Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi

Nguyên văn "Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m3 lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá"

Các bác có biết ở đâu bán giòi (dòi) chỉ cho em với ạ? Em ở Hà Nội, có trang trại,cần nguồn cung cấp giòi để làm thức ăn cho gia cầm ạ!

Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi


Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá.


Ấu trùng của ruồi, nhặng gọi là dòi. Dòi sử dụng thức ăn là phân tươi của vật nuôi, sinh sản cực nhanh, nuôi nhân tạo rất đơn giản, bà con nhà nông đều có thể tự làm.
Thành phần dinh dưỡng trong dòi rất phong phú: protein thô 56-63% (bình quân 59,5%), chất béo thô 13%, tro 7%, đường 3,1% là thức ăn giàu protein, thành phần dinh dưỡng ngang ngửa với bột cá Pêru. Dòi tươi sống có hàm lượng protein 15%, chất béo thô 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá, đồng thời là thức ăn sống tốt nhất, có giá thành thấp nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá trình, lươn, ếch, cá song, ba ba, rùa…
Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá. Có một gia đình nông dân, dùng lồng tre nuôi dòi, với 14 lồng mỗi ngày sản xuất được 30kg dòi sống, đủ nuôi 1.000 con ba ba. Nếu nuôi dòi trở thành một chuỗi sinh học để sản xuất thức ăn, giá thành nuôi ba ba giảm gần một nửa, năng suất lại tăng gấp bội.
Nuôi dòi có 2 khâu quan trọng: nuôi ruồi bố mẹ và gây nuôi dòi thành phẩm, kỹ thuật khác nhau nhiều. Nhưng nuôi dòi chỉ để làm thức ăn thì không cần nuôi ruồi bố mẹ, mà sử dụng ruồi bố mẹ trong thiên nhiên để đẻ trứng, rồi nuôi thành dòi, đỡ tốn kém hơn nhiều.

Trích đoạn :
Thùng Bug Barrack kích thước 240x80x40cm, hoạt động được hơn nửa tháng nay:





Thức ăn là phân bò tươi và hỗn hợp hèm-xác mì. Mỗi ngày cho vào khoảng 15.000 con giống (ấp từ 30 ổ trứng trong 7 ngày). Từ vài ngày nay đã bắt đầu cho thu hoạch khoảng 500-600g/ngày. Nhộng đen thu được có kích thước nhỏ, có lẽ do thùng nuôi còn trong quá trình ổn định và mình cũng cho tụi nó ăn chưa đủ. Mỗi ngày mình hớt bớt lớp dư chất trên cùng để lọc đem bón rau, và giúp giữ cho lớp dư chất trong thùng không dày lên quá nhanh, chỉ ở mức trên dưới 20cm.
Khi thùng hoạt động ổn định mình sẽ thông báo tiếp.

@ANH AQ101: Mai hay mốt em post hình cách gắn bìa cac tông thu trứng nhé.

Hai chuồng lưới. Một nửa lộ thiên, một nửa có tôn che mưa nắng. Mỗi chuồng có kích thước khoảng 2x4x2m. Kéo ống tưới phun sương (dùng béc tưới lan). Khi có nắng thì tưới 2h một lần, mỗi lần vài chục giây, làm đọng nước trên lá và vách lưới để ruồi uống và làm tăng độ ẩm bên trong.

Hướng nào có gió lùa phải che bớt lại, hạn chế ruồi đẻ lung tung trên vách lưới, góc lưới.


Trong chuồng cần trồng cây để có chỗ ruồi đậu và ổn định độ ẩm.

Thùng chứa nhộng đen (80x80x40cm), được che mưa che nắng tuyệt đối, mỗi ngày cho vào đó 1kg nhộng đen.

Xô thu trứng: chứa những thứ bốc mùi càng hôi càng tốt (ruột, đầu cá, máu heo, đầu tôm, phân heo...), treo các mảnh cac tông lên vách xô, cách lớp rác bên dưới khoảng 5cm. Trứng được thu hằng ngày vào chiều tối, cho vào hộp nhựa phun ẩm trong 40-45h sau đó cho vào thùng chứa thức ăn. Sau 5-6 ngày mới trút vào bể nuôi (đang nuôi ấu trùng). Nếu trứng chưa nở mà trút vào bể nuôi, ấu trùng trong đó sẽ xơi luôn trứng.
 


