Mảnh vườn nhỏ của Thanh Thao

Đúng anh! Nhưng chỉ có tui và Sếp tui nhận thấy khác chút xíu, giá vẫn giòn, vẫn ngọt như thường. Lúc đó bạn tới chơi, anh ăn thử, khoái quá, rồi khi về xin tui một ít cho bà xả ảnh.
Anh thấy, giá trương phồng, mà đầu giá chưa kịp teo lại. Như vậy, thiếu nước hay dư chút đỉnh là số một. Còn thiếu nước, nên theo cách tưới như dưới đây là ngon lành:
- Tưới ngày 2 lần (trong 24 giờ), ngâm 5-10 phút rồi xả thật chậm.
- Cho đến ngày cuối, tăng lên 3-4 lần / ngày.
Là giá ngon vô cùng, lại giữ được nhiều ngày hơn.
Thân.
 


Giá Bác Thủy-Canh làm phải nói là thật tuyệt, con sẽ cố gắng làm được như Bác. Đúng là mẻ giá đầu của con có hiện tượng bị thâm (nhiều hơn) giá của Bác, nhưng mẻ sau không thâm nữa có điều nó không mập lắm.
Kính Bác!
 
Giá Bác Thủy-Canh làm phải nói là thật tuyệt, con sẽ cố gắng làm được như Bác. Đúng là mẻ giá đầu của con có hiện tượng bị thâm (nhiều hơn) giá của Bác, nhưng mẻ sau không thâm nữa có điều nó không mập lắm.
Kính Bác!
Con hơn cha là nhà có phúc, trò hơn thầy ,mới đúng trò ngoan. Thanh Thảo phải cho hơn thầy thuycanh mới được, nếu không hơn thì thế gian này dậm chân tại chỗ sao ?
 
Ha ha !
Tui bầu câu nói đầu tiên đầu năm Dương-lịch nầy là số một. Đáng được mời một ly... trà đá!
Thân.

Trà thì tôi nhận còn đá tặng anh đó. Mùa đông mà dùng đá chắc quẹo chân quá ( lạnh) hi hi
 
Hì hì, tui thích "đá", mà cũng thích "cùi chõ" nữa!
Mà nầy anh Xuân Vũ, trà đó là Trà Đinh (thép thật)! Vậy nhân tiện uống trà Đinh, ăn nhai luôn bóng đèn cho đủ phụ-gia!
Anh Xuân Vũ nè! Con bé Thanh Thảo chịu chơi thật! Cái gì nó cũng dám làm! Anh em mình chạy theo nó hụt hơi luôn! Mà tui khoái lắm! Nửa năm nữa, tui với anh, có quyền hẹn nhau với bác nguyenmainhhai, thăm vườn Thanh Thảo! Phải không nào?
Thân.
 
Hì hì, tui thích "đá", mà cũng thích "cùi chõ" nữa!
Mà nầy anh Xuân Vũ, trà đó là Trà Đinh (thép thật)! Vậy nhân tiện uống trà Đinh, ăn nhai luôn bóng đèn cho đủ phụ-gia!
Anh Xuân Vũ nè! Con bé Thanh Thảo chịu chơi thật! Cái gì nó cũng dám làm! Anh em mình chạy theo nó hụt hơi luôn! Mà tui khoái lắm! Nửa năm nữa, tui với anh, có quyền hẹn nhau với bác nguyenmainhhai, thăm vườn Thanh Thảo! Phải không nào?
Thân.
Sao chưa thấy khu nuôi ốc của bé Thảo vậy anh Trung? Ớ ờ ơi bé Thanh Thảo ơi đâu rùi nghe rỏ trả lời.
Nửa năm là 6 tháng, 6 tháng là 180 ngày , ốc sinh sản và trưởng thành rồi.
 
