Mô-hình Nuôi Trồng Aquaponics mới (mà cũ)

Topic nầy tui mở ra là chiều theo ý của bạn binh_dan. Không biết đoạn tui trích dưới đây, có phải là mục-tiêu của binh_dan không?
Thân.
-=-=-=-=-=
* Thương-nghiệp/nhà hàng và cà-phê (cà-phê ở Úc bán luôn thức ăn nhẹ), thường gặp khó-khăn tìm rau cải tươi. Mà rau cải là thứ ngay khi thu-hoạch, đã bắt đầu mất mùi vị thơm ngon. Tình-huống nầy rất đáng để quán ăn nghĩ đến một hệ-thống Aquaponics để cung-cấp các loại rau thơm tươi nhất.
Có bạn nào tại VN nghĩ đến lập một quán ăn, gồm thêm :
- Cá nuôi tại chỗ : Cung-cấp cá thật tươi cho quán và cá cho khách câu (tính tiền, hì hì).
- Rau cải thật tươi, sẵn trong tầm tay, không bao giờ thiếu.
* Bà con nào hứng-thú mô-hình nầy, chờ tui rảnh, mình bàn chơi! Thân.

 


Last edited:
Hì hì, em pthb,
Từ lúc mở Topic nầy đến giờ, tui gặp em là người đi được một khoảng xa và có cái nhìn sắc bén.
Em, tui sống bằng trồng thủy-canh, tui mê nuôi cá, lại là người ngưỡng-mộ môi-trường sạch, nên mấy "món" Thủy-canh, Thủy-sản và Trùn giúp tui có một cái nhìn khác. Tui gom chúng lại được một cách hợp-lý, sinh lợi nhiều nữa.

Trở lại,
Em lui lại các trang cũ, để xem về hệ-thống lọc. Đây là linh-hồn, là quả tim của toàn hệ-thống đó em. Em chú tâm vào đúng điểm chính rồi đó. Em đọc xong, chúng ta bàn tiếp. Những điều sẽ bàn, có dính đến phần thủy-canh.
Thân.
 


Bác Thủy canh:
Mấy hôm nay trang web này ko vào được, hôm nay mới lại vào để trả lời bác đây.
- E đã đọc hết topic này mấy lần rồi, và cũng đã biết các hình bác và mọi người đưa lên về hệ thống lọc, em cũng đã đọc hết 43 trang 'nuôi thủy sản trên bể nổi', qua đây cũng rút được nhiều kinh nghiệm cho mình. Về hệ thống lọc e chủ trương thế này: trước hết phải đơn giản dễ thi công, ít tốn kém, nhất là việc bảo trì bảo dưỡng dễ dàng, song phải đạt được mục đích là cho ra nước đủ sạch để nuôi cá và trồng cây. Mô hình của em nó bao gồm: lọc thô chất thải rắn (lắng) -> lọc tinh chất thải (bông mút...)-> lọc vi sinh (sỏi, sứ lọc... và các bồn trồng cây ngập xả). Mặt khác phải thiết kế và vận hành hệ thống thế nào để ít bẩn nhất, đỡ tốn công lọc: không để bùn, cát trong bể, tránh tối đã các vùng yếm khí, không cho ăn thừa và nhất là phải kết hợp trồng cây thủy canh bằng nước nuôi cá để lọc cho bể cá. Lúc nào e vẽ và post hình lên các bác xem giùm!
- E đã nuôi thử một số giun đất trong bồn ngập rút, nó sống rất tốt, vừa giúp phân hủy chất thải rắn, vừa bài tiết ra nhiều thứ cho cây sử dụng... Vấn đề này em tham khảo trên web -> bác đã đọc về Vermiponics chưa?
- E muốn hỏi bác và mọi người có kỹ thuật nào để nuôi bèo tấm năng suất cao (trong điều kiện hạn chế diện tích bể nuôi) cho cá ăn không? các bác hướng dẫn giúp! E nuôi cá rô phi nó thích bèo tấm lắm!
Thân chào các bác!
 
