Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 


Last edited by a moderator:
V
Ngại thì chắc chắn không ngại nếu anh gọi trực tiếp cho bác Dũng, còn nếu đã đăng tin thì mong anh chịu khó tìm đọc những bài trước rồi không hiểu nữa hãy hỏi thêm, Các vấn đề anh hỏi đều đã có trả lời nhiều lần cho nhiều người hỏi y chang anh!! Cái đó mới phiền
Penstrep và các loại kháng sinh, kháng viêm khác chích bắp (bắp thăn hay bắp đùi tuỳ khả năng), tránh thỏ bị apxe cu4g như thuốc mau tác dụng, Thuốc bổ, trị ghẻ, vaccine,....chích dưới da.
5 loại 1 lần cũng được, muốn chia ra cũng được, ADE và canxi chích chung được tức thay gì chích 2 lần giờ gom lại 1 lần (2 loại thuốc trong cùng mũi kim).
Anh hỏi những thứ phổ biến sẵn lại không gộp các ý lại mà chia rẻ lung tung dễ làm loãng diễn đàn, mấy anh vào sau lại thấy diễn đàn loãng quá làm biếng đọc từ đầu lại hỏi, lại loãng, Anh thông cảm nếu em nói sai
phần mềm chuyên dụng luôn (nhờ người ta viết) chứ excel không si nhê (xài access còn chết lên chết xuống). ạn sản xuất giống hay gì =)). Mình thử rồi, được 1 tuần là bó tay. Lung tung lang tang. trừ khi có thẻ điện tử đeo tai thỏ như nước ngoài mới chịu nổi
em thấy viết bằng mấy cái đơn giản như passcal cũng ok mà. cơ bản là đầy đủ tính năng theo người yêu cầu. bấm số tai để dễ nhận dạng.
 


Vậy theo bác nguyenhungdung tôi nên cho ăn như thế nào là hợp lý đối với dàn thỏ đực và cái nhà tôi. Thức ăn dạng bột nên dùng loại nào rẽ mà đạt yêu cầu dinh dưỡng.gía bao nhiêu 1 bao.
Có nên cho ăn lúa ủ lên mầm k, hay để nguyên hạt.
Còn 1 vấn đề nữa là ngày thứ 14 khi thỏ đậu thai là mình tiêm 5 loại thuốc đó 1 lần phải k ạ, tất cả 5 mũi đều dưới da gáy hay sao? Mình hỏi ngu nên mong bác đừng giận. Hic. Rất muốn điện thoại hỏi kinh nghiệm từ bác mà ngại lắm.

Bạn cứ gọi cho tôi nếu có những vấn đề bạn cần tư vấn. Nói nhanh về thứ ăn cho thỏ: đảm bảo đủ 3 nhóm : Protein, bột đường, vitamin. Nên có từ ít nhất 3 nguyên liệu phối trộn trở lên, nên dùng các nguyên liệu có sẵn, rẽ... phối với cám đậm đặc, nếu được lên men thì tốt hơn. Thức ăn viên tôi đã dùng qua rất nhiều loại, kết luận rằng khó có lời do giá thành cao, do đó xu hướng hiện nay là dùng các loại phụ phẩm rẽ tiền để phối trộn với 2 thành phần cơ bản khác là cám bắp và đậm đặc bằng pp lên men là xu hướng có lợi nhất.

Tôi đã thí nghiệm lên men nhiều phụ phẩm khác nhau và đều cho kết quả tốt, gồm : xác đậu, bả khoai mì, xác dừa, bả mía...các bạn tùy theo điều kiện của mình mà chọn nguyên liệu phối trộn.
Cả nhà đã có ai quản lý thỏ sinh sản bằng phần mềm Excel chưa ạ. Có thể chia sẻ cho em được không?

Hiện tôi đang quản lý bằng excel, gồm: Theo dõi thỏ sinh sản, theo dõi thỏ phối giống, theo dõi thỏ con. Mỗi ngày cập nhật thỏ phối giống, thỏ đẻ, thỏ chết, xuất thỏ...và mỗi ngày cũng xuất ra số liệu cũng như công việc trong ngày gồm: danh sách thỏ phối giống, danh sách thỏ đẻ, danh sách trả thỏ mẹ, danh sách thỏ uống thuốc phòng bệnh...Công nhân dưới trại căn cứ vào số liệu này để thực hiện công việc trong ngày.
 