Last edited by a moderator:
Bác Thuỷ Canh:
Tôi tìm đọc trên Internet. Nhiều lắm, nhưng mình đọc phải tóm lược
lại các ý chính. Hầu hết tác giả là nghiệp dư, nuôi chơi thôi .
Cách họ làm thùng nuôi tôi thấy cũng chưa hay, nhưng vì họ mua
thùng bán sẵn, chứ không tự thiết kế và làm trại nuôi chuyên nghiệp,
nên ta chỉ tham khảo thôi, chứ không học theo .
*
Tôi rất thích nuôi các loại côn trùng như giun, dế, giòi, cào cào,
vân vân, vì chúng là bậc thang để tôi tiến tới các loài máu lạnh,
và các loài máu lạnh là mục tiêu chăn nuôi của tôi.
*
Bạn kmnhi:
Tôi gắng coi trang lưới của bạn. Phỏng dịch như sau:
RLĐ đòi hỏi nhiệt độ và độ ẩm đúng thì mới giao phối, đẻ, và nở giòi
Sau mấy tháng, chúng tôi (BioSystem Design - Thiết kế Hệ thống Sinh Vật)
mới vớ được (chốt được, đóng đinh được) điều kiện để làm việc này.
*
Độ cao là yếu tố có hại cho RLĐ sinh đẻ. Nhiều nghiên cứu kết luận RLĐ
không sinh đẻ ở độ cao 1 nghìn tư mét, hay 1 nghìn rưởi mét (Đà Lạt, VN)
nhưng kết luận ở Bogota là phải 2 nghìn Sáu trăm mét .
*
Nhiệt độ Bogota không tốt (hơn 19 độ C) và thiếu ánh nắng soi thẳng,
là điều kiện rất quan trọng cho giao phối. Ở đó, tệ nhất một ngày trung
bình có gần 4 giờ nắng rọi thẳng, và tốt nhất một ngày trung bình được
6 giờ rọi nắng.
*
Để khắc phục khó khăn trên, chúng tôi phải làm nhà kính, để giữ nhiệt
độ từ 27 độ rưỡi đến 37 độ rưỡi, là nhiệt độ RLĐ đẻ trứng nhiều nhất .
*
Sau mấy tuần lễ thí nghiệm với nhiệt độ và độ ẩm, chúng tôi tự hào và
tự tin nói rằng, có thể điều khiển hoành cảnh tối ưu cho RLĐ đẻ ở
bất cứ nơi đâu.
*
Thằng cha này viết văn quá kém: mở đầu, thân bài và kết luận bài thì
cãi nhau . Mở bài nói nhiệt độ và độ ẩm, nhưng thân bài, thì không có
độ ẩm, mà lại có độ cao và giờ chiếu nắng, và kết luận thì không có
nắng, mà độ ẩm thì lướt qua mà không có con số . Cũng có thể cậu khoe
khoang hơn tư liệu cậu kiếm được. Cái độ cao thì thật vô tích sự.
Ai lại leo lên núi cao mà nuôi RLĐ kia chứ? Mà Đà Lạt cao trên nghìn
mét sao? Đó là Hoàng Liên Sơn, Fansipan chứ!
*
Tóm lại, dựa vào bài này, ta có thể thấy điều kiện của ta thừa nhiệt
độ, độ ẩm, và giờ chiếu sáng. Ta phải tìm cách bớt chúng đi.
*
 


Hì hì, thói quen đọc không chừa chữ nào khi quơ được cái gì đó để đọc of baby đã bổ sung được phần còn thiếu đây:
Trong bài viết mà bác anhmytran dịch thì bác thiếu 1 điều là sau khi ruồi đẻ thì họ dùng lồng ấp để ấp trứng.
Và trong 1 bài viết khác thì có nêu rõ:
Độ ẩm lý tưởng cho sự phát triển của ấu trùng dòi là 70%
Độ ẩm mà ruồi mẹ cần để đẻ trừng thì trong khoảng 30% tới 90%

The larvae tolerate saturated conditions well but large larvae lose weight at approximately 1% per hour at 75.5% relative humidity. As expected, the rate of water loss increases with decreasing relative humidity. Smaller larvae are more susceptible to water loss, losing approximately 1.5% body weight per hour at 75.5% RH.” <= đoạn này thì mình ko chắc dịch được chính xác nên nhờ mọi người giúp vậy.

Tuy ruồi trưởng thành thích ánh sáng nhưng ấu trùng thì ngược lại. Nếu ánh sáng chiếu vào khu vực nuôi chúng thì chúng có xu hướng chui xuống dưới và vì vậy lớp thức ăn bề mặt (từ 6 - 7 inch) ít được chúng tiêu thụ.

Trả bài cho chú Trung nè. Dr.Paul Olivier là 1 trong những nhà nghiên cứu sâu về RLĐ đó chú.
http://blacksoldierflyblog.com//wp-content/uploads/2009/05/Bioconversion-Paul-Olivier.pdf
http://www.esrla.com/pdf/Brazil.pdf
http://www.esrint.com/pages/bioconversion.html

Hôm nay hơi xỉn và hơi mệt mỏi với đời nên bi giờ đi ngủ đây. Ko tìm tòi gì nữa đâu. Để mai làm tiếp vậy (^_^,)
 
Thưa,
Cám ơn rất nhiều bác anhmytran, kmnhi và em baby_plm. Tui có lên Net tìm về RLĐ và cũng đọc được 1 ít, nay được thêm ý kiến mấy bác, cũng như mấy địa-chỉ để vào tìm, càng đọc càng thích.

