Thảo luận Mời hợp tác ứng dụng ruồi Lính Đen xử lý phân

Mình nghiên cứu và nhân giống loại ruồi Lính Đen (RLĐ) được gần hai năm rồi. Quy trình nhân giống đã tương đối ổn, sử dụng nguồn thức ăn là hèm bia và xác mì. Giờ mình muốn thay thế bằng các nguồn phân gia súc, gia cầm để giảm chi phí sản xuất.
Nhưng do trại của mình quá nhỏ và gần khu dân cư nên không thể đem phân về thử nghiệm được. Mình cần một đối tác để cùng làm. Điều kiện như sau:
- Có trại gà hoặc trại heo đang hoạt động và còn trống một diện tích khoảng 50m vuông có mái che.
- Mỗi ngày thải ra tối thiểu 50kg phân, nhiều hơn càng tốt.
- Vị trí ở Hóc Môn, Củ Chi, Q12, Lái Thiêu hoặc Dĩ An. Mình sẽ ưu tiên chỗ nào gần trại mình.
Mình sẽ cung cấp con giống, kỹ thuật, và cái mình cần là các số liệu về năng suất, hiệu quả kinh tế...
Phía đối tác cung cấp phân, mặt bằng, và nhận được quy trình sản xuất ấu trùng, cũng là quy trình xử lý phân.
Ấu trùng thành phẩm trong quá trình hợp tác sẽ chia đều cho hai bên, hoặc nếu đối tác có gà thì mình sẽ tặng luôn để thử nghiệm nuôi gà xem hiệu quả ra sao. Mình thì chưa có kinh nghiệm nuôi gà, vừa rồi mua vài con gà con về nuôi thử bằng ấu trùng RLĐ thấy rất tốt, nhưng mình cần sự sử dụng và đánh giá của những người chuyên nghiệp hơn.
Vài nét về con RLĐ:
- Là một loài côn trùng sẵn có ngoài tự nhiên ở Việt Nam, nói chung không phải giống ngoại lai.
- Tuy xếp vào loại ruồi, nhưng được khoa học đánh giá là không mang mầm bệnh, là loài côn trùng có ích chỉ sau con ong, được nhà nước khuyến khích nuôi.
- Vòng đời khoảng 50-60 ngày, khi ở giai đoạn ấu trùng có hàm lượng dinh dưỡng cao (đạm thô 20%, béo 11%, đặc biệt hàm lượng canxi rất cao).
- Ấu trùng RLĐ rất phàm ăn. Mỗi ngày, mỗi con ăn một lượng thức ăn có trọng lượng bằng bản thân nó. Phân được xử lý sẽ hết mùi hôi rất nhanh chỉ sau 1-2 giờ đồng hồ. Tính ra mỗi m vuông chuồng nuôi sẽ xử lý 10-20kg phân mỗi ngày.
- Phân gia súc gia cầm thường có chứa vi khuẩn, nhưng sau khi được ấu trùng RLĐ xử lý bằng cách ăn, phần còn lại hầu như không còn vi khuẩn, trở thành loại phân bón hữu cơ sạch.
- Số liệu nuôi hiện tại: 4kg hèm + 4kg xác mì +1kg nước+ khoảng 3000 con giống, sau 14 ngày cho ra 500-650g ấu trùng tươi sống.
- Tốc độ nhân đàn: Cứ hai tháng tăng 8-10 lần.

Theo các tài liệu nước ngoài, cứ 10kg phân heo sẽ cho ra 1kg ấu trùng. Nhưng mình muốn thử nghiệm thực tế để có số liệu cụ thể rồi mới tiến hành sản xuất quy mô lớn. Vì thế mình cần một đối tác cùng thực nghiệm.
Các bạn có thể dùng google tìm từ khóa "ruồi lính đen" để biết thêm thông tin. Một số link tham khảo:
- Các thảo luận trong quá trình nghiên cứu, nhân giống RLĐ của mình và một số anh chị em trên agriviet trong mấy năm qua: http://agriviet.com/threads/ky-thuat-nuoi-doi-lam-thuc-an-chan-nuoi.6884/page-52
- Nuôi RLĐ quy mô lớn ở nước ngoài: http://www.radioaustralia.net.au/vietnamese/2014-06-19/trang-trại-nuôi-ruồi-–-sáng-kiến-sẽ-làm-sôi-động-giới-nông-nghiệp-quốc-tế/1329814
Anh chị em nào có hứng thú với lĩnh vực này, xin liên hệ mình, tên Phương, nam, 34 tuổi, đt 0918201070, đc: 37 Đặng Thúc Vịnh, ấp 3, Đông Thạnh, Hóc Môn, TPHCM (ngay đầu cầu Rạch Tra).
 
