Cơ chế về kháng nguyên - kháng thể & cách chủng ngừa

Phần 1 Cơ chế Kháng nguyên-Kháng thể.
Thưa các bạn đồng nghiệp cùng ACE trên diễn đàn Agriviet.com.
Theo sự yêu cầu của một số bạn, tôi xin viết bài : " Cơ chế Kháng nguyên-Kháng thể & Cách chủng ngừaVaccine đạt hiệu quả".
* Trước tiên ta cần nắm rõ về 1 số cơ chế chung để dễ hiểu hơn: (tôi viết tóm tắt dễ hiểu, không dùng nhiều thuật ngữ về chuyên ngành).
+ Kháng nguyên: là 1 chất lạ khi xâm nhập vào cơ thể, có thể là (Protein, hóa chất, chất lạ, mầm bệnh...) gây mẫn cảm hay gây bịnh cho cơ thể đó là Kháng nguyên... mà cái ta cần nói đến là Vaccine (trong việc chủng ngừa). Vậy Vaccine cũng là một dạng thuộc về Kháng nguyên.
Nên ta xem Vaccine là một dạng... Kháng nguyên
+ Kháng thể: Là chất mà cơ thể sản sinh ra chống lại một vật lạ, khi vật lạ đó xâm nhập vào cơ thể. Ta gọi chất đó là Kháng thể.
- Kháng thể sinh ra để tiêu diệt vật lạ xâm nhập vào cơ thể, trong đó có Vaccine.
Trong cơ thể đã có kháng thể bảo hộ của 1 loại vaccine nào đó rồi, mà tiếp tục tiêm loại vaccin đó vào nữa là bị tiêu diệt ngay, phản tác dụng.
* Cơ chế giữa Kháng nguyên và Kháng thể là đối lập nhau hoàn toàn, nếu có cái này thì không có cái kia hoặc là không có cả hai.(Không có cả 2, ý là cơ thể không có Kháng thể bảo hộ cho một loại Kháng nguyên nào đó).
* Kháng thể bảo hộ của loại nào thì tiêu diệt được Kháng nguyên của loại đó .
- Kháng thể bảo hộ là gì: là chất mà cơ thể sinh ra cao nhất (độ bảo hộ) để đáp ứng miễn dịch về 1 bịnh nào đó.
- Muốn có Kháng thể bảo hộ một bệnh nào đó, thì ta dùng Vaccine (Kháng nguyên) chủng vào cơ thể để sản sinh ra Kháng thể có độ bảo hộ của bịnh đó.
- Thời gian để sản sinh ra Kháng thể bảo hộ là 3 tuần đến không quá 4 tuần.
*Khi cơ thể đã có Kháng thể bảo hộ (độ bảo hộ) của một bịnh nào đó thì sẽ đáp ứng miễn dịch của bịnh đó, thời gian không quá 6 tháng, 1 năm hay lâu hơn nữa, là do Kháng thể đặc trưng của từng loại.
* Ứng dụng cơ chế KN-KT:
- Kiểm tra trong huyết thanh để xác định việc chủng ngừa có tạo được Kháng thể bảo hộ của 1 loại Vaccin nào đó đã chủng.
- Kiểm tra huyết thanh để nhận biết con vật chứa mầm bịnh nào ( chứa Kháng nguyên gây bịnh), trong việc chẩn đoán bịnh để lập Kháng sinh đồ.
- Đưa kháng nguyên (Vaccine) vào cơ thể để xác định cơ thể động vật có mắc bịnh đó không (chỉ cần 5 đến 10 cá thể để chẩn đoán toàn đàn... mắc bịnh gì.)
** NHỮNG VẤN ĐỀ CÁC BẠN BỊ NHẦM:
+ Thời gian Kháng thể còn độ bảo hộ của 1 bịnh nào đó vẫn còn, mà các bạn chủng tiếp Vaccin của bịnh đó nữa là vô ích mà tai hại vô cùng là cơ chế bị triệt tiêu giữa cơ chế KN & KT nên cơ thể không sản sinh ra kháng thể bảo hộ...!
Ví dụ: chủng ngừa Vaccine dịch tả gà lần 1 cách lần 2 là 40 ngày, 2 tháng, 3 tháng 4 tháng..! Chúng triệt tiêu nhau.
Tôi nghe rất nhiều bạn nói rằng ta chủng nhắc nhở liên tục như vậy để nâng cao sức đề kháng (Kháng thể) là sự nhầm lẫm tai hại vô cùng..!
- Nếu muốn chủng 1 Vaccine nào đó theo cách nhắc nhở để nâng cao độ bảo hộ cho kháng thể nào đó, thì giữa 2 lần không nên quá 21 ngày, nếu muộn nhất không quá 30 ngày.Tốt nhất là 18 đến 21 ngày.
+ Vì kháng thể sản sinh ra cao nhất là ở ngày 21 đến dưới 30 ngày. Nếu sau 30 ngày còn tái chủng cùng 1 loại Vaccin là cơ chế chúng diệt nhau...!
* Do vậy hiện nay ở gà có KTG (kháng thể gà) để trung hòa và tiêu diệt 2 Virus không có thuốc chữa đó là Newcastle và Gumboro.
Nếu ACE nào thấy gà có biểu hiện 2 bịnh trên thì ta nên dùng KTG để trung hòa và tiêu diệt mầm bịnh rất hiệu quả.Chỉ có 2 bịnh đó trên gà thôi, còn những bịnh khác thuộc Vi trùng thì dùng Kháng sinh để điều trị, dùng Kháng thể là không có hiệu quả cao
+ Phần 2:
Cách chủng ngừa Vaccin đạt hiệu quả
Khi Kháng nguyên & Kháng thể có cơ chế đối lập nhau, muốn chủng ngừa Vaccine đạt hiệu quả ta cần lưu ý những vấn đề sau:
- Chọn mua vaccine phù hợp cho từng động vật muốn phòng bịnh theo từng loài.
Ví dụ: như gà thả vườn đối với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì chọn Vaccin "dịch tả chịu nhiệt" 1 lọ có liều lẻ từ 20 đến 25 con là phù hợp, và cũng phù hợp cho gà thả vườn...tốt hơn dùng loại vaccine của gà công nghiệp loại liều từ 100 con trở lên, vì nó vừa phí cũng như không phù hợp với loài...
