Tóm tắt chăm sóc cây mai trong chậu

Để chăm sóc được cây mai sau tết cho khỏe mạnh, thì cây mai của bạn được chọn trong chợ hoa xuân phải được lựa ra từ cây mai đang khỏe mạnh đã ( đẹp nữa)

Chọn mai
:
Nhất gốc, nhì thân , tam chi. Tứ diệp
Gốc rễ càng đẹp giá càng cao, thân đẹp khúc chiết nhỏ dần theo độ cao
Rồi đến chi cành (tàng).. cân đối, không bị khuyết
Diệp ?! Cuối năm lá không còn…vậy phải coi bông nụ

1cây mai đẹp có qui ước về thẩm mỹ hay còn gọi mai thế ( mai đã vào đúng thế Long giáng) Mai Bình Định
Cây này hình như của bác pkimduc nề nếp ngiêm chỉnh, nhất nhất theo luật định :


1 cây đẹp, không qui ước..mai dáng tự do phóng khoáng, trong hội hoa xuân 2011 ( cây của anh em Miền Tây) cây này bị mất điểm do nở bông chậm



nụ, kích thước nụ tổng số nụ.. bạn nên chọn tối thiểu cây nào đã nở 1 hoa..thì chắc chắn hơn vì đã biết kích thước, màu sắc, số cánh của 1 bông cây mai này

Không nên chọn cây chưa nở 1 bông để tự giới thiệu về mình…dù cây đó có bao nhiêu nụ cũng không nên mua…nếu bạn không phải là…dân chơi thứ thật

Nên cân nhắc coi kĩ dưới gốc có bao nhiêu nụ rụng…nên nhân 10 lần thêm thì đó là số nụ nó rụng trong 1 ngày đó…vì người bán luôn tìm cách lượm bỏ hết nụ rụng để dấu khuyết điểm rụng nụ của cây…bạn có thể rung nhẹ cây sẽ phát hiện có thêm nụ sắp rụng hay không

nên chọn cây mai nào mà đất chậu nhiều cỏ, đất trông cũ kĩ vì đó là cây mai đã ở trong chậu nhiều tháng và ổn định rồi, và nếu mua ở điểm bán mai tết thì chắc chắn cây này đã được chăm sóc và sang chậu ở nhà vườn chuyên ngiệp, nên dễ chăm sóc khi bạn mang về

Đất mặt chậu mà mới toang trông đẹp mắt, là cây mai đó mới sang chậu…khó chăm sóc nhất là chọn mai nơi điểm bán mai tết…chậu bị vỡ, thương lái sang chậu mới..cẩu thả và không nắm rõ kĩ thuật lót đáy chậu..các cây này sau tết khó chăm sóc, và nhiều hiện tượng dị kì do úng nước , do chất trồng không phù hợp…v..v
Có thể sẽ có nhiều triệu chứng dị kì sẽ xảy ra….cho cây mai này sau tết đấy
nếu bạn cẩn thận sang chậu 1 lần nữa để có chất trồng vừa ý..để làm lớp đáy chậu tốt hơn…thì cây này sẽ suy kiệt ngay…rất khó hồi phục thậm chí có thể chết…vì sang chậu 2 lần trong 1 năm, cây không chịu nổi đâu.

Khi đã có cây mai vừa ý bạn mang về nhà chuẩn bị chơi tết..Bạn nên để ngoài sân nơi có nắng nhẹ..tưới vừa đủ ẩm…không nên tưới ướt sũng..rất hại cho rễ..bạn có quyền trang trí mai với đèn led để nhiệt độ được ấm hơn ai sẽ nở đẹp hơn…nếu không khí khô quá nên thỉnh thoảng phun sương cho nụ và thân cây

Tuyệt đối không nên dùng bất kì thích tố nào phun cho nụ hoặc tưới vào gốc…cũng tuyệt đối không nên “nge đồn” là tưới nước đá mai sẽ nở đẹp…không có chuyện đó đâu….nước đá lạnh sẽ làm chết rễ đấy và sau tết cây sẽ èo uột..

