Nghề trồng Nấm Rơm có thể làm giàu không ?

Tại sao không chứ ???

Agriviet.Com-cg12.jpg




Các Bạn thân mến , Hôm nay mình mạo muội đưa chủ đề này lên để ACE tham khảo và cùng phản biện , mong tìm ra được chân lý cho một ngành nghề truyền thống nước ta . đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn .
A ) Đầu ra : Hiện nay theo các nguồn thông tin chính thống , lượng Nấm Rơm xuất khẩu của VN chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% đơn hàng của các đối tác truyền thống nước ngoài . Giá trị thương mại xuất khẩu lên đến hàng chục triệu USD/năm . Nhu cầu tiêu dùng trong nước thì rất lớn vì nó là món ăn thanh đạm thân thuộc , nhất là vào những ngày 30 – 1 , 14 – 15 âm lịch giá trị của nó thường có những gia tăng đột biến . Nấm rơm là một trong những chủng loại Nấm ăn miền nhiệt đới rất phổ thông và có giá trị cao , thơm ngon , nhiều dược tính , nhu cầu xuất khẩu rất lớn đã và đang được cả thế giới ưa chuộng . Đây là mặt hàng mà các vùng trồng lúa nước ta nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lợi thế . Vì hiện nay trên thế giới có rất ít quốc gia sản xuất canh tác thương mại chủng loại nấm này , một phần là do vùng khí hậu không phù hợp ( phải nóng và ẩm ) , mặt khác phải là quốc gia có thế mạnh về ngành trồng trọt cây lúa nước , lúa mì , mới có nhiều nguồn nguyên liệu rơm rạ cung ứng cho sản xuất đại trà .
B ) Đầu vào : Nguồn nguyên phế liệu tại chổ từ rơm rạ , thân lõi ngô , bã mía ở nước ta hàng năm khá lớn ( vài chục triệu tấn ) giá rẻ . Phụ phẩm bổ sung như phân chuồng ( phân bò , heo , gà …) , bột ngô , bột củ mì , cám gạo , bã đậu , bã củ mì … thì hầu như bất cứ địa phương nào cũng có sẳn . So với các ngành nghề nông nghiệp khác , nguyên liệu đầu vào của ngành Nấm Rơm , Ta có thể tự túc đến hơn 90% ( không phải nhập khẩu ) .
C ) Năng suất chuyển đổi sinh học : Với Nấm Rơm có thể đạt đến 60% trên trong lượng nguyên liệu khô ( Nấm rơm là loài ngậm nước , hàm lượng cellulouse , lignin thấp ) . Năng suất bình quân tại TQ 30 - 40% . Cá biệt một số khu vực thuộc Quảng Đông , Quảng Tây năng suất đạt tối ưu 50 - 60% .
D ) Công nghiệp chế biến : Nấm Rơm ngoài sử dụng tươi có thể được chế biến nhiều dạng khác như : Nấm muối , Nấm khô , Nấm đóng hộp ….
Qua phân tích sơ bộ trên ta có thể thấy đầy là một tiềm năng khổng lồ cho ngành Nông Nghiệp nước ta . Vậy tại sao vẫn chưa có những Tỷ phú , Đại phú làm giàu lên được từ ngành canh tác này ( không tính nhà sản xuất chế biến đâu nhé ) ??? Chẳng những đã không thể làm giàu mà đôi khi còn trắng tay kể cả những lão nông kinh nghiệm cả chục năm trong nghề ( vụ Tiên Lãng , Lai Vung … ) . Tại sao ? Tại sao và tại sao ???
http://www.viendongdaily.com/nam-rom-mat-mua-cuoi-nam-5xdcmPTF.html
http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE1848FC/Dien_tich_trong_nam_rom_dang_giam.aspx
http://agriviet.com/nd/4656-nam-rom-tien-lang-khung-hoang/

Với ngành sản xuất và canh tác Nấm nói chung và Nấm Rơm nói riêng quy trình kỷ thuật trong canh tác chỉ có 8 yêu cầu cần tuân thủ nghiêm ngặt :
- Nguyên liệu và dinh dưỡng
- Nhiệt độ
- Độ ẩm
- Ánh sáng
- Thông khí
- PH
- Nguồn giống
- Phòng ngừa dịch hại
Và những yêu cầu này lại có những tác động hổ tương đan xen nhau không thể tách rời , mới có thể đảm bảo được năng xuất tối ưu , và biết đâu chừng năng suất chuyển hóa sinh học khi ấy có thể đạt bằng hoặc hơn cả năng suất bình quân của Anh láng giềng TQ chứ không phải đùa . Bởi điều kiện khí hậu tối ưu của các khu vực Đồng Bằng nước ta cho canh tác Nấm Rơm thì hơn hẳn họ .
Thế thì lổi ở khâu nào , chúng Ta sẽ cùng mổ sẻ để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục khả thi , phù hợp với thực trạng nước ta các Bạn nhé .
 


