Cơ chế về kháng nguyên - kháng thể & cách chủng ngừa

Phần 1 Cơ chế Kháng nguyên-Kháng thể.
Thưa các bạn đồng nghiệp cùng ACE trên diễn đàn Agriviet.com.
Theo sự yêu cầu của một số bạn, tôi xin viết bài : " Cơ chế Kháng nguyên-Kháng thể & Cách chủng ngừaVaccine đạt hiệu quả".
* Trước tiên ta cần nắm rõ về 1 số cơ chế chung để dễ hiểu hơn: (tôi viết tóm tắt dễ hiểu, không dùng nhiều thuật ngữ về chuyên ngành).
+ Kháng nguyên: là 1 chất lạ khi xâm nhập vào cơ thể, có thể là (Protein, hóa chất, chất lạ, mầm bệnh...) gây mẫn cảm hay gây bịnh cho cơ thể đó là Kháng nguyên... mà cái ta cần nói đến là Vaccine (trong việc chủng ngừa). Vậy Vaccine cũng là một dạng thuộc về Kháng nguyên.
Nên ta xem Vaccine là một dạng... Kháng nguyên
+ Kháng thể: Là chất mà cơ thể sản sinh ra chống lại một vật lạ, khi vật lạ đó xâm nhập vào cơ thể. Ta gọi chất đó là Kháng thể.
- Kháng thể sinh ra để tiêu diệt vật lạ xâm nhập vào cơ thể, trong đó có Vaccine.
Trong cơ thể đã có kháng thể bảo hộ của 1 loại vaccine nào đó rồi, mà tiếp tục tiêm loại vaccin đó vào nữa là bị tiêu diệt ngay, phản tác dụng.
* Cơ chế giữa Kháng nguyên và Kháng thể là đối lập nhau hoàn toàn, nếu có cái này thì không có cái kia hoặc là không có cả hai.(Không có cả 2, ý là cơ thể không có Kháng thể bảo hộ cho một loại Kháng nguyên nào đó).
* Kháng thể bảo hộ của loại nào thì tiêu diệt được Kháng nguyên của loại đó .
- Kháng thể bảo hộ là gì: là chất mà cơ thể sinh ra cao nhất (độ bảo hộ) để đáp ứng miễn dịch về 1 bịnh nào đó.
- Muốn có Kháng thể bảo hộ một bệnh nào đó, thì ta dùng Vaccine (Kháng nguyên) chủng vào cơ thể để sản sinh ra Kháng thể có độ bảo hộ của bịnh đó.
- Thời gian để sản sinh ra Kháng thể bảo hộ là 3 tuần đến không quá 4 tuần.
*Khi cơ thể đã có Kháng thể bảo hộ (độ bảo hộ) của một bịnh nào đó thì sẽ đáp ứng miễn dịch của bịnh đó, thời gian không quá 6 tháng, 1 năm hay lâu hơn nữa, là do Kháng thể đặc trưng của từng loại.
* Ứng dụng cơ chế KN-KT:
- Kiểm tra trong huyết thanh để xác định việc chủng ngừa có tạo được Kháng thể bảo hộ của 1 loại Vaccin nào đó đã chủng.
- Kiểm tra huyết thanh để nhận biết con vật chứa mầm bịnh nào ( chứa Kháng nguyên gây bịnh), trong việc chẩn đoán bịnh để lập Kháng sinh đồ.
- Đưa kháng nguyên (Vaccine) vào cơ thể để xác định cơ thể động vật có mắc bịnh đó không (chỉ cần 5 đến 10 cá thể để chẩn đoán toàn đàn... mắc bịnh gì.)
** NHỮNG VẤN ĐỀ CÁC BẠN BỊ NHẦM:
+ Thời gian Kháng thể còn độ bảo hộ của 1 bịnh nào đó vẫn còn, mà các bạn chủng tiếp Vaccin của bịnh đó nữa là vô ích mà tai hại vô cùng là cơ chế bị triệt tiêu giữa cơ chế KN & KT nên cơ thể không sản sinh ra kháng thể bảo hộ...!
Ví dụ: chủng ngừa Vaccine dịch tả gà lần 1 cách lần 2 là 40 ngày, 2 tháng, 3 tháng 4 tháng..! Chúng triệt tiêu nhau.
Tôi nghe rất nhiều bạn nói rằng ta chủng nhắc nhở liên tục như vậy để nâng cao sức đề kháng (Kháng thể) là sự nhầm lẫm tai hại vô cùng..!
- Nếu muốn chủng 1 Vaccine nào đó theo cách nhắc nhở để nâng cao độ bảo hộ cho kháng thể nào đó, thì giữa 2 lần không nên quá 21 ngày, nếu muộn nhất không quá 30 ngày.Tốt nhất là 18 đến 21 ngày.
+ Vì kháng thể sản sinh ra cao nhất là ở ngày 21 đến dưới 30 ngày. Nếu sau 30 ngày còn tái chủng cùng 1 loại Vaccin là cơ chế chúng diệt nhau...!
* Do vậy hiện nay ở gà có KTG (kháng thể gà) để trung hòa và tiêu diệt 2 Virus không có thuốc chữa đó là Newcastle và Gumboro.
Nếu ACE nào thấy gà có biểu hiện 2 bịnh trên thì ta nên dùng KTG để trung hòa và tiêu diệt mầm bịnh rất hiệu quả.Chỉ có 2 bịnh đó trên gà thôi, còn những bịnh khác thuộc Vi trùng thì dùng Kháng sinh để điều trị, dùng Kháng thể là không có hiệu quả cao
+ Phần 2:
Cách chủng ngừa Vaccin đạt hiệu quả
Khi Kháng nguyên & Kháng thể có cơ chế đối lập nhau, muốn chủng ngừa Vaccine đạt hiệu quả ta cần lưu ý những vấn đề sau:
- Chọn mua vaccine phù hợp cho từng động vật muốn phòng bịnh theo từng loài.
Ví dụ: như gà thả vườn đối với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì chọn Vaccin "dịch tả chịu nhiệt" 1 lọ có liều lẻ từ 20 đến 25 con là phù hợp, và cũng phù hợp cho gà thả vườn...tốt hơn dùng loại vaccine của gà công nghiệp loại liều từ 100 con trở lên, vì nó vừa phí cũng như không phù hợp với loài...
- Chọn nhà xản xuất Vaccine có uy tín- Bảo quản Vaccine tốt: từ nơi bán đến lúc chủng ngừa... Khi đem hòa với nước môi trường của vaccine nhớ để nhiệt độ của lọ Vaccin gần bằng với nhiệt độ môi trường là 28 đến 300C tránh ánh sáng chiếu thẳng vào lọ, việc làm này là tránh "sốc" cho vaccin cũng như vật nuôi, vì thân nhiệt của vật nuôi là từ 38 đến 41 độ C.
- Khi hòa xong cho phép chủng ngừa trong 2h, không được để lâu Vaccin sẽ mất tác dụng.
- Dụng cụ chủng ngùa phải vô trùng:
+ Chỉ được phép hấp nhiệt hoặc luộc ở nhiệt độ cao (nước sôi hay nồi áp suất).
+ Không dùng hóa chất hay cồn để sát trùng dụng cụ. (chết Vaccin).
- Nếu chủng bằng đường tiêm chích thì đâm kim 1 góc < 30 độ (dưới da) vì tất cả mao mạch và dây thần kinh ngoại biên tập hợp nhiều ở dưới da... Kim dài 32mm.
- Nếu chủng qua niêm mạc: như cho uống hay nhỏ mắt thì cần phải quan sát kĩ để liều cho vừa đủ từng con (nhiều lúc làm với số lượng lớn không chuẩn).
* Trên đây là những nguyên tắc cơ bản chắc ai cũng nắm rõ.
** Những điều dễ mắc phải sai lầm khi chủng Vaccine không tạo được miễn dịch (tạo được Kháng thể bảo hộ).
Kháng thể bảo hộ:
nó mang 2 ý nghĩa.
- Nó mang tính đặc hiệu: kháng thể nào thì tiêu diệt kháng nguyên ấy (nhận biết "mã" qua thụ thể gắn trên bề mặt kháng nguyên...chìa nào thì khóa ấy).
- Nó mang tính hoạt lực: có độ hoạt lực (độ mạnh) đủ tiêu diệt mầm bịnh.
Nên khi chủng ngùa phải đủ liều, nếu liều thiếu thì không đáp ứng tính hoạt lực.
Ví dụ: nhiều người sợ tiêm đủ liều thì vật nuôi sẽ chậm lớn hoặc gây sinh bịnh là không đúng...!1 lọ có 100 liều nên tiêm từ 96 đến 98 con là chính xác. vì có độ hao hụt khi tiêm chích.Nếu tiêm lên đến 120 con là mất hết ý nghĩa, vì kháng thể không đủ độ hoạt lực...nên vẫn xảy ra bệnh là chuyện bình thường...!
Ta nên nhớ 1 điều là Kháng sinh đối lập với Vaccin, nếu trong cơ thể của động vật còn tồn dư Kháng sinh thì việc chủng ngừa Vaccin xem như là vô nghĩa..! (không có hiệu quả), Vì Vaccin là Vi trùng là Virus nhược độc khi gặp phải Kháng sinh là bị Kháng sinh tiêu diệt hoặc làm yếu vaccine ..!
Nên việc chủng ngừa xem như vô hiệu và phản tác dụng.
- Nên trước 5 ngay và sau 2 tuần khi chủng Vaccine cơ thể của động vật không được dùng 1 loại Kháng sinh nào cả (cơ thể sạch), nhiều bà con chúng ta nhầm chỗ này mà khi chủng Vaccin không tạo được miễm dịch (độ bảo hộ).
Sau khi cơ thể tạo ra được kháng thể (mang tính chất bảo hộ) rồi...ta vẫn sử dụng kháng sinh bình thường để phòng trừ những bịnh khác...!
- Trong tiêm kháng thể ta nên phối hợp với Kháng sinh, điện giải & các vitamin để hổ trợ nhau trong điều trị. (Gum & New) thường là ở gà...!
** Kết luận:
- Thời tiết và nhiệt độ cũng có ảnh hưởng rất lớn trong việc tiêm phòng, nên chon lúc thời tiết tốt, tránh tiêm phòng trong thời tiết khắc nghiệt như mưa bão và lúc nắng gắt có nhiệt độ cao.
- Tốt nhất là buổi sáng từ 7h đến 10h, buổi chiều 15h đến 17h.
- Vacine đã pha hay đen ra khỏi nơi bảo ôn, nên tiêm trong 2h là tốt nhất.
- Trước khi chủng Vaccin cơ thể động vật phải khỏe mạnh (không dùng kháng sinh dạng bột trộn vào thức ăn hay tiêm chích Kháng sinh ít nhất là 3 ngày.
- Sau khi chủng ngừa cơ thể con vật có biểu hiện Stress cũng không nên dùng Kháng sinh để điều trị chỉ dùng thuốc bổ để tăng sức đề kháng, ngoại trừ những con có biểu hiên bịnh thì tách riêng ra để điều trị cá thể, tránh trường hợp trộn Kháng sinh cho cả đàn ăn, Kháng sinh sẽ diệt Vaccine.
- Để tạo ra kháng thể tốt đáp ứng được miễn dịch thì ít nhất trong 2 tuần ta không dùng Kháng sinh.
- Một loại Vaccin nào đó được chủng nhắc nhở thì lần 1 và lần 2 không quá 21 ngày.
- Không được chủng ngừa Vaccin trùng lập của 1 loại khi chưa quá 5 tháng.Nên việc chủng ngừa Vaccin kép là 1 việc nên làm để đỡ tốn thời gian và có độ bảo hộ cao, việc chủng nhắc nhở là đáng nên làm, để tạo ra "kháng thể chồng kháng thể", nhưng giữa 2 lần làm của 1 loại vaccine không quá 24 ngày là tốt nhất.
Mong các đồng nghiệp và các bạn đóng góp cho.
Xin cám ơn.
 