Có điều nầy, khuyết-điểm lớn của cá-nhân tui là rất chậm tiếp-nhận những điều được truyền-đạt. Chỉ riêng về thủy-canh thôi, cũng mất tui không dưới 4 năm để tui có thể nói là mình đã tự-tin, sau khi tui đã đọc khoảng 10 quyển về kỹ-thuật trồng nầy. Sau nầy, tui nhận ra khuyết-điểm của tui là :
- Cùng 1 đề-tài, các tác-giả có cách trình-bày khác nhau, nên có khi tui "hiểu" ông nầy, mà "không hiểu" ông kia! Đó là lý-do tại sao khi học điều gì, tui luôn cực nhọc, vất vả hơn người khác.
- Chưa bao giờ tui nói : Đã có tài-liệu về đề-tài nầy rồi, bạn đưa tôi thêm làm gì? Không đâu, nếu chưa hiểu, và vẫn còn hứng-thú với, thì tui vẫn say mê đọc, rồi chính tay thực-hiện.
Lần nữa, cám ơn quý bạn thật nhiều. Vậy là nhờ quý bạn giúp, tui đã khá quen với giống ruồi nầy rồi, nhưng chưa thấm vào đâu, chỉ có thể nói càng tìm hiểu càng thích.
Riêng với bạn baby_plm : - Khả-năng đọc, hiểu Anh-văn của bạn hơn tui nhiều lắm!
Thân.
 
Last edited:
Các ấu trùng chịu được bão hòa các điều kiện tốt nhưng ấu trùng lớn bị mất trọng lượng vào khoảng 1% / giờ ở 75,5% độ ẩm tương đối. Theo dự kiến, tỷ lệ tăng giảm thất thoát nước với độ ẩm tương đối. Nhỏ hơn ấu trùng là dễ bị mất nước, mất khoảng 1,5% trọng lượng cơ thể / giờ tại RH 75,5%. "
em dịch ra giúp bac rồi dóa!
The larvae tolerate saturated conditions well but large larvae lose weight at approximately 1% per hour at 75.5% relative humidity. As expected, the rate of water loss increases with decreasing relative humidity. Smaller larvae are more susceptible to water loss, losing approximately 1.5% body weight per hour at 75.5% RH
 
Last edited by a moderator:
Các ấu trùng chịu được bão hòa các điều kiện tốt nhưng ấu trùng lớn bị mất trọng lượng vào khoảng 1% / giờ ở 75,5% độ ẩm tương đối. Theo dự kiến, tỷ lệ tăng giảm thất thoát nước với độ ẩm tương đối. Nhỏ hơn ấu trùng là dễ bị mất nước, mất khoảng 1,5% trọng lượng cơ thể / giờ tại RH 75,5%. "
em dịch ra giúp bac rồi dóa!
The larvae tolerate saturated conditions well but large larvae lose weight at approximately 1% per hour at 75.5% relative humidity. As expected, the rate of water loss increases with decreasing relative humidity. Smaller larvae are more susceptible to water loss, losing approximately 1.5% body weight per hour at 75.5% RH

Thưa bạn,
Bạn gởi tin nhắn cho tui, nhưng bạn lại không muốn nhận hồi đáp. Vậy nhân đây xin thưa với bạn :
- Tui cũng chưa biết con Ruồi và con Dòi nầy. Tui cũng như bạn, nhờ quý bạn trên D/đàn giúp thôi.

Đoạn trên tui hiều là :
"Các ấu-trùng giỏi chịu đựng các tình-trạng bão-hòa, trừ ấu-trùng lớn bị giảm-trọng khoảng 1%/1 giờ ở ẩm-độ khoảng chừng 75.5%. Như chúng ta biết, lượng nước bị mất tỷ-lệ-nghịch với ẩm-độ".

Câu sau thì tui lại hiểu nghĩa ngược lại với câu trên :
"Ấu-trùng nhỏ dễ bị mất nước hơn, khoảng 1,5% trọng-lượng cơ-thể/1 giờ ở ẩm độ tương-đương 75.5%".

Tui bị lấn-cấn như vậy nên khi tìm hiểu tui rất chậm-chạp, luộm-thuộm... Vậy khi bạn đọc các ý của tôi , xin đọc với sự cảnh-giác, bởi đúng sai không có gì bảo-đãm.
Thân ái.
 