Sao chưa thấy khu nuôi ốc của bé Thảo vậy anh Trung? Ớ ờ ơi bé Thanh Thảo ơi đâu rùi nghe rỏ trả lời.
Nửa năm là 6 tháng, 6 tháng là 180 ngày , ốc sinh sản và trưởng thành rồi.
Dạ, con đang cấy cây lược vàng trong khu nuôi ốc. Con đợi thêm khoảng tuần nữa cho cây phát truyển thêm rồi mới đưa ốc vào.
Con mới tìm được thông tin thấy cũng hay, xin chép vào đây các Bác cùng tham khảo ạ!

NGHỀ NUÔI ỐC SÊN Ở VIỆT NAM- CHỜ DẤU CHÂN NGƯỜI KHÁM PHÁ
Chung Chí Thành









Hiện nay nuôi ốc sên được liệt vào chương trình trọng điểm xóa đói giảm nghèo của chính phủ TQ.
Ưu thế nuôi ốc sên
1. Ít tiêu tốn thức ăn và mau lớn. Nuôi 1 con ốc sên trưởng thành trong 6 tháng chỉ cần 500g rau xanh, 50g cám tổng hợp, sau 1 năm sẽ có được hàng ngàn con. Ốc sên sinh trưởng không hạn chế, nuôi 6 tháng nặng 100g, đạt tiêu chuẩn thương phẩm, nuôi 1 năm có thể nặng 250g.
2. Sử dụng ít lao động. Ở TQ, 1 lao động phổ thông có thể chăm sóc 30.000 con, mỗi ngày chỉ cần làm việc 1-2 giờ. Ở Bulgaria, mỗi người có thể dễ dàng quản lý một nông trại rộng khoảng 0,1ha với 3 - 5 nhân công chủ yếu làm công việc đảm bảo độ ẩm vào chiều tối cho ăn, đến lúc thu hoạch thì huy động thêm phụ nữ và trẻ em làm việc từ sáng đến tối.
3. Chu kỳ sinh sản nhanh. Ốc sên 1 tháng tuổi là đã trưởng thành, mỗi 2 tháng để trứng 1 lần, đẻ quanh năm, con nào cũng đẻ, không phân biệt đực cái. Mỗi lần đẻ 200 trứng. Sau 7-8 ngày trứng ốc sên con nở, tỷ lện nở 80%.
4. Ít bệnh tật, tỷ lệ mắc bệnh của ốc sên<1%
5. Không đòi hỏi diện tích, có thể nuôi ngay trong nhà. Chỉ cần dành 25㎡nhà hoặc kho, nuôi trên giá gỗ nhiều tầng, có thể nuôi được 50.000 con.
6. Hiệu quả kinh tế cao. Theo kinh nghiệm của TQ, với quy mô nuôi gia đình nói trên(25㎡), mỗi năm có thể cung cấp 1,5 T ốc thương phẩm, doanh thu(quy ra tiền đồng)72,8 triệu, thu được lãi ròng 48,75 triêu.