Last edited by a moderator:
Thực sự đến giờ này tôi rất buồn....! cho những kiến thức của các bạn còn quá trẻ và non nớt...! Nông dân sẽ tin ai..và đi về đâu...!
Cám ơn và cám ơn tất cả.

Chào chú Chí!
Cháu đọc tháy bài viết của chú rất hay, càng đọc càng đúc rút được nhiều kih nghiệm. Nhưng cháu rất thắc mắc không biết lịch sử dụng vacxin và lịch sử dụng kháng sinh cho gà từ 1-30 ngày tuổi như thế nào cho đúng.
Vậy mong chú tư vấn và đưa ra lịch sử dụng tốt nhất được không?
Cảm ơn chú rất nhiều!
 


Phần 1 Cơ chế Kháng nguyên-Kháng thể.
Thưa các bạn đồng nghiệp cùng ACE trên diễn đàn Agriviet.com.
Theo sự yêu cầu của một số bạn, tôi xin viết bài : " Cơ chế Kháng nguyên- Kháng thể & Cách chủng ngừa Vaccine đạt hiệu quả".
* Trước tiên ta cần nắm rõ về 1 số cơ chế chung để dẽ hiểu hơn: (tôi viết tóm tắt dễ hiểu, không dùng nhiều thuật ngữ về chuyên ngành).

+ Kháng nguyên: là 1 chất lạ khi xâm nhập vào cơ thể, có thể là (Protein, hóa chất, chất lạ, mầm bệnh...) gây mẫn cảm hay gây bịnh cho cơ thể đó là Kháng nguyên... mà cái ta cần nói đến là Vaccine (trong việc chủng ngừa). Vậy Vaccine là một dạng thuộc về Kháng nguyên.
Nên ta xem Vaccine là Kháng nguyên

+ Kháng thể: Là chất mà cơ thể sản sinh ra chống lại một vật lạ, khi vật lạ đó xâm nhập vào cơ thể. Ta gọi chất đó là Kháng thể
_ Vậy Kháng thể sinh ra để tiêu diệt vật lạ xâm nhập vào cơ thể, trong đó có Vaccine.
(Trong cơ thể đã có kháng thể bảo hộ của 1 loại vaccine nào đó rồi, mà tiếp tục tiêm loại vaccin đó vào nữa là bị tiêu diệt ngay, phản tác dụng)

* Cơ chế giữa Kháng nguyên và Kháng thể là đối lập nhau hoàn toàn, nếu có cái này thì không có cái kia hoặc là không có cả hai.

(Không có cả 2, ý là cơ thể không có Kháng thể đặc hiệu & Kháng nguyên đặc hiệu).

* Kháng thể đặc hiệu của loại nào thì tiêu diệt được Kháng nguyên của loại đó .
_ Vậy Kháng thể đặc hiệu là gì: là chất mà cơ thể sinh ra cao nhất để đáp ứng miễn dịch về 1 bịnh nào đó.
_ Muốn có Kháng thể đặc hiệu nào đó, thì ta dùng Vaccine (Kháng nguyên) chủng vào cơ thể để sản sinh ra Kháng thể đặc hiệu.
_ Thời gian để sản sinh ra Kháng thể đặc hiệu là 3 tuần đến không quá 4 tuần.

*Khi cơ thể đã có Kháng thể đặc hiệu của một bịnh nào đó thì sẽ đáp ứng miễn dịch của bịnh đó, thời gian không quá 6 tháng.

* Sau 6 tháng thì Kháng thể đặc hiệu không còn đáp ứng miễn dịch nữa...mà tính đặc hiệu cao nhất là tháng đầu tiên đến tháng thư 4 và yếu dần đến tháng thứ 6.

* Ứng dụng cơ chế KN-KT:
_ Kiểm tra trong huyết thanh để xác định việc chủng ngừa có tạo được Kháng thể đặc hiệu của 1 loại Vaccin nào đó đã chủng.
_ Kiểm tra huyết thanh để nhận biết con vật chứa mầm bịnh nào ( chứa Kháng nguyên gây bịnh), trong việc chẩn đoán bịnh để lập Kháng sinh đồ.
_ Đưa kháng nguyên (Vaccine) vào cơ thể để xác định cơ thể động vật có mắc bịnh đó không (chỉ cần 1 vài cá thể để chẩn đoán toàn đàn...)

** NHỮNG VẤN ĐỀ CÁC BẠN BỊ NHẦM:

+ Thời gian Kháng thể đặc hiệu của 1 bịnh nào đó vẫn còn, mà các bạn chủng tiếp Vaccin của bịnh đó nữa là vô ích mà tai hại vô cùng là cơ chế bị triệt tiêu giữa KN & KT nên cơ thể không sản sinh ra kháng thể đặc hiệu...!

Ví dụ: chủng ngừa Vaccine dịch tả gà lần 1 cách lần 2 là 40 ngày, 2 tháng, 3 tháng 4 tháng..! Chúng triệt tiêu nhau.
Tôi nghe rất nhiều bạn nói rằng ta chủng nhắc nhở liên tục như vậy để nâng cao sức đề kháng (Kháng thể) là sự nhầm lẫm tai hại vô cùng..!
_ Nếu muốn chủng 1 Vaccine nào đó theo cách nhắc nhở để nâng cao Kháng thể thì giữa 2 lần không nên quá 21 ngày, nếu muộn nhất không quá 30 ngày.
+ Vì kháng thể sản sinh ra cao nhất là ở ngày 21 đến dưới 30 ngày. Nếu sau 30 ngày còn tái chủng cùng 1 loại Vaccin là cơ chế chúng diệt nhau...!

* Do vậy hiện nay ở gà có KTG (kháng thể gà) để trung hòa và tiêu diệt 2 Virus không có thuốc chữa đó là Newcastle và Gumboro.
Nếu ACE nào thấy gà có biểu hiện 2 bịnh trên thì ta nên dùng KTG để trung hòa và tiêu diệt mầm bịnh rất hiệu quả.
Chỉ có 2 bịnh đó thôi, còn những bịnh khác thuộc Vi trùng thì dùng Kháng sinh để điều trị, dùng Kháng thể là không có hiệu quả cao.

