Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi

Nguyên văn "Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m3 lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá"

Các bác có biết ở đâu bán giòi (dòi) chỉ cho em với ạ? Em ở Hà Nội, có trang trại,cần nguồn cung cấp giòi để làm thức ăn cho gia cầm ạ!

Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi


Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá.


Ấu trùng của ruồi, nhặng gọi là dòi. Dòi sử dụng thức ăn là phân tươi của vật nuôi, sinh sản cực nhanh, nuôi nhân tạo rất đơn giản, bà con nhà nông đều có thể tự làm.
Thành phần dinh dưỡng trong dòi rất phong phú: protein thô 56-63% (bình quân 59,5%), chất béo thô 13%, tro 7%, đường 3,1% là thức ăn giàu protein, thành phần dinh dưỡng ngang ngửa với bột cá Pêru. Dòi tươi sống có hàm lượng protein 15%, chất béo thô 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá, đồng thời là thức ăn sống tốt nhất, có giá thành thấp nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá trình, lươn, ếch, cá song, ba ba, rùa…
Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá. Có một gia đình nông dân, dùng lồng tre nuôi dòi, với 14 lồng mỗi ngày sản xuất được 30kg dòi sống, đủ nuôi 1.000 con ba ba. Nếu nuôi dòi trở thành một chuỗi sinh học để sản xuất thức ăn, giá thành nuôi ba ba giảm gần một nửa, năng suất lại tăng gấp bội.
Nuôi dòi có 2 khâu quan trọng: nuôi ruồi bố mẹ và gây nuôi dòi thành phẩm, kỹ thuật khác nhau nhiều. Nhưng nuôi dòi chỉ để làm thức ăn thì không cần nuôi ruồi bố mẹ, mà sử dụng ruồi bố mẹ trong thiên nhiên để đẻ trứng, rồi nuôi thành dòi, đỡ tốn kém hơn nhiều.

Trích đoạn :
Thùng Bug Barrack kích thước 240x80x40cm, hoạt động được hơn nửa tháng nay:





Thức ăn là phân bò tươi và hỗn hợp hèm-xác mì. Mỗi ngày cho vào khoảng 15.000 con giống (ấp từ 30 ổ trứng trong 7 ngày). Từ vài ngày nay đã bắt đầu cho thu hoạch khoảng 500-600g/ngày. Nhộng đen thu được có kích thước nhỏ, có lẽ do thùng nuôi còn trong quá trình ổn định và mình cũng cho tụi nó ăn chưa đủ. Mỗi ngày mình hớt bớt lớp dư chất trên cùng để lọc đem bón rau, và giúp giữ cho lớp dư chất trong thùng không dày lên quá nhanh, chỉ ở mức trên dưới 20cm.
Khi thùng hoạt động ổn định mình sẽ thông báo tiếp.

@ANH AQ101: Mai hay mốt em post hình cách gắn bìa cac tông thu trứng nhé.

Hai chuồng lưới. Một nửa lộ thiên, một nửa có tôn che mưa nắng. Mỗi chuồng có kích thước khoảng 2x4x2m. Kéo ống tưới phun sương (dùng béc tưới lan). Khi có nắng thì tưới 2h một lần, mỗi lần vài chục giây, làm đọng nước trên lá và vách lưới để ruồi uống và làm tăng độ ẩm bên trong.

Hướng nào có gió lùa phải che bớt lại, hạn chế ruồi đẻ lung tung trên vách lưới, góc lưới.


Trong chuồng cần trồng cây để có chỗ ruồi đậu và ổn định độ ẩm.

Thùng chứa nhộng đen (80x80x40cm), được che mưa che nắng tuyệt đối, mỗi ngày cho vào đó 1kg nhộng đen.

Xô thu trứng: chứa những thứ bốc mùi càng hôi càng tốt (ruột, đầu cá, máu heo, đầu tôm, phân heo...), treo các mảnh cac tông lên vách xô, cách lớp rác bên dưới khoảng 5cm. Trứng được thu hằng ngày vào chiều tối, cho vào hộp nhựa phun ẩm trong 40-45h sau đó cho vào thùng chứa thức ăn. Sau 5-6 ngày mới trút vào bể nuôi (đang nuôi ấu trùng). Nếu trứng chưa nở mà trút vào bể nuôi, ấu trùng trong đó sẽ xơi luôn trứng.
 