Last edited:
@namhaithancong: Hình như bạn đem nó qua google dịch phải không? Không phải chê nhưng google dịch thì ... chỉ là word by word - tương đối khó hiểu. Mà mình thì muốn dịch cho chuẩn và hay.
@Thủy-Canh: Đọc phần dịch của chú thì cháu thấy chuẩn quá rồi. Không còn gì để bàn cãi.
Tiếng anh của cháu chỉ lỏm bỏm chút thôi chú ah. Ít đem ra xài nên cũng củ chuối lắm. Con mà vừa tìm vừa dịch tài liệu để viết đầy 1 trang A4 thì mất cả buổi trời lận chú ơi. (>"<)
Còn cái mà chú nói thì không hẳn là khuyết điểm mà có thể là một ưu điểm đó chứ. Mấy nhà nghiên cứu nhiều khi chả ông nào chịu ông nào cho nên cứ uýnh lộn nhau chan chát. Cứ ghi nhận hết rồi từ từ sàn lọc lại thì mới chính xác và hiểu sâu - nhớ kỹ được. Nhiều khi bản thân con chẵng làm được điều này (tính con hơi bất cẩn)
 
Hì hì, thói quen đọc không chừa chữ nào khi quơ được cái gì đó để đọc of baby đã bổ sung được phần còn thiếu đây:
Trong bài viết mà bác anhmytran dịch thì bác thiếu 1 điều là sau khi ruồi đẻ thì họ dùng lồng ấp để ấp trứng.
Tôi có thói quen khác: Không dịch đầy đủ, mà chỉ lấy ý thôi.
*
Tôi không dịch câu: ". . . trứng thu nhặt được trong hoàn
cảnh nhà kính được ấp trong lồng ấp" vì nó chẳng mấy có ý
nghĩa. Nếu nó nói lồng ấp có độ ẩm, nhiệt độ bao nhiêu, và
cách thức ăn mấy centimet thì tôi mới dịch.
*
 

Hầu hết tác giả là nghiệp dư, nuôi chơi thôi .
Cách họ làm thùng nuôi tôi thấy cũng chưa hay, nhưng vì họ mua
thùng bán sẵn, chứ không tự thiết kế và làm trại nuôi chuyên nghiệp,
nên ta chỉ tham khảo thôi, chứ không học theo .
*
trời vậy là ông anhmytran chưa tham khảo kỹ trang wed mình đưa rồi, ở trang đó, coi từ đầu đến cuối mình thầy họ tự thiết kế mấy cái thùng nuôi cho đến nhà lưới chứ đâu phải họ mua đâu, tuy nhiên họ mới thí nghiệm nên kô chuyên nghiệp là phải rồi sao nói được. có tài liệu cho mình tham khảo và học theo là tốt quá rồi còn trông đợi gì nữa.

Bạn kmnhi:
Tôi gắng coi trang lưới của bạn. Phỏng dịch như sau:
RLĐ đòi hỏi nhiệt độ và độ ẩm đúng thì mới giao phối, đẻ, và nở giòi
Sau mấy tháng, chúng tôi (BioSystem Design - Thiết kế Hệ thống Sinh Vật)
mới vớ được (chốt được, đóng đinh được) điều kiện để làm việc này.
*
Sau mấy tuần lễ thí nghiệm với nhiệt độ và độ ẩm, chúng tôi tự hào và
tự tin nói rằng, có thể điều khiển hoành cảnh tối ưu cho RLĐ đẻ ở
bất cứ nơi đâu.
*
Tóm lại, dựa vào bài này, ta có thể thấy điều kiện của ta thừa nhiệt
độ, độ ẩm, và giờ chiếu sáng. Ta phải tìm cách bớt chúng đi.
*
*
mình cần tìm hiểu ý chính của bài viết đó và cần tìm hiểu những vấn đề để tụi ruồi bố mẹ giao phối, hoàn cảnh tối ưu cho nó đẻ là sao? còn điều kiện đẻ tụi nó giao phối, thì sao?
*
khó khăn là h nó kô chịu giao phối thì việc đẻ bó tay. mà kô giao phối thì có đẻ đi nữa cũng ra trứng ung sao ra được dòi, mình từng nuôi ruồi trâu từng quan sát đám đó, thấy rằng mấy con ruồi kô được giao phối đẻ toàn trứng ung kô nở thành dòi, nên mình phải biết cách nào cho tụi nó giao phối với nhau mới được.
*
h mình đang tìm tài liệu nói về cách nuôi tập trung nên tài liệu nào cũng quý cả. mà từ xưa tới h môi trường tự nhiên bên đó có nhìu loại đó nên họ kô cần nuôi tập trung, nên kô có tài liệu về nuôi tập trung là đúng.
*
anhmytran nếu như bạn ở đây thì có thể theo mình mà quan sát thực tế. mình bỏ cả ngày để quan sát để tìm hiểu tụi nó
---------------
còn đây là hình bẫy lấy trứng. mình kô hiểu là cái đó làm như thế nào treo lên hay để dưới đất?
agriviet1296008961egg33.jpg

