặt sẽ rất tiện lợi
 
@chủ thớt: em theo dõi và đọc từng chữ của bác và ý kiến của các bác khác, trước hết em xin chúc bác và các bà con khác thành công, em thấy thớt này của bác thật là bổ ích, em đang định làm cái trang trại nên đang tìm hiểu về nó.

Em thích chăn nuôi từ bé, giờ 30 cái tuổi xuân rồi mà vưỡn chưa thực hiện được mơ ước này, lớn lên em học Chế Tạo Máy Bách Khoa Hà Nội, đi làm theo chuyên ngành một thời gian thì làm kinh doanh, hiện tại em làm kinh doanh ba thứ bà nhằng gì cũng làm, cũng chạ liên quan đến chăn nuôi giề. Kiến thức chăn nuôi là con số không tròn trĩnh ạ!

Giờ để thỏa lòng làm nông em định tậu lô đất lấy cái chăn nuôi dưng mờ nó xa vời quá vì đất cát Hà Nội các bác biết đó, vài nghìn m2 thì nó to tiền quá.

Giờ em đang có dự định về quê để mua đất làm cái này (vưỡn chưa biết nên trồng cây gì và nuôi con gì?) Dưng em dự định đào ao thả cá, quanh ao em làm một xe đá hộc sau đó trồng cây sanh để cho rễ bám từ bé vào đá, trồng quanh ao em nghĩ gần nước cây sẽ nhanh tốt, ngu ý của em mong các bác chỉ giáo!

Đọc được cái thớt này của bác và ý kiến góp ý của các bác khác trên diễn đàn làm cơn máu trong lòng em lại cuồn cuộn trỗi dậy.
Chắc sang tuần phải về quê thăm dò tình hình đất cát mất thôi :d

Quê em thì hơi xa tận Thanh Hóa. Cũng tính khi làm phải nhờ họ hàng trong đó trông nom và cai quản ợ!
Các bác có biết và có bác nào có trang trại ngoài này cho em xin địa chỉ và alo để em qua thăm quan học hỏi được không ạ?
Rất mong các bác giúp đỡ!

Bồ tiên sinh cứ cắm vào cái rốn ấy 1 chữ T ( ngã 3) sau đó kết nối như hình:

Khi cần xả đáy.. miệng ống xả đáy sẽ tháo ra
Khi cần bơm thêm nước vào mùa nắng ( 2 miệng gom và thoát số 2 của chức năng xả đáy) sẽ bịt lại


ở đầu số 1 của ống tràn được gắn thêm 1 thiết bị tự xoay ( tưới cỏ) để nước xoay và tung ra trong không khí trước khi rơi xuống thêm oxy cho cá dễ thở ( nếu cần bồ tiên sinh cắm vào đó 1 chữ T để gắn được 2 miệng phun 21)

Vấn đề tận dụng nước xả đáy để kết hợp với aquaponics trồng rau rồi gom thu lại được nước sạch cung cấp cho hồ thì Lão ma đầu Thủy canh phải nhảy vô bàn mới được…vì đây là sở trường của khứa lão

máy bơm nước nên kết nối với bộ hẹn giờ tự mở và tự tắt theo mình cài đặt sẽ rất tiện lợi

Cái ý tưởng của bác rất hay ạ, còn cái chuyện hẹn giờ đóng ngắt máy bơm em nghĩ không cần cầu kỳ, bác có thể mua cái van tự động gắn vào là ok thôi ạ!
 
Bồ tiên sinh cứ cắm vào cái rốn ấy 1 chữ T ( ngã 3) sau đó kết nối như hình:

Khi cần xả đáy.. miệng ống xả đáy sẽ tháo ra
Khi cần bơm thêm nước vào mùa nắng ( 2 miệng gom và thoát số 2 của chức năng xả đáy) sẽ bịt lại


ở đầu số 1 của ống tràn được gắn thêm 1 thiết bị tự xoay ( tưới cỏ) để nước xoay và tung ra trong không khí trước khi rơi xuống thêm oxy cho cá dễ thở ( nếu cần bồ tiên sinh cắm vào đó 1 chữ T để gắn được 2 miệng phun 21)