Phần 2: Cách chủng ngừa Vaccin đạt hiệu quả

Khi Kháng nguyên & Kháng thể có cơ chế đối lập nhau
Muốn chủng ngừa Vaccine đạt hiệu quả ta cần lưu ý những vấn đề sau:
_ Chọn mua vaccine phù hợp cho từng động vật muốn phòng bịnh theo từng loài. Ví dụ: như gà thả vườn đối với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì chọn Vaccin "dịch tả chịu nhiệt" 1 lọ có liều lẻ từ 20 đến 25 con là phù hợp, và cũng phù hợp cho gà thả vườn...tốt hơn dùng loại vaccine của gà công nghiệp loại liều từ 100 con trở lên, vì nó vừa phí cũng như không phù hợp với loài...
_ Chọn nhà xản xuất Vaccine có uy tín
_ Bảo quản Vaccine tốt: từ nơi bán đến lúc chủng ngừa...
_ Khi đem hòa với nước môi trường của vaccine nhớ để nhiệt độ của lọ Vaccin gần bằng với nhiệt độ môi trường là 28 đến 30 độ C tránh ánh sáng chiếu thẳng vào lọ, việc làm này là tránh "sốc" cho vaccin cũng như vật nuôi, vì thân nhiệt của vật nuôi là từ 38 đến 41 độ C.
_ Khi hòa xong cho phép chủng ngừa trông 2h, không được để lâu Vaccin sẽ mất tác dụng.
_ Dụng cụ chủng ngùa phải vô trùng:
+ Chỉ được phép hấp nhiệt hoặc luộc ở nhiệt độ cao (nước sôi hay nồi áp suất)
+ Không dùng hóa chất hay cồn để sát trùng dụng cụ. (chết Vaccin).
_ Nếu chủng bằng đường tiêm chích thì đâm kim 1 góc < 30 độ (dưới da) vì tất cả mao mạch và dây thần kinh ngoại biên tập hợp nhiều ở dưới da...
_ Nếu chủng qua niêm mạc: như cho uống hay nhỏ mắt thì cần phải quan sát kĩ để liều cho vừa đủ từng con (nhiều lúc làm với số lượng lớn không chuẩn).
* Trên đây là những nguyên tắc cơ bản chắc ai cũng nắm rõ.

** Những điều dễ mắc phải sai lầm khi chủng Vaccine không tạo được miễn dịch (tạo được Kháng thể đặc hiệu)
Kháng thể đặc hiệu: nó mang 2 ý nghĩa
_ Nó mang tính đặc hiệu: kháng thể nào thì tiêu diệt kháng nguyên ấy (nhận biết "mã" qua thụ thể gắn trên bề mặt kháng nguyên).

_ Nó mang tính hoạt lực: có độ hoạt lực (độ mạnh) đủ tiêu diệt mầm bịnh.


Nên khi chủng ngùa phải đủ liều, nếu liều thiếu thì không đáp ứng tính hoạt lực.
Ví dụ: nhiều người sợ tiêm đủ liều thì vật nuôi sẽ chậm lớn hoặc gây sinh bịnh là không đúng...!
1 lọ có 100 liều nên tiêm từ 96 đến 98 con là chính xác. vì có độ hao hụt khi tiêm chích.
Nếu tiêm lên đến 120 con là mất hết ý nghĩa, vì kháng thể không đủ độ hoạt lực...nên vẫn xảy ra bệnh là chuyện bình thường...!

Ta nên nhớ 1 điều là Kháng sinh đối lập với Vaccin, nếu trong cơ thể của động vật còn tồn dư Kháng sinh thì việc chủng ngừa Vaccin xem như là vô nghĩa..! (không có hiệu quả), Vì Vaccin là Vi trùng là Virus nhược độc khi gặp phải Kháng sinh là bị Kháng sinh tiêu diệt ngay..! Nên việc chủng ngừa xem như vô hiệu..!
_ Nên trước 5 ngay và sau 2 tuần khi chủng Vaccine cơ thể của động vật không được dùng 1 loại Kháng sinh nào cả (cơ thể sạch), nhiều bà con chúng ta nhầm chỗ này mà khi chủng Vaccin không tạo được miễm dịch.
Sau khi cơ thể tạo ra được kháng thể (mang tính chất đặc hiệu) rồi. Ta vẫn sử dụng kháng sinh bình thường để phòng trừ những bịnh khác...!
_ Trong tiêm kháng thể ta nên phối hợp với Kháng sinh, điện giải & các vitamin để hổ trợ nhau trong điều trị. (Gum & New) thường là ở gà...!

** Kết luận:
_ Trước khi chủng Vaccin cơ thể động vật phải khỏe mạnh (không dùng kháng sinh dạng bột trộn vào thức ăn hay tiêm chích Kháng sinh ít nhất là 3 ngày.

_ Sau khi chủng ngừa cơ thể con vật có biểu hiện Stress cũng không nên dùng Kháng sinh để điều trị chỉ dùng thuốc bổ để tăng sức đề kháng, ngoại trừ những con có biểu hiên bịnh thì tách riêng ra để điều trị cá thể, tránh trường hợp trộn Kháng sinh cho cả đàn ăn, Kháng sinh sẽ diệt Vaccine.
_ Để tạo ra kháng thể tốt đáp ứng được miễn dịch thì ít nhất trong 2 tuần ta không dùng Kháng sinh.
_ Một loại Vaccin nào đó được chủng nhắc nhở thì lần 1 và lần 2 không quá 21 ngày.
_ Không được chủng ngừa Vaccin trùng lập của 1 loại khi chưa quá 5 tháng.

Nên việc chủng ngừa Vaccin kép là 1 việc nên làm để đỡ tốn thời gian và có độ bảo hộ cao, việc chủng nhắc nhở là đáng nên làm, để tạo ra "kháng thể chồng kháng thể", nhưng giữa 2 lần làm của 1 loại vaccine không quá 24 ngày là tốt nhất.

Mong các đồng nghiệp và các bạn đóng góp cho.
Xin cám ơn.
Anh Chí cho e hỏi 1 số vấn đề cần anh chỉ giáo,do e chỉ mới tập nuôi gà thôi và e chỉ nuôi vài con làm giống,nên thú thật e chưa biết gì về kiến thức nuôi gà.
1:Em mới mua 2 con giống peru,1 con mái nặng 900gr hơn,con trống thì gần 900gr,khi mua e hk có hỏi là đã tiêm ngừa vacxin gì chưa,nên em có mua 1 lọ niu cát xơn chủng M lọ 100 liều về tiêm cho 2 con,e tiêm dc 10 ngày rồi.anh cho em hỏi giờ e nên tiêm tiếp loại vacxin gì cho gà nữa là tốt,và liều lượng,vị trí tiêm cho gà như thế nào là tốt?..gà e đang cho ăn thức ăn loại cho gà lớn,e cũng chẵng biết loại gì,tại không có kinh nghiệm gì nên ra tiệm thú y kêu người ta bán thức ăn cho gà lớn thôi,xin a cho bk với thể trạng như gà em như trên thì cho ăn loại thức ăn gì?và của nhà sản xuất nào là tốt nhất?
2:Em có 1 con gà mái tre lai peru đang ấp trứng chuẩn bị nở,anh cho e hỏi e khi gà con nở thì nên cho uống hay tiêm loại vacxin gì cho gà,thời gian tiêm,vị trí tiêm?và cho e xin lịch tiêm phòng vacxin tiếp theo cho đàn gà con của em.tại e không thấy lịch tiêm vacxin trong bài của a nên mới hỏi xin anh cái lịch tiêm,mong anh thông cảm.
Còn cái vấn đề này nữa anh,tại e thấy cái lịch tiêm vacxin bên kia nói gà 1 ngày tuổi thì tiêm vacxin ngừa bịnh marek gì đó,mà gà của em là gà mẹ ấp nên tỉ lệ nở con trước con sau,nên e còn thắc mắc vấn đề đó.em mong anh hướng dẫn tận tình giúp em.em chân thành cảm ơn anh Chí nhiều ạ!!!!
 
Phần 1 Cơ chế Kháng nguyên-Kháng thể.
Thưa các bạn đồng nghiệp cùng ACE trên diễn đàn Agriviet.com.
Theo sự yêu cầu của một số bạn, tôi xin viết bài : " Cơ chế Kháng nguyên- Kháng thể & Cách chủng ngừa Vaccine đạt hiệu quả".
* Trước tiên ta cần nắm rõ về 1 số cơ chế chung để dẽ hiểu hơn: (tôi viết tóm tắt dễ hiểu, không dùng nhiều thuật ngữ về chuyên ngành).

+ Kháng nguyên: là 1 chất lạ khi xâm nhập vào cơ thể, có thể là (Protein, hóa chất, chất lạ, mầm bệnh...) gây mẫn cảm hay gây bịnh cho cơ thể đó là Kháng nguyên... mà cái ta cần nói đến là Vaccine (trong việc chủng ngừa). Vậy Vaccine là một dạng thuộc về Kháng nguyên.
Nên ta xem Vaccine là Kháng nguyên

+ Kháng thể: Là chất mà cơ thể sản sinh ra chống lại một vật lạ, khi vật lạ đó xâm nhập vào cơ thể. Ta gọi chất đó là Kháng thể
_ Vậy Kháng thể sinh ra để tiêu diệt vật lạ xâm nhập vào cơ thể, trong đó có Vaccine.
(Trong cơ thể đã có kháng thể bảo hộ của 1 loại vaccine nào đó rồi, mà tiếp tục tiêm loại vaccin đó vào nữa là bị tiêu diệt ngay, phản tác dụng)

* Cơ chế giữa Kháng nguyên và Kháng thể là đối lập nhau hoàn toàn, nếu có cái này thì không có cái kia hoặc là không có cả hai.

(Không có cả 2, ý là cơ thể không có Kháng thể đặc hiệu & Kháng nguyên đặc hiệu).

* Kháng thể đặc hiệu của loại nào thì tiêu diệt được Kháng nguyên của loại đó .
_ Vậy Kháng thể đặc hiệu là gì: là chất mà cơ thể sinh ra cao nhất để đáp ứng miễn dịch về 1 bịnh nào đó.
_ Muốn có Kháng thể đặc hiệu nào đó, thì ta dùng Vaccine (Kháng nguyên) chủng vào cơ thể để sản sinh ra Kháng thể đặc hiệu.
_ Thời gian để sản sinh ra Kháng thể đặc hiệu là 3 tuần đến không quá 4 tuần.

*Khi cơ thể đã có Kháng thể đặc hiệu của một bịnh nào đó thì sẽ đáp ứng miễn dịch của bịnh đó, thời gian không quá 6 tháng.