Chuồng trại
Dựa theo điều kiện chuồng trại, có 2 cách nuôi, điều cần lưu ý là trong pham vi 3km không có nguồn ô nhiễm như nhà máy hóa chất, khai khoáng…
1. Nuôi thả ngoài đồng ruộng. Nên chọn đất vườn có nhiều chất mùn, độ ẩm chừng 30-40%, nhưng không được đọng nước. Phải có bóng râm che phủ. Có thể tạo bóng râm bằng cây cao có tán hoặc bắc giàn trồng cây leo, đồng thời cung cấp nguồn thức ăn cho ốc sên. Xung quanh khu vực xây rào chắn bằng lưới ny lon cao 60 cm để phòng ốc sên trốn, chân hàng rào đào rãnh nước rộng chừng 20 cm, ốc sên sợ nước, thấy nước sẽ dừng bước ngay. Đơn giản hơn chỉ cần rắc một đường vôi bột rộng 10 cm cũng rất hiệu quả, nhưng nếu sơ ý chỉ cần sau cơn mưa là ốc sên bỏ trốn hết.
2. Nuôi trong nhà. Có thể tận dụng hành lang, tầng hầm sân thượng cải tạo thành phòng nuôi. Trong phòng xây giàn giá nhiều tầng, xây bằng gỗ, sắt hoặc xi-măng. Trên mỗi tầng đặt thùng nuôi cấy bằng gỗ, bìa carton, mây tre, không được chứa những chất độc như nhựa đường, hợp chất thơm, tanin v.v…tốt nhất là dùng những thanh gỗ dày 1,5cm, đóng thành thùng với quy cách cao x dài x rộng=35x60x40cm. Có thể dùng thùng gỗ có sẵn, nhưng chiều cao không được quá 35cm, diện tích đáy thùng<1㎡. Đặc tính ốc sên là leo lên cao rồi tự rớt xuống, chứ không bao giờ tự bò xuống, nếu thùng nuôi cấy quá cao, khi rớt xuống ốc sên có thể bị bể vỏ. Thùng đậy bằng lưới mắt cáo để dễ quan sát và ngừa ốc sên bỏ trốn, mắt lưới phụ thuộc vào kích thước ốc sên.
Cũng có thể không cần xây giàn giá, chỉ cần xếp chồng các thùng nuôi cấy lên nhau. Trong trường hợp này phải để xen kẽ, ảnh hưởng đến tận dụng không gian. Đáy thùng xếp 1 lớp đá sỏi, trên dải 1 lớp đất pha cát nhiều chất mùn, pH 6,5-7,5, dày 8-10cm. Mỗi thùng như vậy có thể nuôi 300-500con ốc sên nhỏ, 150-200 con ốc sên trưởng thành. Mỗi năm sản xuất được ốc sên thương phẩm 50kg.






Chăm sóc
1. Cho ăn. Ốc sên ăn rất tạp, chúng ăn gần như tất cả các loài rau xanh, củ, quả. Ốc sên sợ ánh sáng mạnh, chúng thường hoạt động vào ban đêm, nên mỗi ngày chỉ cho ăn 1 lần vào chiều tối, thức ăn gồm cà rốt, lá rau già, vỏ dưa hấu, thậm chí lá chuối, cỏ dại, nên thêm thức ăn tinh gồm cám gạo, bột bắp, nấm men khô, khoai lang, cám tổng hợp dành cho gà con …Mỗi lần cho ăn phải dọn sạch thức ăn dư bữa trước. Rau phải rửa sạch thuốc sát trùng tàn dư trước khi cho ăn.
2. Nhiệt độ và độ ẩm. Nhiệt độ thích hợp đối vớn ốc sên là 25-30°C. Lớn hơn 35°C hoặc thấp dưới 20°C, chúng đều rơi vào trạng thái”ngủ đông”. Ở nước ta, nhất là ở miền Nam, nhiệt độ không thành vấn đề, nhưng phải chú ý giữ độ ẩm không khí 80-90%, độ ẩm đất 30-40% bằng cách phun nước vào buổi sáng.
3. Vệ sinh chuồng trại. 3 ngày phải dọn chuồng 1 lần, loại bỏ rác và phân ốc sên. Có thể”xen canh”với giun đất để tận dụng phế thải.
4. Ngừa bệnh và thiên địch. Phải chú ý diệt chuột, diệt kiến và tiêu diệt thiên địchcủa chúng gồm: bọ chét, đom đóm bằng acid acetic peroxide. Chân ốc sên(phúc túc)hay bị trầy sướt dẫn đến viêm nhiễm, chữa trị bằng cách xịt thuốc tím 0,04% và bôi thuốc mỡ oreomycine.
5. Ánh sáng. Ốc sên có tính hướng quang âm, sức nhìn kém, dưới ánh sáng rọi trực tiếp chỉ nhìn được 6 cm, ánh sáng tối nhìn được 20 cm. Nên chuồng trại phải 24/24 giờ thắp ngọn đèn 15W.
6. Cách di chuyển của ốc sên là chỉ tiến chứ không lùi được, nên khi chúng bị mắc kẹt ở ngóc ngách phải gỡ chúng ra.
7. Ấp trứng. Ở Pháp, trứng ốc sên cùng với đất được cho vào lò ấp giữ ở 26-28°C, sau 7-8 ngày ốc sên con nở, tỷ lệ 95%,1㎡lò có thể ấp được 150.000 trứng Nước ta hoàn toàn có thể cho nở tự nhiên, nếu ở 30°C chỉ cần 3-5 ngày là trứng nở, nhưng ốc con yếu hơn. Ốc con nở trong vòng 3 ngày, chúng ăn chất mùn trong đất, nên không cần cho ăn. Mật độ nuôi ốc mới nở 4.000 con/㎡.