- Chọn nhà xản xuất Vaccine có uy tín- Bảo quản Vaccine tốt: từ nơi bán đến lúc chủng ngừa... Khi đem hòa với nước môi trường của vaccine nhớ để nhiệt độ của lọ Vaccin gần bằng với nhiệt độ môi trường là 28 đến 300C tránh ánh sáng chiếu thẳng vào lọ, việc làm này là tránh "sốc" cho vaccin cũng như vật nuôi, vì thân nhiệt của vật nuôi là từ 38 đến 41 độ C.
- Khi hòa xong cho phép chủng ngừa trong 2h, không được để lâu Vaccin sẽ mất tác dụng.
- Dụng cụ chủng ngùa phải vô trùng:
+ Chỉ được phép hấp nhiệt hoặc luộc ở nhiệt độ cao (nước sôi hay nồi áp suất).
+ Không dùng hóa chất hay cồn để sát trùng dụng cụ. (chết Vaccin).
- Nếu chủng bằng đường tiêm chích thì đâm kim 1 góc < 30 độ (dưới da) vì tất cả mao mạch và dây thần kinh ngoại biên tập hợp nhiều ở dưới da... Kim dài 32mm.
- Nếu chủng qua niêm mạc: như cho uống hay nhỏ mắt thì cần phải quan sát kĩ để liều cho vừa đủ từng con (nhiều lúc làm với số lượng lớn không chuẩn).
* Trên đây là những nguyên tắc cơ bản chắc ai cũng nắm rõ.
** Những điều dễ mắc phải sai lầm khi chủng Vaccine không tạo được miễn dịch (tạo được Kháng thể bảo hộ).
Kháng thể bảo hộ:
nó mang 2 ý nghĩa.
- Nó mang tính đặc hiệu: kháng thể nào thì tiêu diệt kháng nguyên ấy (nhận biết "mã" qua thụ thể gắn trên bề mặt kháng nguyên...chìa nào thì khóa ấy).
- Nó mang tính hoạt lực: có độ hoạt lực (độ mạnh) đủ tiêu diệt mầm bịnh.
Nên khi chủng ngùa phải đủ liều, nếu liều thiếu thì không đáp ứng tính hoạt lực.
Ví dụ: nhiều người sợ tiêm đủ liều thì vật nuôi sẽ chậm lớn hoặc gây sinh bịnh là không đúng...!1 lọ có 100 liều nên tiêm từ 96 đến 98 con là chính xác. vì có độ hao hụt khi tiêm chích.Nếu tiêm lên đến 120 con là mất hết ý nghĩa, vì kháng thể không đủ độ hoạt lực...nên vẫn xảy ra bệnh là chuyện bình thường...!
Ta nên nhớ 1 điều là Kháng sinh đối lập với Vaccin, nếu trong cơ thể của động vật còn tồn dư Kháng sinh thì việc chủng ngừa Vaccin xem như là vô nghĩa..! (không có hiệu quả), Vì Vaccin là Vi trùng là Virus nhược độc khi gặp phải Kháng sinh là bị Kháng sinh tiêu diệt hoặc làm yếu vaccine ..!
Nên việc chủng ngừa xem như vô hiệu và phản tác dụng.
- Nên trước 5 ngay và sau 2 tuần khi chủng Vaccine cơ thể của động vật không được dùng 1 loại Kháng sinh nào cả (cơ thể sạch), nhiều bà con chúng ta nhầm chỗ này mà khi chủng Vaccin không tạo được miễm dịch (độ bảo hộ).
Sau khi cơ thể tạo ra được kháng thể (mang tính chất bảo hộ) rồi...ta vẫn sử dụng kháng sinh bình thường để phòng trừ những bịnh khác...!
- Trong tiêm kháng thể ta nên phối hợp với Kháng sinh, điện giải & các vitamin để hổ trợ nhau trong điều trị. (Gum & New) thường là ở gà...!
** Kết luận:
- Thời tiết và nhiệt độ cũng có ảnh hưởng rất lớn trong việc tiêm phòng, nên chon lúc thời tiết tốt, tránh tiêm phòng trong thời tiết khắc nghiệt như mưa bão và lúc nắng gắt có nhiệt độ cao.
- Tốt nhất là buổi sáng từ 7h đến 10h, buổi chiều 15h đến 17h.
- Vacine đã pha hay đen ra khỏi nơi bảo ôn, nên tiêm trong 2h là tốt nhất.
- Trước khi chủng Vaccin cơ thể động vật phải khỏe mạnh (không dùng kháng sinh dạng bột trộn vào thức ăn hay tiêm chích Kháng sinh ít nhất là 3 ngày.
- Sau khi chủng ngừa cơ thể con vật có biểu hiện Stress cũng không nên dùng Kháng sinh để điều trị chỉ dùng thuốc bổ để tăng sức đề kháng, ngoại trừ những con có biểu hiên bịnh thì tách riêng ra để điều trị cá thể, tránh trường hợp trộn Kháng sinh cho cả đàn ăn, Kháng sinh sẽ diệt Vaccine.
- Để tạo ra kháng thể tốt đáp ứng được miễn dịch thì ít nhất trong 2 tuần ta không dùng Kháng sinh.
- Một loại Vaccin nào đó được chủng nhắc nhở thì lần 1 và lần 2 không quá 21 ngày.
- Không được chủng ngừa Vaccin trùng lập của 1 loại khi chưa quá 5 tháng.Nên việc chủng ngừa Vaccin kép là 1 việc nên làm để đỡ tốn thời gian và có độ bảo hộ cao, việc chủng nhắc nhở là đáng nên làm, để tạo ra "kháng thể chồng kháng thể", nhưng giữa 2 lần làm của 1 loại vaccine không quá 24 ngày là tốt nhất.
Mong các đồng nghiệp và các bạn đóng góp cho.
Xin cám ơn.
 