* Sau 6 tháng thì Kháng thể đặc hiệu không còn đáp ứng miễn dịch nữa...mà tính đặc hiệu cao nhất là tháng đầu tiên đến tháng thư 4 và yếu dần đến tháng thứ 6.

* Ứng dụng cơ chế KN-KT:
_ Kiểm tra trong huyết thanh để xác định việc chủng ngừa có tạo được Kháng thể đặc hiệu của 1 loại Vaccin nào đó đã chủng.
_ Kiểm tra huyết thanh để nhận biết con vật chứa mầm bịnh nào ( chứa Kháng nguyên gây bịnh), trong việc chẩn đoán bịnh để lập Kháng sinh đồ.
_ Đưa kháng nguyên (Vaccine) vào cơ thể để xác định cơ thể động vật có mắc bịnh đó không (chỉ cần 1 vài cá thể để chẩn đoán toàn đàn...)

** NHỮNG VẤN ĐỀ CÁC BẠN BỊ NHẦM:

+ Thời gian Kháng thể đặc hiệu của 1 bịnh nào đó vẫn còn, mà các bạn chủng tiếp Vaccin của bịnh đó nữa là vô ích mà tai hại vô cùng là cơ chế bị triệt tiêu giữa KN & KT nên cơ thể không sản sinh ra kháng thể đặc hiệu...!

Ví dụ: chủng ngừa Vaccine dịch tả gà lần 1 cách lần 2 là 40 ngày, 2 tháng, 3 tháng 4 tháng..! Chúng triệt tiêu nhau.
Tôi nghe rất nhiều bạn nói rằng ta chủng nhắc nhở liên tục như vậy để nâng cao sức đề kháng (Kháng thể) là sự nhầm lẫm tai hại vô cùng..!
_ Nếu muốn chủng 1 Vaccine nào đó theo cách nhắc nhở để nâng cao Kháng thể thì giữa 2 lần không nên quá 21 ngày, nếu muộn nhất không quá 30 ngày.
+ Vì kháng thể sản sinh ra cao nhất là ở ngày 21 đến dưới 30 ngày. Nếu sau 30 ngày còn tái chủng cùng 1 loại Vaccin là cơ chế chúng diệt nhau...!

* Do vậy hiện nay ở gà có KTG (kháng thể gà) để trung hòa và tiêu diệt 2 Virus không có thuốc chữa đó là Newcastle và Gumboro.
Nếu ACE nào thấy gà có biểu hiện 2 bịnh trên thì ta nên dùng KTG để trung hòa và tiêu diệt mầm bịnh rất hiệu quả.
Chỉ có 2 bịnh đó thôi, còn những bịnh khác thuộc Vi trùng thì dùng Kháng sinh để điều trị, dùng Kháng thể là không có hiệu quả cao.

Phần 2: Cách chủng ngừa Vaccin đạt hiệu quả

Khi Kháng nguyên & Kháng thể có cơ chế đối lập nhau
Muốn chủng ngừa Vaccine đạt hiệu quả ta cần lưu ý những vấn đề sau:
_ Chọn mua vaccine phù hợp cho từng động vật muốn phòng bịnh theo từng loài. Ví dụ: như gà thả vườn đối với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì chọn Vaccin "dịch tả chịu nhiệt" 1 lọ có liều lẻ từ 20 đến 25 con là phù hợp, và cũng phù hợp cho gà thả vườn...tốt hơn dùng loại vaccine của gà công nghiệp loại liều từ 100 con trở lên, vì nó vừa phí cũng như không phù hợp với loài...
_ Chọn nhà xản xuất Vaccine có uy tín
_ Bảo quản Vaccine tốt: từ nơi bán đến lúc chủng ngừa...
_ Khi đem hòa với nước môi trường của vaccine nhớ để nhiệt độ của lọ Vaccin gần bằng với nhiệt độ môi trường là 28 đến 30 độ C tránh ánh sáng chiếu thẳng vào lọ, việc làm này là tránh "sốc" cho vaccin cũng như vật nuôi, vì thân nhiệt của vật nuôi là từ 38 đến 41 độ C.
_ Khi hòa xong cho phép chủng ngừa trông 2h, không được để lâu Vaccin sẽ mất tác dụng.
_ Dụng cụ chủng ngùa phải vô trùng:
+ Chỉ được phép hấp nhiệt hoặc luộc ở nhiệt độ cao (nước sôi hay nồi áp suất)
+ Không dùng hóa chất hay cồn để sát trùng dụng cụ. (chết Vaccin).
_ Nếu chủng bằng đường tiêm chích thì đâm kim 1 góc < 30 độ (dưới da) vì tất cả mao mạch và dây thần kinh ngoại biên tập hợp nhiều ở dưới da...
_ Nếu chủng qua niêm mạc: như cho uống hay nhỏ mắt thì cần phải quan sát kĩ để liều cho vừa đủ từng con (nhiều lúc làm với số lượng lớn không chuẩn).
* Trên đây là những nguyên tắc cơ bản chắc ai cũng nắm rõ.

** Những điều dễ mắc phải sai lầm khi chủng Vaccine không tạo được miễn dịch (tạo được Kháng thể đặc hiệu)
Kháng thể đặc hiệu: nó mang 2 ý nghĩa
_ Nó mang tính đặc hiệu: kháng thể nào thì tiêu diệt kháng nguyên ấy (nhận biết "mã" qua thụ thể gắn trên bề mặt kháng nguyên).

_ Nó mang tính hoạt lực: có độ hoạt lực (độ mạnh) đủ tiêu diệt mầm bịnh.


Nên khi chủng ngùa phải đủ liều, nếu liều thiếu thì không đáp ứng tính hoạt lực.
Ví dụ: nhiều người sợ tiêm đủ liều thì vật nuôi sẽ chậm lớn hoặc gây sinh bịnh là không đúng...!
1 lọ có 100 liều nên tiêm từ 96 đến 98 con là chính xác. vì có độ hao hụt khi tiêm chích.
Nếu tiêm lên đến 120 con là mất hết ý nghĩa, vì kháng thể không đủ độ hoạt lực...nên vẫn xảy ra bệnh là chuyện bình thường...!

Ta nên nhớ 1 điều là Kháng sinh đối lập với Vaccin, nếu trong cơ thể của động vật còn tồn dư Kháng sinh thì việc chủng ngừa Vaccin xem như là vô nghĩa..! (không có hiệu quả), Vì Vaccin là Vi trùng là Virus nhược độc khi gặp phải Kháng sinh là bị Kháng sinh tiêu diệt ngay..! Nên việc chủng ngừa xem như vô hiệu..!
_ Nên trước 5 ngay và sau 2 tuần khi chủng Vaccine cơ thể của động vật không được dùng 1 loại Kháng sinh nào cả (cơ thể sạch), nhiều bà con chúng ta nhầm chỗ này mà khi chủng Vaccin không tạo được miễm dịch.
Sau khi cơ thể tạo ra được kháng thể (mang tính chất đặc hiệu) rồi. Ta vẫn sử dụng kháng sinh bình thường để phòng trừ những bịnh khác...!
_ Trong tiêm kháng thể ta nên phối hợp với Kháng sinh, điện giải & các vitamin để hổ trợ nhau trong điều trị. (Gum & New) thường là ở gà...!

** Kết luận:
_ Trước khi chủng Vaccin cơ thể động vật phải khỏe mạnh (không dùng kháng sinh dạng bột trộn vào thức ăn hay tiêm chích Kháng sinh ít nhất là 3 ngày.

_ Sau khi chủng ngừa cơ thể con vật có biểu hiện Stress cũng không nên dùng Kháng sinh để điều trị chỉ dùng thuốc bổ để tăng sức đề kháng, ngoại trừ những con có biểu hiên bịnh thì tách riêng ra để điều trị cá thể, tránh trường hợp trộn Kháng sinh cho cả đàn ăn, Kháng sinh sẽ diệt Vaccine.
_ Để tạo ra kháng thể tốt đáp ứng được miễn dịch thì ít nhất trong 2 tuần ta không dùng Kháng sinh.
_ Một loại Vaccin nào đó được chủng nhắc nhở thì lần 1 và lần 2 không quá 21 ngày.
_ Không được chủng ngừa Vaccin trùng lập của 1 loại khi chưa quá 5 tháng.

Nên việc chủng ngừa Vaccin kép là 1 việc nên làm để đỡ tốn thời gian và có độ bảo hộ cao, việc chủng nhắc nhở là đáng nên làm, để tạo ra "kháng thể chồng kháng thể", nhưng giữa 2 lần làm của 1 loại vaccine không quá 24 ngày là tốt nhất.

Mong các đồng nghiệp và các bạn đóng góp cho.
Xin cám ơn.

Chú chí ơi! cháu thấy trên diễn đàn mình nhiều lịch tiêm phòng cho gà quá, cháu đọc mà thấy mơ hồ quá, chú biết lịch tiêm phòng nào phù hợp cho gà thả vườn k? chú cho cháu xin cái link cũng dc. dạ cảm ơn chú chí.
 
Quá nhiều câu hỏi cho chú Chí. Cháu nghĩ chú lập một topic riêng về cách vacin cho gà và lịch phòng bệnh bằng kháng sinh giúp mọi người. Ai tin thì cứ làm theo. Chứ mỗi người một quan điểm thật khó cho nông dân quá. cảm ơn chú nhiều ạ.
 
