Trồng Nấm ở Úc

Nước Úc được biết tới mới đây thôi, chỉ vào khoảng thời vua Gia Long, và thành-lập Liên-bang vào năm 1901. Quá mới phải không các bạn?

Nhưng người Úc của thời tiên-phong, khai-phá nầy họ độc-quyền tận-dụng cả một châu-lục mênh-mông để chăn nuôi và trồng trọt. Ngày nay, nước Úc ngoài quặng mỏ, còn là một cường-quốc nông-nghiệp, nếu không muốn nói đến kỳ tranh tài Olympic sắp đến của một nước Úc cường-quốc về thể-thao nữa.

Ở đây, tui muốn nóì đến một phần nhỏ của nông-nghiệp Úc: ngành trồng Nấm. Đặc-biệt là kỹ-thuật xưa của Úc về ngành nầy. Nói là xưa thì cũng hơi quá, nhưng cứ kể là trước lúc tui sinh ra, thì với riêng cá-nhân tui đã là Xưa!

Tui xin sẽ dựa vào buổi lễ khai-mạc một đồn-điền trồng nấm đầu tiên của nước Úc non trẻ vào ngày 18 tháng 7 năm 1933, để thuật lại cho bà con, lúc ấy họ trồng nấm như thế nào.
 


Lão Bắc Cái vốn hay hờn dỗi !:approve: Nhưng không sao, Bắc cái vốn ham ăn nên lão Tà chỉ cần cho lão ma đầu một topic nào ngon ngon ăn lót dạ thì lão ấy sẽ hết hờn hết dỗi thôi í mà.

Vậy là lão Tà cũng đồng ý với Ngu mỗ là huyphuc1987_nb xứng với biết hiệu Tây cuồng há? Nhậm lão quái không phải là đối thủ của người này vì chiêu thức của Nhậm lão quái tuy biến ảo nhưng rõ là thiếu hẳn nội lực. Thiếu niên đó rất giỏi kỹ thuật ngụy biện !
 


Hà hà,
Tui hay hờn dỗi mà tui hổng có biết...
Để tui thành-thật khai-báo với (mấy) Lão:
Mấy lúc sau nầy, viết bài góp với bà con là tui phải ráng. Từ lúc tui bị viêm cổ họng, rồi viêm phổi (từ tháng 2/2012) mà tui nào có biết, cứ tưởng đó là suyễn, nên suốt 5 tuần lễ ở VN tui chỉ dùng thuốc suyễn và thuốc ho, không chút hiệu-nghiệm, mà không biết!
Trở về Úc bác-sĩ phải cho chơi trụ-sinh suốt 3 tuần lễ, hình chụp thì phổi bị có vết (2 vết). Đây cũng là lúc tui có chuyện không hay trên Diễn-đàn. (Hì hì, nói đến đây thì tui nhớ anh Xuân-Vũ với cô Jen).
Tui quyết-định ngưng hơn 2 năm là cũng có phần vì lý-do sức-khỏe. Tui mua thêm 1 máy xay rau quả củ. Rau thì không thiếu, bởi gia-đình tui có cả 1 nông-trại trồng rau thủy-canh, mà đã có lần cứu mạng tui do bệnh gan trước đây không lâu, nên tui quyết-định tự mình chống trả, do đó tui thẳng-thắn từ-chối lệnh bác-sĩ nhập-viện.
Sáng nay, tui mới tái-khám. Hình chụp CT Scan cho thấy vết mờ trên phổi mờ hơn hình chụp 3 tháng trước nhiều. Nhưng cái cổ cò của tui có vấn-đề: Các gân máu vùng khí-quản, thanh-quản bị nở, nếu sau nầy để bị viêm họng lại, thì sẽ dễ bị bể. Lúc đó thì sẽ đi theo Đại-sứ Nhật.
Ngày mai, đến ngày tui hẹn bác-sĩ chuyên-khoa cổ họng. Không biết ống ấy có làm gì được không. Được hay không thì là chuyện... của ổng (!?), còn chuyện của tui là nước cốt rau thủy-canh cứ uống tới! Tui tin chắc hiệu-quả không nhiều thì ít.