Cũng không bất kì chế phẩm nào gọi là làm mai lâu rụng hoặc không rụng...vì sau đó mai sẽ suy kiệt

Cũng không nên tưới bất kì phân gì vào gốc vì cây không có lá sự trao đổi chất không có, phân nằm tại chỗ sẽ làm chết rễ
Cây chỉ cần nước hút lên từ rễ và cây vận dụng toàn bộ tài nguyên tích trữ trong năm đang chứa nơi thân cành để nở hoa..
Chính vì thế sự bón phân trong năm trước, nhất là từ tháng 10 năm trước đến ngày lặt lá là điều cực kì quan trọng để cây mạnh khỏe nở hoa mạnh vào tết và phục hồi mạnh sau tết..

30 tết bạn mang cây vào nhà nơi ấm áp mai sẽ nở tốt hơn…tuyệt đối không nên dùng nhang hay trầm trong phòng có chưng mai mà đóng kín cửa…vì khí ethylen có từ khói nhang trầm sẽ làm mai rụng nụ đấy..có khi rụng sạch

Cũng không để mai bị trực tiếp gió từ 1 cái quạt..vì nụ sẽ héo hoặc bông rụngnhanh

Nếu thấy 1 điểm xanh nơi đầu cành muốn nứt ra…đó là …“lộc” đó
Nếu bạn muốn mai nở mạnh…bạn ngắt lộc đi đừng chờ đến khi nó thành lá…vì nếu nó đã thành lá mà bạn ngắt đi cây sẽ mất nhiều sức lắm đấy…ngắt ngay khi là 1 điểm xanh cây hầu như không tổn hại tài nguyên…mà chỉ mất thì giờ (15 ngày) nơi đó sẽ mọc ra lộc mới
Nếu bạn muốn vừa may vừa có lộc thì bạn để y nguyên..nhưng không nên để nhiều lộc vì nụ sẽ nở chậm đi và hoa có thể sẽ…kích thước nhỏ đi

Ngắt bỏ ngay những cuống hoa đã nở xong..không để chúng chuyển sang kết trái, để tiết kiệm tài nguyên ( carbuahydrat) cho cây

Nên chơi tết 3 ngày trong nhà thôi sang 4 tết bạn mang mai ra sân nơi có nắng nhẹ..và từ đây không ngắt bỏ lộc nữa hãy để cây ra lá..cây sẽ mạnh hơn vì có nắng nhẹ lá dù non cũng quang hợp được chút đỉnh bù vào cho khối tài nguyên đang cạn dần vì nở hoa..

Ngày 7 tết bạn đưa mai ra nắng toàn phần..tưới cho nó 1 lần phân loãng để mai thêm sức mạnh..chuẩn bị xả tàn thay đất vào rằm tháng giêng
(còn tiếp)
 


Last edited by a moderator:
Thay đất sau tết,
Tôi chưa bao giờ bị thay đất xong mà cây chết, kể cả thay đất 100% và có dùng máy cao áp rửa sạch rễ..
Điều quan trọng là mình chọn cây đang trong tình trạng nào để thay đất

1 cây đang yếu mà thay đất thì chắc chắc sẽ yếu thêm đi thôi. Nếu thay 100%
Do đó khi thay đất đầu năm, người ta chỉ thay khoảng 50% gồm: bới bỏ đất chung quanh bầu và đáy bầu
50% còn lại là cái lõi đất ở giữa vẫn giữ y nguyên đất cũ..cái lõi này sẽ duy trì cây sống tốt trong khi chờ đợi các đầu rễ phía ngoài bén rễ vào đất mới
Khi đầu rễ bén được vào đất mới cây sẽ phất lên rất mạnh