Em pthb,
Ừ, tui cũng mới vào được Diễn-đàn.
Vermiponics ở Úc cũng có một số người ứng-dụng, nhưng để lấy trùn nuôi cá kiểng là chánh, với lại trồng ít rau.
Tui hết sức thích-thú khi thấy em chịu khó tìm hiểu, nên trao đổi với em rất vui.
Em xem lại mục-tiêu của Topic nầy thì hiểu ý tui về Cá, Cây và Trùn. Rất tiếc là tên Topic đã bị đổi thành "Một Mô-hình nuôi trồng Aquaponics mới" (mà cũ), nên có thể em hiểu tui chỉ muốn nói về Aquaponics. Không phải chỉ có bao nhiêu đó đâu!

Em, mấy ý của em trong bài trên rất hay. Phải nói là quá hay, mới đúng. Nhưng ở đây chúng ta đang có nhiều bạn đang bàn về thủy-sản (Topic khác). Do vậy, chúng ta bàn ở đây thật là bất-tiện. Em đã có lần muốn bàn ở một chỗ khác. Vậy hay là chúng ta bàn ở "chỗ đó" đi. Có nên chăng?

Bèo cám cũng là một "dụng-cụ" tuyệt-vời để làm sạch bể cá. Mà cũng làm chết cá! Tui đã có một bài học nhớ đời về nuôi bèo cám rồi. Tui sẽ nói cách nuôi khác, thõa-mãn nhu-cầu của em cách dễ-dàng. Mà có lợi cho hệ-thống chung.

Lúc nầy tui có ít thời-giờ hơn trước đôi chút. Bởi tui chưa biết là mô-hình nuôi Trùn quy-mô nhỏ tui đang làm, kết-quả có như tui mong không. Nơi cung-cấp Trùn vừa cho tui hay, họ vừa mới gởi Trùn cho tui. Bởi hơi xa (1200km), nên khoảng 2-3 ngày nửa mới tới.

Em nói chuyện Trùn, ngẫu-nhiên, ngay lúc tui đang sửa-soạn nuôi theo một mô-hình "không giống ai" tui mới nghĩ ra. Mà lần nầy tui lại chọn một trong những giống Trùn khá khó nuôi, nên phảì để ý nhiều.
Không biết em có hiểu nhiều về Trùn không?
Thân.
 
Last edited:
Chào bác Thủy Canh và tất cả các anh em trong Topic:

Cháu đang đợi bác Thủy canh nói tiếp về con trùn trong chuỗi nuôi khép kín này. Cháu sẽ đọc đến khi Topic này dừng lại rồi sẽ hỏi một vài điều còn chưa rõ. Cháu đang nuôi ếch, cá rô phi và tương lai sẽ nuôi chuỗi như sau: Nuôi ếch -> cá -> trồng rau -> nuôi sâu -> Tắc kè ( hoặc con gì ăn sâu ). trong chuỗi này chỉ tốn thức ăn cho ếch còn cá ăn phân ếch và da ếch ( lúc ếch thay da ) nước thải trồng rau cải nuôi sâu, sâu nuôi con khác giá trị cao hơn.

Xin cảm ơn bác Thủy canh và tất cả mọi người đã và đang xây dựng mô hình này !!! Rất mong học hỏi tiếp.
 
Chào bác Thủy Canh và tất cả các anh em trong Topic:

Cháu đang đợi bác Thủy canh nói tiếp về con trùn trong chuỗi nuôi khép kín này. Cháu sẽ đọc đến khi Topic này dừng lại rồi sẽ hỏi một vài điều còn chưa rõ. Cháu đang nuôi ếch, cá rô phi và tương lai sẽ nuôi chuỗi như sau: Nuôi ếch -> cá -> trồng rau -> nuôi sâu -> Tắc kè ( hoặc con gì ăn sâu ). trong chuỗi này chỉ tốn thức ăn cho ếch còn cá ăn phân ếch và da ếch ( lúc ếch thay da ) nước thải trồng rau cải nuôi sâu, sâu nuôi con khác giá trị cao hơn.