Last edited by a moderator:
xin bác sĩ tư vấn giúp cách dùng kháng sinh cho gà nuôi thả vườn, giai đoạn từ 1-21 ngày tuổi thế nào..? để không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của vacxin. vì cả kháng sinh và vacxin đều không thể thiếu trong suốt quá trình nuôi. nhưng kháng sinh lại diệt vacxin, vậy thì phải kết hợp chúng thế nào. mong được bác sĩ tư vấn về vấn đề này.
 


càng đọc càng thấy rối- xoay quanh vẫn là vấn đền kháng sinh có diệt được hay làm yếu vaccine (kháng nguyên có nguồn gốc từ virus) từ đó có làm giảm khả năng tạo kháng thể đặc hiệu (miễn dịch đặc hiêu??????- đây là cốt lõi của vấn đề - và là vấn đề rất rất cơ bản. Chẳng lẽ một vấn đề rất cơ bản này mà diễn đàn này vẫn không giải quyết được sao. Mong rằng sắp tới chúng ta phải thống nhất vấn đề này để người chăn nuôi hiểu và làm đúng (100%). Thanks
 
Có ngày mình sẽ quay lại Đông Anh-Hà Nội...sẽ gặp bạn.
Vì nơi đó có nhiều kỉ niệm đối với tôi, cũng như tôi đã có 1 ít ý tưởng xây nên nó...tại Đông Anh...! Giờ thì chưa nói ra được.
Bs CHI cho e hỏi
1.Khang the gum có the su dung thay the vacxin gum dc ko. Va co tac dung bao lau khi chich vao ga.
2. Co vacxin cau trung ko
 
Bs CHI cho e hỏi
1.Khang the gum có the su dung thay the vacxin gum dc ko. Va co tac dung bao lau khi chich vao ga.
2. Co vacxin cau trung ko
Khi ta dùng kháng thể là lúc gà bị dịch bệnh tấn công, mà ta chưa chủng ngừa hoặc chủng ngừa không có hiệu quả. Là giải pháp chữa cháy tạm thời. Nó không phải là giải pháp thay thế hoàn toàn vachine. Chỉ có kháng thể Gum và New ở gà, còn cầu trùng thì chưa.Vì tôi không có thời gian để tranh luận về vấn đề này...mong các bạn nên đọc kĩ bài.
Tôi thấy có nhiều ý kiến trái chiều...! Và tôi đã trả lời RẤT & rất....nhiều lần, nên tôi không muốn giải thích và phân bua ở đây nữa, tôi đã tham khảo nhiều ý kiến bên Dược cũng như bên Y học cộng đồng rồi...
Mong sao mọi người cùng hiểu được là: Để có tính "đặc hiệu" của một Kháng thể thì phải đáp ứng 2 yếu tô:
- Kháng thể nào thì nhận biết Kháng nguyên ấy (cũng giống ổ khóa và chìa khóa).
- Độ độc lực đủ mạnh. ( nếu độ mạnh của kháng thể nhỏ hơn độ mạnh của kháng nguyên ...là rước giặc vào nhà..!!! ).
Cám ơn sự quan tâm của các bạn.
 
chú Chí ơi cho cháu hỏi là bò bị hen là bị bệnh gì vậy chú.và bò mẹ mang thai 2 tháng rồi có tiêm thuốc xổ giun được không ạ
 
Khi ta dùng kháng thể là lúc gà bị dịch bệnh tấn công, mà ta chưa chủng ngừa hoặc chủng ngừa không có hiệu quả. Là giải pháp chữa cháy tạm thời. Nó không phải là giải pháp thay thế hoàn toàn vachine. Chỉ có kháng thể Gum và New ở gà, còn cầu trùng thì chưa.Vì tôi không có thời gian để tranh luận về vấn đề này...mong các bạn nên đọc kĩ bài.
Tôi thấy có nhiều ý kiến trái chiều...! Và tôi đã trả lời RẤT & rất....nhiều lần, nên tôi không muốn giải thích và phân bua ở đây nữa, tôi đã tham khảo nhiều ý kiến bên Dược cũng như bên Y học cộng đồng rồi...
Mong sao mọi người cùng hiểu được là: Để có tính "đặc hiệu" của một Kháng thể thì phải đáp ứng 2 yếu tô:
- Kháng thể nào thì nhận biết Kháng nguyên ấy (cũng giống ổ khóa và chìa khóa).
- Độ độc lực đủ mạnh. ( nếu độ mạnh của kháng thể nhỏ hơn độ mạnh của kháng nguyên ...là rước giặc vào nhà..!!! ).
Cám ơn sự quan tâm của các bạn.
Lý do e muốn hỏi là vì ở chổ e mọi người nuôi gà sau khi chủng ngừa vacxin gum đầy đủ 2 lần rồi mà vẫn bị mọi người đều nghĩ lý do chắc tại vacxin. Vì nuôi số lượng ít chỉ vài trăm con nẻn chỉ dùng vxin nội.
Sau những lần nuôi gà đều bị gum mà gần như bất lực vì vậy e muốn tìm hướng giải quyết .Vì thấy kháng thể gum cũng rẽ nên e nghĩ nếu ngừa dc thì tốt.
Còn bệnh cầu trùng là do vi trùng nẻn ko có vxin phải ko bs
 