Last edited by a moderator:
D
Theo tài liệu của chú Dũng thì trước khi xông khô nên tưới đẫm giá thể rồi tiến hành lên men thứ cấp, khi nhiệt độ giảm xuống thì vào xông hơi thuốc tím + formaldehyde từ 12-24 tiếng sau đó mở toang cửa để hơi thoát hết ra ngoài, kiểm tra và điều chỉnh độ ẩm giá thể từ 65-75% là có thể rải meo.
m có thắc mắc là trong tài liệu của chú D viết về pp lên men thứ cấp bằng cách xông hơi chú viết sau khi ngâm rơm qua nước vôi đã xử lý ph ta đưa rơm vào nhà tồng,rải phụ gia lên sau đó đóng kín nhà trồng,đun hơi nước thật mạnh khi nhiệt độ nhà trồng đạt trên 60 độ thì duy trì 6 đến 8 tiếng là tắt hơi,tuy nhiên lại có luồng thông tin là duy trì nhiệt độ đó trong 3 ngày,thực hư chuyện này là ntn vậy
 


T
m có thắc mắc là trong tài liệu của chú D viết về pp lên men thứ cấp bằng cách xông hơi chú viết sau khi ngâm rơm qua nước vôi đã xử lý ph ta đưa rơm vào nhà tồng,rải phụ gia lên sau đó đóng kín nhà trồng,đun hơi nước thật mạnh khi nhiệt độ nhà trồng đạt trên 60 độ thì duy trì 6 đến 8 tiếng là tắt hơi,tuy nhiên lại có luồng thông tin là duy trì nhiệt độ đó trong 3 ngày,thực hư chuyện này là ntn vậy
Khi nhiệt độ đạt đến 70-80°C duy trì 4-5h thì tắt lửa, thời gian lên men thứ cấp là 48h. Có nghĩa là mình chỉ cấp đủ nhiệt trong vòng 4-5h thôi sau đó 48h kia là thời gian để lên men thứ cấp đó bạn. Vì tài liệu rất dài mà chúng Dũng thì không có thời gian để trả lời những vấn đề cũ nên mình nói những gì mình biết, nếu thấy có gì không đúng đừng nghĩ mình múa rừu qua mắt thợ nha ^^
 
D
Khi nhiệt độ đạt đến 70-80°C duy trì 4-5h thì tắt lửa, thời gian lên men thứ cấp là 48h. Có nghĩa là mình chỉ cấp đủ nhiệt trong vòng 4-5h thôi sau đó 48h kia là thời gian để lên men thứ cấp đó bạn. Vì tài liệu rất dài mà chúng Dũng thì không có thời gian để trả lời những vấn đề cũ nên mình nói những gì mình biết, nếu thấy có gì không đúng đừng nghĩ mình múa rừu qua mắt thợ nha ^^
vậy là ko cầ, phải ủ đống trước 3 ngày và cũg ko cần duy trì nhiệt độ xông hơi nhà trồng trong 3 ngày đúng ko,m cũng chỉ đag tìm hiểu nên nhiều chỗ còn chưa hiểu
 
T
vậy là ko cầ, phải ủ đống trước 3 ngày và cũg ko cần duy trì nhiệt độ xông hơi nhà trồng trong 3 ngày đúng ko,m cũng chỉ đag tìm hiểu nên nhiều chỗ còn chưa hiểu
hình như là duy trì nhiệt độ khoảng 60 độ C trong ba ngày chứ, hình như là sau khi áp dụng thực tế thì chú Dũng thấy đây là cách hay hơn
 
D
hình như là duy trì nhiệt độ khoảng 60 độ C trong ba ngày chứ, hình như là sau khi áp dụng thực tế thì chú Dũng thấy đây là cách hay hơn
nếu duy trì nhiệt độ đó trong 3 ngày thì cũng tốn không ít nhiên liệu.như vậy nếu ss với pp ủ đống truyền thống thì cái được mà mất là ntn
 
T
vậy là ko cầ, phải ủ đống trước 3 ngày và cũg ko cần duy trì nhiệt độ xông hơi nhà trồng trong 3 ngày đúng ko,m cũng chỉ đag tìm hiểu nên nhiều chỗ còn chưa hiểu
Hôm nọ mình có đọc trên 1 trang của TQ họ so sánh 3 phương pháp là ủ nhiệt, xông hơi và xông khô. Kết quả là phương pháp xông khô cho hiệu quả cao nhất, trong đó cũng nói đến việc ủ nhiệt 3 ngày trước khi đưa vào nhà trồng để lên men thứ cấp, cái này chắc phải mời chú Dũng giải đáp.
 