Vấn đề tận dụng nước xả đáy để kết hợp với aquaponics trồng rau rồi gom thu lại được nước sạch cung cấp cho hồ thì Lão ma đầu Thủy canh phải nhảy vô bàn mới được…vì đây là sở trường của khứa lão

máy bơm nước nên kết nối với bộ hẹn giờ tự mở và tự tắt theo mình cài đặt sẽ rất tiện lợi

Tôi thấy theo như bản vẽ thì mỗi lần xả đáy hay tưới vườn hoặc đơn thuần thay nước thì ta sẽ phải nhảy vào bể tháo nút xả ra . Sau đó lại phải nhảy vào đóng lại nếu không muốn ngâm chờ tưới xong.
Kiểu này có lẽ phù hợp hơn cho bể ít phải thay nước mà đánh men vi sinh, định kỳ vài ngày xả đáy.
Lão xem xét giúp ý tưởng của tôi:
Tôi muốn bể nổi sẽ là trung tâm điều tiết nước tưới vườn (cũng như dùng cho việc trồng ....thủy canh) kết hợp với thay nước bổ sung hàng ngày . Vì vậy van điều khiển nước phải ở ngoài bể cho dễ thao tác. Vì vậy ống xả tràn có lẽ để ở phía ngoài van xả như bac maquemau nói sẽ tiện hơn chăng?
Lỗ rốn bể thì đặt lưới chắn cá chạy ra. Trong bể sẽ chạy một môtơ hồ cá cảnh để tạo dòng cuốn cặn vào rốn, hoặc có thể dùng ống dẫn nước suối thả trong lòng bể tạo dòng, trên ống đó thiết kế các lỗ dẫn khí (học của Tám lúa).
Thế mạnh chỗ tôi là có nguồn nước dẫn từ nguồn suối trên cao về hầu như quanh năm không dứt.
 
Nhìn vào kết cấu của anh Lão Mục tôi thấy rằng về mặt ý tưởng thì rất tốt, một ống PVC có thể giải quyết được cả hai vấn đề cấp và thoát nước, nhưng về mặt thực tiễn có thể cần nhìn nhận lại về khả năng thực hiện vì một ồng PVC D60 đặt giữa hồ, cao 1,4m mà không có điểm gá để giữ chặt thì sẽ khó, nhất là khi có áp lực bơm nước tạo mưa.

Thêm một vấn đề nữa là, vị trí gắn ống này sẽ là trở ngại cho công tác kéo lưới thu hoạch cá.

Còn nếu dùng máy bơm tôi nghĩ nên đặt máy bơm trên bờ của bể và dùng nước của bể bơm lại vào bể, mục đích là tạo thêm oxy hòa tan vào những lúc có thể thiếu oxy như sáng sớm hoặc sau cơn mưa.
 
Last edited:
Theo tui thì bác botienthi nghiên cứu xem:
- Ống xả tràn đặt nằm ngang trên mức nước dự định ở thành bể, đi ra ngoài rồi co xuống kết nối T với ống xả đáy, vừa làm ống xả tràn khi nước vượt ngưỡng vừa làm ống thông khí giúp nước trong ống xả đáy thoát mạnh và nhanh hơn.
- Ở 2 vòi nước vào thì bác sử dụng ống nhựa cứng cũng đặt như trong hình, khi qua thành bể bác dùng T để chia, phía trên cho lên cao bằng thành hồ rồi dùng co cho ra mặt hồ tới chỗ nào tùy thích (có thể dùng cây tre gác qua để đỡ ống), mặt trên ống khoan các lỗ để làm giàn phun mưa; phía dưới cho ống đến sát đáy hoặc tới chỗ nào đó rồi dùng co cho một đoạn ống nằm cặp thành hồ (hai bên phải cùng chiều). Sau chữ T đều có khóa để lúc bơm nước vào nếu mở ở trên thì thành phun mưa, mở ở dưới thì tạo dòng cuốn cặn vào giữa.
 