Khi ta dùng kháng thể là lúc gà bị dịch bệnh tấn công, mà ta chưa chủng ngừa hoặc chủng ngừa không có hiệu quả. Là giải pháp chữa cháy tạm thời. Nó không phải là giải pháp thay thế hoàn toàn vachine. Chỉ có kháng thể Gum và New ở gà, còn cầu trùng thì chưa.Vì tôi không có thời gian để tranh luận về vấn đề này...mong các bạn nên đọc kĩ bài.
Tôi thấy có nhiều ý kiến trái chiều...! Và tôi đã trả lời RẤT & rất....nhiều lần, nên tôi không muốn giải thích và phân bua ở đây nữa, tôi đã tham khảo nhiều ý kiến bên Dược cũng như bên Y học cộng đồng rồi...
Mong sao mọi người cùng hiểu được là: Để có tính "đặc hiệu" của một Kháng thể thì phải đáp ứng 2 yếu tô:
- Kháng thể nào thì nhận biết Kháng nguyên ấy (cũng giống ổ khóa và chìa khóa).
- Độ độc lực đủ mạnh. ( nếu độ mạnh của kháng thể nhỏ hơn độ mạnh của kháng nguyên ...là rước giặc vào nhà..!!! ).
Cám ơn sự quan tâm của các bạn.

Nhờ chú chỉ giúp cháu với ạ !
Liên quan đến vấn đề Chim bồ câu. Hiện nay đàn chim nhà cháu đang bị New, con đầu tiên có biểu hiện bệnh cách đây khoảng 1 tuần ạ ! cháu chưa dám chắc nên hơi chần chừ, đến khoảng ngày thứ 4 ( ngày 26/11) thì con đó chết, tuy nhiên đàn chim 200 cặp vẫn chưa có nhiều biểu hiện phát bệnh. Vì cháu chủ quan và cũng làm theo 1 số trại lớn nên k làm vacxin New, Ngay hôm đó cháu đã dọn dẹp + phun sát trùng Trại và dùng KTG với liều 1,5cc/con. Sang ngày 27/11 cháu tiêm tiếp 1 liều 1,5cc nữa. Hàng ngày bổ sung vitamin vào nước uống, Đến hôm nay thì tỷ lệ nhiễm bệnh khoảng 20% đàn và cháu nghĩ tỷ lệ này vẫn đang gia tăng, biểu hiện chim đi ngoài xanh trắng có vài con kèm nâu vàng, nôn ói, có những con chết rất nhanh, từ lúc phát bệnh đến lúc chết chỉ khoảng chưa đến 1 ngày. Cháu thấy hối hận vì đã lơ là khâu vacxin, Năm ngoái, cũng vào đợt áp tết ( cách đây khoảng hơn 11 tháng), khi đó đàn chim cũng đã bị dính New và ra đi mất 10% đàn, lúc đó cháu cũng đã gọi điện nhờ chú giúp đỡ và nhờ đó may mắn k thiệt hại nhiều, và cháu nghĩ lần đó chim bị ở thể nhẹ hơn lần này, nhưng lúc đó cháu vội quá nên chưa nhờ chú cho cháu thêm lời khuyên về lịch phòng cho Chim sinh sản.
Chú giúp cháu với ạ ! Giờ cháu phải làm gì tiếp theo? Cháu có nên dùng thêm KTG nữa k hả chú? Và sau đợt này khoảng 15 ngày cháu định xài ND-IB bằng phương pháp nhỏ hoặc uống có đc k chú, nếu đc thì định kỳ sau khi nhỏ khoảng bao lâu cháu phải nhỏ tiếp? chắc k đc 6 tháng chú nhỉ?
Mong chú giúp cháu với ạ !
Cháu cám ơn chú nhiều !
 

chào chú Nguyễn Ngọc Chí vacxin Newcatson sau khi chủng ngừa lần 2 có phải chủng lại sau 4-6 tháng không ạ? vơi chim bồ câu ạ và có ảnh hưởng tới tốc đôl sinh sản không ạ?
 
Phần 1 Cơ chế Kháng nguyên-Kháng thể.
Thưa các bạn đồng nghiệp cùng ACE trên diễn đàn Agriviet.com.
Theo sự yêu cầu của một số bạn, tôi xin viết bài : " Cơ chế Kháng nguyên- Kháng thể & Cách chủng ngừa Vaccine đạt hiệu quả".
* Trước tiên ta cần nắm rõ về 1 số cơ chế chung để dẽ hiểu hơn: (tôi viết tóm tắt dễ hiểu, không dùng nhiều thuật ngữ về chuyên ngành).

+ Kháng nguyên: là 1 chất lạ khi xâm nhập vào cơ thể, có thể là (Protein, hóa chất, chất lạ, mầm bệnh...) gây mẫn cảm hay gây bịnh cho cơ thể đó là Kháng nguyên... mà cái ta cần nói đến là Vaccine (trong việc chủng ngừa). Vậy Vaccine là một dạng thuộc về Kháng nguyên.
Nên ta xem Vaccine là Kháng nguyên

+ Kháng thể: Là chất mà cơ thể sản sinh ra chống lại một vật lạ, khi vật lạ đó xâm nhập vào cơ thể. Ta gọi chất đó là Kháng thể
_ Vậy Kháng thể sinh ra để tiêu diệt vật lạ xâm nhập vào cơ thể, trong đó có Vaccine.
(Trong cơ thể đã có kháng thể bảo hộ của 1 loại vaccine nào đó rồi, mà tiếp tục tiêm loại vaccin đó vào nữa là bị tiêu diệt ngay, phản tác dụng)

* Cơ chế giữa Kháng nguyên và Kháng thể là đối lập nhau hoàn toàn, nếu có cái này thì không có cái kia hoặc là không có cả hai.