Tui, thường mềm-mỏng (có hôn đó?), nhưng khi phản-ứng thì sấm-sét cũng đủ "đô" lắm! Vậy bây giờ lại trộn thêm cái hờn-dỗi vô, thì hư bột hư đường hết trọi! Còn gì?
Thân.
 
Lão Bắc Cái vốn hay hờn dỗi !:approve: Nhưng không sao, Bắc cái vốn ham ăn nên lão Tà chỉ cần cho lão ma đầu một topic nào ngon ngon ăn lót dạ thì lão ấy sẽ hết hờn hết dỗi thôi í mà.

Vậy là lão Tà cũng đồng ý với Ngu mỗ là huyphuc1987_nb xứng với biết hiệu Tây cuồng há? Nhậm lão quái không phải là đối thủ của người này vì chiêu thức của Nhậm lão quái tuy biến ảo nhưng rõ là thiếu hẳn nội lực. Thiếu niên đó rất giỏi kỹ thuật ngụy biện !

Người xưa dạy rằng :
…sức mạnh hơn người thì đừng…ăn hiếp
Trí não hơn người thì đừng…lừa đảo
Miệng lưỡi hơn người thì đừng…nói dối
..v..v
Bằng không chỉ gây họa cho chính mình

Giỏi về miệng lưỡi là 1 cái ngề để đi cãi mướn.đòi nợ mướn hoặc… lừa gạt… giỏi hơn nữa dễ thành danh và tạo được ngiệp lớn thí dụ ngề làm chính trị…gồm cả đầu não và …cái miệng

Tô Tần Khi xưa chỉ nhờ cái miệng…mà làm tể tướng của 6 nước 1 lượt

Trước năm 1975 ( khoảng năm 72) có 1 lần vào Đại Học Vạn hạnh chơi…thấy các sinh viên không vào lớp mà tập trung tất cả dưới sân..từng nhóm..chuyện trò uể oải…

Hôm nay họ không muốn học …Họ muốn biểu tình…mà chưa tìm được cái cớ nào để xuống đường…có mấy anh nhảy lên hô hào đủ cách nhưng tất cả đều trơ trơ ra…vì không..ép phê
Rồi có 1 người mặc áo cà sa đến ( dân biểu Hồ Hữu Tường )từ tốn leo lên bục..ông chậm rãi đặt vài câu hỏi…về những vấn đề xã hội mà chính phủ của Thiệu phải chịu trách nhiệm..và nói vài câu ( không tiện trích đẫn) lão mỗ nge xong mà thấy máu cũng…nóng lên
Thế là các sinh viên ào ào xuống đường…đi biểu tình
Thế mới biết sự ghê gớm của …cái miệng
Nhà chính trị…mỗi 1 câu nói đều nằm trong mưu đồ, có kế hoạch

Kĩ thuật biện bác…có thể làm cho cái đang thiện…bỗng ai cũng thấy…ác..
Do đó cổ nhân mới dạy rằng :
Miệng lưỡi hơn người đừng nên …nói dối
Và kết quả cuối cùng của các nhà chính trị nổi danh thường là…vào tù hay chết thảm
Vì trong lúc lập công và đương quyền họ đã nói dối quá nhiều…để làm nhiều người bị…lầm, để họ ...trục lợi

Lão Tà “đảm bảo” rằng Lão Ma Đầu có đi tìm khắp thế giới cũng không thể nào tìm ra cái diễn đàn nào…như ở đây : đủ sắc màu…đủ dường nét… cả hài hòa lẫn tương phản đan xen vào nhau:

Có Lão Độc Vật..có ngôn từ rất độc địa
có lão Tà…mắc bịnh…tà lơn...lúc thiện, lúc ác, lúc dở dở ương ương
Có lão Ma đầu nhiều chuyện và vui tính, nhưng hay dỗi hờn
Có “Nhậm Lão” tung hoành ngang dọc và dính chưởng… của giang hồ độc địa,,nhưng chưa thấy... nhằm nhò gì
Có Tiểu Tây cuồng đang nổi lên sóng gió
Có Ngu tiền Bối…mà thực sự…khôn hơn ai hết
Có những cô bé chú bé…chưa biết gì…nhưng lúc nào cũng tưởng mình giỏi lắm
Có nhà thơ..ThangLong Mây trắng không phải chỉ biết…bướm với hoa,, biết run với gió... Mà còn biết “tám” đủ mọi chuyện trần gian
Có cô Jen mở quán cà phê rồi…bỏ của để chạy lấy người