Last edited:




Ống này phải là ống sắt , được kết nối với "rốn" hồ bằng răng.. nên có thể vặn để tháo ra được khi cần kéo lưới

Khi máy bơm chạy áp lực nước sẽ đẩy lá van 1 chiều đóng lại...và nước bớm vào phải chạy theo ống để lên 2 cái vòi sen xoay tròn

Khi cần láy nước tưới hoặc tháo bỏ cặn...mở khóa ống xả đáy( số 2 màu đỏ) đặt phía ngoài...áp lực nước trong hồ sẽ đẩy van mở ra
 

Last edited by a moderator:
mình bàn luận nha !để tìm phương pháp tối ưu cho mô hình.
phương pháp như lão mục có khoa học đó nhưng không hội được những yêu cầu của bể đề ra :
-thứ nhất nước xả ra phải toàn là nước ở từng đáy.(có thể làm thêm đập xả tràn nước mặt khi cần thiết )bằng cách gở một lớp bao.
-nước cho vào phải tạo được dòng chảy lợi dụng ly tâm để gom lại chất rắn (khi có dòng chảy nước thông thoáng ngưởng oxy cũng đã đủ )

tôi nghỉ ống xả tràn bác nên đi chung với ống xả nước thải ,phía ngoài bể trước van khóa bác cho một ngả ba chử T dựng ống 90 bằng mức nước bên trong với mức nước mà bác đã định,nên có nút đậy lại khi cần xả nước thải,phải là ống từ 90 để xả kịp khi mưa to.
 
............................
-nước cho vào phải tạo được dòng chảy lợi dụng ly tâm để gom lại chất rắn (khi có dòng chảy nước thông thoáng ngưởng oxy cũng đã đủ )

................


bây giờ gắn thêm 2 mái chèo 5 và 6

nếu 2 vòi sen 3 và 4 bẻ ngiêng 45 độ..thì khi nước thoát ra sẽ đập vào không khí tạo 1 phản lực bắt buộc trục phải xoay..trục sẽ kéo theo 2 "mái chèo" 5 và 6 làm nước trong hồ sẽ xoay tròn.. giống như quậy nồi ....cháo
 
Last edited by a moderator:
Vâng ! về phần thiết kế ống tràn, cấp nước và tưới tôi sẽ cố gắng áp dụng phương án phù hợp nhất rồi đưa hình lên đây "báo cáo". Chắc không thể vừa ý hết mọi người nhưng có lẽ sẽ phù hợp với thực tế tại chỗ.

Bây giờ về phần quan trọng nhất là nuôi con gì. Cụ thể là cá gì? Mong mọi người góp ý tiếp. Vì đúng là tôi chưa nuôi cá rô lớn đến trưởng thành nên chưa biết khi đó nó "quậy" cỡ nào. Nhưng dù sao tôi cũng phải có cá rô và trê để phục vụ ...câu.
May sao tôi còn có một cái hồ cá cảnh cũ có sẵn.
Cá rô phi có lẽ tôi "dồn" vào đấy. Còn cá trê lai và cá lóc nuôi trong bể nổi được chăng? Hai con nuôi chung có được không? Đó chỉ là một hai đợt đầu thôi. Để lấy cá cho hồ câu và "tập tay nghề". Sau đó bể nổi có thể sẽ chỉ nuôi cá lóc hoặc cá chình.

Còn về phần rau kết hợp với hồ cá thì tôi dự định như sau (không biết có "lãng mạn " quá không nữa):