(Không có cả 2, ý là cơ thể không có Kháng thể đặc hiệu & Kháng nguyên đặc hiệu).

* Kháng thể đặc hiệu của loại nào thì tiêu diệt được Kháng nguyên của loại đó .
_ Vậy Kháng thể đặc hiệu là gì: là chất mà cơ thể sinh ra cao nhất để đáp ứng miễn dịch về 1 bịnh nào đó.
_ Muốn có Kháng thể đặc hiệu nào đó, thì ta dùng Vaccine (Kháng nguyên) chủng vào cơ thể để sản sinh ra Kháng thể đặc hiệu.
_ Thời gian để sản sinh ra Kháng thể đặc hiệu là 3 tuần đến không quá 4 tuần.

*Khi cơ thể đã có Kháng thể đặc hiệu của một bịnh nào đó thì sẽ đáp ứng miễn dịch của bịnh đó, thời gian không quá 6 tháng.

* Sau 6 tháng thì Kháng thể đặc hiệu không còn đáp ứng miễn dịch nữa...mà tính đặc hiệu cao nhất là tháng đầu tiên đến tháng thư 4 và yếu dần đến tháng thứ 6.

* Ứng dụng cơ chế KN-KT:
_ Kiểm tra trong huyết thanh để xác định việc chủng ngừa có tạo được Kháng thể đặc hiệu của 1 loại Vaccin nào đó đã chủng.
_ Kiểm tra huyết thanh để nhận biết con vật chứa mầm bịnh nào ( chứa Kháng nguyên gây bịnh), trong việc chẩn đoán bịnh để lập Kháng sinh đồ.
_ Đưa kháng nguyên (Vaccine) vào cơ thể để xác định cơ thể động vật có mắc bịnh đó không (chỉ cần 1 vài cá thể để chẩn đoán toàn đàn...)

** NHỮNG VẤN ĐỀ CÁC BẠN BỊ NHẦM:

+ Thời gian Kháng thể đặc hiệu của 1 bịnh nào đó vẫn còn, mà các bạn chủng tiếp Vaccin của bịnh đó nữa là vô ích mà tai hại vô cùng là cơ chế bị triệt tiêu giữa KN & KT nên cơ thể không sản sinh ra kháng thể đặc hiệu...!

Ví dụ: chủng ngừa Vaccine dịch tả gà lần 1 cách lần 2 là 40 ngày, 2 tháng, 3 tháng 4 tháng..! Chúng triệt tiêu nhau.
Tôi nghe rất nhiều bạn nói rằng ta chủng nhắc nhở liên tục như vậy để nâng cao sức đề kháng (Kháng thể) là sự nhầm lẫm tai hại vô cùng..!
_ Nếu muốn chủng 1 Vaccine nào đó theo cách nhắc nhở để nâng cao Kháng thể thì giữa 2 lần không nên quá 21 ngày, nếu muộn nhất không quá 30 ngày.
+ Vì kháng thể sản sinh ra cao nhất là ở ngày 21 đến dưới 30 ngày. Nếu sau 30 ngày còn tái chủng cùng 1 loại Vaccin là cơ chế chúng diệt nhau...!

* Do vậy hiện nay ở gà có KTG (kháng thể gà) để trung hòa và tiêu diệt 2 Virus không có thuốc chữa đó là Newcastle và Gumboro.
Nếu ACE nào thấy gà có biểu hiện 2 bịnh trên thì ta nên dùng KTG để trung hòa và tiêu diệt mầm bịnh rất hiệu quả.
Chỉ có 2 bịnh đó thôi, còn những bịnh khác thuộc Vi trùng thì dùng Kháng sinh để điều trị, dùng Kháng thể là không có hiệu quả cao.

Phần 2: Cách chủng ngừa Vaccin đạt hiệu quả

Khi Kháng nguyên & Kháng thể có cơ chế đối lập nhau
Muốn chủng ngừa Vaccine đạt hiệu quả ta cần lưu ý những vấn đề sau:
_ Chọn mua vaccine phù hợp cho từng động vật muốn phòng bịnh theo từng loài. Ví dụ: như gà thả vườn đối với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì chọn Vaccin "dịch tả chịu nhiệt" 1 lọ có liều lẻ từ 20 đến 25 con là phù hợp, và cũng phù hợp cho gà thả vườn...tốt hơn dùng loại vaccine của gà công nghiệp loại liều từ 100 con trở lên, vì nó vừa phí cũng như không phù hợp với loài...
_ Chọn nhà xản xuất Vaccine có uy tín
_ Bảo quản Vaccine tốt: từ nơi bán đến lúc chủng ngừa...
_ Khi đem hòa với nước môi trường của vaccine nhớ để nhiệt độ của lọ Vaccin gần bằng với nhiệt độ môi trường là 28 đến 30 độ C tránh ánh sáng chiếu thẳng vào lọ, việc làm này là tránh "sốc" cho vaccin cũng như vật nuôi, vì thân nhiệt của vật nuôi là từ 38 đến 41 độ C.
_ Khi hòa xong cho phép chủng ngừa trông 2h, không được để lâu Vaccin sẽ mất tác dụng.
_ Dụng cụ chủng ngùa phải vô trùng:
+ Chỉ được phép hấp nhiệt hoặc luộc ở nhiệt độ cao (nước sôi hay nồi áp suất)
+ Không dùng hóa chất hay cồn để sát trùng dụng cụ. (chết Vaccin).
_ Nếu chủng bằng đường tiêm chích thì đâm kim 1 góc < 30 độ (dưới da) vì tất cả mao mạch và dây thần kinh ngoại biên tập hợp nhiều ở dưới da...
_ Nếu chủng qua niêm mạc: như cho uống hay nhỏ mắt thì cần phải quan sát kĩ để liều cho vừa đủ từng con (nhiều lúc làm với số lượng lớn không chuẩn).
* Trên đây là những nguyên tắc cơ bản chắc ai cũng nắm rõ.