Last edited by a moderator:
@Lâm Hoàng: Cám nhão hay rau cải đều được. Chú ý hạn chế mốc. Mốc có thể làm hư trứng. Thức ăn nhão cỡ như cháo đặc là được. Ấu trùng RLĐ không ăn mùn cưa cho dù xử lý theo kiểu gì. Giá thể trồng nấm thì cho trùn quế ăn được. Theo chú biết thì phân gà tươi thì trùn không ăn được, phải chờ nó hoai mục bớt đã.
Giờ này thì lô trứng của cháu nở gần hết rồi đó. Nó nhỏ như sợi tóc, dài 1mm, màu trắng. Ngày mai hoặc mốt sẽ nhìn thấy dễ dàng bằng mắt thường.
 
@Lâm Hoàng: Cám nhão hay rau cải đều được. Chú ý hạn chế mốc. Mốc có thể làm hư trứng. Thức ăn nhão cỡ như cháo đặc là được. Ấu trùng RLĐ không ăn mùn cưa cho dù xử lý theo kiểu gì. Giá thể trồng nấm thì cho trùn quế ăn được. Theo chú biết thì phân gà tươi thì trùn không ăn được, phải chờ nó hoai mục bớt đã.
Giờ này thì lô trứng của cháu nở gần hết rồi đó. Nó nhỏ như sợi tóc, dài 1mm, màu trắng. Ngày mai hoặc mốt sẽ nhìn thấy dễ dàng bằng mắt thường.
màu trắng nhỏ thì cháu thấy rồi nhưng sao chả con nào động đậy như thể là chết cả rồi ấy ạ. nó trắng trắng nhìn giống trứng kiến nhưng trong suốt hơn, có ở khắp hộp và nắp .phân gà đã hoai mục rồi nhưng mà có tới 70% trấu nên khó trộn quá...chắc cháu phải chuyển sang cám thôi...
thế còn bánh mì mà nhúng nước và bã rượu thì nó có ăn ko ạ?chỗ cháu ko có bã bia
ko hiểu sao đám trùn ko chịu ăn mà chui sạch xuống dưới. cháu làm thí nghiệm này mục đích chủ yếu là để xử lý rác nhưng có lẽ không khả quan, chắc là cháu phải chuyển mục đích dự án thành nuôi giun+RLĐ làm thức ăn cho gia súc gia cầm thôi ạ...
1 thứ rất quan trọng nữa đó là thỉnh thoảng thùng nuôi gặp kiến, nếu cháu dùng bình xịt xung quanh hoặc dùng thuốc Fendona thì ấu trùng có bị sao ko ạ...< trên bìa các sp này đều nói là thuốc diệt kiến, gián ,Ruồi >
 
Last edited by a moderator:
Bánh mì ngâm nước cho nhão thì nó ăn được. Phun thuốc thì côn trùng ngủm hết chứ chừa con nào đâu. Con càng nhỏ càng dễ chết.
 
Bánh mì ngâm nước cho nhão thì nó ăn được. Phun thuốc thì côn trùng ngủm hết chứ chừa con nào đâu. Con càng nhỏ càng dễ chết.
chú ơi nghiêm trọng quá... cháu nhìn nổ cả mắt mà chả thấy con nào động đậy cả. liệu có phải là chết cả đàn rồi ko ạ?? có cách nào để phân biệt con còn sống vs đã chết ko ạ??
lúc RLĐ đến nơi, cháu chưa kịp ấp nên bỏ cả cái hộp ấy vào thùng xốp rồi đậy kín ... khoảng 8h sáng hôm sau cháu lôi ra ấp thì thấy hộp cac tông bị ướt, mấy cái trắng trắng nhỏ = đầu que tăm có ở khắp thành và nắp hộp nhựa nhưng ko có dấu hiệu của sự di chuyển nên cháu cứ nghĩ nó là trứng... 1 đêm kín khí... có làm chết cả đàn đc ko ạ ??
 