Uploaded with ImageShack.us
 
Last edited:
Bác Maquemau nói rất đúng, nên đặt ống xả tràn phía ngoài ao (Nước thóat từ rún , đến ống xả tràn, đến van xả đáy),Nhưng Bác Maquemau ơi đã là ống xả tràn rồi thì không cần nắp đập đâu Bác.Nơi Bác bồ ở được thiên nhiên ưu đãi có suối chảy qua quanh năm, chất lượng nước lại tốt nữa: Vậy Bác bồ chỉ cần dẫn 1 dòng nước liên tục vào bể nổi( Lưu ý đặt dòng nước dẫn vào cặp vách hồ - Sẽ tạo ra ly tâm gom chất thảy vào rún)
Vậy nước vào liên tục và nước chảy ra từ ống xả tràn cũng liên tục. Như thế này thì không cần thêm oxy hòa tan gì nữa rồi Bác bồ, và cũng chẳng cần máy bơm hồ cá tạo dòng ly tâm gì nữa(nếu có thì tốt hơn).Bác mà làm nước được lúc nào cũng liên tục như thế này thì bác nuôi được " nàng tiên cá " luôn rồi hihihi... Nhưng lưu ý nếu Bác dẫn nước suối vào bể nổi càng lớn thì có thể ống xả tràn sẽ lớn hơn 90, nó mới xã kịp: khi mưa lớn bất ngờ+ kết hợp nước vào từ suối+ Bác bồ đang kẹt "nhậu", thì kết quả không như mong muốn đâu Bác ( Tiếc chi 1.3m ống xả tràn >90)
Vài lời góp ý của hậu bói, Bác bồ xem sài được không
------------------------------------------------------
Quả thật nói về bể nổi nuôi thủy sản,Bác Maquemau chuyên nghiệp,tiết kiệm,thực nghiệm và hiệu quả nhất,Cám ơn Bác---------------------------------------------------
 
Tôi thấy cách của HaiLuaCanTho có thể thực hiện được. Cần tính lưu lượng nước cấp vào bể hợp lý để có thể tạo được dòng xoáy với tốc độ phù hợp.

 
Tôi thấy cách của HaiLuaCanTho có thể thực hiện được. Cần tính lưu lượng nước cấp vào bể hợp lý để có thể tạo được dòng xoáy với tốc độ phù hợp.


Trong điều kiện bình thường thì như thế rất hợp lý. Chẳng qua là vì tôi được bà con bản địa dùng nước suối nuôi cá truyền đạt kinh nghiệm nên tôi xin đưa ra cho mọi người xem xét và tham khảo :
Nước ở suối không biết vì sao luôn luôn lạnh hơn nước bình thường > 5 độ vì vậy nên xả nước suối trực tiếp vào lòng hồ sẽ tạo nên chênh lệch nhiệt độ làm cho cá "sốc" và dễ chết hàng loạt.
Vì vậy tôi sẽ dùng máy bơm nước hồ cảnh để tạo dòng chứ không dùng nước suối trực tiếp.
Nước suối bổ sung nước cho bể cá khi thay nước tôi sẽ đưa vòi lên cao qua một cái búp sen rồi mới rơi tỏa xuống mặt hồ, nhằm làm cho nhiệt độ cân bằng và thêm lượng ô xy cho nước.

--------

Bác Bồ chưa trả lời, đọc xong bấm nút Cám Ơn Gió lèo vô tội vạ, bác chưa định nghĩa được Aquaponics là gì, bác chưa hiểu thì bác hỏi bác Thủy Canh cũng như không theo như bác Lão Mục nói.

Thật sự là tôi không hiểu mục đích của Lão khi viết những lời trên.
Lão nhắc nhở thì tôi cám ơn. Vậy tôi phải trả lời thế nào?
Tôi mong rằng lão chỉ ra những điều bất cập (thực ra là còn dốt) của tôi trong công việc tôi định làm và cách khắc phục nó. Chắc chắn sẽ không phải mình tôi cảm ơn lão đâu. Quan trọng là chúng ta thiện chí chứ không phải đưa đến việc cãi nhau.
 
Last edited:
Bây giờ về phần quan trọng nhất là nuôi con gì. Cụ thể là cá gì? Mong mọi người góp ý tiếp. Vì đúng là tôi chưa nuôi cá rô lớn đến trưởng thành nên chưa biết khi đó nó "quậy" cỡ nào. Nhưng dù sao tôi cũng phải có cá rô và trê để phục vụ ...câu.
May sao tôi còn có một cái hồ cá cảnh cũ có sẵn.
Cá rô phi có lẽ tôi "dồn" vào đấy. Còn cá trê lai và cá lóc nuôi trong bể nổi được chăng? Hai con nuôi chung có được không? Đó chỉ là một hai đợt đầu thôi. Để lấy cá cho hồ câu và "tập tay nghề". Sau đó bể nổi có thể sẽ chỉ nuôi cá lóc hoặc cá chình.
trên bể nổi bác nên nuôi độc một loại là cá lóc thôi để dể quản lý chăm sóc....và kinh tế.nước thải từ bể nổi bác chuyền qua ao củ bác có sẳn dùng để nuôi cá rô phi và trê vàng lai.
vì :
-cá lóc ăn động vật tươi sống.độ đạm khá cao từ 30-35
-trê vàng lai ,rô phi ăn tạp động thực vật thậm chí chất thải của cá lóc ,bùn. độ đạm khoảng từ 20-25 ao nuôi ghép tỷ lệ 7/3 (2 loài nầy ăn được thức ăn viên công nghiệp ).
 