Xin cảm ơn bác Thủy canh và tất cả mọi người đã và đang xây dựng mô hình này !!! Rất mong học hỏi tiếp.
Hà hà,
Vào đọc thấy bài của bạn, thật là vui. Bắt tay 1 cái đi. "Chí lớn gặp nhau' đậy nha!
Thời-gian trước, tui theo dõi nhiều các bài về nuôi ếch. (Mà tui cũng rất thích ăn thịt ếch nữa. Phải chi lúc nầy được ghé thăm bạn, để xin ăn một bửa...).

Em, trong mô-thức của tui gồm Aquaponics + Chăn nuôi + Nuôi Trùn và Thỗ-canh. Nhưng riêng phần Thủy-sản, tui lại dự-tính nuôi kết-hợp mà tầng trên bể cạn chính là Con Ếch. Có rất nhiều điều-kiện thuận-tiện lắm! Riêng phần "ếch thay da" thì cám ơn em nhiều. Bởi đây là điều tui mới biết. Lại là một mối lợi khác.
Ếch cũng là loài máu lạnh, để tui dịch bài nầy cho em.
Thân.
 
Bác Thủy canh !

Cháu cũng xin "bắt tay bác cái" Bác mà về Việt Nam cháu sẽ nhậu với bác món ếch nướng than hồng chấm muối ớt và rượu đế do Mẹ cháu nấu, khi ngà ngà say sẽ bàn thủy canh và thủy sản chắc sẽ có rất nhiều ý tưởng bác hen ( nói mà chảy nước miếng ), cháu mới 32 tuổi nên bác cứ xưng "con" hay "cháu" sẽ thân mật hơn. Thật ra thì mô hình của cháu có thổ canh nữa, cháu trồng cỏ voi và cỏ Superdan của Úc để nuôi Bò, Nước tiểu và nước rửa chuồng bò cháu cho xuống hầm Biogas và xây thêm một hầm để trữ nước từ hầm Biogas tràn qua. Nước từ hầm này bơm lên tưới cho cỏ, cỏ rất tốt, nhìn lá cỏ cứ mơn mởn và không cần bón phân hóa học.

Nuôi ếch trên hồ xi măng thì nước rất mau dơ làm cho ếch bệnh nhiều và khó trị. Sau khi đọc Topic này cháu mới biết thức ăn thừa và chất thải quá nguy hiểm đối với vật nuôi, vậy mà trước đây cháu không tâm vì nghĩ ngày thay nước 2 lần là ổn.

Cháu sẽ thiết kế lại cái hồ để nuôi ếch bố mẹ và trồng rau theo những kinh nghiệm mà bác và anh em chia sẻ như Sau: Mực nước trong hồ 50cm, làm cái lồng 3m vuông để trong hồ 6m vuông, cái lồng ngập trong nước 10cm là đủ cho ếch. Trong hồ thả thêm một số em cá Rô Phi ( bằng với số con ếch) để giải quyết da ếch và thức ăn thừa. Nước từ hồ này sẽ chảy qua hồ kế bên theo nguyên lý bình thông nhau, hồ kế bên thiết kế giống như lọc cơ học, đặt máy bơm bơm nước trong hồ lọc lên thùng sốp/ ống PVC có trồng rau, nước từ thùng sốp chảy xuống hồ nuôi ếch. Dòng nước sẽ chảy từ hồ ếch qua hồ lọc lên thùng trồng rau và trở lại hồ ếch. Hằng ngày chỉ cho ếch ăn là xong. Lúc nào cá lớn thì thịt đãi món cá hấp tương ăn với rau sạch, nếu xỉn quá thì hôm sau ăn cháo cá rô phi với rau Đắng là chiều có thể làm thêm vài sị nước mắt quê hương. Ai mà áp dụng qui trình ăn nhậu này trong hai tuần vợ không bỏ mới là chuyện lạ !!! kaka