T
Ngại thì chắc chắn không ngại nếu anh gọi trực tiếp cho bác Dũng, còn nếu đã đăng tin thì mong anh chịu khó tìm đọc những bài trước rồi không hiểu nữa hãy hỏi thêm, Các vấn đề anh hỏi đều đã có trả lời nhiều lần cho nhiều người hỏi y chang anh!! Cái đó mới phiền
Penstrep và các loại kháng sinh, kháng viêm khác chích bắp (bắp thăn hay bắp đùi tuỳ khả năng), tránh thỏ bị apxe cu4g như thuốc mau tác dụng, Thuốc bổ, trị ghẻ, vaccine,....chích dưới da.
5 loại 1 lần cũng được, muốn chia ra cũng được, ADE và canxi chích chung được tức thay gì chích 2 lần giờ gom lại 1 lần (2 loại thuốc trong cùng mũi kim).
Anh hỏi những thứ phổ biến sẵn lại không gộp các ý lại mà chia rẻ lung tung dễ làm loãng diễn đàn, mấy anh vào sau lại thấy diễn đàn loãng quá làm biếng đọc từ đầu lại hỏi, lại loãng, Anh thông cảm nếu em nói sai
phần mềm chuyên dụng luôn (nhờ người ta viết) chứ excel không si nhê (xài access còn chết lên chết xuống). ạn sản xuất giống hay gì =)). Mình thử rồi, được 1 tuần là bó tay. Lung tung lang tang. trừ khi có thẻ điện tử đeo tai thỏ như nước ngoài mới chịu nổi
Cám ơn chitoan!
Mình chỉ muốn quản lý đơn giản bằng excel thôi để cho mọi người cùng áp dụng chứ phần mềm chuyên dụng đâu phải dễ cho nông dân ở Việt Nam ta.
Bạn cứ gọi cho tôi nếu có những vấn đề bạn cần tư vấn. Nói nhanh về thứ ăn cho thỏ: đảm bảo đủ 3 nhóm : Protein, bột đường, vitamin. Nên có từ ít nhất 3 nguyên liệu phối trộn trở lên, nên dùng các nguyên liệu có sẵn, rẽ... phối với cám đậm đặc, nếu được lên men thì tốt hơn. Thức ăn viên tôi đã dùng qua rất nhiều loại, kết luận rằng khó có lời do giá thành cao, do đó xu hướng hiện nay là dùng các loại phụ phẩm rẽ tiền để phối trộn với 2 thành phần cơ bản khác là cám bắp và đậm đặc bằng pp lên men là xu hướng có lợi nhất.

Tôi đã thí nghiệm lên men nhiều phụ phẩm khác nhau và đều cho kết quả tốt, gồm : xác đậu, bả khoai mì, xác dừa, bả mía...các bạn tùy theo điều kiện của mình mà chọn nguyên liệu phối trộn.

Hiện tôi đang quản lý bằng excel, gồm: Theo dõi thỏ sinh sản, theo dõi thỏ phối giống, theo dõi thỏ con. Mỗi ngày cập nhật thỏ phối giống, thỏ đẻ, thỏ chết, xuất thỏ...và mỗi ngày cũng xuất ra số liệu cũng như công việc trong ngày gồm: danh sách thỏ phối giống, danh sách thỏ đẻ, danh sách trả thỏ mẹ, danh sách thỏ uống thuốc phòng bệnh...Công nhân dưới trại căn cứ vào số liệu này để thực hiện công việc trong ngày.
Cám ơn anh!
Em cũng đang định xây dựng như vậy cho dễ quản lý. Anh có thể chỉ cho em các công thức anh dùng được không?
 
T
Cả nhà đã có ai quản lý thỏ sinh sản bằng phần mềm Excel chưa ạ. Có thể chia sẻ cho em được không?
Ý kiến này của bác hay đấy, bác đã có chút công thúc nào chưa vậy. Tôi nghĩ dùng excel cũng được đấy. Có lẽ làm dạng cây gia phả. Rồi mỗi cá thể sẽ là 1 liên kết. Tiếc là tôi chưa có máy tính để làm.
Cả nhà đã có ai quản lý thỏ sinh sản bằng phần mềm Excel chưa ạ. Có thể chia sẻ cho em được không?
Ý kiến này của bác hay đấy, bác đã có chút công thúc nào chưa vậy. Tôi nghĩ dùng excel cũng được đấy. Có lẽ làm dạng cây gia phả. Rồi mỗi cá thể sẽ là 1 liên kết. Tiếc là tôi chưa có máy tính để làm.
 