D
Hôm nọ mình có đọc trên 1 trang của TQ họ so sánh 3 phương pháp là ủ nhiệt, xông hơi và xông khô. Kết quả là phương pháp xông khô cho hiệu quả cao nhất, trong đó cũng nói đến việc ủ nhiệt 3 ngày trước khi đưa vào nhà trồng để lên men thứ cấp, cái này chắc phải mời chú Dũng giải đáp.
Dạo này chú bận,và cái này có lẽ vẫn còn nằm trong vòng bí mật nên có lẽ phải chờ tz nữa chú giải đáp
 

T
Dạo này chú bận,và cái này có lẽ vẫn còn nằm trong vòng bí mật nên có lẽ phải chờ tz nữa chú giải đáp
Bạn ở thái bình à, t ở nam định nè, nếu có ý định triển khai vụ nấm rơm này thì nhớ ới t nha, mình cùng trao đổi :)
 
M
trồng trên bông theo kiểu nhà kín khó nhất là khâu canh nhiệt độ và độ ẩm..tỉ lệ chuyển hóa vi sinh mình ko rành mình làm khuông học như trồng dưới đất và 1 học cho ra khoảng 1.5ky như vậy là đạt nên làm thôi ..trên gòn không có đảo ủ gì hết.từ khi đóng khuông ủ tơ 3 đêm dỡ bạt xã tơ đợi thêm 6 ngày là lên kim nhá bạn..cấy meo thì cứ 5 phân là 1 tầng meo tầng trên cùng không rải meo..mình làm 2 tầng meo cho 1 hộc..thân!
vậy là ko phải ủ đống phải ko anh. Xjn anh giảj thích thêm cho 1 hộc dài rộng bao nhiêu, lượng meo cấy là bao nhiêu cho 1hộc như vậy. Rất nhiệt tình. Cảm ơn anh.
 
N
nếu duy trì nhiệt độ đó trong 3 ngày thì cũng tốn không ít nhiên liệu.như vậy nếu ss với pp ủ đống truyền thống thì cái được mà mất là ntn
Duy trì nhiệt 3 ngày nhé bạn, anh Dũng có nói rồi khi nên men nó tự sinh nhiệt chỉ chú ý vào ban đêm do nhiệt độ xuống thấp thôi. Mình nghiên cứu cũng kỹ và chuẩn bị bắt tay vào làm. Có gì thắc mắc thì cứ hỏi anh em trên đây. Hì hì.
 
vậy là ko phải ủ đống phải ko anh. Xjn anh giảj thích thêm cho 1 hộc dài rộng bao nhiêu, lượng meo cấy là bao nhiêu cho 1hộc như vậy. Rất nhiệt tình. Cảm ơn anh.
hộc dài 7 tấc chiều cao và bề ngang đều 3 tấc..tính ra bảng cũng rộng như ủ đống mà khuông thì gọn hơn..có thể đóng vĩ tre đặt khuông nén gòn vào đậy bạt phủ ủ tơ 3 ngày ngoài nắng rồi đem vào nhà trồng.khỏi phải xông khô xông ướt cho cực khổ:(
Duy trì nhiệt 3 ngày nhé bạn, anh Dũng có nói rồi khi nên men nó tự sinh nhiệt chỉ chú ý vào ban đêm do nhiệt độ xuống thấp thôi. Mình nghiên cứu cũng kỹ và chuẩn bị bắt tay vào làm. Có gì thắc mắc thì cứ hỏi anh em trên đây. Hì hì.
nói như bạn thì người ta ủ dưới đất ban đêm phải làm sao để lên đc 60 độ?? nếu mà phải chú ý canh nhiệt ban đêm nữa thì dân làm nấm dưới đất đều không có nấm để hái mà mất tiền mất thời gian ủ.???
 