Trên chú @Nguyễn Ngọc Chí có viết khi chủng vacxin thì không dc dùng kháng sinh , cách 5 ngày trước và sau 2 tuần chủng vxin. Ksinh sẽ làm mất hiệu lực và vô hiệu vacxin.
Cái này hình như là trái với lý thực tế và cách phòng bệnh của bà con.
Ví dụ lúc úm gà con thì phải dùng kháng sinh trong 7 ngày đầu mà lịch chủng ngừa new thì từ ngày 3-- 5. Đều này ko hợp lý
Thứ 2 theo tôi biết thì kháng sinh chẳng tác dụng gì tới vacxin vi rút cả. Nên cứ dùng bình thường.
Dẫn chứng là một tiến sĩ đã ngiên cứu phân biệt bệnh CRD do vi khuẩn và bệnh khác do vi rút để đảm bảo chắc vì các triệu chứng bệnh giống nhau bằng cách lấy mầm bệnh như nước dãi gà bệnh hòa với kháng sinh rồi đem nhỏ vào gà khỏe mạnh nếu sau 48h gà đó biểu hiện lây bệnh thì bệnh do vi rút. Còn không là do vi khuẩn thì đã bị kháng sinh tiêu diệt.
Đó là vi khuẩn sống, còn vácxin vi khuẩn vô hoặt (chết) thì vẫn dùng dc vì ksinh ko ảnh hưởng.
Mình nghĩ như vậy ace có ý khác thì có chém hì chém nhẹ nhẹ nhé
 
Last edited by a moderator:
Theo tôi, khi nuôi gà bạn nên chú ý 4 bệnh như sau:
_ Ma răc
_ Dịch tả gà (Newcastle)
_ Gumboro
_ Đậu gà
***********
4 bệnh trên làm cho nhà nuôi gà mất trắng & lỗ nặng nề...nó thuộc Virut (Ko có thuốc chữa đặc hiệu), còn các bệnh khác thuộc nhóm Vi trùng thì không thiệt hại đáng kể (vì có Ks tiêu diệt).
***********
_ Marac...là vaccin chủng khi mới nở 1 ngày tuổi, rất khó mua....chỉ có cơ sở lớn mới thực hiện được.
_ Gumboro: chủng vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 23 làm lại đợt 2.
_ Newcastle : chủng vào ngày thứ 7 đến ngày 25 chủng lại lần thứ 2.
_ Đậu gà chủng ngày thứ 30 (lúc đó gà lớn rồi dễ chủng, gà thường mắc đậu lúc gần 2 tháng tuổi).
**********
3 ngày đầu dùng thuốc úm, để gà khoẻ & ăn mạnh, đoạn giữa từ ngày thứ 12 đến ngày thứ 18 ta có thể dùng kháng sinh cho gà....sau thời gian đến ngày 35 bạn có thể dùng kháng sinh để phòng...theo ý muốn ...vì sợ bệnh tiêu chảy & hô hấp.
_ Riêng Tụ huyết trùng thì làm ở cuối tháng thứ 2.
_ Nếu nuôi để làm giống thì cuối tháng thứ 5 làm lại Vaccin lần nữa, thêm "Hội chứng giảm đẻ" + THT + New.....
.....
Đơn giản chỉ thế thôi...nghĩ nhiều mệt óc...!
* Thân chào em.
 
Anh Chí cho e hỏi 1 số vấn đề cần anh chỉ giáo,do e chỉ mới tập nuôi gà thôi và e chỉ nuôi vài con làm giống,nên thú thật e chưa biết gì về kiến thức nuôi gà.
1:Em mới mua 2 con giống peru,1 con mái nặng 900gr hơn,con trống thì gần 900gr,khi mua e hk có hỏi là đã tiêm ngừa vacxin gì chưa,nên em có mua 1 lọ niu cát xơn chủng M lọ 100 liều về tiêm cho 2 con,e tiêm dc 10 ngày rồi.anh cho em hỏi giờ e nên tiêm tiếp loại vacxin gì cho gà nữa là tốt,và liều lượng,vị trí tiêm cho gà như thế nào là tốt?..gà e đang cho ăn thức ăn loại cho gà lớn,e cũng chẵng biết loại gì,tại không có kinh nghiệm gì nên ra tiệm thú y kêu người ta bán thức ăn cho gà lớn thôi,xin a cho bk với thể trạng như gà em như trên thì cho ăn loại thức ăn gì?và của nhà sản xuất nào là tốt nhất?
2:Em có 1 con gà mái tre lai peru đang ấp trứng chuẩn bị nở,anh cho e hỏi e khi gà con nở thì nên cho uống hay tiêm loại vacxin gì cho gà,thời gian tiêm,vị trí tiêm?và cho e xin lịch tiêm phòng vacxin tiếp theo cho đàn gà con của em.tại e không thấy lịch tiêm vacxin trong bài của a nên mới hỏi xin anh cái lịch tiêm,mong anh thông cảm.
Còn cái vấn đề này nữa anh,tại e thấy cái lịch tiêm vacxin bên kia nói gà 1 ngày tuổi thì tiêm vacxin ngừa bịnh marek gì đó,mà gà của em là gà mẹ ấp nên tỉ lệ nở con trước con sau,nên e còn thắc mắc vấn đề đó.em mong anh hướng dẫn tận tình giúp em.em chân thành cảm ơn anh Chí nhiều ạ!!!!
Theo tôi, khi nuôi gà bạn nên chú ý 4 bệnh như sau:
_ Ma răc
_ Dịch tả gà (Newcastle)
_ Gumboro
_ Đậu gà
***********
4 bệnh trên làm cho nhà nuôi gà mất trắng & lỗ nặng nề...nó thuộc Virut (Ko có thuốc chữa đặc hiệu), còn các bệnh khác thuộc nhóm Vi trùng thì không thiệt hại đáng kể (vì có Ks tiêu diệt).
***********
_ Marac...là vaccin chủng khi mới nở 1 ngày tuổi, rất khó mua....chỉ có cơ sở lớn mới thực hiện được.
_ Gumboro: chủng vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 23 làm lại đợt 2.
_ Newcastle : chủng vào ngày thứ 7 đến ngày 25 chủng lại lần thứ 2.
_ Đậu gà chủng ngày thứ 30 (lúc đó gà lớn rồi dễ chủng, gà thường mắc đậu lúc gần 2 tháng tuổi).
**********
3 ngày đầu dùng thuốc úm, để gà khoẻ & ăn mạnh, đoạn giữa từ ngày thứ 12 đến ngày thứ 18 ta có thể dùng kháng sinh cho gà....sau thời gian đến ngày 35 bạn có thể dùng kháng sinh để phòng...theo ý muốn ...vì sợ bệnh tiêu chảy & hô hấp.
_ Riêng Tụ huyết trùng thì làm ở cuối tháng thứ 2.
_ Nếu nuôi để làm giống thì cuối tháng thứ 5 làm lại Vaccin lần nữa, thêm "Hội chứng giảm đẻ" + THT + New.....
.....
Đơn giản chỉ thế thôi...nghĩ nhiều mệt óc...!
* Thân chào em.
Xin chào bác chí! cháu có chút thắc mắc mong bác giúp đỡ. Theo như bài viết đầu của bác thi 5 ngày trước và 14 ngày sau khi chủng vacxin thì không nên dùng kháng sinh. Nhưng lịch chủng vacxin bác nêu trên đây thì chỉ sau 5 ngày đã dùng kháng sinh rồi. Vậy cái nào mới đúng vậy bác. Tks bác nhiều, cháu mới nuôi gà nên chưa hiểu lắm. Mong bác giúp đỡ. Tks bác. !
 

vắc xin ND-IB dùng cho bồ câu sinh sản thì 1 năm nhỏ 2 lần
Nguyên tắc mình nói ở trên rồi cứ trích nhắc lại trước thời hạn hết hiệu lực bảo hộ. Ví dụ: hiệu lực là 6 tháng thì 3 tháng ta nhắc lại, 12 tháng thì ta 6 tháng nhắc lại. Nhưng có một số loại vắc xin như đậu thì chỉ cần chủng 1 lần mà ko cần nhắc lại vì do cơ chế miễn dịch
 
Có thừa nhiệt tình nhưng kiến thức cơ bản chưa vững (hoặc đã lỗi thời). Cần chính xác hơn. Nhiều chỗ chưa đúng lắm bác sĩ.
Vắc xin nè:
Hiện nay vấn đề lựa chọn vắc xin và cách cấp vắc xin cho gia súc, gia cầm ở trại chăn nuôi chưa được thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Điều này đã gây thiệt hại rất nhiều trong công tác phòng chống dịch bệnh…

30-vac-xin-nhu-hoa.jpg


1. Khái quát về vắc xin
- Vắc xin là chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh được chế từ chính mầm bệnh gây ra bệnh cần phòng. Trong vắc xin có 2 thành phần:

+ Kháng nguyên (là thành phần chủ yếu): gồm có một hoặc một số mầm bệnh đã bị giết chết hoặc làm yếu đi.
+ Chất bổ trợ: gồm hóa chất để giết mầm bệnh và hóa chất để giữ kháng nguyên ổn định hoặc tồn tại lâu trong cơ thể, tăng hiệu lực và thời gian miễn dịch ở vật nuôi. Thường dùng là keo phèn (gọi là vắc xin keo phèn), dầu khoáng, dầu thực vật (gọi là vắc xin nhũ hóa).