** Những điều dễ mắc phải sai lầm khi chủng Vaccine không tạo được miễn dịch (tạo được Kháng thể đặc hiệu)
Kháng thể đặc hiệu: nó mang 2 ý nghĩa
_ Nó mang tính đặc hiệu: kháng thể nào thì tiêu diệt kháng nguyên ấy (nhận biết "mã" qua thụ thể gắn trên bề mặt kháng nguyên).

_ Nó mang tính hoạt lực: có độ hoạt lực (độ mạnh) đủ tiêu diệt mầm bịnh.


Nên khi chủng ngùa phải đủ liều, nếu liều thiếu thì không đáp ứng tính hoạt lực.
Ví dụ: nhiều người sợ tiêm đủ liều thì vật nuôi sẽ chậm lớn hoặc gây sinh bịnh là không đúng...!
1 lọ có 100 liều nên tiêm từ 96 đến 98 con là chính xác. vì có độ hao hụt khi tiêm chích.
Nếu tiêm lên đến 120 con là mất hết ý nghĩa, vì kháng thể không đủ độ hoạt lực...nên vẫn xảy ra bệnh là chuyện bình thường...!

Ta nên nhớ 1 điều là Kháng sinh đối lập với Vaccin, nếu trong cơ thể của động vật còn tồn dư Kháng sinh thì việc chủng ngừa Vaccin xem như là vô nghĩa..! (không có hiệu quả), Vì Vaccin là Vi trùng là Virus nhược độc khi gặp phải Kháng sinh là bị Kháng sinh tiêu diệt ngay..! Nên việc chủng ngừa xem như vô hiệu..!
_ Nên trước 5 ngay và sau 2 tuần khi chủng Vaccine cơ thể của động vật không được dùng 1 loại Kháng sinh nào cả (cơ thể sạch), nhiều bà con chúng ta nhầm chỗ này mà khi chủng Vaccin không tạo được miễm dịch.
Sau khi cơ thể tạo ra được kháng thể (mang tính chất đặc hiệu) rồi. Ta vẫn sử dụng kháng sinh bình thường để phòng trừ những bịnh khác...!
_ Trong tiêm kháng thể ta nên phối hợp với Kháng sinh, điện giải & các vitamin để hổ trợ nhau trong điều trị. (Gum & New) thường là ở gà...!

** Kết luận:
_ Trước khi chủng Vaccin cơ thể động vật phải khỏe mạnh (không dùng kháng sinh dạng bột trộn vào thức ăn hay tiêm chích Kháng sinh ít nhất là 3 ngày.

_ Sau khi chủng ngừa cơ thể con vật có biểu hiện Stress cũng không nên dùng Kháng sinh để điều trị chỉ dùng thuốc bổ để tăng sức đề kháng, ngoại trừ những con có biểu hiên bịnh thì tách riêng ra để điều trị cá thể, tránh trường hợp trộn Kháng sinh cho cả đàn ăn, Kháng sinh sẽ diệt Vaccine.
_ Để tạo ra kháng thể tốt đáp ứng được miễn dịch thì ít nhất trong 2 tuần ta không dùng Kháng sinh.
_ Một loại Vaccin nào đó được chủng nhắc nhở thì lần 1 và lần 2 không quá 21 ngày.
_ Không được chủng ngừa Vaccin trùng lập của 1 loại khi chưa quá 5 tháng.

Nên việc chủng ngừa Vaccin kép là 1 việc nên làm để đỡ tốn thời gian và có độ bảo hộ cao, việc chủng nhắc nhở là đáng nên làm, để tạo ra "kháng thể chồng kháng thể", nhưng giữa 2 lần làm của 1 loại vaccine không quá 24 ngày là tốt nhất.

Mong các đồng nghiệp và các bạn đóng góp cho.
Xin cám ơn.
Tôi xin bổ xung thế này:
1. Khi vắc xin (kháng nguyên) vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể sau 7 ngày sẽ bắt đầu sinh ra kháng thể và đạt tối đa trong vòng 15 ngày, sau đó kháng thể sẽ giảm dần. Thời hạn bảo hộ của vắc xin tùy theo từng loại có thể là 6 tháng đối với các loại vắc xin làm từ vi khuẩn (dạng keo phèn) và 1 năm đối với vắc xin làm từ vi rút (dạng nhược độc đông khô hoặc vắc xin sống). Do đó việc nhắc lại khi dùng vắc xin là hết sức cần thiết bởi vì tái chủng sẽ kích thích nhanh mạnh và tạo ra kháng thể nhiều hơn lần trước để phòng bệnh tốt hơn.( hiểu đơn giản là có kích thích thì sẽ sinh ra kháng thể )
2. Khi dùng vắc xin vẫn dùng kháng sinh bình thường vì
- Vắc xin làm từ vi khuẩn là vắc xin "đã chết" "là "xác vi khuẩn" nhưng nó có tác dụng kích thích hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh ra kháng thể. (xem thêm phần cơ chế tác dụng của các loại kháng sinh nhé)
- Vắc xin làm từ vi rút thì kháng sinh không có tác dụng
3. Vắc xin có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh kháng thể nhiều hơn so với "một liều" vì vậy các bạn không lo là phải nhắc lại khi nào cho hợp lý chỉ cần trước thời gian bảo hộ hoặc cần thiết nhắc lại nhiều lần (3 lần) trong thời kỳ nguy cơ cao của bệnh.
 
