Cơ chế về kháng nguyên - kháng thể & cách chủng ngừa

Phần 1 Cơ chế Kháng nguyên-Kháng thể.
Thưa các bạn đồng nghiệp cùng ACE trên diễn đàn Agriviet.com.
Theo sự yêu cầu của một số bạn, tôi xin viết bài : " Cơ chế Kháng nguyên-Kháng thể & Cách chủng ngừaVaccine đạt hiệu quả".
* Trước tiên ta cần nắm rõ về 1 số cơ chế chung để dễ hiểu hơn: (tôi viết tóm tắt dễ hiểu, không dùng nhiều thuật ngữ về chuyên ngành).
+ Kháng nguyên: là 1 chất lạ khi xâm nhập vào cơ thể, có thể là (Protein, hóa chất, chất lạ, mầm bệnh...) gây mẫn cảm hay gây bịnh cho cơ thể đó là Kháng nguyên... mà cái ta cần nói đến là Vaccine (trong việc chủng ngừa). Vậy Vaccine cũng là một dạng thuộc về Kháng nguyên.
Nên ta xem Vaccine là một dạng... Kháng nguyên
+ Kháng thể: Là chất mà cơ thể sản sinh ra chống lại một vật lạ, khi vật lạ đó xâm nhập vào cơ thể. Ta gọi chất đó là Kháng thể.
- Kháng thể sinh ra để tiêu diệt vật lạ xâm nhập vào cơ thể, trong đó có Vaccine.
Trong cơ thể đã có kháng thể bảo hộ của 1 loại vaccine nào đó rồi, mà tiếp tục tiêm loại vaccin đó vào nữa là bị tiêu diệt ngay, phản tác dụng.
* Cơ chế giữa Kháng nguyên và Kháng thể là đối lập nhau hoàn toàn, nếu có cái này thì không có cái kia hoặc là không có cả hai.(Không có cả 2, ý là cơ thể không có Kháng thể bảo hộ cho một loại Kháng nguyên nào đó).
* Kháng thể bảo hộ của loại nào thì tiêu diệt được Kháng nguyên của loại đó .
- Kháng thể bảo hộ là gì: là chất mà cơ thể sinh ra cao nhất (độ bảo hộ) để đáp ứng miễn dịch về 1 bịnh nào đó.
- Muốn có Kháng thể bảo hộ một bệnh nào đó, thì ta dùng Vaccine (Kháng nguyên) chủng vào cơ thể để sản sinh ra Kháng thể có độ bảo hộ của bịnh đó.
- Thời gian để sản sinh ra Kháng thể bảo hộ là 3 tuần đến không quá 4 tuần.
*Khi cơ thể đã có Kháng thể bảo hộ (độ bảo hộ) của một bịnh nào đó thì sẽ đáp ứng miễn dịch của bịnh đó, thời gian không quá 6 tháng, 1 năm hay lâu hơn nữa, là do Kháng thể đặc trưng của từng loại.
* Ứng dụng cơ chế KN-KT:
- Kiểm tra trong huyết thanh để xác định việc chủng ngừa có tạo được Kháng thể bảo hộ của 1 loại Vaccin nào đó đã chủng.
- Kiểm tra huyết thanh để nhận biết con vật chứa mầm bịnh nào ( chứa Kháng nguyên gây bịnh), trong việc chẩn đoán bịnh để lập Kháng sinh đồ.
- Đưa kháng nguyên (Vaccine) vào cơ thể để xác định cơ thể động vật có mắc bịnh đó không (chỉ cần 5 đến 10 cá thể để chẩn đoán toàn đàn... mắc bịnh gì.)
** NHỮNG VẤN ĐỀ CÁC BẠN BỊ NHẦM:
+ Thời gian Kháng thể còn độ bảo hộ của 1 bịnh nào đó vẫn còn, mà các bạn chủng tiếp Vaccin của bịnh đó nữa là vô ích mà tai hại vô cùng là cơ chế bị triệt tiêu giữa cơ chế KN & KT nên cơ thể không sản sinh ra kháng thể bảo hộ...!
Ví dụ: chủng ngừa Vaccine dịch tả gà lần 1 cách lần 2 là 40 ngày, 2 tháng, 3 tháng 4 tháng..! Chúng triệt tiêu nhau.
Tôi nghe rất nhiều bạn nói rằng ta chủng nhắc nhở liên tục như vậy để nâng cao sức đề kháng (Kháng thể) là sự nhầm lẫm tai hại vô cùng..!
- Nếu muốn chủng 1 Vaccine nào đó theo cách nhắc nhở để nâng cao độ bảo hộ cho kháng thể nào đó, thì giữa 2 lần không nên quá 21 ngày, nếu muộn nhất không quá 30 ngày.Tốt nhất là 18 đến 21 ngày.
+ Vì kháng thể sản sinh ra cao nhất là ở ngày 21 đến dưới 30 ngày. Nếu sau 30 ngày còn tái chủng cùng 1 loại Vaccin là cơ chế chúng diệt nhau...!
* Do vậy hiện nay ở gà có KTG (kháng thể gà) để trung hòa và tiêu diệt 2 Virus không có thuốc chữa đó là Newcastle và Gumboro.
Nếu ACE nào thấy gà có biểu hiện 2 bịnh trên thì ta nên dùng KTG để trung hòa và tiêu diệt mầm bịnh rất hiệu quả.Chỉ có 2 bịnh đó trên gà thôi, còn những bịnh khác thuộc Vi trùng thì dùng Kháng sinh để điều trị, dùng Kháng thể là không có hiệu quả cao
+ Phần 2:
Cách chủng ngừa Vaccin đạt hiệu quả
Khi Kháng nguyên & Kháng thể có cơ chế đối lập nhau, muốn chủng ngừa Vaccine đạt hiệu quả ta cần lưu ý những vấn đề sau:
- Chọn mua vaccine phù hợp cho từng động vật muốn phòng bịnh theo từng loài.
Ví dụ: như gà thả vườn đối với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì chọn Vaccin "dịch tả chịu nhiệt" 1 lọ có liều lẻ từ 20 đến 25 con là phù hợp, và cũng phù hợp cho gà thả vườn...tốt hơn dùng loại vaccine của gà công nghiệp loại liều từ 100 con trở lên, vì nó vừa phí cũng như không phù hợp với loài...
- Chọn nhà xản xuất Vaccine có uy tín- Bảo quản Vaccine tốt: từ nơi bán đến lúc chủng ngừa... Khi đem hòa với nước môi trường của vaccine nhớ để nhiệt độ của lọ Vaccin gần bằng với nhiệt độ môi trường là 28 đến 300C tránh ánh sáng chiếu thẳng vào lọ, việc làm này là tránh "sốc" cho vaccin cũng như vật nuôi, vì thân nhiệt của vật nuôi là từ 38 đến 41 độ C.
- Khi hòa xong cho phép chủng ngừa trong 2h, không được để lâu Vaccin sẽ mất tác dụng.
- Dụng cụ chủng ngùa phải vô trùng:
+ Chỉ được phép hấp nhiệt hoặc luộc ở nhiệt độ cao (nước sôi hay nồi áp suất).
+ Không dùng hóa chất hay cồn để sát trùng dụng cụ. (chết Vaccin).
- Nếu chủng bằng đường tiêm chích thì đâm kim 1 góc < 30 độ (dưới da) vì tất cả mao mạch và dây thần kinh ngoại biên tập hợp nhiều ở dưới da... Kim dài 32mm.
- Nếu chủng qua niêm mạc: như cho uống hay nhỏ mắt thì cần phải quan sát kĩ để liều cho vừa đủ từng con (nhiều lúc làm với số lượng lớn không chuẩn).
* Trên đây là những nguyên tắc cơ bản chắc ai cũng nắm rõ.
** Những điều dễ mắc phải sai lầm khi chủng Vaccine không tạo được miễn dịch (tạo được Kháng thể bảo hộ).
Kháng thể bảo hộ:
nó mang 2 ý nghĩa.
- Nó mang tính đặc hiệu: kháng thể nào thì tiêu diệt kháng nguyên ấy (nhận biết "mã" qua thụ thể gắn trên bề mặt kháng nguyên...chìa nào thì khóa ấy).
- Nó mang tính hoạt lực: có độ hoạt lực (độ mạnh) đủ tiêu diệt mầm bịnh.
Nên khi chủng ngùa phải đủ liều, nếu liều thiếu thì không đáp ứng tính hoạt lực.
Ví dụ: nhiều người sợ tiêm đủ liều thì vật nuôi sẽ chậm lớn hoặc gây sinh bịnh là không đúng...!1 lọ có 100 liều nên tiêm từ 96 đến 98 con là chính xác. vì có độ hao hụt khi tiêm chích.Nếu tiêm lên đến 120 con là mất hết ý nghĩa, vì kháng thể không đủ độ hoạt lực...nên vẫn xảy ra bệnh là chuyện bình thường...!
Ta nên nhớ 1 điều là Kháng sinh đối lập với Vaccin, nếu trong cơ thể của động vật còn tồn dư Kháng sinh thì việc chủng ngừa Vaccin xem như là vô nghĩa..! (không có hiệu quả), Vì Vaccin là Vi trùng là Virus nhược độc khi gặp phải Kháng sinh là bị Kháng sinh tiêu diệt hoặc làm yếu vaccine ..!
Nên việc chủng ngừa xem như vô hiệu và phản tác dụng.
- Nên trước 5 ngay và sau 2 tuần khi chủng Vaccine cơ thể của động vật không được dùng 1 loại Kháng sinh nào cả (cơ thể sạch), nhiều bà con chúng ta nhầm chỗ này mà khi chủng Vaccin không tạo được miễm dịch (độ bảo hộ).
Sau khi cơ thể tạo ra được kháng thể (mang tính chất bảo hộ) rồi...ta vẫn sử dụng kháng sinh bình thường để phòng trừ những bịnh khác...!
- Trong tiêm kháng thể ta nên phối hợp với Kháng sinh, điện giải & các vitamin để hổ trợ nhau trong điều trị. (Gum & New) thường là ở gà...!
** Kết luận:
- Thời tiết và nhiệt độ cũng có ảnh hưởng rất lớn trong việc tiêm phòng, nên chon lúc thời tiết tốt, tránh tiêm phòng trong thời tiết khắc nghiệt như mưa bão và lúc nắng gắt có nhiệt độ cao.
- Tốt nhất là buổi sáng từ 7h đến 10h, buổi chiều 15h đến 17h.
- Vacine đã pha hay đen ra khỏi nơi bảo ôn, nên tiêm trong 2h là tốt nhất.
- Trước khi chủng Vaccin cơ thể động vật phải khỏe mạnh (không dùng kháng sinh dạng bột trộn vào thức ăn hay tiêm chích Kháng sinh ít nhất là 3 ngày.
- Sau khi chủng ngừa cơ thể con vật có biểu hiện Stress cũng không nên dùng Kháng sinh để điều trị chỉ dùng thuốc bổ để tăng sức đề kháng, ngoại trừ những con có biểu hiên bịnh thì tách riêng ra để điều trị cá thể, tránh trường hợp trộn Kháng sinh cho cả đàn ăn, Kháng sinh sẽ diệt Vaccine.
- Để tạo ra kháng thể tốt đáp ứng được miễn dịch thì ít nhất trong 2 tuần ta không dùng Kháng sinh.
- Một loại Vaccin nào đó được chủng nhắc nhở thì lần 1 và lần 2 không quá 21 ngày.
- Không được chủng ngừa Vaccin trùng lập của 1 loại khi chưa quá 5 tháng.Nên việc chủng ngừa Vaccin kép là 1 việc nên làm để đỡ tốn thời gian và có độ bảo hộ cao, việc chủng nhắc nhở là đáng nên làm, để tạo ra "kháng thể chồng kháng thể", nhưng giữa 2 lần làm của 1 loại vaccine không quá 24 ngày là tốt nhất.
Mong các đồng nghiệp và các bạn đóng góp cho.
Xin cám ơn.
 