2. Phân loại vắc xin
1. Vắc xin nhược độc (vắc xin sống nhược độc)

- Là loại vắc xin được chế từ vi khuẩn hoặc virut đã được làm yếu đi đến mức không gây nguy hiểm cho cơ thể nhưng vẫn đáp ứng miễn dịch tốt, hoặc từ những chủng vi sinh vật vốn có tính gây bệnh thấp đối với động vật được tuyển chọn từ tự nhiên.
- Có nhiều cách để làm giảm độc lực của vi khuẩn hoặc virut
+ Nuôi cấy trong những điều kiện bất lợi (nuôi vi khuẩn nhiệt thán ở nhiệt độ 42°C hoặc trong môi trường CO2, nuôi vi khuẩn lao trong môi trường có mật bò)
+ Làm khô môi trường sống của vi khuẩn hoặc virut (vắc xin dại Pasteur)
+ Để cho vi khuẩn già đi (vắc xin tụ huyết trùng của Pasteur)
+ Tiếp đời liên tục qua một loại động vật không cảm thụ tự nhiên (vắc xin nhược độc dịch tả trâu bò qua thỏ hoặc qua lợn, vaccine nhược độc dịch tả lợn qua thỏ hoặc qua bê)
+ Tiếp đời qua thai, trứng (vắc xin Newcastle, vắc xin dịch tả vịt, vắc xin đậu gà)

+ Ngoài ra còn có một số vắc xin được chế từ các chủng mầm bệnh nhược độc tự nhiên (vắc xin Newcastle V4 chịu nhiệt, vắc xin bệnh Marek)
- Các vắc xin nhược độc có khả năng gây miễn dịch tốt hơn vắc xin vô hoạt. Vắc xin virut nhược độc thường gây miễn dịch sớm (3 - 4 ngày sau khi tiêm, thời gian miễn dịch tương đối dài. Nhưng những loại vắc xin này khi dùng dễ gây phản ứng, đòi hỏi nhiệt độ bảo quản thấp, có thể lây bệnh không điển hình hoặc làm trỗi dậy các bệnh khác sau khi tiêm.
2. Vắc xin vô hoạt (hay còn gọi là vắc xin chết)
- Là loại vắc xin được chế từ vi khuẩn, virut đã bị giết chết. Đây là loại vắc xin an toàn, ổn định và dễ sử dụng, nhưng hiệu lực thường kém và thời gian sử dụng ngắn.
- Sử dụng các tác nhân vật lý để giết chết vi khuẩn hoặc virut (tia cực tím, các chất hóa học như axit phenic, formol, crystal violet,... )
- Gồm các loại vắc xin tụ huyết trùng trâu bò, tụ huyết trùng lợn, vắc xin ung khí thán...

3. Nguyên tắc dùng vắc xin khi tiêm phòng

Dùng vắc xin chủ yếu là phòng bệnh và sau khi tiêm vắc xin một thời gian nhất định heo mới có khả năng tự miễn dịch, vì vậy khi tiêm vắc xin cần phải thực hiện theo đúng những nguyên tắc sau:
- Đối tượng tiêm phòng
+ Thực hiện tiêm phòng hàng năm đối với những vùng có ổ dịch cũ, vùng có nhiều bệnh truyền nhiễm phát sinh theo mùa.
+ Ở nơi bệnh đang phát thì không được tiêm vắc xin đối với những heo đã mắc bệnh mà phải dùng kháng huyết thanh hoặc kháng sinh thích hợp để điều trị (vì nếu tiêm cho động vật đã nhiễm bệnh thì bệnh sẽ phát sớm hơn, nặng hơn). Đối với những con còn khỏe nhưng do tiếp xúc với những con bệnh nên dễ bị lây nhiễm, vì vậy có thể tiêm kháng huyết thanh cùng lúc với vắc xin (nhưng ở vị trí khác nhau trên cơ thể).
+ Ở những nơi chưa có dịch chỉ nên dùng vắc xin chết.
+ Nên tiêm phòng cho heo trước 15 – 20 ngày trong trường hợp vận chuyển heo đi xa và sau 20 – 30 ngày trong trường hợp nhập heo từ nơi khác về.
+ Vắc xin phòng bệnh nào thì thường chỉ phòng được loại bệnh đó, không phòng được bệnh khác.
- Hiệu lực của vắc xin

+ Tình trạng sức khỏe sẽ ảnh hưởng tới hiệu lực của vắc xin. Chỉ tiêm phòng khi heo có thể trạng khỏe mạnh vì lúc đó heo mới có khả năng đáp ứng miễn dịch cao. Không tiêm vắc xin cho những con đang nung bệnh, những con quá gầy yếu, quá non, con mẹ mới đẻ, những con đang gặp stress (mới thiến chưa lành vết thương, dời chuồng, xổ giun, thay đổi khẩu phần thức ăn). Cũng không nên tiêm vắc xin virus nhược độc cho heo mang thai ở thời kỳ thai sớm (1/3 kỳ thai đầu tiên).
+ Một số trường hợp khi tiêm vắc xin cho những con có thể trạng tốt nhưng khả năng đáp ứng miễn dịch của những con đó vẫn kém. Điều này có thể do điều kiện ngoại cảnh đã tác động làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể, từ đó mầm bệnh vẫn có thể xâm nhiễm và gây bệnh cho vật nuôi.
- Thời gian vắc xin tác dụng
Sau khi tiêm vắc xin, cơ thể sẽ tạo được miễn dịch sau 2 – 3 tuần. Trong thời gian đó, động vật chưa có miễn dịch đầy đủ nên vẫn có thể mắc bệnh và phát bệnh. Hiện tượng này có thể dẫn đến những nhận định sai lầm vì cho rằng vắc xin không có hiệu lực, vắc xin gây ra phản ứng hoặc vắc xin gây bệnh.
- Liều sử dụng vắc xin
Cần sử dụng vắc xin (cho uống, nhỏ mắt hoặc tiêm) đúng theo chỉ định của nhà sản xuất. Nếu thấp hơn liều quy định sẽ làm giảm hiệu lực của vắc xin, nếu tiêm liều cao hơn có thể làm tê liệt miễn dịch hoặc gây ra phản ứng phụ. Đối với vắc xin virus nhược độc thường dùng liều giống nhau cho các lứa tuổi ở động vật, còn đối với vắc xin vi khuẩn phải dùng theo thể trọng hay theo tuổi mà cho các liều khác nhau.
- Số lần dùng vắc xin
Một số vắc xin cần được tiêm nhắc lại do có trường hợp dùng lần đầu cho nên kháng thể tạo ra chưa nhiều và bị giảm đi rất nhanh hoặc trường hợp sau khi tiêm một thời gian thì kháng thể được tạo thường suy giảm đến mức hết hiệu lực.. cho nên cần tiêm lần 2 cách lần thứ nhất là 3 – 4 tuần.
Như vậy đợt tiêm đầu tiên cho động vật nên gồm 2 mũi tiêm cách nhau 3 – 4 tuần (thường gọi là đợt tiêm sơ chủng), sau đó để duy trì đáp ứng miễn dịch và nâng cao sức kháng bệnh cần thực hiện tiêm nhắc sau 4 – 12 tháng (tùy theo vắc xin, tùy theo động vật và tình hình dịch tễ).

- Kết hợp vắc xin
Một số vắc xin có thể dùng kết hợp, bằng cách tiêm cùng lúc ở các vị trí khác nhau với những liều quy định. Như vậy động vật sẽ tạo được miễn dịch với nhiều bệnh trong cùng một thời điểm mà không gây những phản ứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số vắc xin chết không được dùng chung bơm tiêm với các loại vắc xin sống nhược độc.

- Kiểm tra lọ vắc xin trước khi sử dụng
Trước khi sử dụng bất cứ lọ vắc xin nào cũng cần phải kiểm tra những chi tiết sau:
+ Thông tin trên nhãn: (Những chi tiết này cần ghi vào sổ để theo dõi nếu gặp sự cố khi sử dụng)
Tên vắc xin (có đúng với nhu cầu sử dụng không)
Số lô, số liều sử dụng
Ngày sản xuất, số kiểm nghiệm xuất xưởng
Thời hạn sử dụng, quy cách bảo quản
+ Những hư hỏng trong lọ vắc xin:
Nút: chặt hay lỏng, nguyên vẹn hay bị rách, tình trạng lớp sáp phủ bên ngoài.
Lọ thủy tinh có bị rạn nứt không
Tình trạng thuốc trong lọ: màu sắc có bình thường không, vắc xin có bị vón không, có vật lạ trong lọ không (bụi than, côn trùng, sợi bông…), khi lắc lọ vắc xin có tạo thành một dung dịch đồng nhất hay vẫn chia thành 2 lớp (nếu vắc xin nhũ hóa hay vắc xin keo phèn vẫn chia thành 2 lớp khi lắc là vắc xin đã bị hư hỏng không sử dụng được).
- Thao tác khi sử dụng vắc xin
+ Khử trùng các dụng cụ dùng để pha chế vắc xin bằng cách hấp hoặc luộc, sau đó rửa bằng nước sạch (nước đã sôi để nguội). Không được rửa bằng thuốc sát trùng.
+ Sát trùng bằng cồn 70o: tay người thực hiện, vùng da được tiêm, nút cao su của lọ chứa vắc xin.
+ Trong lúc tiêm phòng cần tránh ánh nắng mặt trời vì có thể làm hư hỏng vắc xin (nhất là vắc xin sống nhược độc).

4. Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng vắc xin

a. Những đường cấp vắc xin
- Tiêm dưới da (SQ): vắc xin Newcatle (thế hệ I), vắc xin dịch tả vịt, vắc xin tụ huyết trùng keo phèn.
- Tiêm bắp thịt (IM): Thuốc được chích vào trong cơ thường được hấp thu vào trong máu nhanh hơn so với chích dưới da. Để tránh trào thuốc ra ngoài từ vị trí chích, nên kéo da qua một bên trước khi đâm kim, sau đó đâm thẳng kim vào và bơm thuốc. Khi rút kim ra thì da sẽ bật trở lại vị trí cũ để bao phủ vết chích trong cơ và giữ toàn bộ thuốc ở trong cơ thể. Vị trí chích trên gia súc thường là bắp thịt ở đùi, trên gia cầm là cơ ức.
- Phun sương, nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhúng mỏ: vắc xin Laxota phòng bệnh Newcatle cho gà.
b. Bảo quản vắc xin
- Vắc xin phải được bảo quản đúng kỹ thuật: để ở chỗ tối, râm mát, nhiệt độ bảo quản thích hợp là 20 - 25°C. Vắc xin nhược độc được điều chế từ virus phải bảo quản ở nhiệt độ thấp (-15°C) trong quá trình tích trữ và vận chuyển, nhưng nếu ở trạng thái đông khô thì cần được bảo quản lạnh ở 1 - 4°C.
- Phải hủy bỏ vắc xin quá hạn dùng, đối với vắc xin còn thừa nên tiêu hủy ở những nơi quy định, không vất bỏ bừa bãi, nhất là vắc xin sống, để không tạo ra biến chủng phức tạp cho việc phòng bệnh sau này.
c. Phản ứng sau khi tiêm vắc xin
- Sau khi tiêm vắc xin, vật nuôi có thể bị phản ứng do: các chất phụ trong vắc xin, tiêm vào cơ thể đang nung bệnh hoặc tiêm sâu vào bắp thịt. Phản ứng cục bộ tại chổ tiêm là sưng, nóng, đau… nhưng sau một thời gian phản ứng này sẽ mất. Khi có phản ứng cục bộ cần xử lý bằng cách chườm nước nóng tại vị trí tiêm. Trường hợp nơi tiêm bị nhiễm trùng gây apxe mủ thì phải điều trị bằng kháng sinh.
- Tiêm vắc xin còn có thể gây phản ứng dị ứng (phản ứng xảy ra nhanh sau khi tiêm). Vật nuôi thể hiện: sốt, run rẩy, nôn mửa, thở gấp, nổi mẫn trên mặt da (thường gặp ở heo). Nếu phản ứng ở mức độ nhẹ thì sau một thời gian sẽ hết, nếu phản ứng ở mức độ nặng thì vật nuôi có thể bị chết. Để tránh phản ứng ở mức độ nặng thì sau khi tiêm ta cần theo dõi cẩn thận trạng thái sức khỏe của đàn vật nuôi trong vài giờ liền. Khi có hiện tượng dị ứng nên sử dụng các loại thuốc chống Histamin như: Dimadron, Epharin, Phenergan, Adrenalin.
 
Theo tôi, khi nuôi gà bạn nên chú ý 4 bệnh như sau:
_ Ma răc
_ Dịch tả gà (Newcastle)
_ Gumboro
_ Đậu gà
***********
4 bệnh trên làm cho nhà nuôi gà mất trắng & lỗ nặng nề...nó thuộc Virut (Ko có thuốc chữa đặc hiệu), còn các bệnh khác thuộc nhóm Vi trùng thì không thiệt hại đáng kể (vì có Ks tiêu diệt).
***********
_ Marac...là vaccin chủng khi mới nở 1 ngày tuổi, rất khó mua....chỉ có cơ sở lớn mới thực hiện được.
_ Gumboro: chủng vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 23 làm lại đợt 2.
_ Newcastle : chủng vào ngày thứ 7 đến ngày 25 chủng lại lần thứ 2.
_ Đậu gà chủng ngày thứ 30 (lúc đó gà lớn rồi dễ chủng, gà thường mắc đậu lúc gần 2 tháng tuổi).
**********
3 ngày đầu dùng thuốc úm, để gà khoẻ & ăn mạnh, đoạn giữa từ ngày thứ 12 đến ngày thứ 18 ta có thể dùng kháng sinh cho gà....sau thời gian đến ngày 35 bạn có thể dùng kháng sinh để phòng...theo ý muốn ...vì sợ bệnh tiêu chảy & hô hấp.
_ Riêng Tụ huyết trùng thì làm ở cuối tháng thứ 2.
_ Nếu nuôi để làm giống thì cuối tháng thứ 5 làm lại Vaccin lần nữa, thêm "Hội chứng giảm đẻ" + THT + New.....
.....
Đơn giản chỉ thế thôi...nghĩ nhiều mệt óc...!
* Thân chào em.
Bac cho em hoi benh gumboro toi may thang ga moi het bi . Con benh New minh nho losota 2lan toi cuoi thag 5 lam vacxin New he 1 hay j bac tai nhieu lich vacxin wa k bit sau
Than chao bac
 
Chào chú cháu thấy bài viết của bác rất quí giá trong việc phòng ngùa .chú cho cháu hỏi thêm là trên dàn gà thả vườn thì cần chủng ngừa cho mấy loại bệnh cơ bản ạ
 
Những người chưa đủ kiến thức, đừng lên đây phá hoại nhé....Lâu nay Lap của tôi có vấn đề, với lại Wifi quá yếu & thời gian này tôi đang làm việc bên Cambodia, ko có nhiều thời gian dành cho diễn đàn.
Tôi sẽ đến với diễn đàn sau, vì đêm đã gần sáng.
Cám ơn.
vắc xin ND-IB dùng cho bồ câu sinh sản thì 1 năm nhỏ 2 lần
Nguyên tắc mình nói ở trên rồi cứ trích nhắc lại trước thời hạn hết hiệu lực bảo hộ. Ví dụ: hiệu lực là 6 tháng thì 3 tháng ta nhắc lại, 12 tháng thì ta 6 tháng nhắc lại. Nhưng có một số loại vắc xin như đậu thì chỉ cần chủng 1 lần mà ko cần nhắc lại vì do cơ chế miễn dịch
Tôi khuyên bạn nên đọc kĩ bài tôi viết vài lần, và có thể nhiều lần để bạn tĩnh tâm lại suy nghĩ những gì mình đã học và cho rằng mình đã biết...thì bạn sẽ nhận ra.
Sự học và sự hành đi kèm theo của thời gian... mới làm cho ta đủ chín, đủ kiểm chứng...
Có rất nhiều cái học & bằng cấp khác nhau.. tôi ko đôi co với lớp trẻ và tôi đã nhìn nhận mức độ của họ hiểu đến đâu, tôi biêt...
Bạn xem câu này của bạn trẻ nhé: "... Ví dụ: hiệu lực là 6 tháng thì 3 tháng ta nhắc lại, 12 tháng thì ta 6 tháng nhắc lại. Nhưng có một số loại vắc xin như đậu thì chỉ cần ...."
Bạn đã thấy gì chưa...? Biết bao nhiêu nông dân thuần túy đã mắc phải lỗi này.... mà vật nuôi của họ đã được tiêm phòng đầy đủ, cũng như họ cho rằng họ "quá kỹ " tiêm nhắc lại rồi mà vật nuôi vẫn mắc bệnh như thường, thậm chí còn nổ bệnh ra với mức độ cao hơn vật nuôi (không tiêm phòng).
* Tại sao: ???
_ Thời gian bảo hộ của từng loại Vaccine có độ dài ngắn khác nhau, ta phải tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
_ Nếu có thời gian bảo hộ là 6 tháng, thì một năm chủng 2 lần. Có nghĩa là gần cuối tháng thứ 5 hay đầu tháng 6 mới được chủng. Còn loại nào có độ bảo hộ là 1 năm thì đúng 1 năm mới tiêm lại. Đây là nguyên lí căn bản bất duy bất dịch...!
** Trong thời gian còn độ bảo hộ & bảo hộ ở mức cao, thì việc đưa Vaccine (Kháng nguyên) vào cơ thể sẽ bị Kháng thể tiêu diệt hoàn toàn...mất hết ý nghĩa. Và cũng chính lúc đó cơ thể không còn Kháng thể bảo hộ nữa... thì vật nuôi của ta sẽ "dễ" nhiễm mầm bênh bên ngoài. (Làm theo bạn là 1/2 thời gian còn bảo hộ đi chủng tiếp ...là tiền thì mất mà bệnh thì càng dễ mang...!!!
Bạn là ai & học ở mức độ nào, bạn cũng nên tĩnh tâm xem lại...đừng chia sẻ như vậy là nông dân sẽ chết cả chùm...!
*** Thời gian chủng "nhắc nhở" tốt nhất là không quá 3 tuần là tốt nhất của 1 loai Vaccine.
Tôi cũng đọc bạn viết chia sẻ nhiều lắm & cùng một số bạn khác nữa... nhưng tôi ko có đủ thời gian & mạng Wifi ở Cambodia chỗ tôi làm quá yếu, ko chia sẻ hết được.
**** Chung quy bài này viết lên, nhằm mục đích chia sẻ cái "cốt lõi" để nông dân nắm được cơ bản mà sử dụng cho phù hợp với vật nuôi. Để tránh tiền mất mà tật lại mang...!
**** Cơ thể vật nuôi hoàn toàn "sạch" & khỏe mạnh là chủng ngừa lí tưởng nhất.
Chào các bạn.
 