Last edited by a moderator:
Chào anh jnbgyu , em là sinh viên năm 3 Khoa Môi trường và Tài nguyên ĐH Nông Lâm TPHCM. Em cũng đang quan tâm các thông tin về xử lý rác hữu cơ từ ruồi lính đen. Mong được kết bạn và chia sẻ thông tin với anh ậ :)
Đào Công Cẩn
email: teptom93@gmail.com
 
Chào anh jnbgyu , em là sinh viên năm 3 Khoa Môi trường và Tài nguyên ĐH Nông Lâm TPHCM. Em cũng đang quan tâm các thông tin về xử lý rác hữu cơ từ ruồi lính đen. Mong được kết bạn và chia sẻ thông tin với anh ậ :)
Đào Công Cẩn
email: teptom93@gmail.com
có gì chia sẻ trên đây cho mọi người cùng xem đi anh
 
@Lâm Hoàng: Rất có khả năng là tụi nó ngỏm hết rồi. Bình thường thì chú gởi chuyển phát nhanh, trong khoảng 60h là tới nơi. Mấy hôm nay bưu điện bị gì chả biết, liên tiếp mấy lô chú gởi đi nhiều tỉnh phải đến 80h mới đến. Nó đã trễ, cháu lại không xử lý ngay mà để thêm một đêm nữa. Ấu trùng nở ra thiếu thức ăn, thiếu không khí nên có thể chết. 50 ổ trứng đó thì nở ra ít nhất cũng phải 15.000 con. Nếu cháu không thấy con nào thì đợt này ... thua rồi.
@Đào Công Cẩn: Rất vui được làm quen với em. Trại của anh thỉnh thoảng cũng có sinh viên đến tham quan và lấy tư liệu làm đề tài luận, đề tài tốt nghiệp. Rảnh rỗi ghé chỗ anh chơi. Nhớ gọi trước nhé.
 
@Lâm Hoàng: Rất có khả năng là tụi nó ngỏm hết rồi. Bình thường thì chú gởi chuyển phát nhanh, trong khoảng 60h là tới nơi. Mấy hôm nay bưu điện bị gì chả biết, liên tiếp mấy lô chú gởi đi nhiều tỉnh phải đến 80h mới đến. Nó đã trễ, cháu lại không xử lý ngay mà để thêm một đêm nữa. Ấu trùng nở ra thiếu thức ăn, thiếu không khí nên có thể chết. 50 ổ trứng đó thì nở ra ít nhất cũng phải 15.000 con. Nếu cháu không thấy con nào thì đợt này ... thua rồi.
@Đào Công Cẩn: Rất vui được làm quen với em. Trại của anh thỉnh thoảng cũng có sinh viên đến tham quan và lấy tư liệu làm đề tài luận, đề tài tốt nghiệp. Rảnh rỗi ghé chỗ anh chơi. Nhớ gọi trước nhé.

chú ơi thua keo này ta bày keo khác vậy... sáng thứ 2 chú gởi tiếp cho cháu = số trứng hôm trước. mà lần này cháu sẽ trả tiền cho chú, ít nhất là tiền chuyển phát ... cháu đã xin đc 1 ít chi phí từ trường nên chú khỏi lo...
nhưng mà lạ quá chú ạ, thiếu không khí còn được chứ mấy cục thức ăn trong đó vẫn còn nguyên,,,
31/11 cháu phải nộp bài...nếu cháu lấy 1 ít cám nhão trộn vs cơm nguội , bánh mì và 1 ít bã rượu để thu hút thêm dòi nhà cũng đc chứ ạ ??nhà cháu cũng nhiều thằn lằn lắm, có cách nào ngăn thằn lằn mà ruồi vẫn vào đẻ trứng đc ko ạ??...khi nào RLĐ đến cháu sẽ nuôi riêng...đã theo dự án này là cháu phải theo tới cùng...mong chú giúp đỡ cháu...cháu cảm ơn nhiều ạ
 