Last edited by a moderator:
UP

Kháng sinh là thuốc để tiêu diệt mầm bệnh là vi khuẩn. Vaccin bản chất là virus nhược độc hoặc các vaccin thế hệ mới ngày nay thì chỉ có yếu tố kháng nguyên thôi chứ ko có nhân vậy kháng sinh không thể tiêu diệt được vaccin đâu bác ạ. Còn về nguyên nhân vì sao người ta khuyến cáo ko dùng chung vc với kháng sinh thì em chưa tìm hiểu. Mong có Pro nào chỉ giáo cho với ạ.
 


Kháng sinh là thuốc để tiêu diệt mầm bệnh là vi khuẩn. Vaccin bản chất là virus nhược độc hoặc các vaccin thế hệ mới ngày nay thì chỉ có yếu tố kháng nguyên thôi chứ ko có nhân vậy kháng sinh không thể tiêu diệt được vaccin đâu bác ạ. Còn về nguyên nhân vì sao người ta khuyến cáo ko dùng chung vc với kháng sinh thì em chưa tìm hiểu. Mong có Pro nào chỉ giáo cho với ạ.

Bản thân của Vaccin được bào chế từ vi trùng hoặc vi rút được làm yếu đi (phương pháp bào chế cũ), khi gặp KHÁNG SINH gần như bị tiêu diệt hoàn toàn..!
* Còn theo phương pháp điều chế Vaccin mới hiện nay, người ta sao chép 1 đoạn mã protein của vi trùng hay vi rút, để điều chế ra vaccin nhanh hơn & kinh tế hơn, tuy rằng ko có nhân, (nhược độc)...chúng yếu ko gây bệnh, nhưng Khi gặp kháng sinh chúng cũng gần như mất hết bản chất của 1 Kháng nguyên gây bệnh...
Vì chúng là vật lạ (Vaccin) khi xâm nhập vào cơ thể có bề mặt kháng nguyên lạ gần giống như con vi trùng hay vi rút gây bịnh, thì Kháng sinh sẽ tiêu diệt chúng ngay...(Thụ thể bề mặt của Vaccin (Kháng nguyên) mã nó gần giống như vi trùng vi rút gây bệnh, là Kháng sinh chúng sẽ nhận diện ra ngay...& bị tiêu diệt hoặc làm yếu đi...!).

** Chúng ta chủng ngừa là cần 1 Kháng thể đặc hiệu, mới chống lại mầm bệnh được... còn chủng ngừa mà tạo ra Kháng thể ko đặc hiệu thì vô tình giống như 1 đội quân có danh mà ko có lực, khi gặp giặc là thua ngay...!