T
Cả nhà đã có ai quản lý thỏ sinh sản bằng phần mềm Excel chưa ạ. Có thể chia sẻ cho em được không?
excel. Ưu điểm là tính toán đc nhiều . Và nhanh. Bạn có thể học khóa tin học cơ bản về tin, là ok. Rất dể, trên mạng có rất nhiều , có thể ban cần , và tìm thì youtube sẻ giúp , bạn chỉ học theo.
 
T
excel. Ưu điểm là tính toán đc nhiều . Và nhanh. Bạn có thể học khóa tin học cơ bản về tin, là ok. Rất dể, trên mạng có rất nhiều , có thể ban cần , và tìm thì youtube sẻ giúp , bạn chỉ học theo.
Cám ơn bác!
Em muốn nhờ mọi người tư vấn cái thực tế khi áp dụng các công thức tính của Excel kia mừ. Chứ học xong cái khoá tin học văn phòng chắc cũng chỉ biết + , - , X , :. Vậy em mong sự chia sẻ chân thành của những người đã áp dụng thực tế kia à.
Rất cám ơn!
 
B
hic 2 con thỏ mẹ nhà em ko biết bệnh tật thế nào tự nhiên lăn đùng ra chết, sáng vẫn cho ăn bình thường thấy ko có gì đặc biệt cả, trưa đi làm về sờ đến thì thấy chết queo từ bao h :( , may mà đám thỏ con đều tự ăn rau được rồi :(
 

hic 2 con thỏ mẹ nhà em ko biết bệnh tật thế nào tự nhiên lăn đùng ra chết, sáng vẫn cho ăn bình thường thấy ko có gì đặc biệt cả, trưa đi làm về sờ đến thì thấy chết queo từ bao h :( , may mà đám thỏ con đều tự ăn rau được rồi :(

Tôi đoán bạn không chích kháng sinh cho thỏ mẹ sau khi sinh và sau khi sinh được 12 ngày tuổi. Tôi nhận thấy rằng nếu k áp dụng lịch chích thỏ mẹ từ khi mang thai đến thời kỳ sinh sản và nuôi con thì tỷ lệ thỏ mẹ sẽ chết khoảng 20% trong giai đoạn từ sau khi sinh đến lúc thỏ con thôi bú.
Cám ơn bác!
Em muốn nhờ mọi người tư vấn cái thực tế khi áp dụng các công thức tính của Excel kia mừ. Chứ học xong cái khoá tin học văn phòng chắc cũng chỉ biết + , - , X , :. Vậy em mong sự chia sẻ chân thành của những người đã áp dụng thực tế kia à.
Rất cám ơn!

Tôi cũng chỉ lập excel đơn giản và chủ yếu áp dụng các công thức ngày tháng, tính tỷ lệ %...
Lập 3 sheet theo dõi 3 nhóm thỏ:
- Thỏ cái sinh sản: theo dõi lý lịch thỏ cái sinh sản gồm cha, mẹ, ngày sinh, ngày phối giống, ngày chích vắc xin
- Thỏ đực phối giống: Theo dõi danh sách thỏ đực phối giống hàng ngày, tỷ lệ phối giống thành công, theo dõi danh sách thỏ đẻ trong ngày...
- Thỏ con: theo dõi ngày sinh, theo dõi lịch phòng bệnh cho thỏ con, số lượng thỏ con đẻ hàng ngày, hàng tháng...
 
D
hic 2 con thỏ mẹ nhà em ko biết bệnh tật thế nào tự nhiên lăn đùng ra chết, sáng vẫn cho ăn bình thường thấy ko có gì đặc biệt cả, trưa đi làm về sờ đến thì thấy chết queo từ bao h :( , may mà đám thỏ con đều tự ăn rau được rồi :(
cho em bon chen tí nha các bác! bác boy-hp cẩn thận khi cắt rau cho thỏ ăn đừng để lẫn vào 2 loại cỏ chác và cỏ lác (loại này ruộng, mương hay có) thỏ ăn nhầm 2 loại cỏ này thường chết "đột xuất", sáng ăn-->> trưa chết, trưa ăn chiều chết, chiều ă.. ngày trước em nuôi hay chết kiểu này, lâu lâu "rụng " 1 hoặc 2 con, sau này lúc gần gác chuồng mới để ý và nhận ra! em nghỉ nuôi thỏ cũng gần chục năm òi .. giờ đang đóng chuồn chuẩn bị nuôi lại!. Bác Dũng ơi Bác giàu kinh nghiệm xác minh lại điều cháu vừa nói nha (đó chỉ là kinh nghiệm bản thân dựa trên quan sát và..phỏng đoán), mấy bữa nay đang đóng lồng( chưa xong) nên chưa có thỏ để kiểm chứng, hihihihi
 