Last edited by a moderator:
jnbgyu ,Vâng ậ, khi nào rảnh rổi em sẽ lên tham quan trại của anh, anh cho em xin sdt, địa chỉ, tên nha hihi, sdt của em 01664077758. Thú thật với anh em là sinh viên môi trường nên rất có hứng thú với những mô hình kết hợp giữa môi trường và nông nghiệp như thế này, vừa tái tạo được nguồn tài nguyên, lại vừa làm giàu cho bản thân được. Hiện em thấy chưa có tài liệu việt nam nói về ruồi lính đen, hầu hết đều là tài liệu nước ngoài nên rất khó tìm hiểu sâu được loài này. Anh có tài liệu gì về ruồi lính đen share qua cho em với nghe . Hihi.
email: teptom93@gmail.com
Lâm Hoàng , Anh mới tìm hiểu về loài này thôi em ah`, chưa đi vào thực tiễn nên cũng chưa biết gì nhiều. hihi
 
@Lâm Hoàng: Do bưu điện gần đây chuyển phát nhanh mà giống rùa quá nên chú tạm thời ngưng chuyển trứng. Chờ hỏi thăm chừng nào họ khắc phục được thì mới dám làm tiếp.
@Đào Công Cẩn: Ở trang 1 topic này có ghi rõ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, số đt của anh. Còn tài liệu về RLĐ thì ở ngay trường Nông Lâm cũng có nhiều lắm mà. Ít nhất cũng có hơn một chục luận văn tốt nghiệp của sinh viên về lĩnh vực RLĐ.
 
jnbgyu ,Vâng ậ, khi nào rảnh rổi em sẽ lên tham quan trại của anh, anh cho em xin sdt, địa chỉ, tên nha hihi, sdt của em 01664077758. Thú thật với anh em là sinh viên môi trường nên rất có hứng thú với những mô hình kết hợp giữa môi trường và nông nghiệp như thế này, vừa tái tạo được nguồn tài nguyên, lại vừa làm giàu cho bản thân được. Hiện em thấy chưa có tài liệu việt nam nói về ruồi lính đen, hầu hết đều là tài liệu nước ngoài nên rất khó tìm hiểu sâu được loài này. Anh có tài liệu gì về ruồi lính đen share qua cho em với nghe . Hihi.
email: teptom93@gmail.com
Lâm Hoàng , Anh mới tìm hiểu về loài này thôi em ah`, chưa đi vào thực tiễn nên cũng chưa biết gì nhiều. hihi
http://sj.ctu.edu.vn/index.php/tn20...ang-tru-ng-c-a-ru-i-linh-den-hermetia-illuens
anh xem cái này đi ạ
@Lâm Hoàng: Do bưu điện gần đây chuyển phát nhanh mà giống rùa quá nên chú tạm thời ngưng chuyển trứng. Chờ hỏi thăm chừng nào họ khắc phục được thì mới dám làm tiếp.
@Đào Công Cẩn: Ở trang 1 topic này có ghi rõ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, số đt của anh. Còn tài liệu về RLĐ thì ở ngay trường Nông Lâm cũng có nhiều lắm mà. Ít nhất cũng có hơn một chục luận văn tốt nghiệp của sinh viên về lĩnh vực RLĐ.
sặc sặc vậy là tèo cháu rồi...
hay chú cứ chuyển phát cho cháu đi ạ... cho thêm thức ăn vào mà đc mà chú. chậm cũng đc vẫn hơn là ko có... cháu mất bao công sức mà bỏ dở thế này thì phí quá...
chỉ còn chú mới cứu đc cháu thôi ạ....
dự án của cháu là nuôi kết hợp RLĐ và giup quế mà ko có ruồi thì coi như xong phim... ruồi thì còn hiếm chứ giun quế giờ người ta nuôi cả làng, cháu mà công bố chắc người ta kiện tội ăn cắp mất...chú có ý tưởng nào giúp cháu chữa cháy ko ạ ??
như là kiếm tạm ấu trùng ruồi nhà ở đâu đó hay 1 cái gì khác khác với những đề tài nghiên cứu khoa học trước cũng đc ạ
 
Topic hay quá. Không biết anh Phương thử nghiệm RLD xử lý nguồn rác rau củ quả thế nào rồi ạ? Anh chia sẻ thêm nhé.