Vậy muốn có Kháng thể đặc hiệu thì cần phải có Kháng nguyên đủ mạnh (Vaccin đủ mạnh)...!

Cũng chính vì điều đó mà Người chăn nuôi mắc sai lầm là vừa chủng Vaccin xong, thấy con vật buồn, không nhanh nhẹn, ít ăn hơn...bèn lấy Kháng sinh ra để trộn vào thức ăn hay nước uống...! Vậy bàn thân của Vaccin đâu còn đủ mạnh để cơ thể tạo ra được kháng thể ĐẶC HIỆU..??? Dù là có chủng ngừa nhưng thực tình là nối giáo cho giặc là vậy...!
... Theo bạn thì sao...???
 
Last edited by a moderator:
Em chăn nuôi không dùng kháng sinh cho vật nuôi? Nhưng em thắc mắc là liệu 1 năm có nên cho uống 1 vài đợt kháng sinh không bác?
Có phải nên uống lúc giao mùa không bác?
Uống thì uống kháng sinh loại nào tốt cho con vật đẻ hả bác?
 
Em chăn nuôi không dùng kháng sinh cho vật nuôi? Nhưng em thắc mắc là liệu 1 năm có nên cho uống 1 vài đợt kháng sinh không bác?
Có phải nên uống lúc giao mùa không bác?
Uống thì uống kháng sinh loại nào tốt cho con vật đẻ hả bác?

Bạn có thể dùng Kháng sinh cho vật nuôi vào những lúc thời tiết bất lợi, giao mùa...nhằm mục đích phòng bịnh là tốt.
Thường Ks tổng hợp hay có những thành phần không tốt ảnh hưởng đến hình thành (vỏ trứng, teo lép buồng trứng, niêm mạc dạ con & sừng tử cung bị chai hoá, phôi yếu, hoạt lực tinh trùng yếu...), đó là:
_ Sunpamic
_ Dexa...
_ Oxytetramycin, Chloramphenicol....
......
Vài dòng chia sẻ cùng bạn.
 
Last edited by a moderator:
Chào BS Chí
Em có vấn đề nhờ BS tư vấn dùm. Hiện em đang cho heo ăn thức ăn lên men, nay em tính trộn khoáng đa vi lượng vào cùng thức ăn và đem đi ủ men ( như vậy sẽ tiện và tiết kiệm thời gian hơn là mỗi lần cho ăn thì trộn vào). Nhưng em không biết khi ủ men Các khoáng đa vi lượng có bị mất hay thay đổi chất lượng không?
Em có đọc bài của bác thấy rất hay và từ trước tới nay em đều đã chủng vaccin sai bét nên thất bại hoài. Nay em mong BS nhín thời gian lên một lịch dùng thuốc KS và vaccin để cho em và các người chưa biết làm theo.
Cám Ơn BS Chí
 
Chào anh Chí,
Em có thắc mắc về vấn để tiêm vaccine bại huyết cho Thỏ như sau:
- Chu kì thỏ mang thai 28-30 ngày. Vậy nếu em tiêm vaccine từ ngày thứ 21 khi đang mang thai có ảnh hưởng gì không anh? Thỏ con chắc cũng có khả năng miễn dịch từ mẹ?
- Thỏ sau khi tiêm vaccine 05 ngày, tiến hành phối giống. Vậy nếu thỏ mang thai ngay sau khi phối giống thì lượng vaccine đã tiêm vào 5 ngày trước có ảnh hưởng gì đến thai không?
Mong anh giúp đỡ trả lời thắc mắc của em. Em đã gọi điện đến nơi bán thuốc nhưng không ai biết để trả lời cả.
Cảm ơn anh nhiều!
 
Chào bạn
hangtran751
Đây là 1 câu hỏi hết sức thú vị, nó đã đi sâu vào chuyên môn, có rất nhiều bạn học xong ĐH rồi vẫn còn mơ hồ & mù tịt trong vấn đề này...!
* Tôi sẽ nói rõ về tiêm ngừa Vaccine cho động vật nuôi trong thời gian nào là tốt nhất & đối với động vật cái "đã" mang thai rồi thì nên tiêm vào thời kì là tốt nhất.
.........
a/ Đối với động vật nuôi, lúc còn non:
_ Tùy theo từng giống, loài & cũng tùy theo bản chất của từng loại Vaccine do từng nhà sản xuất cho phép. Nhưng điểm chung đối với động vật còn non là:
_ Giai đoạn tập ăn: là giai đoạn tiêm phòng đạt hiệu quả nhất. Lúc đó cơ thể của động vật đã trưởng thành, đã đủ điều kiện sản sinh ra Kháng thể tốt nhất...!
Ví dụ:
Gà là từ ngày thứ 3, heo là từ ngày thứ 18, chó là cuối tháng thứ 2, bê-nghé ở cuối tháng thứ 2...
* Nhưng có những Vaccin cho phép đối với động vật sơ sinh sau 3h vẫn tiến hành chủng ngừa đươc..như: Ma-răc đối với gà, Pet Vac (dịch tả heo của Mĩ)...những Vaccin loại này thường là ít & chưa chắc đã tạo ra được kháng thể cao (đặc hiệu) đủ để chống lại mầm bịnh...

b/ Đối với động vật cái mang thai (có chửa):
_ Tốt nhất là nên tiêm ngừa cho gia súc cái trước 21 ngày khi phối giống, để cơ thể của gia súc cái đáp ứng được miễn dịch...rồi mới phối giống.
_ Riêng trường hợp là những đại gia súc như Trâu, Bò, Ngựa... có thời gian mang thai gần và trên 10 tháng, ta nên tiêm ngừa vào lúc gia súc mang thai ở tháng cuối, nhưng phải đáp ứng là trước 21 ngày khi gia súc sinh con. Trong thời gian 21 ngày đó đã đủ miễn dịch cho mẹ & con khi chào đời...!

** Nhưng so sánh giữa con vật tập ăn & thai, thì độ đáp ứng miễn dịch của con vật non tốt hơn con vật còn ở trong bào thai.
*** Điều cần chú ý:
_ Ta nên hạn chế tiêm phòng vaccin lúc thú mang thai, vì những nguyên nhân sau:
+ Chỉ tốt cho gia súc mẹ, nhưng đối với con hoàn toàn không tốt lắm, nguyên nhân khi được mẹ truyền qua nhau thai, bào thai lúc bấy giờ cơ thể chưa phát triển đầy đủ, để nhận biết & tạo ra được kháng thể đặc hiệu, nhất là giai đoạn bào thai ở những tháng đầu đời..(chó tháng thứ 1, heo tháng thứ 2, bò tháng thứ 3...).
+ Đôi khi bào thai còn nhầm lẫn mã (thụ thể) gắn trên bề mặt Kháng nguyên là tốt (có lợi), vì nghĩ là của mẹ truyền cho...!!!
Nên khi ra đời chúng nó không nhận diện được mầm bịnh, xem (mầm bịnh) là người thân...!
+ Có những trường hợp cơ thể mẹ mẫn cảm với Vaccine nên dễ bị sẩy thai (sinh non)...!