Tất cả thể hiện võ công và cá tánh của mình…và họ có quyền thể hiện cá tánh…trong chừng mực nhất định
Lão Tử dạy rằng : ép cho tất cả bằng nhau là không công bằng
Phải để cho vạn vật phát triển theo tự nhiên mới thực sự là..công bằng ( Vô Vi tuyệt đối)

Vì sự đa dạng của diễn đàn không nên đòi hỏi tất cả phải như thế này, hoặc phải như thế kía
tạo thành đơn điệu sẽ làm mất đi sức sống
Điều quan trọng là : trong 1 chừng mực để người khác có thể,,,chịu đựng được
 
Last edited by a moderator:
Tất cả thể hiện võ công và cá tánh của mình…và họ có quyền thể hiện cá tánh…trong chừng mực nhất định
Lão Tử dạy rằng : ép cho tất cả bằng nhau là không công bằng
Phải để cho vạn vật phát triển theo tự nhiên mới thực sự là..công bằng ( Vô Vi tuyệt đối)

Vì sự đa dạng của diễn đàn không nên đòi hỏi tất cả phải như thế này hoặc phải như thế kía
tạo thành đơn điệu sẽ làm mất đi sức sống
Điều quan trọng là : trong 1 chừng mực để người khác có thể,,,chịu đựng được

Lần này thì Lão Tà nói đúng ý Lão Ma Đầu rồi đó .

Bác Mục và Bác Ngu sa thiệt là ... Đã biết Lão Ma Đầu hổng ưng cách viết " Không thân thiện " mà lại còn đi tán dương . Lão Ma Đầu hổng "dỗi" mới là lạ đó .

Cho thanglong góp ý chút : Thực ra lần này thì thanglong thấy Lão Ma Đầu nói đúng . Biết rằng Diễn Đàn là một bức tranh tổng hợp , có những người viết nhẹ nhàng , có những người viết " Độc địa " , nhưng cũng không vì thế mà mình ủng hộ , khuyến khích những cách viết sai trái đó . Chúng ta là những lão già ngoài việc truyền thụ kinh nghiệm sống nên kết hợp với việc truyền thụ Đạo Đức cho các Bạn trẻ . Nếu không các Bạn trẻ sẽ "chết chìm" ở một thời gian khác , một không gian khác ...

Lão Độc Vật nói là " Độc " nhưng cũng không phải bậy đâu viết đó , bậy đâu "Vật" đó . Sau này Lão cũng đã biết cách kiềm chế để hòa đồng với mọi người , hổng phải vậy ah ?

Về câu chuyện của Bác anhmytran thực ra chẳng có gì để tranh luận . Một nước Công nghiệp và một nước Nông nghiệp mà đem so sánh với nhau chẳng khác nào người nói Gà , người nói Vịt . Tranh luận sẽ chẳng dẫn đến đâu cả ...

@ Lão Ma Đầu : Lão mới nhậm chức mà đã tính nghỉ rồi sao ? Để tui suy nghĩ chút coi ... Ừ ! Vậy Lão kiếm truyền nhân đi . Khi nào Lão dạy xong hết các chiêu thức , giao chức Giáo chủ lại rồi nghỉ ( Mà người này phải được các Lão Tiền bối bỏ phiếu tán thành mới được ) . Lão chịu hông ??? hi hi
 
Theo dõi trận quyết chiến của “Tiểu Tây Cuồng” và “Nhậm lão”
bỏ qua lỗi chính tả.. lão mỗ vẫn có chút phân vân về thuật ngữ,
Ma đầu TC à : làm ơn cho lão mỗ 1 chút..tri thức :
Theo sự hiểu biết rất uyên bác của ma đầu thì : sương giá và sương muối khác nhau chỗ nào? Và tai hại chỗ nào
Mà "tây cuồng" và cả "Nhậm Lão" hình như không nhận ra lại lầm lộn thế… thi triển võ công quyết chiến mà lộn …chiêu thức?