Bứng cây cũng vậy..phải giữ cái bầu đất..khi xả bầu cũng chỉ bới cho lộ ra các đầu rễ lớn đã bị cắt 5cm thôi..
Cái lõi đất vẫn phải giữ y nguyên để cây tiếp tục sống



do bác thay hết đất…không còn cái lõi..để tiếp tục duy trì sự sống cho mai trong khi rễ không bén ra được với đất mới..cây có thể sẽ chết luôn đấy

bác thử đem cây vào chỗ ít nắng, dùng bịch nilon to phủ trùm lên cây và chậu rồi cột lại, không cho cây thoát hơi nước nữa…hy vọng cây sẽ đâm được chồi

cuối năm vừa qua và đầu năm nay thời tiết không thuận lợi..do lạnh
đầu năm mai nở yếu..sau đó ra ra tược mới chậm..bị thay đất 100% cây đang khỏe cũng dễ bị suy rồi chết luôn đấy



Chăm sóc mai sau khi thay đất chỉ là giảm nắng nhưng vẫn phải để chỗ ấm..tưới kích rễ, tưới vừa đủ ẩm..không cho thừa nước.. khi thấy cây ra tược thì đưa ra nắng
Khi đã có tàng lá xum xuê và xanh um thì bắt đầu bón phân loãng (khoảng tháng 3al)



Mai Bình Định trồng thả (không uốn) sẽ đậu rất ít bông
Kể cả mai Thủ Đức, uốn và bấm tược chính là 1 biện pháp giúp mai tạo nụ. vì khi uốn các mạch nhựa bị ép lại..cành khó dài ra được,,chính vì uốn làm sự tăng trưởng cành giảm…và khi tăng trưởng bị giảm thì cây dồn sức kết nụ..

Uốn trong tháng 3 và 4 sẽ làm cành không bị dài nhanh được làm phá thế
uốn khi tháng 6 al đến…sẽ làm mai kết nhiều nụ

Do đó tất cả các cây mai Bình Định đều chọn 1 thế duy nhất : Long giáng.
Vì thế long giáng cây bị uốn từ thân..uốn chi rồi uốn các cành thứ cấp cho xòe ra như các ngón tay..
Do bị uốn từ đầu đến cuốibị uốn từ gốc tới ngọn nên mai Bình Định rất nhiều nụ…có cây thành…siêu nụ
Nhưng nếu trồng thả như bác thì mai Bình Định dù là giống siêu nụ thứ thật…cũng sẽ kết không nhiều nụ đâu

Bác đi kiếm lão Toại Nguyện lựa 1 căp mai B Định thứ thật..đem về chăm sóc…vui lắm đấy. vui quanh năm và hồi hộp cũng quanh năm
chào bác Mục, hôm nào rãnh bác làm 1 bài hướng dẫn uốn cành mai BĐ nha bác
 


Bác Mục-Tử ơi,

Cây của cháu ra lá như vầy thì có thể bón phân được chưa? Cây vẫn bị khuyết tàn 1 bên, cháu đang bấm bọt ở nơi khuyết tàn, mong rằng nó sẽ sớm dày cây.

IMG00161-20140326-0847.jpg


IMG00162-20140326-0847.jpg


Bác xem giúp cháu luôn ở gần ngọn chỗ những lá non ko biết bị con gì ăn mà lá bị khuyết giống như hình, bác hướng dẫn cách phun thuốc giúp cháu để trị nó luôn nhé. Cám ơn bác:

IMG00163-20140326-0900.jpg


Nhân tiện đây giới thiệu mọi người bài thuốc trừ sâu sinh học của bác nguyenchihiep bên diễn đàn caycanhvietnam. Các bạn dùng thử cho đỡ độc hại khi phun thuốc trừ sâu hóa học. Không biết các bác thì sao chữ mỗi lần sáng mình phun thuốc sâu xong là chiều xuống sẽ bị đau cổ họng và mệt mỏi. Mình cũng đang phun thử nghiệm TTSSH trên vườn mai nhà mình sẽ update thông tin cho mọi người nếu thành công.