** Vậy ta khẳng định là:
_ Muốn có khảng thể (đặc hiệu) thì cơ thể của vật nuôi phải đủ trưởng thành, nên tiêm phòng ở gia súc tập ăn & trước khi phối giống cho mẹ ít nhất là 21 ngày...!
**********
Xin ý kiến của các thầy & đồng nghiệp góp ý cho...!
 

Last edited by a moderator:
BS Chí em có hỏi một BS thú y khác ổng nói vậy nè anh xem dùm
1. Các nhà khoa học sản xuất vacxin có thể từ con vi khuẩn, vi rút nhược độc, nhưng cũng có thể từ một phần cơ thể của nó, như từ một đoạn gen nào đó chẳng hạn (vacxin tái tổ hợp gen).

2. Trong phần lớn các trường hợp, kháng sinh không diệt được vi rút, cho dù nó là nhược độc, nếu sản xuất từ gen thì lại chẳng có ý tác dụng gì.

3. Miễn dịch được hình thành tốt nhất khi cơ thể gia súc, gia cầm khỏe. Nếu tiêm vacxin khi chúng đang bị đúng bệnh đó thì dịch càng xảy ra nhanh hơn, mạnh hơn.

4. Dịch bệnh có thể xảy ra từ từ, nghĩa là một số con nhiễm mầm bệnh, số khác lại chưa (Dịch tả lợn, Dịch tả vịt, *****…). Một số bệnh lại xảy ra rất nhanh, chỉ trong vòng vài ngày cả đàn bị (Tai xanh, Tụ huyết trùng cấp tính…).

5. Kháng sinh chỉ có tác trong vòng 6 – 12 – 24 giờ, một số nếu được bào chế đặc biệt và với hàm lượng cao có thể kéo dài 48 – 72 giờ (Oxytetracyclin).

Bởi vậy, trong thực tế sản xuất, để đàn gia súc, gia cầm có miễn dịch cao nhất cần dùng vacxin như sau:

1. Đối với bệnh vi khuẩn: Cho cả đàn ăn/uống kháng sinh 3 ngày để diệt vi khuẩn cơ hội và tránh stress do vacxin, nghỉ 1 – 2 ngày rồi dùng vacxin là tốt nhất. Riêng đối với bệnh ***** heo mãn tính, vừa tiêm vacxin ***** 2 lần cách nhau 5 – 7 ngày và dùng kháng sinh (Doxytyl-F) với thuốc bổ trợ (Calci-Mg-B6 và Phar-nalgin C) sẽ cho kết quả tốt nhất.

2. Đối với bệnh vi rút: Cho cả đàn ăn/uống kháng sinh trước, trong và sau khi dùng vacxin (3 ngày), tức là hôm qua dùng kháng sinh với điện giải vitamin, hôm nay tiếp tục dùng và sử dụng vacxin, mai tiếp tục dùng kháng sinh thêm 01 ngày. Trong một số trường hợp, pha lẫn kháng sinh (Enroseptyl-L.A, 1ml/5 – 10kgP) với vacxin đông khô (Dịch tả lợn, Dịch tả vịt…), tất nhiên dùng cả dung dịch sinh lý để pha loãng vacxin cho hiệu quả cao nhất. Chi tiêm 01 mũi vacxin với kháng sinh, còn vẫn cho cả đàn ăn/uống 3 ngày kháng sinh như trên (kháng sinh không đối kháng với Enroseptyl-L.A).

Tóm lại:

- Muốn xử lý ổ dịch vi rút, cần tiêm ngay vacxin vào ổ dịch, kết hợp dùng kháng sinh diệt vi khuẩn bội nhiễm và thuốc bổ trợ để tăng lực, hạ sốt.

- Muốn xử lý ổ dịch vi khuẩn, cần dùng kháng sinh trước, sau 1 – 2 ngày dùng vacxin. Riêng đối với bệnh ***** heo, dùng cả 2 cùng lúc hiệu quả càng cao.

- Trong điều kiện bình thường, đảm bảo đàn gia súc, gia cầm khỏe rồi dùng vacxin là hiệu quả nhất. Ví dụ không ai dùng vacxin vào lúc nóng nhất (giữa trưa hè) hoặc lúc lạnh nhất.
 
Đôi dòng đến với
mr_dangnguyen....Theo tôi bạn phải tuân theo cái gọi là "cơ chế đối kháng của Kháng nguyên & Kháng thể", về mặt đối kháng của chúng.
Còn bản chất của Kháng sinh, khi sử dụng thì tồn tại ở các bộ phận như Gan, Thận ít nhất là trên 2 đến 5 ngày mới đào thải hết được. Mà Kháng sinh bản chất của chúng được điều chế để tiêu diệt mầm bịnh...vật lạ, hay 1 tế bào lạ xuất hiện gây rối loạn trao đổi chất.. (gây bệnh), còn cơ chế tiêu diệt như thế nào...(quá dài có thể bạn đã biết & tự tìm hiểu...).
* Khi cho uống hoặc tiêm kháng sinh vào cơ thể, thuốc sẽ tìm đến cơ quan nơi nào có tế bào lạ (vật lạ xuất hiện), để nhận biết được vật lạ hay tế bào lạ đó bằng cách nhận biết mã của chúng gắn trên bề mặt của Kháng nguyên (tế bào lạ vật lạ). Vậy Thụ thể của Kháng nguyên chính là cái mã mà Kháng sinh cần tìm & nhận biết...!
Khi Ks (kháng sinh) đã tìm đúng mã đó, thì lập tức đưa ra phương thức tiêu diệt. Còn tiêu diệt như thế nào thì do bản chất của thuốc mà nhà bào chế đưa ra cho phù hợp & an toàn đối với cơ thể sống...có nhiều phương thức tiêu diệt, nhưng chủ yếu là:
_ Kháng khuẩn hay là Tĩnh khuẩn (2 cơ chế chính) ...và còn nhiều cách khác nữa...
**
* Vậy bản thân của Vaccin là gì khi phải đối mặt với Ks...? cho dù có sao chép lại gen của Vi trùng hay Vi rút...gì đi nữa thì nó vẫn là vật lạ khi xâm nhập cơ thể...!
Khi vật lạ đó bị Ks bao vây tiêu diệt...hỏi chúng có còn đủ mạnh để cơ thể tạo ra 1 Kháng thể đặc hiệu hay không...?

*** Chúng ta chủng ngừa là cần cái Kháng thể đặc hiệu,

_ Còn chủng ngừa mà Kháng nguyên bị yếu đi (Vaccine bị yếu đi) thì cơ thể tạo ra Kháng thể đủ để gọi là Đặc hiệu hay không...?
Chính vì lẽ đó chúng ta nhầm khi không nắm vững về mặc Bản chất & cơ chế của chúng, nên chúng ta đã sai nhầm, đã biết bao nhiêu người đã bỏ tiền ra tiêm phòng rồi mà "tiền mất mà vật nuôi cũng đội nón từ giã ra đi..."..!
Nói nhỏ 1 điều với bạn là, khi sử dụng thuốc có chứa Đề xa..., Sunfamicd....thì cơ chế bao vây mầm bịnh của thuốc đối với mầm bịnh rất lâu...!