Những sản phẩm từ ốc sên
Ốc sên không những là “thực phẩm màu xanh”, còn cho ra nhiều sản phẩm quý khác. Ốc sên không bỏ đi thứ gì, ngoài phần thịt ăn được, nội tạng có thể làm thức ăn gia súc cao cấp chứa đến 48% protein, vỏ làm nguồn bổ xung chất calci. Sản phẩm ốc sên trên thị trường thế giới gồm có:
1. Ốc sên đông lạnh.
2. Ốc sên đóng hộp. Ốc sên bạch ngọc đóng hộp TQ giá 28 tệ/hộp 400g (khoảng 94.000đ).
3. Kem ốc sên dưỡng da. Sản phẩm Pháp(trong hình)
4. Dịch ốc sên dưỡng da. Sản phẩm Tây Ban Nha(trong hinh), đóng gói 7 ampoul, mỗi lần sử dụng 1 ống.
5. Ốc sên ăn liền. Gồm ốc sên cay, ốc sên bỏ lò(hình)…giá 25 tệ (82.500đ)/gói.
6. Trứng ốc sên đã xuất hiện trong thực đơn của các nhà hàng 3 sao ở Pháp. Không chỉ được ưa chuộng tại Pháp, sản phẩm này còn được yêu thích ở các nước khác và được chuỗi siêu thị Harrods tại London đặt hàng.
7. Men ốc sên(snailase). Lấy từ đường tiêu hóa ốc sên, gồm 20 loại men khác nhau như snail-protease, cellulase, pectinase v.v…Có thể phân hủy chất chitin thành đường đơn. Men có nhiều ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm, y dược, thuộc da, trong công nghệ sinh học dùng để công phá màng tế bào nấm men.
Chất lectin chiết xuất từ ốc sên gây ngưng tụ máu, có giá trị lớn trong nghiên cứu huyết học. Giá 100 USD/g, còn mắc hơn vàng, chính vì thế, người TQ gọi ốc sên là”vàng mềm”.
Vài suy nghĩ về việc nuôi ốc sên ở Việt Nam.








8.
Nước ta còn là điểm trắng trên bản đồ nuôi ốc sên trên thế giới, các khâu khép kín từ nuôi trồng, thu mua, tiêu thụ v.v…đều là con số không, đòi hỏi những người có chí hướng phải có tinh thần đột phá.
1. Con giống. Tiện nhất là lựa chọn những con ốc sên to con, khỏe mạnh ngay tại vườn nhà. Muốn có giá trị xuất khẩu cao phải nhập con giống. Tuy ốc sên không thể gây tại hại như ốc bưu vàng, nhưng vẫn phải tuân thủ những quy định của Nhà nước về sinh vật ngoại lai.
2. Hướng dẫn tiêu dùng. Phải cung cấp nguyên liệu và hướng dẫn các nhà hàng, quán nhậu làm các món ăn từ ốc sên. Hịện đã có 200 món ngon từ ốc sên, đủ sức có một bữa”tiệc ốc sên”. Dân nhậu SG vẫn chuộng món lạ, dế mèn, bò cạp sơi tuốt, món ngon như ốc sên chắc sẽ được đón nhận. Tiếp theo sẽ có thương lái đến thu gom.
3. Công nghiệp chế biến. Muốn có được được tiêu thụ bền vững, phải có công nghiệp chế biến thành ốc sên đông lạnh, ốc đóng hộp và các sản phẩm chế biến sây khác. Mong sao thi trường đầy triển vọng của ốc sên gây được sự chú ý của các xí nghiệp đông lạnh cũng như xí nghiệp chế thực phẩm.
4. Xuất khẩu. Cần tìm đối tác chiến lược nhận bao tiêu sản phẩm ngay khi có ý định xây dựng trang trại.
5. Tham quan thực địa. Nhà sản xuất phải tham quan những cơ sở sản xuất rộng cả chục ha, mới có khái niệm thực tế, không cần phải mầy mò. Có những cơ sở nuôi ốc sên ở TQ tỏ ý sẵn sàng tiếp nhận khách VN đến tham quan và thực tập, kể cả nhận cung cấp con giống và bao tiêu sản phẩm. Tôi sẽ cung cấp website cho những bạn nào muốn tìm hiểu sâu.