Các bạn sử dụng công thức như sau cho 1 bình 8 lít nước và nhân tỉ lệ lên nếu cần

- 6 trái ớt hiểm lớn
- 6 tép tỏi
- 2 vỏ trứng gà
- 1 muỗng súp cơm nóng
- 1 lóng tay củ gừng
- 1 lóng tay củ nghệ non
- 5 cc B1 ( chai màu xanh dương )
- 10 cc phân bón lá 30.10.10
- thuốc chống nấm ( tùy loại dùng nhé )

Dùng máy sinh tố say nhuyễn và lược qua rây mịn , còn bã thì đổ nước tiếp .... xay lại và lược cho đến khi tất cả đều nhuyễn qua rây ọuua lược và cho 5 cc B1 ( chai màu xanh dương )- 10 cc phân bón lá 30.10.10- thuốc chống nấm vào đủ 8 lít nước lắc đều và xịt ướt toàn bộ cây , 2 mặt lá và dưới gốc ( 4 ngày 1 lần .. sau 2 lần thì 7 ngày 1 lần ... chú ý xịt luôn phần dưới đất quanh khu vực trồng mai ) Như vậy chúng ta tránh gần như hoàn toàn việc ngộ độc thuốc cho con trẻ và thành viên trong gia đình ... ít phiền hà hàng xóm hơn

Chúc quý bạn thành công
nguồn: http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=103456
-------------------------------------------------
Thêm 1 bài nữa của bác maihoatraichu cũng bên dd caycanhvietnam, bài này phù hơp hơn vì có thể pha 1 lần và xài được lâu:

Để cho dễ sử dụng mình đã hiệu chỉnh lại công thức thuốc trừ sâu lại 1 chút:

B1: 300 gr hạt Bình Bát (khoảng 8 trái) đem xay nhuyễn đem ngâm với 1 lít rượu trắng (rượu gạo hay nếp, bao nhiêu độ cũng được, càng rẻ tiền càng tốt
4.gif
)

B2: 200 gr Tỏi đã bóc vỏ cũng xay nhuyễn đem ngâm với 1 lít rượu trắng như trên


B3: Khi sử dụng lấy 50ml B1 + 50ml B2 (lọc cặn) rồi pha cho 20L nước phun hay xịt cho cây.


Bình Bát mọc dại chỗ bưng biền, cạnh ao vũng rất nhiều, các bác chịu khó để ý sẽ thấy, chọn lấy trái già hái đem về vài ngày sẽ chín. Đễ cho dễ lấy hạt, Bình Bát chín ta gọt vỏ, bỏ cuống đem ngâm nước, khoảng 3 ngày sau thì phần thịt sẽ tan rã, ta chỉ việc đãi lấy hạt.

nguồn: http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=51511&page=2
 
Người ta chỉ tỉa phớt khi cây đã là 1 tác phẩm đẹp ( hoàn chỉnh )
Cây của bác chỉ được nuôi cho dài cành ra mà không biết bắm tược lúc nuôi cành
Nên chi dài ra mà lại trống bên trong
Những trường hợp này cần phải tỉa sâu lúc đầu năm sau khi tược ra phải bấm tược để tạo nhiều nhánh cho chi không bị …”trống giò”



Những lá bị ăn khuyết là do ong đấy và “con xén tóc” gây ra
Nếu bác tìm được thì tìm Permecide 50EC . Phun 1 lần không con ong hay xén tóc nào dám lại gần để cắn phá lá, trong 6 tháng

Nếu không tìm được permecide thì thử dùng dùng mấy viên long não bọc vào 1 miếng vải treo gần….
côn trùng. Chim chóc không thích mùi, có thể sẽ không còn bị ong và xén tóc phá lá cây nữa
 