N
hộc dài 7 tấc chiều cao và bề ngang đều 3 tấc..tính ra bảng cũng rộng như ủ đống mà khuông thì gọn hơn..có thể đóng vĩ tre đặt khuông nén gòn vào đậy bạt phủ ủ tơ 3 ngày ngoài nắng rồi đem vào nhà trồng.khỏi phải xông khô xông ướt cho cực khổ:(

nói như bạn thì người ta ủ dưới đất ban đêm phải làm sao để lên đc 60 độ?? nếu mà phải chú ý canh nhiệt ban đêm nữa thì dân làm nấm dưới đất đều không có nấm để hái mà mất tiền mất thời gian ủ.???
mình đang nói về cách lên nem thứ cấp của anh Dũng mà.mục đích chung của ủ đống và lên men thứ cấp là diệt hết nấm dại tồn tại trong rơm. tất nhiên nếu bạn sử lý nguyên liệu không đạt thì có thể bạn không đạt năng suốt cao nhất và tệ hơn là cũng không có nấm mà thu thật đó chứ.
 
T
hộc dài 7 tấc chiều cao và bề ngang đều 3 tấc..tính ra bảng cũng rộng như ủ đống mà khuông thì gọn hơn..có thể đóng vĩ tre đặt khuông nén gòn vào đậy bạt phủ ủ tơ 3 ngày ngoài nắng rồi đem vào nhà trồng.khỏi phải xông khô xông ướt cho cực khổ:(

nói như bạn thì người ta ủ dưới đất ban đêm phải làm sao để lên đc 60 độ?? nếu mà phải chú ý canh nhiệt ban đêm nữa thì dân làm nấm dưới đất đều không có nấm để hái mà mất tiền mất thời gian ủ.???
Ủ cách truyền thống đống ủ cao 1.5m, ngang 1.5m, dài 1.5> , nhiệt độ sẽ sinh ra từ trong trung tâm của đống ủ giống như anh đắp 3 4 cái chăn thì anh sẽ đổ mồ hôi ấy, còn khi đưa nguyên liệu lên kệ rồi lớp nguyên liệu chỉ dày 20-25cm thì làm sao có thể sinh nhiệt như đống ủ truyền thống được, vậy nên người ta dùng các thiết bị cấp nhiệt (xông hơi nước nóng, xông khô) để lên men cưỡng bức (lên men thứ cấp) và nó cũng được chứng minh có hiệu quả hơn phương pháp ủ nhiệt truyền thống.
Em cũng nghĩ nếu duy trì được nhiệt độ 60°C trong suốt quá trình lên men sẽ tốt hơn.
 
N
Nếu chưa ai làm thì làm thử đi bạn! Làm thí nghiệm tầm 1 kệ thôi là biết chứ gì :) 2 loại nguyên liệu đó thì cực rẻ rồi nhưng theo mình thì nên chọn nguyên liệu làm lớp bề mặt có khả năng kết dính xíu, giữ ẩm và ém chặt được lớp giá thể phía dưới.
Mình đang làm nấm mèo, và chuẩn bị làm nấm rơm. Anh Dũng có viet ở bài trước là băm nhỏ rơm hết thì càng tôt mà kết hợp với phụ gia nữa nên độ kêt dính không đáng lo.
 
G
hộc dài 7 tấc chiều cao và bề ngang đều 3 tấc..tính ra bảng cũng rộng như ủ đống mà khuông thì gọn hơn..có thể đóng vĩ tre đặt khuông nén gòn vào đậy bạt phủ ủ tơ 3 ngày ngoài nắng rồi đem vào nhà trồng.khỏi phải xông khô xông ướt cho cực khổ:(

nói như bạn thì người ta ủ dưới đất ban đêm phải làm sao để lên đc 60 độ?? nếu mà phải chú ý canh nhiệt ban đêm nữa thì dân làm nấm dưới đất đều không có nấm để hái mà mất tiền mất thời gian ủ.???
hộc dài 7 tấc chiều cao và bề ngang đều 3 tấc..tính ra bảng cũng rộng như ủ đống mà khuông thì gọn hơn..có thể đóng vĩ tre đặt khuông nén gòn vào đậy bạt phủ ủ tơ 3 ngày ngoài nắng rồi đem vào nhà trồng.khỏi phải xông khô xông ướt cho cực khổ:(