Last edited by a moderator:
@AQ101: Mỗi chuồng lưới em cũng chỉ đặt một xô thu trứng thôi. Em treo khoảng 36-70 mảnh bìa cac tông kích thước 50x5mm. Thường thì chỉ 36 mảnh. Hôm nào thấy tụi nó đẻ đầy kín thì hôm sau em tăng lên. Anh có thể thử đặt nhiều xô thu trứng xem sao. Có điều là mất công kiểm tra và thu trứng hơn.
Bữa giờ toàn cắt thùng mì Ba Miền để lấy cac tông. Hôm rồi xem mấy thùng mì hiệu khác mới thấy là lỗ to hơn. Anh dùng thùng bia chắc cũng tốt, chọn loại 1cm có 3 lỗ là ổn.
Anh mô tả cái bãi ủ của anh cho em coi thử. Em nghĩ do mật độ ấu trùng thấp và dinh dưỡng cao nên tụi nó mới to khỏe.
 


@jnbgyu @AQ101 Em mới tìm hiểu đc cái này ko biết có giúp đc mọi người nhiều ko
Nhiệt độ tối ưu mà tại đó BSFL tiêu thụ thức ăn của chúng là khoảng 95 ° F. Tối thiểu nhiệt độ cho sự sống còn là 32 ° F không quá bốn giờ, trong khi đó nhiệt độ tối đa cho phép tồn tại là 113 ° F. Ấu trùng sẽ trở thành hoạt động ở nhiệt độ dưới 50 ° F và nhiệt độ cao hơn 113 ° F, nơi mà sự sống còn của họ giảm đáng kể. Phạm vi tốt nhất của nhiệt độ cho ấu trùng để thành nhộng là 77-86 ° F. Đối với mục đích giao phối, tối ưu nhiệt độ khoảng 82 ° F (Zhang, 2010).
 
Hai chuồng lưới. Một nửa lộ thiên, một nửa có tôn che mưa nắng. Mỗi chuồng có kích thước khoảng 2x4x2m. Kéo ống tưới phun sương (dùng béc tưới lan). Khi có nắng thì tưới 2h một lần, mỗi lần vài chục giây, làm đọng nước trên lá và vách lưới để ruồi uống và làm tăng độ ẩm bên trong.

Hướng nào có gió lùa phải che bớt lại, hạn chế ruồi đẻ lung tung trên vách lưới, góc lưới.


Trong chuồng cần trồng cây để có chỗ ruồi đậu và ổn định độ ẩm.

Thùng chứa nhộng đen (80x80x40cm), được che mưa che nắng tuyệt đối, mỗi ngày cho vào đó 1kg nhộng đen.

Xô thu trứng: chứa những thứ bốc mùi càng hôi càng tốt (ruột, đầu cá, máu heo, đầu tôm, phân heo...), treo các mảnh cac tông lên vách xô, cách lớp rác bên dưới khoảng 5cm. Trứng được thu hằng ngày vào chiều tối, cho vào hộp nhựa phun ẩm trong 40-45h sau đó cho vào thùng chứa thức ăn. Sau 5-6 ngày mới trút vào bể nuôi (đang nuôi ấu trùng). Nếu trứng chưa nở mà trút vào bể nuôi, ấu trùng trong đó sẽ xơi luôn trứng.
Nếu để xô thu trứng kiểu này có quá bốc mùi không anh, lần trước em thấy anh nuôi bằng xác mì cảm giác nó vệ sinh hơn rất nhiều, hi hi, nếu lên quy mô cộng nghiệp mà có cái thùng như vậy cũng mất hình ảnh của cả trai không anh :)
 