Em mượn chủ đề của bác để hỏi câu này với ạ.
Nhà em nuôi hai đợt heo vừa qua đều ko hiệu quả. Hai bầy đều là heo nhập ngoài, chỗ nguời quen nhưng cùng chung một tình trạng là heo tiêu chảy kéo dài dai dẵng trị không khỏi, mặc dù em đã nuôi lâu và có chút kinh nghiệm điều trị. E dùng cả kháng sinh trộn và kháng sinh chích, có sự hổ trợ của bên kĩ thuật của công ty cám,nhưng heo vẫn tiêu chảy và gầy dần, heo chết khoản 1/3 đàn còn lại hồi phục nhưng chậm lớn. Bên kĩ thuật công ty cám bảo do trại nái bị nhiễm tai xanh nên heo con cũng nhiễm dùng kháng sinh không hiệu quả bảo em không nên nhập heo trại kia nữa nhưng đó là trại quen sợ mất lòng. Theo anh Trí như vậy có đúng ko. Giúp tôi vơi. Cảm ơn anh
 
Em mượn chủ đề của bác để hỏi câu này với ạ.
Nhà em nuôi hai đợt heo vừa qua đều ko hiệu quả. Hai bầy đều là heo nhập ngoài, chỗ nguời quen nhưng cùng chung một tình trạng là heo tiêu chảy kéo dài dai dẵng trị không khỏi, mặc dù em đã nuôi lâu và có chút kinh nghiệm điều trị. E dùng cả kháng sinh trộn và kháng sinh chích, có sự hổ trợ của bên kĩ thuật của công ty cám,nhưng heo vẫn tiêu chảy và gầy dần, heo chết khoản 1/3 đàn còn lại hồi phục nhưng chậm lớn. Bên kĩ thuật công ty cám bảo do trại nái bị nhiễm tai xanh nên heo con cũng nhiễm dùng kháng sinh không hiệu quả bảo em không nên nhập heo trại kia nữa nhưng đó là trại quen sợ mất lòng. Theo anh Trí như vậy có đúng ko. Giúp tôi vơi. Cảm ơn anh
Có khả năng heo bi Tai xanh là đúng 90%.
Vì Tai xanh là bệnh hô hấp phức hợp rất khó điều trị.... nó hay ghép với các bệnh khác như: Thương hàn hay Ecoli thì gây tiêu chảy....khó chữa vô cùng.
Nếu gặp trường hợp đã trộn Kháng sinh mà ko bớt, ta ngưng kháng sinh ngay, ta chuyển qua trộn men tiêu hóa loại Nutrilaczym + với đường Glucoza , có lẽ khả quan hơn....
*Đặc điểm nhận dạng heo con bị nhiễm tai xanh qua nhau thai (khi mẹ mang thai).
_ Heo con ko bóng mượt da, da sẫm , còi cọc...
_ Một vài có thể có ghèn mắt & hay bị ho, nếu trời lạnh... hay rượt đuổi.
Theo phán đoán vì ko thấy hình.
Chào bạn.
 
Em sắp nhập thêm lứu nữa sẽ kiểm tra heo xem ra sao. Vậy là nhận xét của bên kĩ thuật cũng đúng. Anh giải tỏa thắc mắc của em nhiều lắm. Chân thành cảm ơn anh!
Có khả năng heo bi Tai xanh là đúng 90%.
Vì Tai xanh là bệnh hô hấp phức hợp rất khó điều trị.... nó hay ghép với các bệnh khác như: Thương hàn hay Ecoli thì gây tiêu chảy....khó chữa vô cùng.
Nếu gặp trường hợp đã trộn Kháng sinh mà ko bớt, ta ngưng kháng sinh ngay, ta chuyển qua trộn men tiêu hóa loại Nutrilaczym + với đường Glucoza , có lẽ khả quan hơn....
*Đặc điểm nhận dạng heo con bị nhiễm tai xanh qua nhau thai (khi mẹ mang thai).
_ Heo con ko bóng mượt da, da sẫm , còi cọc...
_ Một vài có thể có ghèn mắt & hay bị ho, nếu trời lạnh... hay rượt đuổi.
Theo phán đoán vì ko thấy hình.
Chào bạn.
ơ
 
Em sắp nhập thêm lứu nữa sẽ kiểm tra heo xem ra sao. Vậy là nhận xét của bên kĩ thuật cũng đúng. Anh giải tỏa thắc mắc của em nhiều lắm. Chân thành cảm ơn anh!

ơ
Bạn hỏi như vậy chú chí chỉ trả lời theo diễn tả của bn mà chẩn bệnh thôi. Nếu bn sợ mất lòng người quen làm ăn thì là mình thì sẽ lấy mẫu máu bệnh phẩm đem chi cục thú y thử hôm sau có kết quả ngay bn à
 
Bạn hỏi như vậy chú chí chỉ trả lời theo diễn tả của bn mà chẩnh thôi. Nếu bn sợ mất lòng người quen làm ăn thì là mình thì sẽ lấy mẫu máu bệnh phẩm đem chi cục thú y thử hôm sau có kết quả ngay bn à
Thử mẫu đắt ko bạn. Chăn nuôi nhỏ sợ ko đủ tiền làm theo cách bạn nói. Với lấy máu nhưnhư thế nào mình cũng ko biết.
 
Thử mẫu đắt ko bạn. Chăn nuôi nhỏ sợ ko đủ tiền làm theo cách bạn nói. Với lấy máu nhưnhư thế nào mình cũng ko biết.
Chi cục thú y của nhà nước mà, mình heo bị bệnh trị hoài không khỏi thì lấy xilanh rút ít máu dưới mang tai đem về cho họ thử rồi mai về lấy thuốc lên , chỉ tốn tiền thuốc thôi .
 
Những người chưa đủ kiến thức, đừng lên đây phá hoại nhé....Lâu nay Lap của tôi có vấn đề, với lại Wifi quá yếu & thời gian này tôi đang làm việc bên Cambodia, ko có nhiều thời gian dành cho diễn đàn.
Tôi sẽ đến với diễn đàn sau, vì đêm đã gần sáng.
Cám ơn.

Tôi khuyên bạn nên đọc kĩ bài tôi viết vài lần, và có thể nhiều lần để bạn tĩnh tâm lại suy nghĩ những gì mình đã học và cho rằng mình đã biết...thì bạn sẽ nhận ra.
Sự học và sự hành đi kèm theo của thời gian... mới làm cho ta đủ chín, đủ kiểm chứng...
Có rất nhiều cái học & bằng cấp khác nhau.. tôi ko đôi co với lớp trẻ và tôi đã nhìn nhận mức độ của họ hiểu đến đâu, tôi biêt...
Bạn xem câu này của bạn trẻ nhé: "... Ví dụ: hiệu lực là 6 tháng thì 3 tháng ta nhắc lại, 12 tháng thì ta 6 tháng nhắc lại. Nhưng có một số loại vắc xin như đậu thì chỉ cần ...."
Bạn đã thấy gì chưa...? Biết bao nhiêu nông dân thuần túy đã mắc phải lỗi này.... mà vật nuôi của họ đã được tiêm phòng đầy đủ, cũng như họ cho rằng họ "quá kỹ " tiêm nhắc lại rồi mà vật nuôi vẫn mắc bệnh như thường, thậm chí còn nổ bệnh ra với mức độ cao hơn vật nuôi (không tiêm phòng).
* Tại sao: ???
_ Thời gian bảo hộ của từng loại Vaccine có độ dài ngắn khác nhau, ta phải tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
_ Nếu có thời gian bảo hộ là 6 tháng, thì một năm chủng 2 lần. Có nghĩa là gần cuối tháng thứ 5 hay đầu tháng 6 mới được chủng. Còn loại nào có độ bảo hộ là 1 năm thì đúng 1 năm mới tiêm lại. Đây là nguyên lí căn bản bất duy bất dịch...!
** Trong thời gian còn độ bảo hộ & bảo hộ ở mức cao, thì việc đưa Vaccine (Kháng nguyên) vào cơ thể sẽ bị Kháng thể tiêu diệt hoàn toàn...mất hết ý nghĩa. Và cũng chính lúc đó cơ thể không còn Kháng thể bảo hộ nữa... thì vật nuôi của ta sẽ "dễ" nhiễm mầm bênh bên ngoài. (Làm theo bạn là 1/2 thời gian còn bảo hộ đi chủng tiếp ...là tiền thì mất mà bệnh thì càng dễ mang...!!!
Bạn là ai & học ở mức độ nào, bạn cũng nên tĩnh tâm xem lại...đừng chia sẻ như vậy là nông dân sẽ chết cả chùm...!
*** Thời gian chủng "nhắc nhở" tốt nhất là không quá 3 tuần là tốt nhất của 1 loai Vaccine.
Tôi cũng đọc bạn viết chia sẻ nhiều lắm & cùng một số bạn khác nữa... nhưng tôi ko có đủ thời gian & mạng Wifi ở Cambodia chỗ tôi làm quá yếu, ko chia sẻ hết được.
**** Chung quy bài này viết lên, nhằm mục đích chia sẻ cái "cốt lõi" để nông dân nắm được cơ bản mà sử dụng cho phù hợp với vật nuôi. Để tránh tiền mất mà tật lại mang...!
**** Cơ thể vật nuôi hoàn toàn "sạch" & khỏe mạnh là chủng ngừa lí tưởng nhất.
Chào các bạn.

vắc xin là gì ?
Vắc xin là nhằm mục đích kích thích cơ thể tạo ra kháng thể! Lượng kháng thể khi nhắc lại sẽ nhiều gấp bội so với lần trước ! Bà con chăn nuôi nên yên tâm đó là do cơ chế miễn dịch! Nên nhắc lại bởi lượng kháng thể sẽ bị giảm theo thời gian và không đủ khả năng phòng bệnh. Để chắc chắn hãy theo hướng dẫn của tôi, tốn kém hơn nhưng hiệu quả hơn
 
Last edited by a moderator:


Back
Top