L
ca nha oi, minh co 4 con cai dang trong thoi ky dong duc, nhung chi co 1 con duc co the di duoc. Vay cu 1 ngay cho phoi voi 1 con cai lieu co duoc khong vay?
 
M
mọi người cho hỏi ở Q Bình Thạnh có chỗ nào bán cám T-01,T-02 k nhỉ ?
 
T
Tiêu chảy khác với thỏ đi phân mềm, phân mềm như phân vitamin, các hạt phân mềm dính vào nhau, còn tiêu chảy thì k còn dạng viên phân nữa.

Tôi dùng men nước do HTX sản xuất.

Lên men lỏng chỉ dùng cho heo, đối với thỏ nên lên men khô. Quy trình:

- Tính lượng men cần dùng cho lần phối trộn. Tỷ lệ 1 lít men : 200kg nguyên liệu phối trộn.

Bước 1: cho men vào thùng cùng với một lượng cám bắp (khoảng 0.5kg) hòa với 4-5 lít nước, khuấy đều. ( Lượng này tính trên khối lượng nguyên liệu phối trộn khoảng 30kg)

Bước 2: Trải đều xác đậu lên một tấm ni long hay một tấm đệm đủ lớn, san phẳng như cách làm cơm rượu. Lấy lượng cám đậm đặc cũng trải đều lên mặt lớp bả đậu.

Bước 3: Lấy một tấm ni long khác ( có thể cắt bao thức ăn ra làm cũng được), trải phần cám bắp còn lại (sau khi đã dùng một phần để trộn men với nước) ra tấm ni long san phẳng đều.

Bước 4: Lấy hổn hợp bắp + men + nước trong thùng trộn đều với cám bắp trên tấm ni long.

Bước 5: Lấy hổn hợp cám bắp đã trộn xong, trải đều lên mặt nguyên liệu bả đậu + cám đậm đặc ở bước 2. Trộn đều 3 thành phần này lại với nhau.

Bước 6: Ủ nguyên liệu đã phối trộn vào thùng nhựa có nắp, dưới nắp nên lót đệm một miếng ni long cho kín. Ngoài ra cũng có thể ủ trong bao ni long buộc kín miệng.

Sau khi ủ nguyên liệu từ 24-36 tiếng là có thể lấy ra cho thỏ ăn được, khi đó ta trộn thêm premix khoáng và vitamin.

ƯU điểm của cách cho ăn này là có thể tận dụng được nguyên liệu rẻ tiền là bả đậu nành cho thỏ ăn, mà thỏ hấp thu được toàn bộ dinh dưỡng có trong đó, nếu cho ăn tươi thì thỏ sẽ k hấp thụ được do một số chất dinh dưỡng k chuyển hóa được, thỏ ăn vào và thải ra môi trường gần như toàn bộ, còn đối với thỏ con thì gây rối loạn tiêu hóa tiêu chảy. Để an toàn thì phải nấu chín, tốn công, một số dinh dưỡng bị nhiệt phân mất đi.

Cách cho ăn này loại bỏ hầu như hoàn toàn vấn đề rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy.

Tôi đã thí nghiệm cách cho ăn này mấy tháng nay, và kết quả rất tốt. Dùng trên cả heo, gà và ngỗng.
 
T
Tiêu chảy khác với thỏ đi phân mềm, phân mềm như phân vitamin, các hạt phân mềm dính vào nhau, còn tiêu chảy thì k còn dạng viên phân nữa.

Tôi dùng men nước do HTX sản xuất.

Lên men lỏng chỉ dùng cho heo, đối với thỏ nên lên men khô. Quy trình:

- Tính lượng men cần dùng cho lần phối trộn. Tỷ lệ 1 lít men : 200kg nguyên liệu phối trộn.