Trích ngệ thuật chửi lộn :

...............................
BƯỚC 3: Thêu dệt câu chuyện
để tấn công đối phương phải biết áp dụng tính tư duy, sáng tác ra chuyện để mà nói. Nhớ quy tắc quan trọng là ko bao giờ đươc bịa đặt hoàn toàn.. 3 câu nói xạo thì phải có 1 câu nói thật. Có thể lấy ví dụ như sau: Hum qua Vân Anh nói chuyện với Duy, Duy cãi nhau với Trinh thì ta có thể liên kết lại và biên dịch như sau: Hum qua Vân Anh tỏ tình với Duy, bị Duy từ chối, thế là VA nổi cơn và đi đánh ghen với Trinh . Thấy ko? Chỉ với 2 sự kiện thường ngày + 1 ít tư duy là bạn đã có ngay 1 câu chuyện hay để công kích đối phương. .

--------

Lão Mỗ chuyên về mai vàng trong chậu..

Người trồng mai phân biệt rõ ràng “sương giá” và “sương muối”
Ở miền nam Sương muối thường xuất hiện vào cuối năm khi trời đã trở lạnh…và nhất là sau 23 tháng chạp al khi các nụ"mẹ bồng con" đã bắt đầu cựa mình bung ra…bị 1 lần sương muối coi như mai vàng hỏng đến 90%
Nguy hiểm , tai hại thế đấy…nhưng tránh sương muối thì lại…rất dễ dàng

Sương giá : nếu chiết tự ra thì “giá” có ngĩa là :đổ xuống ( giá họa..v.v)
Vậy sương giá ngĩa là sương đổ xuống…
 
Last edited by a moderator:
Không biết Lão Mục đọc rồi nghĩ sao, tui thì buồn vui lẫn lộn. Người Việt mình trao đổi nhau xuống dốc quá! Nhưng ngay khi đọc thì không khỏi phì cười khi thấy "kẻ cắp bà già gặp nhau". Chết cười!
Tui cũng đâu có biết gì đâu. Coi như mình "8" chơi nha! Theo tui:
- "Sương giá" và "Sương muối" người ta gọi sao cũng là 1 thứ, kiểu như Sao Hôm và Sao Mai cũng là 1 Sao.
- "Sương giá" là nói về nhiệt-độ (giá=lạnh); còn "Sương muối" là nói giống Muối.

Lão,
Tui đã từng khốn đốn vì Sương giá (muối) nầy. Sương Muối mà đọng trên cây trồng là lá bị chín chẳng khác nào bị luộc nước sôi. Nhưng cây chịu lạnh thì không bị, như đậu Hòa-lan (Snow Pea).
Hôm nào sáng ra thấy sương muối trắng trên đầu ngọn cỏ là... "lòng buồn dạt-dào" ngay. Rồi cố tìm hiểu, cũng không tự giải-thích được hiện-tượng Sương muối, Sương Giá nầy. Tra Wikipedia tiếng Việt, tiếng Anh gì thì cũng không làm sáng tỏ gì hơn cái đầu óc tù-mù của tui. Tui tin là họ giải-nghĩa, giải-thích mà không hiểu rõ thục-tế. Tui bảo-đảm với Lão:
- Hai cao-thủ đang tung-chiêu nghiêng trời lệch đất đó, mà tui đem cái thắc-mắc ngờ-nghệch, "sau khi tìm hiểu" về Sương giá/muối của tui, ra hỏi, thì họ cũng dám ngọng lắm chứ không phải chơi.
Nhưng thôi. Họ đang mê trận, đừng phá họ.
Thân.