Nếu bác có nuôi ếch mà cần tư vấn thì có thể gởi câu hỏi qua Mail cho cháu theo địa chỉ: vophatttai80@gmail.com cháu sẽ tư vấn những gì cháu biết ( đến nay thì hiểu về con ếch khoảng 90% )
Chào bác !!! rất thú vị khi nói chuyện với bác.
 
Em "nghịch mùa",
Hôm qua, tui nhận được 1 ký trùn gởi tới bằng bưu-điện. Tuy nóng lòng, vậy mà tui cũng phải chờ đến chiều mãn giờ mới chỡ về được. Bận-bịu với mấy con trùn mới nầy tới khuya. Sáng ra xem lại thử, thấy có một số bò lên tới nấp thùng. Hì hì, tui đã dự-trù khoản nầy, nên không có đứa nào ra được.

Em biết không, giống Trùn tui vừa mới bỏ vô ổ nuôi đây là thứ thích giang-hồ vặt, là một trong những giống khó nuôi nhất. Giống nầy tên là African Night Crawler, dùng làm mồi câu là số một đó em. Tui mà "trị" được giống nầy thì tui khoái phải biết. Chờ thêm 3 ngày, để chắc là tụi nó ổn-định.

Bởi mắc quá, nên tui chỉ mua 1 ký thôi. Em biết không, họ bỏ vô trong 1 cái thùng nuôi, đúc bằng plastic, bán rộng-rãi trên toàn nước Úc. Cộng tất cả lại là 290 đô Úc. Mua mà thấy đau quá em. Cái ổ nuôi làm sẵn của họ gía 115 đô. Họ hãnh-diện về cái mô-hình nầy lắm! Nhưng mà tui chê, nên mới làm 2 cái khác theo mô-hình tui nghĩ ra. Để xem kết-quả ra sao, rồi mới thẩm-định được.

Nếu mọi việc suôn-sẻ, vài tháng tới tui lẽ lấy trứng. Sau đó dưỡng trùn con của từng lứa chu-kỳ 21 ngày. Vỗ béo đám nầy cho cá với gà vịt ăn. Không cho đẻ.

Tui ủng-hộ em! Để coi, bằng cách nào? Nhiều cái độc-đáo lắm! (Hì hì, giống như mấy bà mẹ : - Con tui là đẹp nhất thế-giới!). Những điều tui trãi qua, gom lại thì tui cũng như mấy bà mẹ đó vậy. Tuy say mê sáng-kiến của mình. Em thông-cảm nha!

Để tui chuyển lên bài "Máu lạnh, máu nóng" mới dịch xong. Em đọc chơi.
*
Em, tui tuổi con Gà. Năm nay (chỉ mới ngoài) 6 bó. Vậy tui sẽ xem em như mấy đứa con, cháu tui. Vậy nha!
Thân.
 

Last edited:
Em, tui cũng không biết tiếng Anh gọi những chỗ đó là gì nữa! Hay em cứ đặt đại tên : "Any surfaces that the benificial biological bacteria can cling to".

Biological bacteria filtration means that aerobic bacteria help in the organic break-down process in the aquarium. Normally, these bacteria are present everywhere in the aquarium, even outside of it in the filter systems. They cling to decorative material, sand, wall, filter baskets and even plants. However, it would be hopeless to depend on this type of bacterial filtration alone. Indeed, the surface for colonization by aerobic bacteria in the aquarium, is simply too small. For this reason it is necessary to provide the aerobic bacteria with an area for colonization that offers a large and more open surface. All filter sponges and floss on filter cotton are good candidates, and of course gravel or carbon.