Tôi xin bổ xung thế này:
1. Khi vắc xin (kháng nguyên) vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể sau 7 ngày sẽ bắt đầu sinh ra kháng thể và đạt tối đa trong vòng 15 ngày, sau đó kháng thể sẽ giảm dần. Thời hạn bảo hộ của vắc xin tùy theo từng loại có thể là 6 tháng đối với các loại vắc xin làm từ vi khuẩn (dạng keo phèn) và 1 năm đối với vắc xin làm từ vi rút (dạng nhược độc đông khô hoặc vắc xin sống). Do đó việc nhắc lại khi dùng vắc xin là hết sức cần thiết bởi vì tái chủng sẽ kích thích nhanh mạnh và tạo ra kháng thể nhiều hơn lần trước để phòng bệnh tốt hơn.( hiểu đơn giản là có kích thích thì sẽ sinh ra kháng thể )
2. Khi dùng vắc xin vẫn dùng kháng sinh bình thường vì
- Vắc xin làm từ vi khuẩn là vắc xin "đã chết" "là "xác vi khuẩn" nhưng nó có tác dụng kích thích hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh ra kháng thể. (xem thêm phần cơ chế tác dụng của các loại kháng sinh nhé)
- Vắc xin làm từ vi rút thì kháng sinh không có tác dụng
3. Vắc xin có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh kháng thể nhiều hơn so với "một liều" vì vậy các bạn không lo là phải nhắc lại khi nào cho hợp lý chỉ cần trước thời gian bảo hộ hoặc cần thiết nhắc lại nhiều lần (3 lần) trong thời kỳ nguy cơ cao của bệnh.
Khó lựa chọn quá bác ạ ! e cũng đang phân vân k biết sao nữa ! Bác đừng tự ái nhé, vì thực sự cả bác và bác Ngọc Chí đều là bác sĩ thú y của 4rum, mà 2 nhận định lại hoàn toàn trái ngược nhau nên nông dân k biết theo ý kiến nào ! Điều e băn khoăn nhất chính là thời điểm nên chích định kỳ vacxin sao cho hiệu quả ! khó quá.
Thứ nữa là : đối với Bồ câu sinh sản, e định dùng vacxin ND-IB để nhỏ định kỳ, vậy theo bác khoảng 2-3 tháng nhỏ 1 lần liệu có ổn k !
Mong sớm nhận được lời khuyên từ bác
thanks !
 
Khó lựa chọn quá bác ạ ! e cũng đang phân vân k biết sao nữa ! Bác đừng tự ái nhé, vì thực sự cả bác và bác Ngọc Chí đều là bác sĩ thú y của 4rum, mà 2 nhận định lại hoàn toàn trái ngược nhau nên nông dân k biết theo ý kiến nào ! Điều e băn khoăn nhất chính là thời điểm nên chích định kỳ vacxin sao cho hiệu quả ! khó quá.
Thứ nữa là : đối với Bồ câu sinh sản, e định dùng vacxin ND-IB để nhỏ định kỳ, vậy theo bác khoảng 2-3 tháng nhỏ 1 lần liệu có ổn k !
Mong sớm nhận được lời khuyên từ bác
thanks !
vắc xin ND-IB dùng cho bồ câu sinh sản thì 1 năm nhỏ 2 lần
Nguyên tắc mình nói ở trên rồi cứ trích nhắc lại trước thời hạn hết hiệu lực bảo hộ. Ví dụ: hiệu lực là 6 tháng thì 3 tháng ta nhắc lại, 12 tháng thì ta 6 tháng nhắc lại. Nhưng có một số loại vắc xin như đậu thì chỉ cần chủng 1 lần mà ko cần nhắc lại vì do cơ chế miễn dịch
 
Mình cũng là người chưa có kinh nghiệm và bối rối như các bạn. Tím hiểu mãi ra được cái trang web về gia cầm này, các bạn chịu khó đăng ký tài khoản để tìm hiểu về vaccine nha: http://www.poultrymed.com/Vaccines

Nó có đầy đủ các loại vaccin gia cầm của tất cả các hãng nổi tiếng trên thế giới (kể cả Việt Nam nữa) kèm cả hướng dẫn sử dụng chính hãng. Một số loại vaccine virus nhược độc (Live Vaccines) được trộn thêm kháng sinh với mục đích bảo quản. Những loại vaccine vi khuẩn đều được khuyên ngưng dùng kháng sinh trước và sau khi sử dụng.
 
vắc xin ND-IB dùng cho bồ câu sinh sản thì 1 năm nhỏ 2 lần
Nguyên tắc mình nói ở trên rồi cứ trích nhắc lại trước thời hạn hết hiệu lực bảo hộ. Ví dụ: hiệu lực là 6 tháng thì 3 tháng ta nhắc lại, 12 tháng thì ta 6 tháng nhắc lại. Nhưng có một số loại vắc xin như đậu thì chỉ cần chủng 1 lần mà ko cần nhắc lại vì do cơ chế miễn dịch
Cám ơn bác ! Vậy là định kỳ 3 tháng e nhỏ ND-IB 1 lần là ok bác nhỉ
Mình cũng là người chưa có kinh nghiệm và bối rối như các bạn. Tím hiểu mãi ra được cái trang web về gia cầm này, các bạn chịu khó đăng ký tài khoản để tìm hiểu về vaccine nha: http://www.poultrymed.com/Vaccines

Nó có đầy đủ các loại vaccin gia cầm của tất cả các hãng nổi tiếng trên thế giới (kể cả Việt Nam nữa) kèm cả hướng dẫn sử dụng chính hãng. Một số loại vaccine virus nhược độc (Live Vaccines) được trộn thêm kháng sinh với mục đích bảo quản. Những loại vaccine vi khuẩn đều được khuyên ngưng dùng kháng sinh trước và sau khi sử dụng.
K có tiếng việt hả bác !
 