và nhờ dịch giúp trang này
http://raisesoldierflies.com/?p=1138
 
Last edited by a moderator:
Bạn không hiểu ý tôi nói .
Ý tôi nói, các thùng họ đều đi mua, không làm ra thùng .
Vì thế, mặc dàu họ thiết kế thế nào, cũng phải theo cái
thùng có sẵn mà họ xoay được đó . Họ không thể thiết kế
thùng vuông, chữ nhật, và không thiết kế cho giòi bò ra
được nhiều, mà giòi bò ra rất khó khăn, lại hay bị rớt
trở lại thùng nuôi. Bạn thử nghĩ coi có phải thế không?
*
Bạn nói có tài liệu là tốt rồi, thì trên Internet có
rất nhiều tài liệu, chứ không chỉ vài bài đâu . Đọc hết
các bài đó thì ốm, nhưng tài liệu có giá trị thì rất ít.
Ví dụ, bài vừa rồi nói về ánh nắng thiếu, nhưng đối với
ta thì không cần tài liệu đó, mà ta cần con số cho biết
nắng thế nào là quá nhiều kia . Tôi đọc lướt qua mấy bài
thì có cảm tưởng rằng RLĐ ở nơi họ rắt sẵn, và nhiệt độ,
ánh nắng, độ ẩm nơi họ cũng tốt. Chỉ có điều ánh nắng,
nhiệt độ, độ ẩm tốt nhất thì không có mà thôi. Các thiết
bị họ làm, không có gì đặc biệt, hay đáng học cả, vì tôi
có thể nghĩ ra hơn thế. Có điều, tôi không bắt tay vào
làm, nên tuỳ các bạn thích học họ thì học thôi. Tôi có
nói ra ý kiến, thì có người bài xích và thách thức ngay.
*
Hình của bạn nên thêm cái dấu / ở trước cái chữ "IMG" đằng
sau thì mới thể hiện được . Bạn coi đây:
*
agriviet1296008961egg33.jpg

*
Hình này không có giải thích hay thuyết minh, làm sao có
thể biết được người ta để nó ở đâu, và đặt như thế nào ?
*
Còn bài mà bạn đưa link thì có thể hiểu như sau:
*
Bài trước tôi viết về "Lần thứ nhất nuôi thành công RLĐ"
thì tôi quá bận 3 ngày liền, mới đến thăm bẫy trứng trong
lều nuôi RLĐ được .
*
Vì tôi đã cho 10 pounds giòi trưởng thành vào trong lều,
nên số RLĐ trong lều tăng lên rất nhiều, khó đếm chính xác
nhưng ước chừng 300 con .
*
Hôm qua ngoài trời chừng 20 độ, nhưng trong lều thì hơn
40 độ, nên tôi bỏ bẫy trứng đi, mà tìm kiếm trứng trong
các hộp này .
*
Tôi vui mừng tìm thấy 11 ổ trứng mới trong các bẫy này .
Mặc dù điều kiện không mấy lý tưởng, nhưng ít nhất cũng
có vài con RLĐ đã làm việc .
*
Trong đó 10 ổ trứng đẻ vào bẫy có mồi là cám ngựa thiu,
1 bẫy có mồi là cám ngô thiu có giòi. Mồi cám ngô thiu
không có giòi, không có cứt đái RLĐ cũng không có trứng .
Bẫy có mồi cháo ngựa chỉ có 1 ổ trứng. Bẫy có mồi cám ngô
thiu có giòi hay có cứt đái RLĐ thì có hàng ổ trứng lớn .
Khỏi nói, tôi làm lại mồi bẫy trứng bằng cám ngựa mua bao
5 chục pounds giá 8 đô rưỡi, nhãn hiệu ManaPro, trộn thêm
một chút mồi lấy ở thùng nuôi RLĐ, cho thêm các loại hạt
(mì mạch kê, vân vân), thêm chút nước rồi để mấy hôm trong
thùng 25 lít mấy hôm cho thiu. Nó trở thành bột nhão màu
nâu, dễ xúc thìa ra mà xài.
*
Sau khi có trứng, tôi cho vào trong túi nhựa có zip miệng
với một chút cám ngựa ẩm. (Sau đó là cái hình bạn hỏi trên).
*
Tôi xài máy lạnh, làm nhiệt độ xuống trung bình 19 độ. Mấy
ổ trứng mấy hôm trước chưa nở, mà mùa thu thì trứng thường
nở sau 4 ngày. Thí nghiệm giữ trứng ít ẩm trong khi chờ đợi
trứng nở đã không được tốt như dự kiến . Tôi thí nghiệm lần
này coi làm lạnh nhiệt độ cao xuống thì có làm chậm trứng nở
lại không .
*
Tôi đặt túi ấp trứng xuống trong lều ấp và úp thùng lên cho
khỏi nắng rọi vào. Mong rằng nhiệt độ trong lều kính giúp
trứng nở tốt. Tôi đặt tất cả vào góc ít nắng chiếu đến nhất.
*
Bài này nói nhiều quá, mà tư liệu cần thiết thì cũng rất ít .
Sau đây là bài "RLĐ giao phối trong hoàn cảnh bị nhốt"
*
http://raisesoldierflies.com/?p=1176
*
Con đực ở bên Phải. Nhờ hình thứ 2, mà ta nhìn rõ hơn:
*
Bug***2.jpg