Em, đó là lý-do tui làm buồn lòng nhiều bạn ở Diễn-đàn chúng ta, bởi tui chủ-trương phải cung-cấp thêm một chỗ có bề mặt thật lớn, tức là một lược sinh-học. Thiếu phần nầy thì tốt hơn đừng nuôi cá trong bể hay trong bồn.
Tui đề-nghị bài làm của em, em tập-chú triển-khai phần nầy thì tui dám bảo-đảm với em là : Em đang đi đúng đường.

Nếu cần gì thêm, tui sẽ cố gắng với em. Nhưng xin em hiểu, khả-năng tui rất giới-hạn. Tuy vậy, em cũng đừng ngần-ngại, nếu muốn thảo-luận thêm. Chúng ta học hỏi nhau. Em nhé!
Thân.
 
Last edited:
Nghĩa Việt bài trên :
Bất cứ bề măt nào mà vi-sinh hữu-ích có thể bám vào.

Lược sinh-học có nghĩa là vi-sinh hiếu-khí trong bồn, trong bể nuôi giúp cắt các thành-phần hữu-cơ trong tiến-trình lọc. Thường, các vi-sinh nầy có mặt cùng khắp trong bể nuôi, ngay cả ngoài bể nuôi (nếu hệ-thống lược nối chung). Chúng bám vào các vật trang-trí, cát, vách, giỏ đựng lược, và ngay cả cây thủy-sinh. Tuy vậy, chỉ là vô-dụng nếu chỉ dựa vào loại lược nầy mà thôi. Thật vậy, cái bề mặt cho quần-thể vi-sinh hiếu-khí trong bể nuôi tính ra quá nhỏ. Vì lý-do nầy, nên thật là rất cần là phải cung-cấp cho quần-thể vi-sinh hiếu-khí một vùng có bề mặt rộng hơn và thông-thoáng hơn. Tất cả những mousse và chỉ lược bằng vải là những ứng-viên tốt, đương-nhiên cũng không loại trừ sõi và than.
 
Last edited:
Các hình-thức Aquaponics
Hệ-thống Giá-thể

Hệ-thống nầy dùng nước trong bể tưới ngập liếp trồng. Liếp nầy có giá-thể, gốc và rễ cây nằm trong giá-thể.
Nước có thể bơm liên-tuc, hoăc bơm định-kỳ (tưới ngập, xả cạn) lên liếp trồng và rồi trở lại bể nuôi.
Vi-sinh sống trong liếp trồng, trên bề mặt của các hạt giá-thể, trên vách bên trong của liếp trồng, trong cả các ống xả và ống tưới.

Giá-thể trong liếp cũng là để chống đở cho cây đứng vững và cũng là nơì trú-ngụ của vi-sinh (như vậy, không khác gì một lược sinh-học). Cây con, kể cả hạt, được gieo trồng thẳng vào giá-thể.
Nhiếu loại giá-thể khác nhau có thể được dùng trong hệ-thống nầy, như sõi và đất nung phồng.

Ở Úc, hệ-thống Aquaponics có giá-thể, chánh-yếu là dùng với quy-mô sản-xuất trong gia-đình do giá cả, mà cũng chính là do nó khá đơn-giản để có-thể tự thiết-lập.

Hệ-thống Aquaponics có giá-thể là hệ-thống đứng hàng đầu về lao-động để bảo-trì. Khi chọn hệ-thống nầy, phải dự-trù một số thời-gian và công sức rất lớn để định-kỳ lấy giá-thể có bám đầy rễ ra làm sạch. Do đó, không bao giờ nên chọn hệ-thống nầy để nuôi thương-mại.
 
Last edited:
Hệ-thống Giá-thể có 3 cách ứng-dụng :
1- Tưới định-kỳ (Tưới ngập / Xả cạn).
2- Tuới định-kỳ (Tưới ngập / Xả cạn), đồng-thời tạo dòng xoáy liên-tục trong bể.
3- Nước luân-chuyển liên-tục.

