Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 


Last edited by a moderator:
T
theo như a dũng nói đúng củng như kinh nghiệm đề ra. Nên chích ngày 14 khi thỏ mang thai. Thỏ mang thai trên 20 ngày thì cần chú ý hơn, nếu chích ngày 14 mang thai thì thỏ sẻ ko bj bệnh ghẻ nửa , và củng ít ảnh hưởng tới thai, và chích ivemectin 0,7cc là ok. Và thai nhi củng củng đc phòng bệnh khi thỏ mẹ đc chích thuốc. Còn chích ivemec tin khoảng 20-31 ngày thai tuổi thì ko nên cho lắm.
Em muon nuoi tho tha vuon khong biet co duoc khong. Neu nuoi duoc thi phai can nhung dieu j. Em rat mong Bác jup do cam on Bác nhieu
nưảmik củng có thử dồi . Thỏ đào hang rất giỏi ,
nuôi thả vườn thì cần bao kín xây xung quanh và có rảnh nước , và đề phòng kẻ địch cho thỏ. Các bàj đăng trước có thảo luận bạn xem thử.
 


còn việc suy gan,thận thì chắc chắn
.....................những việc nêu trên của em, chỉ là không nên lạm dụng invermectin

Bạn nói như thế này là chính xác rồi, bất kể thuốc gì, nếu lạm dụng cũng đều có tác dụng phụ cả. Khi dùng Ivermectin thì phải dùng đúng liều và đúng lứa tuổi, nếu dùng đúng sẽ có tác dụng tốt, tác dụng phụ hầu như k đáng kể. Một tác dụng khác mà tôi nhận thấy trong thực tế là khi thỏ chậm lên giống, dùng Ivermectin 1 liều 0.5cc cộng với ADE liều cao sẽ có tác dụng giúp thỏ mau lên giống hơn là khi dùng đơn ADE.
......... chích ivemectin 0,7cc là ok. .....

Nên dùng 0.5cc/con thỏ sinh sản thôi, 0.7cc là hơi cao đó bạn.
Em muon nuoi tho tha vuon khong biet co duoc khong. Neu nuoi duoc thi phai can nhung dieu j. Em rat mong Bác jup do cam on Bác nhieu

Nuôi thả vườn cũng thú vị và chủ yếu nuôi thỏ thịt, lựa chọn thỏ từ 1.5kg trở lên để thả ra vườn. Vườn thả thỏ k nên có ao hồ vì có nguy cơ thỏ trượt chân té xuống chết đuối, vườn có thế đất không lầy lội ẩm nước, tốt nhất là đất gò cao. Khu vực nuôi k nên có chó mèo, kể cả của nhà hàng xóm, tường rào cao từ 1.5m trở lên, chân tường làm móng kỹ nếu k thỏ sẽ đào hang chui đi mất, dùng gạch đá nện lèn chặt rồi mới xây. Trong vườn nên trồng trước các loại cây cỏ mà thỏ thích ăn, khi cây đã phát triển đúng thời điểm thì thả thỏ ra, nên nuôi từng đợt, mỗi đợt chừng 1 tháng, sau đó thu hoạch toàn bộ, sữa sang lại vườn, sát trùng khu vực nuôi và tiếp tục thả đợt mới.
 
H
Em cam on Bác dung, em nen nuoi loại tho nao thi thit hợp theo em biet bay jo co rất nhieu giong tho khac nhau
 
V
Thôi mấy bác đừng cãi nhau, chưa bác nào đưa ra được bằng chứng mà cứ cãi chắc đến tết :oops:
Theo tài liệu của Trung Quốc mà Boi đọc, thì thời gian sảy thai của thỏ rơi vào giai đoạn 15-20 ngày tuổi.
Thời gian này nếu gặp các tình trạng như:
- thiếu dinh dưỡng, >> tiêu thai :Cry:
- thỏ hoảng sợ (do các nguyên nhân như tiếng ồn, bị rượt đuổi, chụp bắt không đúng cách) >> có khả năng tiêu thai:oops:
- ăn trúng thức ăn thiu thối gây tiêu chảy, >> có khả năng tiêu thai, hoặc đẻ ra cũng không có sữa cho con bú (Boi đã gặp vài trường hợp) :confused:
- cho ăn, uống, tiêm những chất gây hư thai (nhưng Boi chưa biết là những chất nào là gây ảnh hưởng thai, cái này chắc phải học y - dược mới biết đc :Cry:)