*********************************
Xin bạn cảm phiền, tôi chỉ nêu ra cái ý đó để tôi và bạn cùng nhìn lại, nhiều lúc tôi cảm thấy không muốn tranh luận nữa...Nên phương pháp bí truyền của Ông Bs nào đó hay thì bạn cứ học.
Tiêu chí của tôi là : " Phòng bệnh hơn chữa bệnh", giống như mọi người ai cũng muốn dùng " Rau sạch & thực phẩm sạch" vậy.
Cám ơn bạn đã quan tâm.
 
Em thì không có tranh luận gì hay nói BS sai, em chỉ tìm hiểu thêm để sau này còn biết mà tránh. Lúc trước đâu có ai nói cho em biết cái vụ là tiêm vaccin là không được dùng kháng sinh, nên cứ quất ầm ầm, nay nghe anh nói nên mới tìm hiểu kỹ để mà áp dụng theo
Xin lỗi nếu có làm anh buồn lòng
 
Em thì không có tranh luận gì hay nói BS sai, em chỉ tìm hiểu thêm để sau này còn biết mà tránh. Lúc trước đâu có ai nói cho em biết cái vụ là tiêm vaccin là không được dùng kháng sinh, nên cứ quất ầm ầm, nay nghe anh nói nên mới tìm hiểu kỹ để mà áp dụng theo
Xin lỗi nếu có làm anh buồn lòng
Luôn đề cao học hỏi. Like bác. Trước e cũng hok biết cứ đang tiêm Vacxin mà cứ dùng kháng sinh đều mãi khi vào diễn đàn mới biết. Ngu thía chứ :)
 
Cảm ơn chú vì bài viết rất bổ ích. Chú cho cháu hỏi vấn đề này với ạ. Cháu bắt lợn giống về nuôi, vì mua của người dân nên có nhà tiêm vacxin, có nhà ko. Thì mình tiêm thế nào để tốt nhất? Lợn chưa chủng lần nào thì lần đầu tiên có nên chủng mũi đa giá không?
 
Cảm ơn chú vì bài viết rất bổ ích. Chú cho cháu hỏi vấn đề này với ạ. Cháu bắt lợn giống về nuôi, vì mua của người dân nên có nhà tiêm vacxin, có nhà ko. Thì mình tiêm thế nào để tốt nhất? Lợn chưa chủng lần nào thì lần đầu tiên có nên chủng mũi đa giá không?

Bạn nên hỏi rõ chủ nhà đã tiêm phòng loại Vaccin nào rồi, nếu chưa tiêm phòng, bạn nên tiêm theo đúng lịch . Còn không biết thì nên tiêm nhắc lại 1 lần, nếu thời gian đó chưa quá 30 ngày.
 
Đôi dòng đến với
mr_dangnguyen....Theo tôi bạn phải tuân theo cái gọi là "cơ chế đối kháng của Kháng nguyên & Kháng thể", về mặt đối kháng của chúng.
Còn bản chất của Kháng sinh, khi sử dụng thì tồn tại ở các bộ phận như Gan, Thận ít nhất là trên 2 đến 5 ngày mới đào thải hết được. Mà Kháng sinh bản chất của chúng được điều chế để tiêu diệt mầm bịnh...vật lạ, hay 1 tế bào lạ xuất hiện gây rối loạn trao đổi chất.. (gây bệnh), còn cơ chế tiêu diệt như thế nào...(quá dài có thể bạn đã biết & tự tìm hiểu...).
* Khi cho uống hoặc tiêm kháng sinh vào cơ thể, thuốc sẽ tìm đến cơ quan nơi nào có tế bào lạ (vật lạ xuất hiện), để nhận biết được vật lạ hay tế bào lạ đó bằng cách nhận biết mã của chúng gắn trên bề mặt của Kháng nguyên (tế bào lạ vật lạ). Vậy Thụ thể của Kháng nguyên chính là cái mã mà Kháng sinh cần tìm & nhận biết...!
Khi Ks (kháng sinh) đã tìm đúng mã đó, thì lập tức đưa ra phương thức tiêu diệt. Còn tiêu diệt như thế nào thì do bản chất của thuốc mà nhà bào chế đưa ra cho phù hợp & an toàn đối với cơ thể sống...có nhiều phương thức tiêu diệt, nhưng chủ yếu là:
_ Kháng khuẩn hay là Tĩnh khuẩn (2 cơ chế chính) ...và còn nhiều cách khác nữa...
**
* Vậy bản thân của Vaccin là gì khi phải đối mặt với Ks...? cho dù có sao chép lại gen của Vi trùng hay Vi rút...gì đi nữa thì nó vẫn là vật lạ khi xâm nhập cơ thể...!
Khi vật lạ đó bị Ks bao vây tiêu diệt...hỏi chúng có còn đủ mạnh để cơ thể tạo ra 1 Kháng thể đặc hiệu hay không...?

*** Chúng ta chủng ngừa là cần cái Kháng thể đặc hiệu,

_ Còn chủng ngừa mà Kháng nguyên bị yếu đi (Vaccine bị yếu đi) thì cơ thể tạo ra Kháng thể đủ để gọi là Đặc hiệu hay không...?
Chính vì lẽ đó chúng ta nhầm khi không nắm vững về mặc Bản chất & cơ chế của chúng, nên chúng ta đã sai nhầm, đã biết bao nhiêu người đã bỏ tiền ra tiêm phòng rồi mà "tiền mất mà vật nuôi cũng đội nón từ giã ra đi..."..!
Nói nhỏ 1 điều với bạn là, khi sử dụng thuốc có chứa Đề xa..., Sunfamicd....thì cơ chế bao vây mầm bịnh của thuốc đối với mầm bịnh rất lâu...!

*********************************
Xin bạn cảm phiền, tôi chỉ nêu ra cái ý đó để tôi và bạn cùng nhìn lại, nhiều lúc tôi cảm thấy không muốn tranh luận nữa...Nên phương pháp bí truyền của Ông Bs nào đó hay thì bạn cứ học.
Tiêu chí của tôi là : " Phòng bệnh hơn chữa bệnh", giống như mọi người ai cũng muốn dùng " Rau sạch & thực phẩm sạch" vậy.
Cám ơn bạn đã quan tâm.
Thưa bác Chí em xin có đôi dòng muốn gửi đến bác. Qua các bài viết của bác em biết bác là một bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết tuy nhiên bài viết về kháng nguyên, kháng thể này của bác em nghĩ có vài điểm không hợp lý.
Thứ nhất: Kháng sinh có thể tiêu diệt Vaccin làm Vaccin mất tác dụng. Điều này ko thể đúng trong trường hợp vaccin có bản chất là virus vì trong các cơ chế tiêu diệt kháng nguyên của kháng sinh em ko hề thấy có cơ chế nào tác động được tới virus làm vaccin cả. Cụ thể như sau:
+ ức chế chuyển hóa acid folic. cơ chế này thực chất là ức chế tổng hợp acid nucleic của mầm bệnh làm mầm bệnh ko thể nhân lên trong cơ thể. Điều này ko làm ảnh hưởng gì tới vaccin vì virus làm vaccin là virus bất hoạt hay làm yếu đi khi đi vào cơ thể bản thân nó cũng đã mất khả năng sinh sôi nảy nở rồi.
+ức chế tổng hợp acid nucleic. cơ chế này giống cơ chế ở trên.
+tổn thương màng tế bào. Virus có màng tế bào đâu mà làm tổn thương.
+ức chế tổng hợp thành tế bào. Virus ko có cấu tạo tế bào nên ko cần tổng hợp thành tế bào.
+ức chế tổng hợp protein. virus bất hoạt thì làm gì còn tổng hợp đc protein mà ức chế.
Thứ hai: là khái niệm về "kháng thể đặc hiệu" thực ra thì ko có khái niệm khác thể đặc hiệu chắc là bác đang muốn nói tới "miễn dịch đặc hiệu". Miễn dịch đặc hiệu là ghi nhớ kháng nguyên, tạo kháng thể tiêu diệt đúng kháng nguyên. mong muốn. Bác nói "Còn chủng ngừa mà Kháng nguyên bị yếu đi (Vaccine bị yếu đi) thì cơ thể tạo ra Kháng thể đủ để gọi là Đặc hiệu hay không...?" em không hiểu yếu với mạnh ở đây là nghĩa làm sao. khi tiêm vaccin vào cơ thể người ta chỉ quan tâm tới việc vaccin đó có yếu tố kháng nguyên mong muốn để các tế bào lympho dựa vào đó mà nhận biết đó là kháng nguyên cần tiêu diệt. yếu tố kháng nguyên là dấu hiệu đặc trưng để nhận diện kháng nguyên giống như kiểu dấu vân tay ở người vây. virus gây bệnh cúm H5N1 có nhiều yếu tố kháng nguyên nhưng trong đó có 2 yếu tố kháng nguyên đặc trưng để nhận diên là H5 và N1 khi cần nhận diện virus gây bệnh cúm H5N1 cơ thể chỉ cần dựa vào sự có mặt của 2 yếu tố kháng nguyên này. chính cơ chế này tạo ra sự đặc hiệu.
 