Hôm nay chắc phải có đến 2000 con ruồi rồi. Làm 4 cái khay nhỏ đặt bìa lên trên để thu trứng. Theo dõi thì đã thấy ruồi giao phối, tuy không nhiều lắm chỉ vài cặp. Tối kiểm tra các bìa carton chưa thấy có ổ trứng nào.
@ jnbgyu: Cái bãi ủ anh làm thế này: đắp đất cho cao hơn xung quanh. quây đất xung quanh bằng thanh bê tông, phía trong làm ống nhưa D60 cắt đôi như đường thoát nước để dẫn ấu trùng trưởng thành vào 2 cái xô đặt 2 góc bãi. Giữa đổ bã cá + trấu+ phân gà ủ với EM cho khử mùi. Ruồi tự đến đẻ trưởng thành bò ra khỏi bãi,rơi vào đường dẫn, đi theo đó thì rơi vào thùng. Những ngày đầu thu nhộng ruồi nhà, sau đó thì nhộng RLD. Cả tuần nay thu lai rai cũng được vài kg.
 
@hata: Khi nuôi ấu trùng thì dùng hỗn hợp hèm-xác mì, hầu như không có mùi gì. Nhưng khi thu trứng thì buộc phải dùng thứ nặng mùi mới được. Nếu không ruồi sẽ đẻ lung tung trên vách lưới chứ ít đẻ vào xô. Dù sao thì đứng cách chuồng lưới 1 mét là không ngửi thấy mùi gì rồi.
Thực ra hồi trước mình dùng hỗn hợp hèm-xác mì và trộn thêm nhiều nước cho vào xô thu trứng. Nước nhiều làm nó phân hủy yếm khí bốc mùi chua lè cũng thu hút ruồi rất tốt. Nhưng có vẻ vị trí chuồng lưới của mình nhiều gió quá, nên nó dần mất tác dụng, phải chuyển sang thứ mạnh hơn là đầu tôm. Mình đang tính dùng bạt nhựa che thật kín gió để hạn chế tình trạng ruồi đẻ lung tung. Chừng nào nuôi quy mô lớn thì phải đầu tư làm chuồng lưới cho nghiêm túc một chút, có thể là xây kiên cố, có tường chắn gió... Lúc đó dùng thứ gì đó lên men chua là đủ, có thể là cám bắp, cơm mẻ...

@AQ101: Như vậy chỉ cần cái bãi ủ đó là đủ cho anh gây giống rồi. Bãi ủ của anh kích thước bao nhiêu?
 
@ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI: Dùng thùng nuôi đóng bằng ván xi măng là tốt nhất. Còn không có thể dùng bể xi măng, thùng gỗ, xô hoặc thùng nhựa, thùng mốp... Nhưng đối với những vật liệu không thấm/hút nước thì nếu dư chất hoặc thức ăn có độ ẩm quá cao, cộng thêm mật độ nuôi dày thì tụi nó sẽ tìm cách leo ra. Diện tích bề mặt thùng nuôi quan trọng hơn là chiều cao. Với số trứng đó cần diện tích bề mặt nuôi tối thiểu 2m vuông, tương đương 20 xô nhựa loại 20 lít. Rộng hơn càng tốt, sẽ giúp bốc hơi nước và hơi nóng nhanh. Nếu dinh dưỡng đầy đủ thì sau 15 ngày nữa là thu hoạch.
 

@jnbgyu em nên giữ thành bên của xô nuôi ướt hay khô để tránh ấu trùng bò đi mất ạ? Với lại làm thế nào để tránh hiện tượng dưới đọng nước mà khô bề mặt ạ?
 
Phải giữ thành xô càng khô càng tốt. Tránh đọng nước ở đáy bằng cách kiểm soát độ ẩm của thức ăn cho vào. Cho vào rổ không thấy nhỏ nước xuống là được. Bề mặt khô không sao. Khi ăn tụi nó sẽ xáo trộn đều. Nên cho ăn từng chút một và theo dõi xem tụi nó ăn hết thì hãy cho thêm. Có thể cho dư thức ăn một chút để tụi nó khỏi cạnh tranh nhau đến mức bỏ trốn.
 