--------

Lão Mục,
Sáng sớm nầy, tui vừa lái xe ngang 1 công-viên, sương-mù mờ mặt cỏ, cao vài thước, nhưng ngoài lộ thì không có gì.
Tui rất nhiều lần phải lái xe trong sương-mù dầy đặc. Cách nhau 10m thấy mờ-mờ, 20m thì không còn thấy. Đứa nào đứa nấy lái thật chậm, nhìn đèn đuôi nhau mà theo. Bởi vậy mới có chuyện như thế nầy:

Hai xe chạy trong sương-mù. Xe sau cứ theo đèn xe trước. Bổng xe trước ngừng. Ngừng luôn không nhúc-nhích. Anh xe sau mất kiên-nhẫn bấm còi thúc-hối. Anh xe trước đi lại anh xe sau, hỏi:
- Anh có cần gì tui không?
- Cần lắm! Nhờ anh lái đi chứ, tui trễ lắm rồi.
- Anh trễ là chuyện của anh, tui biết làm sao bây giờ? Tui đã đến nhà tui rồi.
- Vậy sao! Vậy nhờ anh chỉ dùm lối cho tui trở ra xa-lộ lại.


Lão Mục,
Sáng sớm lái xe trên đèo, nhìn sâu xuống rừng cây thấp bên dưới, thỉnh-thoảng thấy 1 dãi sương-mù. Lúc trước nhà tui ở đàng sau có 1 con suối, sáng sớm cũng có sương-mù trên mặt như vậy, nên tui biết trên đèo nhìn xuống vào sáng sớm thấy dãi sương-mù thì là dưới đó có 1 con suối. Tui nghĩ, các nhà thám-hiểm nắm vững chi-tiết nầy.

Sương Mù, Sương Giá, Sương Muối giống và khác nhau chỗ nào về nguồn gốc phát-sinh? Chờ xem hai cao-thủ có giải-thích thêm gì không. Theo tui, họ không biết.
Thân.
 
Last edited:
hihi, Ngu mỗ cũng đang bị hút vào cuộc đại chiến này.Tiền bối đấu với hậu bối, quyền đụng với chưởng xem chừng khá mãn nhãn người đọc. Nhậm lão tiền bối có vẻ đuối sức vì hư chiêu của Tây cuồng. Chưởng pháp của thiếu niên này biến ảo nhưng hư nhiều hơn thực. Cái khổ là Nhậm lão tiền bối quyền cước có phần chậm chạp nên bị chưởng pháp của Tây cuồng vây bủa mà không kịp có thời gian nhận ra đâu là hư đâu là thực để đối phó. Lão ma đầu đừng nôn nóng, cứ để Tây cuồng giao chiến với lão Nhậm thêm vài hiệp nữa xem thế nào? Nhậm lão coi vậy chứ cũng khó tử thương. Không cần lo cho lão ấy. Theo Ngu mỗ thì Nhậm lão vẫn tự xoay sở được.
 

Chậc chậc, Lão Nhậm còn có được chỗ nào để mà xoay sở? Đây, Lão Vương nhìn kỹ nha:
- Lão Nhậm ghét thậm-tệ phương-pháp thủy-canh, tưởng Tây-cuồng là đồng-chí, đến khi bị Tây-cuồng quạt cho mới bật ngữa! Thấy vậy mà không phải vậy!

Rồi thì sao?

Trong động đá trên đỉnh Hoa-sơn, cứ "con bà nó" thì mấy tay mù mắt nhận ra nhau. Kẹt cái, ai cũng kêu "con bà nó" thì hóa ra bạn/thù cũng đều đang cùng chung trong rọ. Hai cao-thủ dùng thứ võ mù đánh nhau. Sáng cũng như đui.

Tây-cuồng lôi đích-danh Thuy-canh tui ra là chỉ muốn "đập" tui thôi, trời xui đất khiến trúng nhầm Lão Nhậm! (Có khi đập đúng cũng không biết chừng?). Chưởng-phong quyền cước ầm ầm, diệu võ dương-oai, mà lại là thứ võ mèo quào, học lóm. Có phải là võ "Thủy-canh" đâu! Cùng lắm là họ cũng như tui, biết chút ít về phương-pháp "thủy-canh", nhưng biết tới mức có thể thẳng tay công-kích thì chưa đủ trình-độ. Những điều tui chưa biết, nếu tui hỏi, chưa chắc họ giải-đáp được. Mà tui thì có nhiều cái chưa biết lắm! Thôi thì "kính nhi viễn chi".