Thưa bác Chí em xin có đôi dòng muốn gửi đến bác. Qua các bài viết của bác em biết bác là một bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết tuy nhiên bài viết về kháng nguyên, kháng thể này của bác em nghĩ có vài điểm không hợp lý.
Thứ nhất: Kháng sinh có thể tiêu diệt Vaccin làm Vaccin mất tác dụng. Điều này ko thể đúng trong trường hợp vaccin có bản chất là virus vì trong các cơ chế tiêu diệt kháng nguyên của kháng sinh em ko hề thấy có cơ chế nào tác động được tới virus làm vaccin cả. Cụ thể như sau:
+ ức chế chuyển hóa acid folic. cơ chế này thực chất là ức chế tổng hợp acid nucleic của mầm bệnh làm mầm bệnh ko thể nhân lên trong cơ thể. Điều này ko làm ảnh hưởng gì tới vaccin vì virus làm vaccin là virus bất hoạt hay làm yếu đi khi đi vào cơ thể bản thân nó cũng đã mất khả năng sinh sôi nảy nở rồi.
+ức chế tổng hợp acid nucleic. cơ chế này giống cơ chế ở trên.
+tổn thương màng tế bào. Virus có màng tế bào đâu mà làm tổn thương.
+ức chế tổng hợp thành tế bào. Virus ko có cấu tạo tế bào nên ko cần tổng hợp thành tế bào.
+ức chế tổng hợp protein. virus bất hoạt thì làm gì còn tổng hợp đc protein mà ức chế.
Thứ hai: là khái niệm về "kháng thể đặc hiệu" thực ra thì ko có khái niệm khác thể đặc hiệu chắc là bác đang muốn nói tới "miễn dịch đặc hiệu". Miễn dịch đặc hiệu là ghi nhớ kháng nguyên, tạo kháng thể tiêu diệt đúng kháng nguyên. mong muốn. Bác nói "Còn chủng ngừa mà Kháng nguyên bị yếu đi (Vaccine bị yếu đi) thì cơ thể tạo ra Kháng thể đủ để gọi là Đặc hiệu hay không...?" em không hiểu yếu với mạnh ở đây là nghĩa làm sao. khi tiêm vaccin vào cơ thể người ta chỉ quan tâm tới việc vaccin đó có yếu tố kháng nguyên mong muốn để các tế bào lympho dựa vào đó mà nhận biết đó là kháng nguyên cần tiêu diệt. yếu tố kháng nguyên là dấu hiệu đặc trưng để nhận diện kháng nguyên giống như kiểu dấu vân tay ở người vây. virus gây bệnh cúm H5N1 có nhiều yếu tố kháng nguyên nhưng trong đó có 2 yếu tố kháng nguyên đặc trưng để nhận diên là H5 và N1 khi cần nhận diện virus gây bệnh cúm H5N1 cơ thể chỉ cần dựa vào sự có mặt của 2 yếu tố kháng nguyên này. chính cơ chế này tạo ra sự đặc hiệu.
Cám ơn sự chia sẻ của bạn.
Cơ thể sống của người & động vật có 2 cơ chế miễn dịch;
- Miễn dịch dịch thể (miễn dịch tự nhiên)
- Miễn dịch qua trung gian tế bào (do kháng nguyên giúp kháng thể tạo nên).
* Bản chất của Virus là tấn công vào nhân của tế bào, nên toàn bộ kháng sinh (thuốc) không đi vào nhân của tế bào, nên Ks ko có thể diệt được virus...điều đó là hiển nhiên..!
- Nếu thuốc có đi vào được nhân của tế bào, nhưng không có nhà dược học nào, bào chế ra dược chất để diệt Virus ở trong nhân tế bào, nếu diệt được Virus ẩn nấp trong tế bào chẳng khác nào chúng ta phá hủy hàng loạt tế bào...làm sao cơ thể còn sống được...!
_ Thuốc đi vào nhân của tế bào làm gây ngộ độc nhân...& còn nhiều yếu tố khác như gây ra đột biến gen...gây ra các tế bào lạ (tế bào Ung thư) vì các mã của ADN & ARN bị ngộ độc gây ra rối loạn, mất, lặp, đảo đoạn...nguy hiểm vô vùng...!
_ Chính cái khôn ngoan & tàn độc của Virus là chui vào nhân, ăn nhân của tế bào sinh sản ồ ạt trong nhân của tế bào, phá vỡ tế bào chui ra ngoài...thành 1 đội quân hùng mạnh để gây bệnh...!
_ Lớp lớp ở ngoài bào tương..lớp lớp ở trong ở trong nhân sinh sản...Không có kháng sinh nào tiêu diệt cho hết...! (pó tay).
**** Virus & Vi trùng đều có nhân:
_ Vi trùng có cấu trúc hoàn hảo hơn, chúng có cả ADN & ARN
_ Riêng Virus chỉ có 1 đoạn ARN mà không có ADN
+ Nếu không có nhân chúng sinh sản bằng cách nào...hả bạn..? Tái sinh chồi sao..? Vậy đợi đến lúc nào mới đủ số lượng để gây bệnh...?
****
Riêng vấn đề bào chế Vaccin hiện đại hiện nay đối với Virus, người ta lấy 1 đoạn mã của ARN sao chép đoạn mã đó để điều chế cho nhanh, không lấy nguyên con, nên không có nhân...và làm yếu đi không gây bệnh được, còn nếu có chui cào nhân của tế bào, thì chúng cũng không sinh sản được...!
_ Lúc đầu Virus xâm nhập vào cơ thể vẫn còn ở ngoài Bào tương, Kháng sinh có thể tiêu diệt chúng 1 cách hoàn toàn, nhưng lúc đó Virus có số lượng ít, chưa đủ làm cho cơ thể gây bệnh...đến khi chúng đến giai đoạn sinh sản thì chui vào nhân của tế bào...nhân lên hàng loạt, đến khi số lượng Virus đủ để gây bệnh, thì thuốc chỉ đủ diệt được Viruts ở ngoài bào tương...chứ còn số lượng Virus vào trong nhân tế bào để sinh sản làm sao Ks tiêu diệt được....?
* Cũng chính vì lẽ đó mà Kháng huyết thanh ra đời để cứu sống được 1 số bệnh như:
_ Bệnh Dại (chó) ở người.
_ Bệnh Gum ở gà
_ Bệnh Newcastle (dịch tả) ở gà, riêng bệnh dịch tả heo thì chưa điều chế được hay là nhiều lí do về vấn đề về kinh tế hay là lí do về dịch tể...nhiều nguyên nhân sâu xa mà viện Hàn lâm không cho phép. Chủ yếu là mạng sống của con người là quý giá nhất.
* Riêng đối với ADS (Sida) là vấn đề nan giải...con Virus này rất thông minh, chúng đổi mã gen ARN liên tục...nên có điều chế thuốc hoặc Kháng huyết thanh đưa vào cơ thể ...cả 2 cũng không nhận ra mã của chúng để tiêu diệt..!
Vì khi ADS nhận diện có điều bất lợi cho mình thì liền đổi mã, nên thuốc & Kháng huyết thanh cũng đành bó tay. Việc nhận diện mà bạn nói giống như nhận diện vân tay, chính là mã gắn lên Thụ thể trên bề mặt Kháng nguyên.
***
Kết luận ngắn gọn là lâu nay chúng ta thường nói là đối Với Virus là không có thuốc chữa...là vậy..!
_ Nhưng ko phải vậy, kháng sinh tiêu diệt được, nhưng đến khi phát bệnh mà trúng phải Virus là cả bên trong tế bào & ngoài huyết tương đầy Virus...diệt bên ngoài bào tương thì còn bên trong nhân tế bào...! Cơ thể sống không còn đủ để duy trì sự sống.!