Vết vạch dưới bụng con cái thì hơi xanh, còn ở bụng con đực thì trắng.
*
Cứt giòi RLĐ để nuôi giun như hình này:
*
jpeg_0070.jpg

*
Hình tôi đưa lên không thể hiện được, vì Diễn Đàn đã chữa link
của hình ảnh ra những ngôi sao, làm sai địa chỉ của hình đi.
-
*
 
Last edited:
Trong đó 10 ổ trứng đẻ vào bẫy có mồi là cám ngựa thiu,
1 bẫy có mồi là cám ngô thiu có giòi. Mồi cám ngô thiu
không có giòi, không có cứt đái RLĐ cũng không có trứng .
Bẫy có mồi cháo ngựa chỉ có 1 ổ trứng. Bẫy có mồi cám ngô
thiu có giòi hay có cứt đái RLĐ thì có hàng ổ trứng lớn .
Khỏi nói, tôi làm lại mồi bẫy trứng bằng cám ngựa mua bao
5 chục pounds giá 8 đô rưỡi, nhãn hiệu ManaPro, trộn thêm
một chút mồi lấy ở thùng nuôi RLĐ, cho thêm các loại hạt
(mì mạch kê, vân vân), thêm chút nước rồi để mấy hôm trong
thùng 25 lít mấy hôm cho thiu. Nó trở thành bột nhão màu
nâu, dễ xúc thìa ra mà xài.
Đoạn này có nói về làm bẫy để RLD đẻ nhiều nè, nhưng còn 1 số ngôn từ hơi khó hiểu.

Còn việc giao phối khi nuôi nhốt không biết trang đó có đề cấp về bí quyết gì hay không? Mà em nghĩ anh này cũng vô tình vào lồng kính để kiểm tra và phát hiện RLD đang giao phối. Có khi nào do nhiệt độ và ẩm độ.. thích hợp thì RLD mới muốn giao phối, nếu thả trong tự nhiên thì RLD sẽ tự tìm ra địa điểm và khí hậu thích hợp để giao phối, vậy là cần thử nghiệm nhiều lần để tạo ra môi trường nhân tạo thích hợp.

@ anh Huệ : Tình hình về chuồng nuôi của anh sao rồi :D đã xữ lý được mùi hôi và nước hư chưa ? :D

@ kmnhi : anh kmnhi nuôi ruồi nhỏ đến đâu rồi anh ơi :D cuối năm nên em không có nuôi, để nhà sạch sẽ đón năm mới, sang năm xem có thời gian rảnh nuôi xem sao :D
 
Có lẽ câu cú tôi viết lủng củng, chứ nguyên văn rất dễ hiểu .
Nói tóm lại, cám ngựa trộn với thức ăn đã cũ có lẫn cứt đái
RLĐ ở thùng giòi cũ thì hấp dẫn ruồi đẻ nhất. Cám ngô có lẫn
cứt đái cũ thì cũng tốt, nhưng kém hơn, còn mồi mà không có
mùi cứt đái của giòi RLĐ thì không hấp dẫn nó đẻ. Vì thế,
anh ta mới làm mồi dụ ruồi đẻ như đã kể.
*
Cũng như các bạn đang tìm, anh ta không có tư liệu gì về
chuyện giúp RLĐ giao phối cả. Dù sao, ta cũng đoán môi trường
lều kính của anh ta gần giống với khí hậu VN nhưng mát dịu hơn.
Điều đặc biệt nhất là cần có mùi cứt đái của giòi, tức là cần
có thùng giòi đang nuôi đang lớn.
*
 