Chết cười!

Nội cái vụ Sương giá/Sương muối thì cũng toàn là thầy bói mù, trong đó có tui, sờ chân voi. Theo như những gì đọc được của 2 cao-thủ, thì tui thấy tui mò "sâu" hơn 1 chút! Hì hì, Lão biết hôn? Tui mò tới cái "bìu" lận đó!
Chờ xem.
 
Last edited:
Ủ phân Giai-đoạn I

Vật-liệu căn-bản
Vật-liệu căn-bản được dùng để ủ là rơm các loại ngủ-cốc từ lúa gạo, lúa nếp, lúa mì, lúa mạch, hắc kiều-mạch, yến-mạch. Với những nguồn gốc nầy, rơm lúa (gạo) và lúa mì được ưa chuộng hơn do đặc-tính xốp và đàn-hồi. Nét đặc-thù nầy giúp tạo cấu-trúc phân thích-hợp. Các loại rơm khác như lúa mạch và kiều-mạch có khunh-hướng xẹp xuống, tạo môi-trường đọng nước, dẫn đến tình-trạng yếm-khí trong đống phân. Rơm hắc kiều-mạch thì có khuynh-hướng kháng lại tiến-trình ủ hoai, khiến phân ủ lâu "chín" tới. Nắm vững nguyên-tắc căn-bản nầy cùng với việc quản-lý đúng-đắn, thì tất cả các loại rơm đều trở nên hũu-dụng.

Rơm cung-cáp cho đống phân Carbohydrates, thực-đơn căn-bản của dinh-dưỡng nuôi trồng nấm. Rơm lúa mì có 36% cellulose, 25% pentosan và 16% lignin. Cellulose và pentosan là những carbohydrates mà khi cấu-trúc bị vỡ ra, sẽ cung-cấp những thứ đường đơn. Các loại đường nầy cung-cấp năng-lượng cho nhu-cầu tăng-trưởng của các loài vi-sinh. Lignin, là một chất có sức bền chắc cao thường được tìm thấy trong lõi cây, được biến-chuyển trong khi ủ để trở thành "Hỗn-hợp Mùn Lignin giàu Nitrogen", một nguồn cung-cấp đạm. Về căn-bản, rơm là một thứ vật-liệu với cấu-trúc và những tính-chất hóa-học lý-tưởng để ủ phân nấm rơm.

Khi rơm-rạ của các loại ngủ-cốc dùng cho chuồng ngựa được gom lại, thì được gọi là phân ngựa. Dù các nhà canh-tác gọi tên như vậy, nhưng thành-phần thực-sự của loại phân nầy gồm 90% rơm và chỉ 10 phân ngựa. "Phân ngựa" nầy gồm: cứt ngựa, nước tiểu và rơm lót chuồng. Phẩm-chất của loại phân nầy tùy vào tỷ-lệ cứt và nước tiểu ngựa vào lúc thu gom những thành-phần cốt lõi nitrogen, phốt-phát và potassium có trong đó.
Lý-do mà phân ngựa được ưa chuộng khi chọn lựa để làm phân ủ, do bởi thực-tế là 30-40% cứt ngựa có gồm nhiều thành-phần vi-sinh trong đó. Các loại vi-sinh nầy giúp tăng-tốc tiến-trình hoai phân. Đây là yếu-tố vượt trội quyết-định khi lựa chọn vật-liệu ủ phân.

Cứt ngựa được các trại nấm dùng làm phân, được thu gom từ các trường đua ngựa. Vì rơm lót chuồng được thay thường xuyên, nên tỷ-lệ cứt + nước tiểu/rơm rạ rất thấp. Trái lại, chuồng nuôi bình thường và chuồng giữ ngựa gởi tạm lại không thường thay rơm hơn, nên hỗn-hợp phân luôn nặng hơn, do bởi cứt và nước tiểu nhiều hơn.
Nếu mạt cưa hay dăm bào được dùng thay rơm lót chuồng, thì vật-liệu nầy được xếp ngay vào loại phân tăng-cường bổ-trợ, không còn được xem là chất bổi căn-bản nữa.
 