Túm lại là giai đoạn 15-20 ngày là nhạy cảm nhất đối với thỏ (tiện nói luôn, cũng giống như đối với người là mang thai tháng thứ 3 và tháng thứ 6 cũng rất nhạy cảm) :D anh em kiêng cử giai đoạn này :Drunk:
Em cứ tưởng giai đoạn 5-10 ngày tuổi thỏ rất dễ tiêu thai chứ. ai ngờ gần đẻ mới tiêu thai à.
 
Em cứ tưởng giai đoạn 5-10 ngày tuổi thỏ rất dễ tiêu thai chứ. ai ngờ gần đẻ mới tiêu thai à.

Gần đẻ không thể tiêu thai mà là đẻ non.

Nguyên nhân thường là do thỏ mẹ bị bệnh gì đó, do đó khi bị trường hợp này phải nên quan sát thỏ mẹ xem có triệu chứng bệnh gì không để kịp thời điều trị, nếu không có thể thỏ mẹ sẽ chết sau từ 5-10 ngày.
 
H
Bác dũng cho e hỏi.Trời nóng mấy hom nay thỏ nhà em bỗng ăn ít bột lắm. May con mang thai hầu như k ăn. Chỉ ăn một rau vào ban đêm. Còn bột thì hầu như k ăn. có cách nào khắc phục k bác dũng.e dag cho ăn bột gà.đạm 16.5 %
 

C
Bác dũng cho e hỏi.Trời nóng mấy hom nay thỏ nhà em bỗng ăn ít bột lắm. May con mang thai hầu như k ăn. Chỉ ăn một rau vào ban đêm. Còn bột thì hầu như k ăn. có cách nào khắc phục k bác dũng.e dag cho ăn bột gà.đạm 16.5 %
Thỏ mẹ mang thai gặp trời nắng rất dễ phát bệnh tụ huyết trùng. anh nên phòng từ đầu mùa, cho uống C_electrolite thường xuyên. Có thể tiêm 1 liều phòng tụ huyết trùng và thuốc bổ xem
 
C
mh cung nuoi vai con ma phoi hoai k dau ,con nao dc thi de 2 ,3 con ah ,co ai chi jum mh k
do đực yếu hoăc bạn canh thời gian phối không chuẩn (thỏ cái chưa đạt điểm động dục...) cái này xem kĩ thêm hướng dẫn về dấu hiệu thỏ lên giống. Thấy thỏ đực kém quá (tức nguyên nhân đẻ ít không do cái) thì đổi đực, phối 2 lần sẽ tốt hơn
 
Bác dũng cho e hỏi.Trời nóng mấy hom nay thỏ nhà em bỗng ăn ít bột lắm. May con mang thai hầu như k ăn. Chỉ ăn một rau vào ban đêm. Còn bột thì hầu như k ăn. có cách nào khắc phục k bác dũng.e dag cho ăn bột gà.đạm 16.5 %

Những giai đoạn cao điểm nắng nóng, bạn phải chăm sóc thỏ cẩn thận, nên làm theo bạn chitoan. Giai đoạn này thỏ có thai rất dễ chết, nhất là sau khi sinh và cho con bú, nên trộn vitamin C + kháng sinh và vitamin thường xuyên vào thức ăn cho thỏ ăn kể cả thỏ nhỏ. Khi bắt đầu có mưa vài đợt đầu mùa, k khí có cải thiện về mặt nóng, lúc này lại phát sinh vấn đề độ ẩm bất ngờ tăng, cơ hội cho các loại vi rút vi khuẩn phát triển, trong đó có cầu trùng và các loại nấm, do đó bạn cũng nên phòng bệnh cầu trùng cho thỏ, nhất là giai đoạn 37-47 ngày tuổi.
 