Sản phẩm còn lại sau khi ấu trùng ăn xong là hữu cơ vi sinh hả anh? Anh có từng đem đi xét nghiệm các thành phần trong đó chưa anh?

Anh nói 1m2 nuôi RLD xử lý được 10-20kg phân gà trong 1 ngày thì quá lợi. Trại mình 20.000 gà đẻ, phân gà xử lý vi sinh cần diện tích khoảng 1000m2, thời gian xử lý mất hơn 1 tháng nếu đảo liên tục. Mình nhắm 1 ngày trại có 1500kg phân thì 200m2 là dư dả, quá lợi nếu sản phẩm còn lại đúng là phân hữu cơ vi sinh.
 
Last edited by a moderator:
@Lâm Hoàng: Thực ra thì đề tài dùng ấu trùng RLĐ kết hợp trùn quế để xử lý rác hữu cơ người ta cũng đã làm tới làm lui nhiều rồi, có điều làm cho có rồi bỏ xó thôi chứ chưa có ai chịu đi đến cùng để ứng dụng thực tế và hoạt động ổn định. Chú sẽ cố thu xếp gởi vào đầu tuần tới xem sao.

@kapla: Vừa rồi thử nghiệm trên nguồn rác rau củ quả trộn với thức ăn thừa, phế phẩm từ cá. Với một diện tích 80x80cm, xử lý 20kg rác mỗi ngày. Xử lý xong chỉ còn lại khoảng 10kg dư chất. Dư chất này vẫn còn tiếp tục phân hủy, chỗ nào bị nén bên dưới sẽ bị phân hủy yếm khí và bốc mùi hôi, sau một tuần vừa ủ vừa đảo trộn sẽ còn lại chừng 8kg, là trở thành phân hữu cơ không còn mùi hôi. Mỗi ngày thu được 2-3lít nước rỉ rác. Nước rỉ rác này có mùi khó ngửi nhưng cũng có nhiều ứng dụng, có thể pha loãng bón đất, hoặc cho thêm đường và sục khí để thành chế phẩm trừ nấm, bón lá...Vụ này mình không nghiên cứu sâu.
Mình chưa đem đi xét nghiệm. Vấn đề này sẽ có người khác lo vào giai đoạn thử nghiệm kế tiếp.
Mình không nghĩ là thành phẩm phân hữu cơ này là phân vi sinh. Vì đã gọi là phân vi sinh thì mật độ vi sinh trong đó phải cao. Tuy nhiên chắc chắc là nó có một hệ vi sinh trong đó, mà mình nghĩ là tốt chẳng thua gì phân trùn quế. Hiện tại mình nuôi bằng hèm và xác mì, phân thải ra được đem đi trồng rau, cây trực tiếp, hoặc trộn thêm đất. Tất cả đều phát triển tốt.
Mỗi ngày 1500kg phân thì chắc tốn chừng 50k tiền vi sinh. Nếu ứng dụng RLĐ vào thì chỉ cần khoảng 100m vuông bể nuôi, cộng thêm 50m vuông chuồng lưới để thu trứng là đủ. Ngoài ra nên bỏ thêm 200m vuông nuôi trùn quế. Dư chất bên bể nuôi ấu trùng được đem sang cho trùn quế ăn. Cuối cùng, từ phân gà bạn sẽ có thành phẩm ấu trùng RLĐ, trùn thịt và phân trùn.
 
chú ơi có tin vui... 1 số ít dòi còn sống sót nay đã to = đầu que tăm...cũng đủ để cháu chụp hình đem đi trưng bày...nên chú ko cần chuyển nữa đâu ạ...
đang nuôi mà cho chế phẩm EM vào thì có làm sao không ạ?? phân gà nhão mùi hôi kinh khủng
 
@jnbgyu : 20kg rác mỗi ngày là cao điểm nhất phải không anh? kéo dài được mấy ngày? mình thắc mắc là lượng rác (phân gà) mỗi ngày là như nhau thì phải thiết kế nuôi thế nào mới có thể xử lý hết được? không lẽ phải trữ lại chờ ấu trùng lớn mới ăn hết? hay nhỏ lớn nuôi chung? ấu trùng lớn lên có đồng đều không, thu hoạch trong 1 ngày hay chia nhỏ ra mỗi ngày 1 ít? nếu vậy khi thu dư chất phải làm sao khi còn có ấu trùng trong đó? anh giúp mình nhé
 