(1) Tưới định-kỳ (Tưới ngập / Xả cạn) : Đây là hình-thức thông-dụng nhất của hệ-thống giá-thể. Nhưng nước trong bể thì luôn ở yên là không được như mong muốn. Toàn dung-tích nước trong bể cần phải được xoay ít nhất mỗi giờ một lần. Điều nầy có nghĩa là phải dùng một bơm lớn hơn để đạt được tiêu-chuẩn trên trong thời gian ngắn (1 giờ).

(2) Tưới Định-kỳ (Tưới ngập / Xả cạn), đồng-thời tạo dòng xoáy liên-tục trong bể : Hình-thức nầy sẽ tưới ngập và xả cạn định-kỳ liếp giá-thể trong khi nước trong bể được xoay vòng liên-tục. Kiểu nầy cần 2 bơm : 1 bơm tưới định-kỳ và 1 bơm liên-tục xoay vòng nước trong bể.

(3) Nước luân-chuyển liên-tục : Dùng 1 bơm, chia 2 đầu ra. Một đầu tưới liên-tục trên liếp, và một đầu xoay nước trong bể.
 
Thưa,
Tui xin xen và đây vài hàng, để thưa với quý bạn đang theo dõi : Đó là tui muốn thưa rõ, khi trình-bày Chủ-đề "Hình-thức Nuôi / Trồng Mới" nầy :
- Tui là ai?
- Tui đứng ở vị-trí nào?

Xin trả lời ngay :
- Tui như quý bạn, là người nuôi, trồng. Tuyệt-nhiên không biết chút gì vể "Thử-nghiệm", về "Khảo-cứu".
- Vì vậy, khi trình-bày hình-thức nuôi trồng mới nầy, tui là học-trò ứng-dụng, tui trình-bày lại cái mà các nhà nghiên-cứu, là các bậc Thầy đã làm, đã sửa-đổi, đã hoàn-chỉnh.

Vậy tại sao tui lại chọn cách trình-bày cặn-kẻ, tỉ-mỉ?

Thưa : - Hoàn-toàn do lòng yêu quý, thân-thiện với các bạn cùng ưa-thích, để : "Hiểu rõ, hầu ứng-dụng cách hiệu-quả, thích-hợp cho hoàn-cảnh của chính bạn". Tui biết, làm như vậy là rất cực. Nhưng đổi lại, tui an-tâm.

Như vậy, trước khi ứng-dụng, xin bạn tự xét bạn đã thông-suốt chưa? Có cần gõ lên đây vài hàng để đả-thông hay không? Bởi, bạn hãy nhìn chung quanh, nhiều bạn đang đưa tài-sản, vốn liếng của mình vào cuộc nuôi trồng, mà không khác vì một cuộc đỏ đen! Thưa bạn, tui xin nhắc thêm bạn lần nữa : "Nếu bạn thử thời-vận theo kiểu nầy, thì bạn sẽ đại bại!".

Cứu vãn tình-thế nguy-ngập nầy không khó. Cũng không tốn công nhiều, cũng không tốn của nhiều như bạn nghĩ, như bạn đang làm.

Còn nếu bạn chưa thực-hiện, thì xin chờ. Chúng ta còn đang thảo-luận. Tui xem đây là một tài-liệu quý, muốn mang ra phục-vụ quý bạn. Nhưng nếu thật sự nó không đúng người, đúng chỗ thì xin xếp lại, bởi thời-giờ và sức khỏe tui không nhiều lắm.
Kính.
 
Cám ơn bạn. Nhưng để góp ý với nhau cho vui, thì tui xin nói về Con Men Vi-sinh trong hệ-thống, theo cách hiểu của tui :
- Tất cả mọi nơi trong hệ-thống : Vách bể, sõi, sạn, vật trưng bày, cây thủy-sinh, các ống nước, các lược cơ-học và sinh-học.... kể cả vi-sinh lơ-lửng trong nuớc nữa. Vậy đâu là chỗ trú-ngụ của Men Vi-sinh? Xin thưa, cùng khắp.