Bác Mục ơi
Em có vài điều chưa rỏ mong bác giúp
_ E đọc nhiều bài viết của bác về kích rể , có bài bác khuyên nên kích rể buổi sáng lúc đất nóng , nhưng cũng có bài bác khuyên nên kích rể buổi chiều vì khi đó lá sẽ hấp thu đc nhiều dưỡng chất khi phun , e hơi rối mong bác giúp

_Sắp tới e sẽ ngâm phân loãng với công thức như bác dạy, nhưng e không biết liều lượng sử dụng phân loãng cho cây bao nhiêu ? vd : cho chậu 70 cm la bao nhieu/ lần ?

Xin cám ơn bác .
 
Bác Mục ơi
Em có vài điều chưa rỏ mong bác giúp
_ E đọc nhiều bài viết của bác về kích rể , có bài bác khuyên nên kích rể buổi sáng lúc đất nóng , nhưng cũng có bài bác khuyên nên kích rể buổi chiều vì khi đó lá sẽ hấp thu đc nhiều dưỡng chất khi phun , e hơi rối mong bác giúp

_Sắp tới e sẽ ngâm phân loãng với công thức như bác dạy, nhưng e không biết liều lượng sử dụng phân loãng cho cây bao nhiêu ? vd : cho chậu 70 cm la bao nhieu/ lần ?

Xin cám ơn bác .

Lại hỏi ngang nữa rồi. do thiếu tham gia từ đầu, hoặc không đọc kĩ từ đầu…chỉ đọc lướt thôi, nên không hiểu hết
-Sáng có cái lợi của sáng, và cũng có cái bất lợi của nó
-Chiều có cái lợi của chiều,và cũng có bất lợi
Không có cái nào là hoàn hảo 100% do đó..Tùy bác chọn sáng hay chiều khi kích rễ

Về phân bón loãng…cũng đã viết rồi. bác cứ theo công thức rồi ngâm…sau đó tưới cho cây bất kể đó là chậu 1m hay 0m2

Tưới đến khi nào nước thoát ra đáy chậu thì ngưng

-Cây tàng lá rất rậm rạp thì tưới 10 ngày 1 lần
-Cây tàng lá trung bình thì tưới 15 ngày 1 lần
-Cây ít lá thì không tưới phân mà chỉ dùng chất kích rễ thôi
 
Lại hỏi ngang nữa rồi. do thiếu tham gia từ đầu, hoặc không đọc kĩ từ đầu…chỉ đọc lướt thôi, nên không hiểu hết
-Sáng có cái lợi của sáng, và cũng có cái bất lợi của nó
-Chiều có cái lợi của chiều,và cũng có bất lợi
Không có cái nào là hoàn hảo 100% do đó..Tùy bác chọn sáng hay chiều khi kích rễ

Về phân bón loãng…cũng đã viết rồi. bác cứ theo công thức rồi ngâm…sau đó tưới cho cây bất kể đó là chậu 1m hay 0m2

Tưới đến khi nào nước thoát ra đáy chậu thì ngưng

-Cây tàng lá rất rậm rạp thì tưới 10 ngày 1 lần
-Cây tàng lá trung bình thì tưới 15 ngày 1 lần
-Cây ít lá thì không tưới phân mà chỉ dùng chất kích rễ thôi

Vâng em hiểu kích rể rồi

_ E chỉ ngâm 10 lít thôi lúc tưới cho cây thì có cần pha thêm nước hay tưới nguyên chất vào luôn vậy bác ?

_ E thích mai từ lúc nhỏ rồi nhưng bây giờ mới chơi nên kiến thức về mai ko có gì, e sẽ đọc kỹ các bài viết của bác và mong bác chỉ dạy thêm.

Cám ơn bác , chúc bác luôn khỏe !
 
Vâng em hiểu kích rể rồi

_ E chỉ ngâm 10 lít thôi lúc tưới cho cây thì có cần pha thêm nước hay tưới nguyên chất vào luôn vậy bác ?