" Phòng bệnh hơn chữa bệnh"

* Muốn có kháng thể mang tính chất đặc hiệu cần phải có Kháng nguyên đủ đáp ứng về số lượng cũng như về thời gian.
* Vậy cơ thể khi tiếp nhận 1 Kn lạ, thì lập tức các bạch cầu bao vây tiêu diệt, tế bào Lympho B làm nhiệm vụ chính, từ đó cơ thể tạo ra được cơ chế miễn dịch.
* Còn tính đặc hiệu là: đủ độ mạnh (giống như 1 mầm bệnh ở ngoài thực tế) & và nhận diện đúng mầm bệnh.
Ví dụ:
_ Tiêm vaccine dịch tả, thì tạo ra kháng thể dịch tả, còn độ hoạt lực gây bệnh thì giống như con virus dịch tả sống tự do ở ngoài môi trường.
Nên khi tạo ra được kháng thể có độ mạnh đủ chống lại mầm bệnh thật. Vậy tính Đặc hiệu ở đây là độ hoạt lực & nhận diện đúng mầm bệnh. Cái chủ yếu là hoạt lực.
Nếu
một kháng nguyên bị yếu đi thì cơ thể có tạo được kháng thể có đủ độ hoạt lực (độ mạnh) không.? Đây chính là vấn đề thứ 1.
Còn vấn đề thứ 2:
* Bản chất của Kháng sinh là tìm diệt & bao vây.
_ Khi cơ thể bị tổn thương ở tế bào hay 1 vật lạ xâm nhập, thì lập tức Ks di chuyển & tập trung đến nơi đó nhiều nhất để làm nhiệm vụ.
_Vậy tiêm Vaccine vào cơ thể, chính là vât lạ đã xâm nhập cơ thể, mà trong cơ thể có mặt của Kháng sinh, sẽ bị Ks tiêu diệt & bao vây làm cho độ hoạt lực (độ mạnh) Virus yếu đi là do nhũng nguyên nhân:
+ Về mặt thời gian: Thời gian của virus có hạn định nhất định, khi khu trú vào cơ thể...sẽ bị cơ thể đào thải. Vậy không đủ thời gian để cơ thể tạo ra kháng thể, vì có mặt Ks bao vây & diệt đi...mà khi bị bao vây thì Vaccin bị nhốt ở bên trong còn Bạch cầu thì ở bên ngoài...vậy chúng có yếu đi không..?
_Nếu trong cơ thể có Ks liên tục, thì thời gian lưu trú của Vaccin ngắn lại & bị đào thải.
_ Cái cơ chế: sưng, nóng, đỏ đau....biểu hiện ra bên ngoài & cơ thể nhiệt tăng lên (phát sốt) bên trong...là biểu hiện tốt độ hoạt lực của Vaccin. (Vì bạch cầu chúng đang tấn công virus). Biểu hiện này không hoặc xảy ra yếu đi vì có mặt của Kháng sinh đang bao vây....thì độ hoạt lực của Vaccine không đủ đáp ứng, cũng chính vì lẽ đó mà tạo ra Kháng thể không mang tính Đặc hiệu.
* Tôi đã nhắc nhỏ là Sunfamicd & Dexa....
tồn tại rất lâu.
Hãy thực tế đi, khi chúng ta học thì phải biết xâu chuỗi lại....mới thấy hết được cái hay bí ẩn bên trong, còn lí thuyết chưa xâu chuỗi lại được...dễ hỏng...!
* Chính vì thiếu hiểu biết mà khi chủng Vaccine đã vô tình làm yếu đi độ hoạt lực (độ mạnh) và thời gian của Vaccin ngắn lại, nên cơ thể không tạo ra được Kháng thể mang tính Đặc hiệu.
******
Ở thực tế, nhiều bà mẹ đem em bé đi tiêm phòng Vaccin, về nhà thấy em bé ho, sốt, chảy nước mũi thì đi mua vài liều thuốc cảm uống vô để con mình khỏe trở lại....là điều tai hại vô cùng...! Đúng ra ta phải làm hạ sốt giảm đau bằng cách tăng sức đề kháng như: chườm đá là hạ sốt thân thể, cho uống nước chanh, phòng ở mát mẻ là được...tăng chế độ dinh dưỡng...
 