Ngày thứ 4 từ khi xuất hiện con đàu tiên, chưa thấy ruồi đẻ, số lượng đã lên rất nhiều, chắc khoảng 3 ngàn con. Thử nghiệm nuôi ngập nước luôn thì phát hiên ra ấu trùng RLD rất thích tắm tập thể. Những chỗ ngập nước vẫn thấy cả bầy hụp lặn trong đó, còn nhiều hơn những chỗ khô ráo.
Bãi ủ tự nhiên kích thước 1,2x1,5m.
 
@jnbgyu @AQ101 các anh diệt kiến lửa như nào vậy ạ?? Chỗ em nhiều loại này lắm, mà hình như nó khoái ấu trùng lắm. Em rắc thuốc nhưng nó chết tại chỗ với lại ko chết cả tổ! Tiện các anh chỉ em cách chống rắn mối, cóc, ếch và thằn lằn luôn với ạ.
 
Để chống kiến thì dùng thuốc Regent pha nước, tẩm vào thức ăn rồi rải ở đường kiến đi hoặc tổ kiến. Nếu pha loãng thì tụi nó cạp vào chưa ngỏm ngay, mà ung dung tha hết về tổ cùng nhậu rồi từ từ chết tập thể cả đám.
Những con còn lại thì dùng lưới sắt là chắc ăn.
 
@jnbgyu anh ơi em thấy nước ngoài họ ấp trứng kiểu khô cơ, tức là ko nhỏ ướt lên giấy, em thấy như vậy lại tốt hơn ấp kiểu ướt vì tránh tình trạng ung trứng do ngâm nước mấy ngày, trứng có thể hô hấp tốt hơn, bản chất ruồi cái nó cũng đẻ vào nơi khô và ta nên kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm hơn! Chất nền cho sâu con chỉ cần đủ ẩm mà ko cần nhão vì họ cũng dùng phân gà! Em mới nuôi nên xin ít kinh nghiệm của anh ạ! Hehe
 
Anh cũng đâu có ngâm trứng trong nước. Anh phun ẩm tấm cac tông thôi. Cho cac tông vào hộp nhựa, phun ướt đều nhưng không đọng nước ở đáy hộp, đậy gần kín trong 40-45h. Như vậy sẽ làm độ ẩm không khí bên trong hộp ở mức 100%. Anh thấy trứng trong môi trường càng khô ráo tỷ lệ nở càng thấp và càng lâu. Trứng ở trong môi trường có độ ẩm không khí cao thì nở nhanh và đều hơn.
Theo anh thì ấu trùng cả lớn và nhỏ đều thích môi trường nhão. Nhưng nếu nuôi như vậy thì tụi nó chỉ có thể tập trung ở gần sát bề mặt, chui xuống dưới sẽ bị ngộp. Ta không thể nuôi ở mật độ cao. Riêng sâu non mới nở rất yếu ớt, ngoài độ ẩm chất nền cao, nó cũng cần độ ẩm không khí cao. Vì thế nên dùng chất nền nhão, bốc hơi nhiều nước làm tăng độ ẩm không khí.
 
Ngày thứ 3 sau khi trứng nở, em để chất nền nhão thì có hiện tượng ấu trùng bò lên thành xô tìm đường ra, em thấy hình như do chất nền hơi nhão nên chúng tập trung nhiều trên bề mặt mà dưới thì ít lắm! Em đã san bớt ra làm 2! Em xem 1 số clip nước ngoài họ nuôi khá ẩm chứ ko nhão nên mật độ rất dày, chọc sâu xuống dưới rất nhiều sâu nhưng trên bề mặt thì rất ít ạ!@jnbgyu đây anh ơi@jnbgyu
541f82cade9e2.jpg

541f831d1fce1.jpg
 
Nhìn hình thì không giống ấu trùng RLĐ, giống của ruồi mắt đỏ hơn. Có thể là từ trong phân gà.
Khi em thấy ấu trùng RLĐ dài cỡ 2-3mm thì có thể trút sang thùng lớn hơn và dùng thức ăn có độ ẩm ít hơn, ví dụ như phân gà, phân heo. Chỉ đậy thùng nuôi bằng lưới sắt để chống chuột thôi, càng thoáng khí càng tốt.
 