@kapla: Ban đầu mình cấp vào thùng 5kg ấu trùng 7 ngày tuổi, mỗi con to cỡ hạt nếp, rồi cho 10kg rác vào. Vài ngày sau, ấu trùng lớn dần, sức ăn tăng lên nên lượng rác cho vào tăng dần...15...20kg. Mức 20kg cứ duy trì mãi như vậy, nếu cứ khoảng 10-15 ngày mình cấp thêm vào 1-2kg ấu trùng non để bù cho những con trưởng thành không ăn nữa và bò ra ngoài.
Nếu xử lý phân gà có thể làm thế này. Xây bể nuôi bằng xi măng, ở bên hông, phần dưới gần sát đất làm một cửa xả (giống như mấy cái lò đốt than, đốt củi, có cửa xả tro ra ngoài). Cứ đều đặn cho phân gà, lục bình băm nhỏ, ấu trùng vào. Khi lớp dư chất dày lên thì mở cửa xả cào dư chất ra đem đi nuôi trùn. Ấu trùng chỉ hoạt động ở lớp 20cm trên cùng nên việc xả dư chất không ảnh hưởng gì.
Ấu trùng được nhân giống riêng, ấp nở cho đến khi lớn cỡ hạt gạo thì mới trút vào bể xử lý phân. Thường thì trong bể xử lý sẽ có một lớp ấu trùng dày 5-10cm đủ kích thước lúc nhúc. Có tài liệu nói mỗi m vuông xử lý được 40kg mỗi ngày, nhưng mình thì trừ hao bớt đi, cứ 20kg một ngày là được rồi.
Những con trưởng thành thì sẽ tìm đường bò ra, nên bể xử lý nên có một vách xây nghiêng 35º để làm đường cho nó đi. Thiết kế thêm máng (như máng xối) và xô hứng là có thể tự động thu hoạch. Mỗi sáng xách xô ra rải cho gà.
Bạn dùng Google tham khảo thêm mẫu Bug Barrack là hình dung ra thôi.
Agriviet.Com-IMG_0329.JPG


Agriviet.Com-IMG_0334.JPG


Agriviet.Com-IMG_0336.JPG

Trong hình thì cửa xả còn có tác dụng thoát nước rỉ rác, thu về bằng máng nhựa và xô nhỏ. Còn ấu trùng trưởng thành thì dùng mấy cái thau đỏ để hứng.
 
@Lâm Hoàng: Thực ra thì đề tài dùng ấu trùng RLĐ kết hợp trùn quế để xử lý rác hữu cơ người ta cũng đã làm tới làm lui nhiều rồi, có điều làm cho có rồi bỏ xó thôi chứ chưa có ai chịu đi đến cùng để ứng dụng thực tế và hoạt động ổn định. Chú sẽ cố thu xếp gởi vào đầu tuần tới xem sao.