_ E thích mai từ lúc nhỏ rồi nhưng bây giờ mới chơi nên kiến thức về mai ko có gì, e sẽ đọc kỹ các bài viết của bác và mong bác chỉ dạy thêm.

Cám ơn bác , chúc bác luôn khỏe !

Phân đã ngâm theo theo cách dưới đây không thể gọi là nguyên chất mà là phân loãng, nồng độ khoảng 1,5 phần ngàn : tôi đưa nguyên phần bón phân của trang 1 về cho bác đọc lại

Phân loãng là 1 hỗn hợp phân hữu cơ và vô cơ gồm :
600gram NPK + 1,2kg Dynamic hòa tan trong 1 mét khối nước ngâm 10 ngày để vi sinh có thời gian phân hủy trước…thì khi tứoi vào chậu cây hấp thụ ngay
Tưới mỗi lần cách nhau 10 ngày nếu là cây có tàng lá xum xuê
Nếu cây có bộ lá vừa phải thì 15 ngày tưới 1 lần

Tưới vào buổi sáng trong 1 ngày có nắng tốt và chắc chắn sau đó 5 ngày trời vẫn có nắng to
Nếu cây ít lá quá thì không tưới bất cứ phân gì mà dùng các chất kích rễ để tưới như root2..sorb 4 hoặc megagrowC theo liều trên bao bì

Nếu có phân dơi thì dùng phân dơi tốt hơn..

Lấy gần 1 chén ( ăn cơm) phân dơi rải đều lên mặt chậu 0m4 hoặc trộn đều vào đất chậu
Sau đó phủ cỏ khô lên, 1 tháng bón phân dơi 1 lần cho đến đầu tháng 5 là ngưng

Túm lại về bón phân :

Bạn hãy dùng megagrowc để phun tưới cho cây mai đến khi nó được 1 tàng lá như sau mới bắt đầu bón phân :




Cây này liên tiếp 10 năm rồi, mỗi năm bông đều dày đặc

Có 3 cách bón phân bạn hãy chọn 1 :

1
/…chỉ dùng phân dơi gần 1 chén, 1 tháng 1 lần cho chậu có đường kính bên trong 0m4

2
/ Chỉ dùng phân loãng 15 ngày 1 lần.. nếu cây có bộ lá nhiều đến độ rậm rạp, và trời rất nắng nóng
thì tưới 10 ngày 1 lần

3
/ dùng phối hợp : bón phân dơi 1 tháng , tháng sau tưới phân loãng 2 lần cách nhau 15 ngày..tháng kế tiếp dùng phân dơi trở lại

Thí dụ :
1 tháng 2 bón phân dơi..
1 tháng 3 tưới phân loãng..
15 tháng 3 tưới phân loãng
1 tháng 4 bón phân dơi.
Và trong các tháng nóng sau khi bón phân phải phủ mặt chậu bằng cỏ hay rơm rạ..
Đặc biệt trong những ngày nắng quá gắt và nóng thì thêm vào phân loãng 1 lần kali đơn liều lượng 10 gram cho 10 lít nước
Hoặc pha riêng ra tưới cho cây ngay sau khi bón phân dơi và đã phủ cỏ lên mặt chậu
Kali bổ xung này chỉ nên dùng 1 tháng 1 lần là tối đa

Dù bón phân gốc kiểu nào vẫn phải dùng định kì alaska..7 tới 10 ngày 1 lần phun lên lá.
Sau khi phun alaska.. buối chiều hoặc sáng hôm sau hãy phun ngừa nấm ngay …thì thân cây sẽ ít bị nấm mốc. hoặc rêu !
 