Có lẽ câu cú tôi viết lủng củng, chứ nguyên văn rất dễ hiểu .
Nói tóm lại, cám ngựa trộn với thức ăn đã cũ có lẫn cứt đái
RLĐ ở thùng giòi cũ thì hấp dẫn ruồi đẻ nhất. Cám ngô có lẫn
cứt đái cũ thì cũng tốt, nhưng kém hơn, còn mồi mà không có
mùi cứt đái của giòi RLĐ thì không hấp dẫn nó đẻ. Vì thế,
anh ta mới làm mồi dụ ruồi đẻ như đã kể.
*
Cũng như các bạn đang tìm, anh ta không có tư liệu gì về
chuyện giúp RLĐ giao phối cả. Dù sao, ta cũng đoán môi trường
lều kính của anh ta gần giống với khí hậu VN nhưng mát dịu hơn.
Điều đặc biệt nhất là cần có mùi cứt đái của giòi, tức là cần
có thùng giòi đang nuôi đang lớn.
*
*
đó là ý mình cần tìm hiểu mà, điều đó nói lên rằng phải có mồi nhử thì tụi ruồi mới đẻ vào bẫy, nhưng theo nhận xét của mình thì cần bỏ mồi vô những cái bọc như vậy treo lên thì có thể tụi ruồi mới vô đẻ, kô thì mang cái thùng làm dòi để vào trong nhà kính thì tụi nó mới bít mùi mà vô đẻ
*
tuy nhiên h còn vướng mắc cuối cùng nữa là làm như nào để tụi nó chịu giao phối trong lồng nuôi nhốt nữa mà thôi àh.
*
@speedstar: mấy nay mệt quá kô có thời gian coi ruồi nhỏ nên kô bít tụi nó sao rồi
*
@all: hiện rlđ nở ra mình toàn phóng sinh kô àh và vẫn duy trì thùng nuôi dòi để tụi đó về đẻ, để có giống mà làm thí nghiệm, mình chưa thể nuôi nhốt vì chưa làm được lồng nuôi do thiếu kinh phí, mong anh em thông cảm cho để qua năm có kinh phí làm nhà kính rồi thả vô nuôi lại thử coi sao.
---------------
.
*
Vì thế, mặc dàu họ thiết kế thế nào, cũng phải theo cái
thùng có sẵn mà họ xoay được đó . Họ không thể thiết kế
thùng vuông, chữ nhật, và không thiết kế cho giòi bò ra
được nhiều, mà giòi bò ra rất khó khăn, lại hay bị rớt
trở lại thùng nuôi. Bạn thử nghĩ coi có phải thế không?
*
*
mình lại thấy thích kiểu thùng mà họ thiết kế loại thùng vuông bằng ván hình con tàu, đây là trang mà họ hướng dẫn mình làm cái thùng và hình ảnh mà họ chụp,
họ còn có quay một clip cho thấy kô hề có chuyện dòi bò ra khó khăn đâu bạn
*
http://raisesoldierflies.com/?page_id=618#comment-128
*
 
Last edited by a moderator:
À, cái này thì hay lắm .
Anh ta thiết kế và làm ra từ nguyên liệu, chứ không mua thùng sẵn .
Trước kia tôi chưa tìm thấy trang này, mà mới tìm được vài trang
tay mơ thôi . Vì thế, ý nghĩ của tôi là chê mấy anh đó .
*
Tôi thong thả sẽ đọc kỹ bài của anh này coi có gì hay, có gì còn
khúc mắc gì nữa không.
*
 
Tuyệt, sao lúc đầu không nghĩ ra cái kiểu thiết kế này nhỉ :D nhìn cả đóng dòi lúc nhúc bò lên mà đã thiệt. vậy là giải quyết được thùng đựng dòi , trong hình thì thấy ko có nuôi nhốt thì phải, mà để đẽ tự nhiên, đẽ tự nhiên cũng nhiều dòi ấy chứ :)
 
Tôi đã coi kỹ thiết kế này, thì có mấy chỗ chưa tốt lắm như sau:
*
Chỉ có đường cho giòi lên ở 2 phía thôi. Những con giòi ở giữa phải
mất nhiều công bò tìm, mới ra được đến thùng thu nhặt. Ý tôi muốn
làm cả 4 phía cho giòi bò lên được ngay.
Nếu làm cả 4 mặt, thùng sẽ lớn, tốn chỗ để.
*
Độ dốc quá lớn, giòi bò khó khăn, có thể ngã, lăn ngược trở lại.
Nếu làm thoải ra, cũng thêm kích thước thùng, tốn chỗ để.
*
Thùng quá sâu, đường giòi bò quá dài.
Nếu làm thùng nông, thì chóng đầy, phải luôn luôn đổ thùng cũ, thay thùng mới.
*
Đó là những cái thiệt hơn mà ta tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể của mình
mà thiết kế cho phù hợp.
 