Nước ở suối không biết vì sao luôn luôn lạnh hơn nước bình thường > 5 độ vì vậy nên xả nước suối trực tiếp vào lòng hồ sẽ tạo nên chênh lệch nhiệt độ làm cho cá "sốc" và dễ chết hàng loạt.

Nếu anh cấp nước không liên tục thì độ chênh nhiệt độ này sẽ xãy ra và có thể làm cho cá chết, còn nếu anh cấp liên tục thì tôi nghĩ độ chênh nhiệt độ sẽ không lớn lắm vì lúc đó trong bể của anh cũng có nhiệt độ gần bằng với nhiệt độ của dòng nước cấp vào.

Nếu thực hiện được điều này sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc tiết kiệm chi phí vì phải dùng máy bơm, đồng thời sẽ tạo được dòng chảy liên tục giúp cá hô hấp tốt, tăng được mật độ nuôi và mau lớn, đặc biệt đối với những loại cá ưa nước chảy.
 
Last edited:
tôi đồng ý với nguyenhungdung .bác bồ nên cấp chuyền nước suối liên tục với cường độ nhỏ nước (nhiệt độ) sẻ kịp dung hòa.
 
Anh Vĩnh,
Về nhiệt-độ, tui nghĩ nhiệt-độ suối chính là nhiệt-độ của toàn vùng, rất thích-hợp. Vậy nếu chuyền nước suối liên-tục, thì lưu-lượng lớn tốt hơn.
Kể anh nghe bên chỗ tui, người chủ trại cá, ép cá con trong mấy bồn tròn dưới mái che. Cá vừa trộng thì thả ra 1 ao rộng 3m, dài 100m, sâu 1,5m. Ao nầy bằng xi-măng, xây cặp theo 1 con suối. Dòng suối được tẻ ra, chảy vào ao xi-măng ở đầu trên, ra ở cuối ao. Chúng tôi câu ở ao dài nầy. Nướng cũng kế bên luôn.
Bác botienthi đang sở-hữu một miếng đất, cộng với một nguồn nước suối vô-gía! Tui thèm nhỏ dãi!
Thân.
 
trên lý thuyết cơ bản thay đổi môi trường đột ngột thường ảnh hưởng đến vật nuôi ,riêng "tôm,cá" sống trực tiếp trong nước nên thay đổi môi trường đột ngột sẻ nhiều ảnh hưởng,cho nên ta phải biết "luyện" cho tôm,cá quen dần để kịp thích ứng.anh nói đúng bác bồ đang sở hửu những gì thiên nhiên ưu đải nguồn nước suối không hẳn là "vô trùng"nhưng tôi nghỉ nó không có "mầm để kịp gây bệnh cho cá".nếu bác bồ biết tận dụng vận hành nất thang ...bể nổi,,,ao trê vàng lai,rô phi,,,rồi nước thải cho tưới tiêu ,thì sẻ giảm chi phí đáng kể.(nước thải của ao trê vàng lai,rô phi cũng xả tràn nước đáy nha bác bồ "
 
đất Bình Định , Quy Nhơn vùng duyên hải đa số là cát ..nhưng núi rừng bên trong vùng này nge nói có nguồn gốc từ … núi lửa , Nước suối là từ lòng núi ra..nên lạnh và thiếu Oxy là phải rồi..vì là nước ngầm nên có thể có nhiều khoáng..nuôi cá có thể…chậm lớn ,, nước vào đột ngột chỉ có nước sông là tốt..ngay đế nước máy..cho vào hồ đột ngột cũng có cá…chết
 


Back
Top