Bước 1: cho men vào thùng cùng với một lượng cám bắp (khoảng 0.5kg) hòa với 4-5 lít nước, khuấy đều. ( Lượng này tính trên khối lượng nguyên liệu phối trộn khoảng 30kg)

Bước 2: Trải đều xác đậu lên một tấm ni long hay một tấm đệm đủ lớn, san phẳng như cách làm cơm rượu. Lấy lượng cám đậm đặc cũng trải đều lên mặt lớp bả đậu.

Bước 3: Lấy một tấm ni long khác ( có thể cắt bao thức ăn ra làm cũng được), trải phần cám bắp còn lại (sau khi đã dùng một phần để trộn men với nước) ra tấm ni long san phẳng đều.

Bước 4: Lấy hổn hợp bắp + men + nước trong thùng trộn đều với cám bắp trên tấm ni long.

Bước 5: Lấy hổn hợp cám bắp đã trộn xong, trải đều lên mặt nguyên liệu bả đậu + cám đậm đặc ở bước 2. Trộn đều 3 thành phần này lại với nhau.

Bước 6: Ủ nguyên liệu đã phối trộn vào thùng nhựa có nắp, dưới nắp nên lót đệm một miếng ni long cho kín. Ngoài ra cũng có thể ủ trong bao ni long buộc kín miệng.

Sau khi ủ nguyên liệu từ 24-36 tiếng là có thể lấy ra cho thỏ ăn được, khi đó ta trộn thêm premix khoáng và vitamin.

ƯU điểm của cách cho ăn này là có thể tận dụng được nguyên liệu rẻ tiền là bả đậu nành cho thỏ ăn, mà thỏ hấp thu được toàn bộ dinh dưỡng có trong đó, nếu cho ăn tươi thì thỏ sẽ k hấp thụ được do một số chất dinh dưỡng k chuyển hóa được, thỏ ăn vào và thải ra môi trường gần như toàn bộ, còn đối với thỏ con thì gây rối loạn tiêu hóa tiêu chảy. Để an toàn thì phải nấu chín, tốn công, một số dinh dưỡng bị nhiệt phân mất đi.

Cách cho ăn này loại bỏ hầu như hoàn toàn vấn đề rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy.

Tôi đã thí nghiệm cách cho ăn này mấy tháng nay, và kết quả rất tốt. Dùng trên cả heo, gà và ngỗng.
Chú Dũng cho con hỏi là sao Chú lại ủ men cả cám đậm đặc vậy? Con đang sử dụng men vi sinh hoạt tính của TS Nguyễn Khắc Tuấn thì khi nào mình cho thỏ ăn mới trộn hỗn hợp ủ với cám đậm đặc. Vì nếu ủ men cám đậm đặc thì vi sinh vật sẽ "ăn" mất premix khoáng và vitamin có trong cám (TS Nguyễn Khắc Tuấn nói)
 
C
Chú Dũng cho con hỏi thỏ cái không chịu thỏ đực (3 con này sinh lần đầu được hơn 15 ngày rồi), mặc dù nó có biểu hiện chịu đực, mà con bắt bỏ vô chuồn thỏ đực thì nó cứ chạy lòng vòng, không thì nằm im re, con bỏ nó ở chuồn thỏ đực luôn, khoảng 2 tiếng sau ra thì thấy thỏ cái bị cắn chảy máu lổ tai.con bắt về rồi cách ngày lại cho nó qua chuồn thỏ đực, bữa giờ 3 lần rồi mà cũng k phối được, giờ nó thấy con mở nắp chuồn ra là nó sợ chạy đi liền (3 con con nào cũng vậy),hậu môn cũng đỏ bầm, rồi sưng, rồi cũng cào chuồn, zậy mà bỏ vô không được (con đổi 2 con đực khác nhau luôn cũng không chịu).
Vấn đề là 2 tháng trước con cũng quần tụi nó như zậy, rốt cuộc thỏ đực bị chết k rõ lý do, 3 con thỏ cái thì vẫn đẻ (mặc dù con không thấy con đực nhảy như mọi ng miêu tả, thỏ cái của con nó cứ nằm sát xuống đáy chuồn, cũng k thấy thỏ đực kêu lên gì hết, zậy mà cuối cùng thỏ cũng đẻ +_+ vậy là sao hả chú :(
Theo mình thỏ cái đã đẻ thì biết chắc là đực phối đạt rồi, khỏi thắc mắc. Chỉ là tâm tính mỗi con mỗi khác thôi, COn té ngang, con té dọc, con la như chết, con im ru, con giậm đạp lung tung.
Thỏ cái không chịu đực bạn xem lại xem có bị ghẻ không, nếu có trị hết hãy bỏ đực lại. CHỗ mình nhiều thỏ cái bỏ đực cũng chạy trốn, nằm núp trong góc, khom người (chắc không cho thỏ đực nhảy được), thỏ đực rượt phối 1 hồi không được thì cào cắn thương (nhẹ nhẹ, như mình khiều khiều ấy), 1 lúc thỏ cái quạu cắn lại thì chúng cắn nhau to. Nếu thỏ cái động dục nhưng không chịu đực, mình hay kéo đuôi thỏ cái, kết hợp nâng mông, giữ thân người không cho nó chạy, nâng chân thỏ cái lên cho thỏ đực dễ phối, Từ lúc làm được cái này đến giờ 90% là phối dc. miễn thỏ đực chịu nhảy lên cái là phối được, không phải rượt đuổi nữa
 