nói như bạn thì người ta ủ dưới đất ban đêm phải làm sao để lên đc 60 độ?? nếu mà phải chú ý canh nhiệt ban đêm nữa thì dân làm nấm dưới đất đều không có nấm để hái mà mất tiền mất thời gian ủ.???
Mình thì làm rơm, chưa làm bông bao h. Rơm thì ủ lâu lắm, phải 2 tuần mới chín. Nếu bông phế đem về tới nhà thì thường mình sẽ ủ sao vậy bạn, ủ trong bao lâu mới đổ khuôn, cấy meo phủ bạt?? Mình cũng mới chập chững vào nghề thôi, cũng đang suy nghỉ tới việc phối trộn các nguyên liệu như rơm và bông với nhau. Nhờ bạn chia sẻ ít thông tin nhé!
nấm rơm cũng cần lớp phủ bề mặt sao các bạn.đây là kĩ thuật mới sao m ko thấy đề cập trong các tài liệu nhỉ
Theo chú Dũng nói đây là kỹ thuật bên TQ, mình thấy cũng hay hay nên làm thử. Nguyên liệu thì tận dụng những thứ tự nhiên ở xung quanh, còn bạn muốn thử nghiệm thì mình chỉ cho các đơn giản nhưng chắc chắn là không kinh tế nè, bạn mua 1 bao đất sạch (đất trồng rau mầm) tầm 25k, rồi cho nước hơi ẩm ẩm tí rồi làm 1 lớp 1cm lên phía trên rơm. chắc cũng được tầm 3m2 đó :) rồi chờ tới ngày thu hoạch là biết liền hà!
 
Ủ cách truyền thống đống ủ cao 1.5m, ngang 1.5m, dài 1.5> , nhiệt độ sẽ sinh ra từ trong trung tâm của đống ủ giống như anh đắp 3 4 cái chăn thì anh sẽ đổ mồ hôi ấy, còn khi đưa nguyên liệu lên kệ rồi lớp nguyên liệu chỉ dày 20-25cm thì làm sao có thể sinh nhiệt như đống ủ truyền thống được, vậy nên người ta dùng các thiết bị cấp nhiệt (xông hơi nước nóng, xông khô) để lên men cưỡng bức (lên men thứ cấp) và nó cũng được chứng minh có hiệu quả hơn phương pháp ủ nhiệt truyền thống.
Em cũng nghĩ nếu duy trì được nhiệt độ 60°C trong suốt quá trình lên men sẽ tốt hơn.
chỉ là lý thuyết thực hành và đầu tư thử đi..rồi thất bại vài lần sẽ có kinh nghiệm.còn mình học ít nên mấy từ lên men thứ cấp hay gì đó mình không rành lắm.nói chung cách mình làm trên kệ hiện tại là có hiệu quả nên muốn chia sẻ với mọi người để khỏi mất thời gian và tiền bạc..!
 
T
chỉ là lý thuyết thực hành và đầu tư thử đi..rồi thất bại vài lần sẽ có kinh nghiệm.còn mình học ít nên mấy từ lên men thứ cấp hay gì đó mình không rành lắm.nói chung cách mình làm trên kệ hiện tại là có hiệu quả nên muốn chia sẻ với mọi người để khỏi mất thời gian và tiền bạc..!
Hiện tại em không ở VN nên chưa làm được, mấy nữa em sẽ trồng thử theo cách đơn giản để lấy kinh nghiệm dần dần đã. Biết chỉ là lý thuyết nhưng cũng nên học hỏi để chắt lọc những thứ mình cần anh ạ, em nói về lên men thứ cấp gì gì đó nhưng sau này chưa chắc em đã áp dụng nó đâu. Diễn đàn là nơi thảo luận các vấn đề liên quan đến trồng trọt nên có gì thì anh em cứ mang ra nói để rút tỉa cho nhau anh ạ :)
 
mình đang nói về cách lên nem thứ cấp của anh Dũng mà.mục đích chung của ủ đống và lên men thứ cấp là diệt hết nấm dại tồn tại trong rơm. tất nhiên nếu bạn sử lý nguyên liệu không đạt thì có thể bạn không đạt năng suốt cao nhất và tệ hơn là cũng không có nấm mà thu thật đó chứ.
bạn về khu hốc môn hay củ chi người ta ủ nấm gòn dưới đất có chút nấm dại nào mình kêu bằng phật..cũng từ nguyên lý đó mình áp dụng trên kệ,nhưng quan trọng là nhiệt độ và độ ẩm thôi..còn bạn ủ đống tưới phun sương ko hợp lý vô tình tiếp tay cho nấm dại là chuyện bình thường..mà cái này thuộc về kỹ thuật riêng nên bạn ko hiểu đc.mà người khắc phục đc cũng ko ai nói cho bạn biết làm gì..cho nên bạn phải tự làm mà rút kinh nghiệm.!
 


Back
Top