Ý của bạn rất hay, khi bạn dùm cụm từ Benificial bacteria Colony. Nhóm chữ nầy rất hay, dùng để gọi bất cứ chỗ nào vi-sinh bám được, và có đủ : dưỡng-khí và thức ăn. Chúng sẽ sinh-sôi nầy nở tại chỗ đó, lan ra và chồng lên nhau, gọi đó là Quần-thể Vi-sinh Hữu-ích (Benefical bacteria Colony).

Thân.
 
Liếp Trồng - Hệ-thống Giá-thể

Độ sâu liếp trồng tiêu-chuẩn của hệ-thống Aquaponic có thể thay đổi từ 6cm tới 30cm. Vậy, như bạn thấy, với một liếp giá-thể sâu thì nên để ý là phải tốn nhiều gía-thể, và rất nặng. Cái vấn-nạn của liếp trồng giá-thể rộng và sâu là vấn-đề bảo-trì. Càng nhiều giá-thể, càng rất cực công bảo-trì (làm sạch).

Độ sâu của gía-thể trong liếp chỉ cần đủ cho rễ bám và cây đứng. Độ sâu của gía-thể cũng là chỗ cho vi-sinh hữu-ích trú ngụ để làm cho toàn hệ-thống ổn-định và thành-công.

Hệ-thống liếp trồng giá-thể, không cần phải rộng hơn, sâu hơn hình-thức được dùng trong phương-pháp trồng thủy-canh. Càng nhiều giá-thể, như đã thưa, chỉ làm cho thêm cực công bảo-trì. Khi chọn kiểu liếp trồng cho hệ-thống của bạn, hãy chọn vật-liệu có phẩm-chất tốt, để được bền một thời-gian dài. Không ai muốn làm một hệ-thống như vậy mà chỉ kéo dài được một vài năm.

Nếu bạn định trồng một loại cây rễ rộng và sâu, một hệ-thống Dòng Chảy Sâu có thể là một lựa chọn hay nhất để giảm công sức bảo-trì. Hạt có thể gieo trong một hệ-thống gía-thể, sau đó chuyển qua hệ-thống Dòng Chảy Sâu khi cây con lên đủ chiều cao thích-hợp.

Liếp trồng có thể làm bằng bất cứ vật-liệu nào mà bạn có thể tìm được, miễn nó đủ chắc để chịu sức nặng của gía-thể và nước, cũng như kín nước.
 
Chổ ở trú ngụ của con men vi sinh tiếng Anh gọi là:

- Beneficial bacteria Colony.
Hi hì, bây giờ tui biết người viết bài "ba trợn" nầy là ai rồi.
Bạn, tui tìm bài có Nick bạn, thì lại thấy nói xấu tui. Cái kiểu nói đó tui rất ghét. Ghét thậm tệ.
Bạn đã dùng được Nick khác để vào Diễn-đàn, thì mời bạn vào đây. Tui không làm cho bạn chết tắc-tị là không ăn tiền.
Bạn có 2 đường lựa chọn :
1- Sống cho ngay thẳng, đường hoàng. Đừng đụng chạm ai một cách vô lối.
2- Vào đây! Đua đầu tui cắt thêm 1 lần nữa.
Dám không? Chạy mất dép!

--------

G í a - t h ể

Nếu bạn muốn dùng gía-thể cho hệ-thống Aquaponics của bạn, thì tui khuyên bạn hoặc là dùng sõi, sạn ở sông rửa sạch hoặc là dùng đất nung phồng. Bởi những thứ nầy không độc, đáng tin-cậy và bền. Cái khác biệt lớn lao giữa 2 thứ nầy là giá cả và cân nặng. Đất nung thì mắc hơn, nhưng nhẹ hơn khiến cho khi làm liếp và những lúc bảo-trì, làm sạch đều nhẹ-nhàng hơn.