Kính!
 
Chúc bác thủy - canh có thêm 10 năm mới .
Thân !
Cám ơn em!
Hì hì! Mười năm trước, tui được đưa vô bệnh-viện vi ung-thư ganl Tui nói : Đã qua "Đáo Tuế", thì sống thêm ngày nào là lời ngày đó. Tui những tưởng là đã đi ngủ với giun dế rồi! Vậy mà giờ nầy, tui vẫn còn ngồi đây xạo sự... hì hì! Tui nghĩ, thêm 10 năm nữa, là tui lời quá rồi!
Tui xin nhận lời chúc của em! Cám ơn em!
Tui cũng xin chúc em, luôn khỏe manh và hạnh-phúc.
Thân.
Úi chà! Em Thanh Thảo, tui đọc một hơi không nghỉ. Dù tiếc là cái máy vi-tính cùi-bắp của tui, tui không hiện được hình lên để xem!
Em, chỉ mới hơn 1 năm trước, đã hoạch-định nuôi ốc. Tui đã dành sẵn một khu trong nông-trại, để làm thêm nhà kính trồng rau thủy-canh và khu nuôi ốc. Và đặc-biệt, rau trồng cho ốc ăn. Làm vậy, tui sẽ không bao giờ bị mất rễ, nên chu-trình cung-cấp một liếp rau nhanh gấp đôi.
Tui xem cách nuôi ốc của người Úc, tui thấy ngay:
- Cho ốc ăn bằng dây cu-roa (dây belt), rau xay. Tui theo ứng-dụng, cách nầy hay. Thêm vào đó, tui vừa cho ốc rau ăn rau, ốc ăn thẳng vào liếp cây đang sống,
- Và rau xay những liếp ốc ăn nham-nhở, trong khi dưỡng cho liếp rau sung sức lại, tăng-trưởng lại, để cho ốc ăn tiếp, như một liếp mới.
- Một mình tui, có thể điều-hành 4 công đất nuôi ốc.
Bài em đưa lên, với tui, quý vô cùng.
Thân.
 
Last edited:
Thật tình mà nói, hiện nay tôi chưa có thích thú tí tẹo nào với thịt ốc sên ( ma). Có lẻ chưa đến lúc hay sao đó. Chứ ở quê tôi ốc này, đến mấy nhà có vườn chuối hay có chổ ẩm thấp , tha hồ mà lượm. Đến lúc mang về không nổi thôi. Có con bằng cổ tay luôn đó, nhà tôi thì bắt nó cho Rùa, chồn, gà ... ăn và đập chết bỏ thôi chứ chẳng làm gì. Mặt dù tôi đã biến ăn thịt nó trên 10 năm rồi.
 
Bên Úc người ta nuôi ốc sên ( ma ) làm gì hả anh, nếu ăn thì thịt bò, gà .. v.. v.. Nhất là thịt con gì chân trước có tí tẹo, hai chân sau to và dài, nó nhảy cà tửng , cà tửng đó anh. Chắc thịt ngon lắm đấy, anh có ăn thử chưa anh Trung?
 


Back
Top