Hôm nay đã thấy 3 ổ trứng đầu tiên, quá ít so với số ruồi trong chuồng lưới. Ruồi đẻ vào mặt dưới tấm bìa carton chứ không đẻ vào mặt trên, nên muốn kiểm tra phải đợi đến tối.
 
@huydaika13: mình đã nuôi thử một lần. Chỉ dùng bã sắn. Kết quả không tốt lắm. Loài này cần thức ăn phong phú. Ít nhất phải phối trộn hai loại. Ngay cả nuôi dòi ruồi mắt đỏ bằng phân thì cũng phải phối trộn vài loại phân mới đủ chất cho nó phát triển tốt. Bạn nên trộn thêm một ít hèm hoặc loại thức ăn gì đó nữa. Có thể trộn 8 sắn 2 hèm chẳng hạn. Nếu dùng vật liệu nuôi bằng nhựa thì phải hết sức cẩn thận độ ẩm. Khi trứng mới nở, sâu non cần môi trường độ ẩm cao, lầy lội, nhầy nhụa càng tốt. Nhưng sau 6-7 ngày thì nó cần môi trường tơi xốp, thoáng khí, độ ẩm vừa phải khoảng 6-70%. Dồn dư chất sang một bên thùng nuôi, đợi 30 giây, thấy chảy nước đọng ở đáy thùng nuôi là không ổn.Mấy ngày nay bận rộn lát gạch nền cho nhà nuôi ấu trùng. Thu hoạch mỗi ngày khoảng 5-7kg nhộng tươi cả đen lẫn trắng. Mình đang chia ra nuôi nhộng thịt và nhộng giống riêng rẽ. Nhộng giống thì mật độ thấp hơn, nuôi lâu hơn và nhiều thức ăn hơn.
Yếu tố mật độ nuôi rất quan trọng. Cùng một khối lượng thức ăn,cùng một loại thùng nuôi, cùng số ngày nuôi, nhưng nếu cho nhiều ổ trứng, nuôi mật độ cao thì nhộng sẽ có kích thước nhỏ, còn nuôi mật độ thấp thì nhộng có kích thước lớn khi trưởng thành. Nhưng khi nuôi mật độ cao thì kết quả thu hoạch theo cân nặng lại cao hơn khi nuôi với mật độ thấp. Chênh lệch khá lớn là 7,1kg và 5,5kg khi mình thu hoạch 10 thùng mật độ cao và 10 thùng mật độ thấp.
Lượng trứng cứ trồi sụt thất thường. Vài ngày ở mức trên 100 ổ rồi sau đó lại vài ngày ở mức 4-600 ổ. Mỗi ngày mình vẫn cho 1-2kg nhộng đen vào chuồng lưới.
Em thấy có 1 chi tiết muốn hỏi anh ạ, em thấy anh bảo là nuôi mật độ cao sản lượng kg cao hơn nên em nghĩ không biết có phải do chúng ăn hết 100% thức ăn còn nuôi mật độ thấp tuy to con nhưng chúng ko dùng hết thức ăn đúng ko ạ? Và làm thế nào để em có thể xác định khi nào thì trong thùng hết thức ăn cần phải cho thêm ạ?
 
Đúng là với cùng một khối lượng thức ăn như nhau, nếu nuôi mật độ cao thì tụi nó ăn triệt để hơn, nuôi mật độ thấp thì có thể nó sẽ ăn không hết. Tùy loại thức ăn cho vào ta sẽ có những biểu hiện khác nhau khi hết thức ăn. Ấu trùng chỉ ăn được những thành phần mềm, nhuyễn, mọng nước...chừa lại các thành phần khô, cứng, nhiều xơ sợi. Ngoài ra có thể ước lượng theo kích cỡ của ấu trùng. Thường thì mỗi ngày một ấu trùng ăn một lượng thức ăn bằng trọng lượng bản thân nó (dĩ nhiên phải là thức ăn nó có thể ăn được). Cũng có một hiện tượng là khi thiếu thức ăn (cộng thêm mật độ cao) thì tụi nó tìm cách leo lên vách.
 


Back
Top