Thực sự đến giờ này tôi rất buồn....! cho những kiến thức của các bạn còn quá trẻ và non nớt...! Nông dân sẽ tin ai..và đi về đâu...!
Cám ơn và cám ơn tất cả.
Vậy chú có thể cho cháu lời khuyên cụ thể về vacxin ND-IB cho bồ câu sinh sản đc k? Cháu cám ơn !
 
Mình cũng là người chưa có kinh nghiệm và bối rối như các bạn. Tím hiểu mãi ra được cái trang web về gia cầm này, các bạn chịu khó đăng ký tài khoản để tìm hiểu về vaccine nha: http://www.poultrymed.com/Vaccines

Nó có đầy đủ các loại vaccin gia cầm của tất cả các hãng nổi tiếng trên thế giới (kể cả Việt Nam nữa) kèm cả hướng dẫn sử dụng chính hãng. Một số loại vaccine virus nhược độc (Live Vaccines) được trộn thêm kháng sinh với mục đích bảo quản. Những loại vaccine vi khuẩn đều được khuyên ngưng dùng kháng sinh trước và sau khi sử dụng.

*Tài liệu hướng dẫn sử dụng của các loại vắc-xin virus nhược độc không hề lưu ý đến việc sử dụng kháng sinh (antibiotics) trước và sau khi chủng ngừa, thậm chí một số hiệu còn trộn thêm kháng sinh với mục đích bảo quản (preservative). Dưới đây là vài ví dụ :

AE (Avian Encephalomyelitis – viêm não)
https://dl.dropboxusercontent.com/u/61445379/vaccine/AE_en.pdf
https://dl.dropboxusercontent.com/u/61445379/vaccine/tremormune.pdf

Newcastle (dịch tả gà)
https://dl.dropboxusercontent.com/u/61445379/vaccine/NDL_en.pdf

IB (Infectious Bronchitis – viêm phế quản truyền nhiễm)
https://dl.dropboxusercontent.com/u/61445379/vaccine/C78_en.pdf

*Còn đây là một ví dụ về vắc-xin vi khuẩn (bacterin) nhược độc: CRD (Mycoplasma gallisepticum – viêm đường hô hấp mãn tính). Với các loại vắc-xin như thế này, nhà sản xuất luôn khuyên ngưng sử dụng kháng sinh trước và sau khi chủng ngừa vài ngày. Điều thú vị là với loại vắc-xin này, nhà sản xuất trộn thêm cả Penicillin với mục đích bảo quản. Khi tra trên wikipedia, mình phát hiện thấy Penicillin vô hại với vi khuẩn Mycoplasma!
https://dl.dropboxusercontent.com/u/61445379/vaccine/AviproMG.pdf
http://en.wikipedia.org/wiki/Mycoplasma
 
chú chí cho cháu hỏi một vắng đề nầy làm cháu nhất đầu quá.cháu nuôi gà đá theo mô hình CN,gà cháu nuôi từ 1-1kg50 cháu mới thả ra.trong giai đoạn gà 1 ngày tuổi tới 1kg-1kg50 gà cháu ăn long cũa nhau nhiều quá,có một số con chết vì gà gập máu bu lại(hiếu kì).cháu đã thực hiện như sao:chộn khoáng vi lượng vào thức ăn.cháu cho thêm vỏ cua,óc vào.ãn rau mỗi ngay.nước gà uống cháu pha c+vitamin.ánh sáng đầy đủ.nhiệt độ và độ ẩm cháu nuôi là:nhiệt độ 28-30 đo c,độ ẩm 55-60.ga cháu nuôi vacxin đầy đủ,vì nhà cháu kế chổ bán thuốc thú y luôn.vacxin từ gà giống đến gà con cháu làm rất tốt,khâu khử trùng một tuần một lần.cháu ko biết gà cháu ăn long nhau là nguyên nhân nào nữa.chú chí giúp cháo với nha.cháu cảm ơn trước.vấn đề nầy rất nhiều hộ nuôi gà ở chổ cháu hây gập.
 
Úi cha, tiêu ròai.bay ga trước lúc 3 ngay mia new f ma hok co, ng ban thuốc nói dùng laxota cung vay, va 2 tuần sau cung dùng laxota, vậy là sai lầm tai hại rồi, bày mới no được 7ngay cũng mới vaccine laxota, h co cach nào khắc phục k?
Cho mình hỏi, nếu mình chi co 50con ga, ma vaccine la liều 100 con, vậy mình làm thế nào, chi dùng 1 nửa lo vaccine thôi à?
 
Chào chú Chi !
Cho cháu xin hỏi vài câu ạ....
Con gà rung cháu vừa mua của người đi bẫy về và đang thuần được khoản 1 tuần. Hôm kia cháu thấy gà có triệu chứng khó thở nhưng ko để ý lắm, rùi hôm qua nge gà sặc và thở ra tiếng cót két... cót két như mấy đứa nhỏ thổi kèn vậy.... cháu chạy ra xem thì thấy lưỡi và cả ống khí quản sung to lòi ra ngoài như gà đang ngậm con mồi vậy....
cháu xin hỏi gà cháu bị bệnh gì? có chưa được ko ? và có lây lan ko ạ ?
cháu có hình gà đây ạ
Agriviet.Com-IMG_2112_zpsee83e200%255B1%255D%255B1%255D.jpg

Agriviet.Com-IMG_2116_zpsd22d362b%255B1%255D%255B1%255D.jpg
 


Back
Top