H
Nếu thỏ bị cảm nóng dưới miệng chãy. Nước dãi nhiều. Vậy cách chửa như thế nào
 
C
Nếu thỏ bị cảm nóng dưới miệng chãy. Nước dãi nhiều. Vậy cách chửa như thế nào
y chang câu trả lời phía trên. Cho uống C-electrolite 2 ngày liền. Tiêm phòng tụ huyết trùng. Tìm mọi cách giảm nhiệt trong chuồng là cách ăn toàn, hiệu quả, cấp thiết nhất (mưa nhân tạo, quạt hút...). Thỏ nào vẫn nóng và thở khó tiêm thêm Furovet và 1cc nước sinh lí mặn dưới da.
 
H
C-electrolite là vitamin c phai k ? Còn kháng sinh là loại nào trộn thức ăn hay hòa nước
 
C
C-electrolite là vitamin c phai k ? Còn kháng sinh là loại nào trộn thức ăn hay hòa nước
C electrolie là vitamin C có kèm thêm chất điện giải, phù hợp cho phục hồi sức khoẻ. Vitamin C bình thường chỉ mạnh ở mặt tăng sức đề kháng/ Kháng sinh loại nào cũng được tuy nhiên để phòng bệnh thì có thể xài trộn thức ăn hay pha nước (có thể dùng toàn bầy), nếu đã phát bệnh thì nên dùng loại tiêm, tiêm đúng thò đã phát sẽ hiệu quả hơn. tiêm danotryl cũng tốt đấy
 
L
chú Dũng cho con hỏi mắt thỏ bị đỏ như vầy fải trị ntn ạ? với lại con có 2 con thỏ lông chân và mũi bị dính bết lại,quanh mũi rụng lông.1 con thì lông trên lưng bị dính dính lại chứ k mượt như mấy con thỏ bthường.con nghĩ bị ghẻ nhưng lỗ tai thì k thấy ghẻ.với chú cho con hỏi thỏ chích ghẻ xong thì có phối liền được k hay phải đợi mấy ngày vậy chú?
 
chú Dũng cho con hỏi mắt thỏ bị đỏ như vầy fải trị ntn ạ? với lại con có 2 con thỏ lông chân và mũi bị dính bết lại,quanh mũi rụng lông.1 con thì lông trên lưng bị dính dính lại chứ k mượt như mấy con thỏ bthường.con nghĩ bị ghẻ nhưng lỗ tai thì k thấy ghẻ.với chú cho con hỏi thỏ chích ghẻ xong thì có phối liền được k hay phải đợi mấy ngày vậy chú?

Thỏ bị viêm kết mạc, trị bằng tulavitryl. Hiện tượng thỏ có lông chân và lông mũi dính bết với nhau thường là do thỏ viêm mũi bị chảy nước mũi, thỏ dùng chân cào vào mũi nên bị dính bết lông và chổ mũi cũng bị rụng lông. Trị bệnh bằng các loại kháng sinh trị viêm hô hấp, viêm mũi, viêm xoang mũi.

Chích ghẻ cũng làm cho thỏ mượt lông, sau khi chích ghẻ vẫn cho phối giống bình thường.
 
T
Anh Dung cho em hoi thỏ đang mang thai có thể chích vacxin bại huyết thỏ được không ?và chích lúc thai bao nhiêu ngày
Cám ơn anh nhiều..
 
L
Thỏ bị viêm kết mạc, trị bằng tulavitryl. Hiện tượng thỏ có lông chân và lông mũi dính bết với nhau thường là do thỏ viêm mũi bị chảy nước mũi, thỏ dùng chân cào vào mũi nên bị dính bết lông và chổ mũi cũng bị rụng lông. Trị bệnh bằng các loại kháng sinh trị viêm hô hấp, viêm mũi, viêm xoang mũi.

Chích ghẻ cũng làm cho thỏ mượt lông, sau khi chích ghẻ vẫn cho phối giống bình thường.
chú Dũng ơi thuốc tulavitryl của cty nào vậy chú?con hỏi ngoài thú y dh Nông Lâm 100ml giá là 450k.k có chai nhỏ hơn.giá này đúng k chú.con thấy giá cao quá nên k mua.vì con bị có 1 con thỏ ah :(
 


Back
Top