.............con bỏ nó ở chuồn thỏ đực luôn, khoảng 2 tiếng sau ra ......................

Đây là nguyên nhân thỏ cái vẫn có thai?
Chú Dũng cho con hỏi là sao Chú lại ủ men cả cám đậm đặc vậy? Con đang sử dụng men vi sinh hoạt tính của TS Nguyễn Khắc Tuấn thì khi nào mình cho thỏ ăn mới trộn hỗn hợp ủ với cám đậm đặc. Vì nếu ủ men cám đậm đặc thì vi sinh vật sẽ "ăn" mất premix khoáng và vitamin có trong cám (TS Nguyễn Khắc Tuấn nói)

Lúc đầu tôi cũng ủ lên men rồi mới trộn đậm đặc, như vậy phải trộn 2 lần, tôi thử trộn luôn đậm đặc một lần chung với các nguyên liệu khác và theo dõi thỏ phát triển như thế nào thì thấy thỏ vẫn phát triển tốt, men lên tốt, ban đầu tôi chỉ băn khoăn sợ men lên yếu do trong đậm đặc có muối. Đậm đặc chủ yếu có tỷ lệ protein cao từ 41-47% chứ không phải premix khoáng và vitamin, 2 loại này tôi trộn sau khi lên men.
Men khô chứa vi sinh trong trạng thái ngủ, vì thế cần thời gian cho vi sinh thức dậy và phát triển, còn tôi dùng men nước tức vi sinh trong trạng thái sống và đang hoạt động, nên thời gian lên men nhanh hơn và mạnh hơn. Tôi đã thử cả 2 loại và đã kiểm chứng điều này.
cho em bon chen tí nha các bác! bác boy-hp cẩn thận khi cắt rau cho thỏ ăn đừng để lẫn vào 2 loại cỏ chác và cỏ lác (loại này ruộng, mương hay có) thỏ ăn nhầm 2 loại cỏ này thường chết "đột xuất", sáng ăn-->> trưa chết, trưa ăn chiều chết, chiều ă.. ngày trước em nuôi hay chết kiểu này, lâu lâu "rụng " 1 hoặc 2 con, sau này lúc gần gác chuồng mới để ý và nhận ra! em nghỉ nuôi thỏ cũng gần chục năm òi .. giờ đang đóng chuồn chuẩn bị nuôi lại!. Bác Dũng ơi Bác giàu kinh nghiệm xác minh lại điều cháu vừa nói nha (đó chỉ là kinh nghiệm bản thân dựa trên quan sát và..phỏng đoán), mấy bữa nay đang đóng lồng( chưa xong) nên chưa có thỏ để kiểm chứng, hihihihi

Tôi cũng có cho ăn cả 2 loại cỏ này, thỏ vẫn bình thường, có thể khi bạn cho ăn cỏ bị nhiễm độc, nhiễm mầm bệnh, thậm chí nhiễm các loại thuốc bảo vệ thực vật...
 
Last edited:
H
Anh co the cho em ten cac loai thuoc tiem phong de em mua duoc ko.
Vi du phong cau trung thi tiem thuoc gi.
Phong nge thi thuoc gj
 


Back
Top