@kapla: Vừa rồi thử nghiệm trên nguồn rác rau củ quả trộn với thức ăn thừa, phế phẩm từ cá. Với một diện tích 80x80cm, xử lý 20kg rác mỗi ngày. Xử lý xong chỉ còn lại khoảng 10kg dư chất. Dư chất này vẫn còn tiếp tục phân hủy, chỗ nào bị nén bên dưới sẽ bị phân hủy yếm khí và bốc mùi hôi, sau một tuần vừa ủ vừa đảo trộn sẽ còn lại chừng 8kg, là trở thành phân hữu cơ không còn mùi hôi. Mỗi ngày thu được 2-3lít nước rỉ rác. Nước rỉ rác này có mùi khó ngửi nhưng cũng có nhiều ứng dụng, có thể pha loãng bón đất, hoặc cho thêm đường và sục khí để thành chế phẩm trừ nấm, bón lá...Vụ này mình không nghiên cứu sâu.
Mình chưa đem đi xét nghiệm. Vấn đề này sẽ có người khác lo vào giai đoạn thử nghiệm kế tiếp.
Mình không nghĩ là thành phẩm phân hữu cơ này là phân vi sinh. Vì đã gọi là phân vi sinh thì mật độ vi sinh trong đó phải cao. Tuy nhiên chắc chắc là nó có một hệ vi sinh trong đó, mà mình nghĩ là tốt chẳng thua gì phân trùn quế. Hiện tại mình nuôi bằng hèm và xác mì, phân thải ra được đem đi trồng rau, cây trực tiếp, hoặc trộn thêm đất. Tất cả đều phát triển tốt.
Mỗi ngày 1500kg phân thì chắc tốn chừng 50k tiền vi sinh. Nếu ứng dụng RLĐ vào thì chỉ cần khoảng 100m vuông bể nuôi, cộng thêm 50m vuông chuồng lưới để thu trứng là đủ. Ngoài ra nên bỏ thêm 200m vuông nuôi trùn quế. Dư chất bên bể nuôi ấu trùng được đem sang cho trùn quế ăn. Cuối cùng, từ phân gà bạn sẽ có thành phẩm ấu trùng RLĐ, trùn thịt và phân trùn.
Bài này quá hay !
@kapla: Ban đầu mình cấp vào thùng 5kg ấu trùng 7 ngày tuổi, mỗi con to cỡ hạt nếp, rồi cho 10kg rác vào. Vài ngày sau, ấu trùng lớn dần, sức ăn tăng lên nên lượng rác cho vào tăng dần...15...20kg. Mức 20kg cứ duy trì mãi như vậy, nếu cứ khoảng 10-15 ngày mình cấp thêm vào 1-2kg ấu trùng non để bù cho những con trưởng thành không ăn nữa và bò ra ngoài.
Nếu xử lý phân gà có thể làm thế này. Xây bể nuôi bằng xi măng, ở bên hông, phần dưới gần sát đất làm một cửa xả (giống như mấy cái lò đốt than, đốt củi, có cửa xả tro ra ngoài). Cứ đều đặn cho phân gà, lục bình băm nhỏ, ấu trùng vào. Khi lớp dư chất dày lên thì mở cửa xả cào dư chất ra đem đi nuôi trùn. Ấu trùng chỉ hoạt động ở lớp 20cm trên cùng nên việc xả dư chất không ảnh hưởng gì.
Ấu trùng được nhân giống riêng, ấp nở cho đến khi lớn cỡ hạt gạo thì mới trút vào bể xử lý phân. Thường thì trong bể xử lý sẽ có một lớp ấu trùng dày 5-10cm đủ kích thước lúc nhúc. Có tài liệu nói mỗi m vuông xử lý được 40kg mỗi ngày, nhưng mình thì trừ hao bớt đi, cứ 20kg một ngày là được rồi.
Những con trưởng thành thì sẽ tìm đường bò ra, nên bể xử lý nên có một vách xây nghiêng 35º để làm đường cho nó đi. Thiết kế thêm máng (như máng xối) và xô hứng là có thể tự động thu hoạch. Mỗi sáng xách xô ra rải cho gà.
Bạn dùng Google tham khảo thêm mẫu Bug Barrack là hình dung ra thôi.
Agriviet.Com-IMG_0329.JPG


Agriviet.Com-IMG_0334.JPG


Agriviet.Com-IMG_0336.JPG

Trong hình thì cửa xả còn có tác dụng thoát nước rỉ rác, thu về bằng máng nhựa và xô nhỏ. Còn ấu trùng trưởng thành thì dùng mấy cái thau đỏ để hứng.
ấu trùng trường thành bò ra và bò đi đâu và để làm gì ? Bác có thể trả lời câu hỏi này giúp cháu được không ạ ?
Nếu nuôi tiếp được không ?
 
@motnua: bạn nên tìm đọc thêm các tài liệu về vòng đời của RLĐ bằng cách dùng Google. Mình chỉ tóm tắt sơ lược: Con RLĐ đẻ trứng ra, sau từ 2-4 ngày sẽ nở thành ấu trùng non. Nó ăn liên tục trong 10-20 ngày thì lớn hết cỡ và ngưng ăn, chuyển màu đen và bò đi kiếm chỗ khô ráo, yên tĩnh để nằm yên rồi hóa nhộng. Khoảng 10-15 ngày sau thì nó nở ra thành con RLĐ. RLĐ chỉ sống 5-8 ngày, trong thời gian đó nó chỉ uống nước, giao phối, kiếm bãi rác để đẻ và sau đó thì chết.
 
Back
Top