Last edited by a moderator:
Cám ơn sự chia sẻ của bạn.
Cơ thể sống của người & động vật có 2 cơ chế miễn dịch;
- Miễn dịch dịch thể (miễn dịch tự nhiên)
- Miễn dịch qua trung gian tế bào (do kháng nguyên giúp kháng thể tạo nên).
* Bản chất của Virus là tấn công vào nhân của tế bào, nên toàn bộ kháng sinh (thuốc) không đi vào nhân của tế bào, nên Ks ko có thể diệt được virus...điều đó là hiển nhiên..!
* Muốn có kháng thể mang tính chất đặc hiệu cần phải có Kháng nguyên đủ đáp ứng về số lượng cũng như về thời gian.
* Vậy cơ thể khi tiếp nhận 1 Kn lạ, thì lập tức các bạch cầu bao vây tiêu diệt, tế bào Lympho B làm nhiệm vụ chính, từ đó cơ thể tạo ra được cơ chế miễn dịch.
* Còn tính đặc hiệu là: đủ độ mạnh (giống như 1 mầm bệnh ở ngoài thực tế) & và nhận diện đúng mầm bệnh.
Ví dụ:
_ Tiêm vaccine dịch tả, thì tạo ra kháng thể dịch tả, còn độ hoạt lực gây bệnh thì giống như con virus dịch tả sống tự do ở ngoài môi trường.
Nên khi tạo ra được kháng thể có độ mạnh đủ chống lại mầm bệnh thật. Vậy tính Đặc hiệu ở đây là độ hoạt lực & nhận diện đúng mầm bệnh. Cái chủ yếu là hoạt lực.
Nếu
một kháng nguyên bị yếu đi thì cơ thể có tạo được kháng thể có đủ độ hoạt lực (độ mạnh) không.? Đây chính là vấn đề thứ 1.
Còn vấn đề thứ 2:
* Bản chất của Kháng sinh là tìm diệt & bao vây.
_ Khi cơ thể bị tổn thương ở tế bào hay 1 vật lạ xâm nhập, thì lập tức Ks di chuyển & tập trung đến nơi đó nhiều nhất để làm nhiệm vụ.
_Vậy tiêm Vaccine vào cơ thể, chính là vât lạ đã xâm nhập cơ thể, mà trong cơ thể có mặt của Kháng sinh, sẽ bị Ks tiêu diệt & bao vây. Cho dù Ks ko tiêu diệt được Virus nhưng vẫn làm cho độ hoạt lực (độ mạnh) Virus yếu đi là do nhũng nguyên nhân:
+ Về mặt thời gian: Thời gian của virus có hạn định nhất định, khi khu trú vào cơ thể...sẽ bị cơ thể đào thải. Vậy không đủ thời gian để cơ thể tạo ra kháng thể, vì có mặt Ks bao vây...mà khi bị bao vây thì Vaccin bị nhốt ở bên trong còn Bạch cầu thì ở bên ngoài...vậy chúng có yếu đi không..?
_Nếu trong cơ thể có Ks liên tục, thì thời gian lưu trú của Vaccin ngắn lại & bị đào thải.
_ Cái cơ chế: sưng, nóng, đỏ đau....biểu hiện ra bên ngoài & cơ thể nhiệt tăng lên (phát sốt) bên trong...là biểu hiện tốt độ hoạt lực của Vaccin. (Vì bạch cầu chúng đang tấn công virus). Biểu hiện này không hoặc xảy ra yếu đi vì có mặt của Kháng sinh đang bao vây....thì độ hoạt lực của Vaccine không đủ đáp ứng, cũng chính vì lẽ đó mà tạo ra Kháng thể không mang tính Đặc hiệu.
* Tôi đã nhắc nhỏ là Sunfamicd & Dexa....
tồn tại rất lâu.
Hãy thực tế đi, khi chúng ta học thì phải biết xâu chuỗi lại....mới thấy hết được cái hay bí ẩn bên trong, còn lí thuyết chưa xâu chuỗi lại được...dễ hỏng...!
* Chính vì thiếu hiểu biết mà khi chủng Vaccine đã vô tình làm yếu đi độ hoạt lực (độ mạnh) và thời gian của Vaccin ngắn lại, nên cơ thể không tạo ra được Kháng thể mang tính Đặc hiệu.
******
Ở thực tế, nhiều bà mẹ đem em bé đi tiêm phòng Vaccin, về nhà thấy em bé ho, sốt, chảy nước mũi thì đi mua vài liều thuốc cảm uống vô để con mình khỏe trở lại....là điều tai hại vô cùng...! Đúng ra ta phải làm hạ sốt giảm đau bằng cách tăng sức đề kháng như: chườm đá là hạ sốt thân thể, cho uống nước chanh, phòng ở mát mẻ là được...tăng chế độ dinh dưỡng...
Hay quá. Like chú nhiều
 
Hay quá. Like chú nhiều
Bài viết anh có sửa đổi và viết thêm...em nhớ đọc lại nhé...
Cố gắng học càng nhiều thì sẽ sáng ra, học tài liệu thú y chưa đủ thì học & nghiên cứu thêm tài liệu của Nhân Y & bạn bè...em nhé.
 
Thank bác chí nhiều bài của bác phân tích rất khoa học và dễ hiểu
Em cũng xin hỏi bác 1 chút , heo nhà em có 1 căn bệnh thấy mọi người nói là viêm da vi rút bệnh này bây giờ rất phổ biến ở các trại
Biểu hiện da heo có nhiều chấm đỏ giống như bị ghẻ nhiều con bị nặng đỏ hết cả người , sử dụng kháng sinh là khỏi. nhưng vấn đề là đàn heo nào mua về cũng bị cho dù chuồng đã khử trùng quyét vôi và nghỉ chuồng 2 tháng
Vậy anh giúp em hiểu biết thêm về căn bệnh này và có cách gì có thể loại trừ hẳn căn bệnh này không
Cám ơn anh nhiều
 
Thank bác chí nhiều bài của bác phân tích rất khoa học và dễ hiểu
Em cũng xin hỏi bác 1 chút , heo nhà em có 1 căn bệnh thấy mọi người nói là viêm da vi rút bệnh này bây giờ rất phổ biến ở các trại
Biểu hiện da heo có nhiều chấm đỏ giống như bị ghẻ nhiều con bị nặng đỏ hết cả người , sử dụng kháng sinh là khỏi. nhưng vấn đề là đàn heo nào mua về cũng bị cho dù chuồng đã khử trùng quyét vôi và nghỉ chuồng 2 tháng
Vậy anh giúp em hiểu biết thêm về căn bệnh này và có cách gì có thể loại trừ hẳn căn bệnh này không
Cám ơn anh nhiều
.

Loại bệnh này tôi thấy rất phổ biến, nhất là ở heo nái
Theo tôi là bệnh viêm da thường thôi, cũng dễ chữa...
Nguyên nhân là heo thiếu Kẽm nên biểu bì da cứ bong tróc, lớp biểu bì bên ngoài không đủ bền vững che chắn dẫn đến da dễ bị tổn thương gây viêm.
Cách chữa trị:
_ Làm vệ sinh sạch sẽ, tránh độ ẩm ướt của chuồng, nên sát trùng thường xuyên.
_ Trộn bột Sunfat Kẽm (bột kẽm) giống như hạt đường hơi vàng nhạt & rất đắng. Chúng ta trộn theo khẩu phần ăn cho 1 con heo nái là 1/4 thìa cà phê cho 1 bữa ăn. Cho heo mẹ ăn thường xuyên khoảng 3 tháng/năm.
Thiếu kẽm đối với động vật nuôi à làm cho biểu bì bị bong tróc da sinh ghẻ sần sùi, móng chân hay bị nứt, heo mẹ dễ bị sẩy thai...(ít ai chú ý vấn đề này).
_ Dùng Ivermectin thuốc trị kí sinh trùng nội ngoại để diệt con ghẻ 15 - 18 cc/ con heo nái.
_ Dùng Kháng sinh: Ampicoli.., amox,....để tri. chừng 3 lần là hết ngay.
Nhưng chú ý là trộn bột kẽm bổ sung vào thức ăn.[/QUOTE]
 


Back
Top