Người ta chỉ tỉa phớt khi cây đã là 1 tác phẩm đẹp ( hoàn chỉnh )
Cây của bác chỉ được nuôi cho dài cành ra mà không biết bắm tược lúc nuôi cành
Nên chi dài ra mà lại trống bên trong
Những trường hợp này cần phải tỉa sâu lúc đầu năm sau khi tược ra phải bấm tược để tạo nhiều nhánh cho chi không bị …”trống giò”

Anh bạn cháu nhìn cây cháu tỉa cũng nói cháu tỉa sâu vào nhưng vì cháu đã xả tàn lúc cuối t1 al rồi nên ko dám xả vào sâu nữa, để năm sau cháu cắt vào sâu. Cám ơn bác.

Vậy cây của cháu đã có thể bón phân loãng hoặc phân dơi như hướng dẫn của bác được chưa hay là tiếp tục tưới kích rễ cho ra thêm nhiều lá hơn mới bón phân?

Và với cây này của cháu thì nên tưới phân loãng chu kỳ 10 ngày/lần hay 15 ngày/lần?

Cám ơn bác.
 
Vậy cây của cháu đã có thể bón phân loãng hoặc phân dơi như hướng dẫn của bác được chưa hay là tiếp tục tưới kích rễ cho ra thêm nhiều lá hơn mới bón phân?

Và với cây này của cháu thì nên tưới phân loãng chu kỳ 10 ngày/lần hay 15 ngày/lần?

Cám ơn bác.


img00161-20140326-0847-jpg.307

Cây này của bác chỉ nên dùng megarowc phun tưới 10 ngày 1 lần...đến khi nào tàng lá xum xuê mới được bón phân
 
Bác muc oi

E mời lên thăm cây thì thấy lá mai có hiên tuong nhu vây , thì la bệnh bọ trĩ và rỉ sắt phài khong bác ?
IMG_0796_zps2909acc3.jpg

Còn cây khác bị vàng lá , bệnh gì vậ bác ?

IMG_0795_zps103d1bc0.jpg

chân thành cảm ơn bác
 
Last edited by a moderator:
Những dấu hiệu trên là thường thôi,lặt bỏ lá bịnh đi
phân bón nước tưới đúng cách. phun ngừa nấm định kì, cây khỏẻ mạnh nhưng thỉnh thoảng vẫn có vài lá bị như vậy đấy
 
Last edited by a moderator:
Bác mục cho em hỏi. cây nguyên liệu khi ta chồng và chăm sóc được khoảng 10 ngày chưa ra mầm như vậy là nhanh hay chậm ajh.
_Cây khi bọc nilong (bịt kín có hiện tượng rêu mốc trắng đó là như thế nào ạ, có ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của cây không, và hướng sử lý. cảm ơn bác
 
Trước tết ( 12-1-2014 ) tôi cũng bứng 1 cây mai to nguyên thủy,12 cánh khoảng 30 năm tuổi rồi. do được chăm sóc xếp rễ ngay lúc cây còn tí xíu nên cây có bộ rễ rất đẹp.
Do trồng trong cát nên Khi bứng bị tuột mất không còn 1 miếng đất nào dính vào rễ
Tôi phải vào chậu ngay.

cây mai cả tháng sau vẫn im lìm, Trời lạnh khô. Sợ thân cây mất nước, rồi khô đi. Tôi cũng phải trùm bịch nilon

Ngày 5 tháng 3 ( 1 tháng 21 ngày sau) các điểm xanh bắt đầu nhú ra,. Trời vẫn lành lạnh..các điểm xanh phát triển rất chậm.khi các điểm xanh này biến thành tược có lá non tí xíu, tôi tháo bỏ bịch nilon

Thân cành đã được chà rửa sạch, nên trùm bịch hơn 1 tháng vẫn sạch bóng, không có nấm nào cả

Đến hôm nay tược đã ra rất nhiều dài hơn 1 gang tay rồi,phân nhánh um xùm với rất nhiều lá non, mỡ màng, khỏe mạnh

Bứng mai khi thời tiết lạnh, cây ngủ yên rất lâu, cây ngủ im lìm thấy…sợ luôn

Bác mục cho em hỏi. cây nguyên liệu khi ta chồng và chăm sóc được khoảng 10 ngày chưa ra mầm như vậy là nhanh hay chậm ajh.
_Cây khi bọc nilong (bịt kín có hiện tượng rêu mốc trắng đó là như thế nào ạ, có ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của cây không, và hướng sử lý. cảm ơn bác

Mới có 10 ngày mà, vả lại trời mới nóng lên thôi. Nếu bác đã làm đúng các khâu trước bứng và sau bứng, thì cứ yên tâm..