Tôi đã coi kỹ thiết kế này, thì có mấy chỗ chưa tốt lắm như sau:
*
Chỉ có đường cho giòi lên ở 2 phía thôi. Những con giòi ở giữa phải
mất nhiều công bò tìm, mới ra được đến thùng thu nhặt. Ý tôi muốn
làm cả 4 phía cho giòi bò lên được ngay.
Nếu làm cả 4 mặt, thùng sẽ lớn, tốn chỗ để.
*
Độ dốc quá lớn, giòi bò khó khăn, có thể ngã, lăn ngược trở lại.
Nếu làm thoải ra, cũng thêm kích thước thùng, tốn chỗ để.
*
Thùng quá sâu, đường giòi bò quá dài.
Nếu làm thùng nông, thì chóng đầy, phải luôn luôn đổ thùng cũ, thay thùng mới.
*
Đó là những cái thiệt hơn mà ta tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể của mình
mà thiết kế cho phù hợp.
*
nếu ông kô thích loại đó thì cũng kô còn cách nào hay hơn vì con dòi rlđ trước khi bò ra khỏi chổ thức ăn nó đã nạp dư năng lượng cần thiết rồi nó dùng năng lượng đó để bò ra. và kô thể có loại thùng bò ra cả bốn phía được thùng nào cũng chỉ có 2 phía cho tiết kiệm diện tích.
*
nếu nuôi được nhìu rlđ bố mẹ mình sẽ làm theo kiểu công nghiệp
*
---------------
như hình này
agriviet1296179538viewe.png

---------------
khâu vướng mắc cuối cùng là khâu làm nhà kính theo mô hình nuôi công nghiệp của họ
41291068.jpg

---------------
Tuyệt, sao lúc đầu không nghĩ ra cái kiểu thiết kế này nhỉ :D nhìn cả đóng dòi lúc nhúc bò lên mà đã thiệt. vậy là giải quyết được thùng đựng dòi , trong hình thì thấy ko có nuôi nhốt thì phải, mà để đẽ tự nhiên, đẽ tự nhiên cũng nhiều dòi ấy chứ :)
nhìu dòi do nước họ có nguồn rlđ tự nhiên nhìu nhưng họ cũng đang phát triển cách nuôi nhốt để sx được nhìu hơn sl dòi mà em. nếu kô thì sao họ làm nhà kính để nuôi nhốt chi, phải kô?
 
Last edited by a moderator:
Bác anhmytran,
Vậy là bác đọc rất kỹ và góp cái suy-nghĩ của bác. Topic nhờ vậy mà phong-phú. Tui cũng đọc và cũng có cái suy nghĩ của tui, góp ý nhau xong, cười khà-khà hớp 1 hớp trà.

- Bác nhìn xuống dưới bài của bác kmnhi, thì cái "phi đạo" của ấu-trùng chỉ 35o, như vậy càng lài, càng chiếm chỗ.
- Sở-dĩ có nhiều người làm dốc hơn : 45o. Tui không nghĩ họ muốn bớt chiếm chỗ, mà do bởi không muốn có các loại dòi khác (Dòi ruồi nhà chằng hạn) cũng "đồng-hành" với RLĐ. Bởi Dòi RLĐ có cái ưu-điểm là : Mình hơi dẹt, các đốt có gai nhỏ (?), không tròn như các loại Dòi khác. Mình tròn thì chỉ "lạc tay lái" 1 chút là lăn tòm trở xuống thôi.

Bác kmnhi,
Tui rất thích-thú với nỗ-lực của bác với con RLĐ, nhờ vậy mà tui học được rất nhiều. Những người Tây Post bài lên cho mình đọc đó, họ hơn mình đủ mọi thứ : Ngôn-ngữ họ thông-dụng, phương-tiện vật-chất họ dồi-dào... Nên tui chỉ có cách theo đuôi họ, rình-rình coi cái nào hay thì chớp liền, về nhà "xào nấu" lại cho thích-hợp với hoàn-cảnh mình... Kể bác với bác anhmytran nghe :
- Hôm qua, tui điện-thoại cho đại-diện tại Úc của công-ty bán ổ nuôi Dòi RLĐ. Thật là một ngạc-nhiên thích-thú, bởi ông thần nầy có vợ Việt, và đang có mặt ở VN. Tui khoái lắm dặn ông ta : (1) Gởi ngay cho tui 1 ổ nuôi RLĐ loại gia-đình. (2) Sáu tháng nửa tui về, nếu ông vẫn còn ở VN, chúng ta sẽ tìm nhau.

Thôi để chờ coi. Không biết ông Úc nầy có biết ít nhiều vụ RLĐ không. Nếu ông ta chuyên-nghiệp, thì tui coi ổng biết cái gì, tui "lượm" cái đó.
Thân.
 
Last edited:
Sáu tháng nữa ổng về à, vậy là anh phải đợi 6 tháng sau mới có ổ nuôi hả anh :( hay đặt hàng mua trên mạng được ko nhỉ :-? nhờ họ ship về VN.
 


Back
Top