Hãy dành nhiều thì giờ ngay lúc đầu để chắc chắn rằng giá-thể đã thật sạch, trước khi đổ vào liếp. Không để ý điểm nầy có thể đưa đến kết-quả là cặn-bả, phù-sa lắng xuống đáy và nhiều tụ-điễm khác. Không nên để chuyện nầy xãy ra, bởi chúng sẽ trở nên những vùng yếm-khí có-thể sinh độc cho hệ-thống. Những hạt nhuyển cát, sạn lọt vào trong hệ-thống có thể làm tổn-thương mang cá.
 
Last edited:
Giá-thể cần phải được làm sạch từng lúc, nếu xét thấy đã dơ. Nếu có dùng thêm Lược Cơ-học, thì việc làm sạch sẽ được giảm rất nhiều, bởi cặn-bả bị lược ngăn lại, không vào được giá-thể trong liếp.
Không bao giờ được làm sạch tất cả giá-thể trong hệ-thống cùng một lúc, bởi làm vậy sẽ giết hết vi-sinh trong giá-thể khiến quá-trình hoán-chuyển sinh-học trở nên không hữu-hiệu.

Sau khi làm sạch giá-thể, phải đo nồng-độ Ammnonia và Nitrít liến-tiếp 1 vài tuần, phòng trường-hợp dân-số vi-sinh bị mất quá nhiều do việc làm sạch, sẽ gây tổn-hại cho cá đang nuôi. Điều nầy giải-thích tại sao nhiều người nói nuôi cá dơ mà không chết, dọn sạch cá lại chết. Nếu có trường-hợp nầy xãy ra, bạn cần thay nước thường-xuyên để giữ mức Ammonia và Nitrít ở mức mà cá có thể chịu đựng được, cho đến khi mật-độ vi-sinh tăng lên đủ lại, đến mức an-toàn cho hệ-thống.
Hệ-thống giá-thể cũng có thể tạo nên nhiệt-độ giao-động đáng kể, nếu có một vùng lớn giá-thể phơi bày dưới ánh mặt trời trong những ngày nóng. Vậy phải để ý để dùng màn che, nếu cần.

--------

Thưa,
Trước khi chuyển lên những Email mà vô-tình tui có được. Đây là những Email xúc-phạm rất nhiều người. Tui muốn được suy nghĩ thêm 1 ngày.
Trong khi chờ đợi, tui muốn được biết ý của Ban Quản-Trị :
- Có nên chuyển lên hay không?
Kính.
 
Last edited:
.......
.....Trồng cây luôn trong hệ thống thủy sản 1 mặt tận dụng diện tích, mặt khác che 1/2 diện tích mặt nước để giảm sự chênh lệch nhiệt độ giữa trời nắng và ban đêm. Ương cây tập trung trong chậu ở ngoài cho mạnh rồi mới đưa vào hồ cá. Do chưa thực nghiệm trước đó nên đến giờ không biết cá nó có rỉa bộ rễ của cây không? nếu có thì trồng loại cây nào để thích hợp? Tính trồng rau xà lách mà đang lăn tăn vấn đề này nên phải nhờ các bác sành điệu về nông nghiệp cố vấn dùm, thanks!!!

Tôi chưa nuôi cá lóc nên không biết nó có xơi rễ rau không. Nhưng cá trê và cá rô phi thì rõ ràng có xơi. Tôi thả rau muống, nó chén rễ, rau muống "tèo" luôn. Với bèo tây, nó "gặm rễ bèo cụt lủn, đều tăm tắp như toong đơ cắt tóc đinh ấy. Nhưng bèo tây thì vẫn sống tốt và đẻ thêm nên phải vớt bớt đi thường xuyên đem ủ vào mấy gốc măng điền trúc.
 


Back
Top