Nhưng khi bác trùm bịch mà bị mốc trắng có ngĩa là bác đã không làm vệ sinh cây, ngĩa là chà rửa thân cho sạch..nên nấm mốc có sẵn gặp ẩm cao sẽ phát triển mạnh..

vì cây chưa ra mầm, bác nên tháo bịch rồi chà rửa cây cho sạch. Phun 1 lần thuốc trừ nấm cho kĩ, nhớ phun cả vào mặt chậu và chậu. chờ cho khô ráo rồi trùm bịch mới. để cây chỗ nắng loáng thoáng và ấm…rồi…chờ đợi
 
Xử dụng điện để cũng cấp thêm ánh sáng cho mai, xét cho cùng giá trị của của các bông có thêm được không bù được cho tiền điện đã phải trả thêm..
Hay nói 1 cách khác…số tiền phải trả cho điện lực 1 năm..có thể mua được 1 cây mai khác đẹp hơn

Đèn led tuy rằng ít tốn điện nhưng giá mua nó lại cao..ánh sáng của nó cung cấp quang phổ không đủ màu..Trong khi cây cần nhiều về ánh sáng có bước sóng dài của màu đỏ để quang hợp và phát triển
Giá mua 1 đèn led công xuất 40w hình như trên 1 triệu *..rồi thêm công chăm sóc nước tưới phân thuốc 1 năm..

Thì thà rằng lấy 1 triệu mua 1 cây mai tầm tầm còn có lợi hơn
Đấy là chưa kể tiền điện 40watt, nhân với 8 tiếng 1 đêm, nhân với 365 ngày, nhân với giá điện phạt vì quá định mức = số tiền nhất định cao hơn 1 cây mai tầm tầm

Lợi dụng các yếu tố chung quanh để thêm sáng cho cây là có lí hơn

Để cây dưới ánh đèn đêm ( đã có sẵn), xắp xếp lại vị trí bóng đèn đêm để cây thêm ánh sáng..
Các cây mai để dưới cột đèn thường cho hoa nhiều hơn, các cây khác

*= ông hàng xóm của tôi nói rằng 1 bóng đèn led 40w giá 1 triệu rưỡi !!
 
Last edited by a moderator:
Bác Mục-Tử ơi,

Vì cháu thường mua phân trùng quế để trồng rau ở nhà, thấy người giới thiệu có thể dùng phân trùng quế làm phân bón lá cho cây rất tốt, vì vậy cháu cũng tính làm thử để luân phiên xử dụng với Alaska để đa dạng nguồn phân bón. Cách thức làm phân trùng quế bón lá như sau:
----------------------------
Làm phân bón nước: Lấy 1kg phân trùn cho vào thùng nhựa cùng với 10 lít nước, dùng máy bơm oxy (loại nhỏ dùng sục khí cho hồ cá) sục 24 - 36h, sau đó lấy nước cho vào bình xịt, xịt cho tất cả các loại cây, có tác dụng như loại phân bón lá rất tốt, ngoài ra còn có tác dụng ngăn ngừa sâu bệnh, còn phần bã bón cho cây bình thường.
----------------------------

Bác thấy như vậy có tốt ko? Cho cháu lời khuyên nhé vì cháu nghe nói nên sử dụng đa dạng nguồn phân thì tốt cho cây hơn.

Cám ơn bác nhiều.
 


Back
Top