Last edited:
Xem ra Nhật và Trung quốc chúng nó sắp đánh nhau rồi
Cầu trời cho chúng nó uýnh nhau..mình mới có chút hy vọng chiếm lại được Trường Sa
Đánh làm sao? Khi so sánh như thế này:

sosanh.jpg


Ở đây yếu tố: Chất lượng con người ( kỹ năng chiến đấu) và chất lượng vũ khí có nên tính tới không ?
Ma đầu tính như thế nào ?

Tương quan lực lượng Nhật và trung quốc :

http://vnexpress.net/gl/the-gioi/phan-tich/2012/08/tuong-quan-hai-quan-trung-nhat/
 
Last edited by a moderator:
Bảng Liệt-kê Tương-quan Lực-lượng cần thêm:
Quân-số:
- Tàu 300 triệu
- Nhật 1 triệu
Lính có tinh-thần chiến-đấu:
- Tàu 500.000
- Nhật 980.000
Kết-qủa dự-kiến (Dựa theo lịch-sử):
- Tàu thua thê-thảm, thua nhục-nhả.

--------

[h=1]Trung Cộng không thể uy hiếp được Nhật Bản[/h] Biểu tình chống Nhật sôi sục ở Trung Quốc. Ảnh REUTERS/Carlos Barria

Đây là bản dịch trên tờ New York Times, do James Broke viết khi Trung – Nhật tranh chấp lãnh hài năm 2005. Nhân biến cố Điếu Ngư/Senkaku đang hâm nóng đối đầu Trung – Nhật, xin gửi đề tham khảo, để cảnh báo hiểm hoạ bành trướng từ Trung Cộng. Thấy người lại ngẫm đến ta.
Đối với Shinatoro Ishihara và những người Nhật khác, nước Nhật thường bi con gấu khổng lồ Hoa Kỳ chơi gác vì yếu kém và nhẩn nhục. Ishihara là tác giả cuốn sách “Một nước Nhật không thần phục” đã từng gây ra nhiều tranh luận và tạo ảnh hưởng mạnh mẽ lên chính sách ngoại giao cứng rắn của Nhật những năm 1990. Điều này từng thể hiện qua thái độ của Nhật là quyết giữ mối liên hệ ngoại giao thân thiện với Trung Công, bất kể sự khó chịu từ phía Hoa Kỳ.

Bây giờ thì Ishihara và những người mang tinh thần quốc gia cực đoan Nhật đang quay trở lại với tình thế giống như hồi 1990, chỉ khác lai là đổi ngược 360 độ. Giờ đây, đối với chàng khổng lồ Trung Cộng thì nước Nhật cần phải tỏ ra cứng rắn, ngược lại, về phía Hoa Kỳ thì Nhật giữ quan hệ ngoại giao thân thiết theo thế liên minh.
Sự việc xảy ra làm tràn giọt nước là vụ tranh giành quyền kiểm soát kinh tế khu vực thuộc Thái Bình Dương bao trùm cả vùng chưa có cư dân Nhật sinh sống, nằm trong phạm vi gần 1800 kilometers, chừng 1100 dặm hướng tây nam của Thủ đô Đông Kinh. Ông Ishihara, hiện đang giữ chức thống đốc Đông Kinh, tuần rồi đã báo cáo với thủ tướng Nhật, ông Junichiro Koizumi về kế hoạch khẳng định chủ quyển vùng biển nước Nhật, bằng cách xây dựng một nhà máy điện gần hòn đảo Okinotori và khuyến khích các hoạt động kinh doanh hải sản.
“Chúng tôi sẽ tiến hành các hoạt động nhằm khai thác kinh tế” Ông Ishihara phát biểu “mặc kệ nước Trung Công nói gì thì nói” Những tuyên bố kiểu trên cùng với quan niệm về nước Nhật hiện đại đã tạo ra chấn động lên các hoạt động kinh tế giữa Trung Cộng và Nhật. Từng là quốc gia có giao dịch thương mại và đầu tư dẫn đầu nhiều năm với Trung Cộng, Nhật là một trong số nước đứng hang thứ hai sau Hoa Kỳ về mậu dịch với Trung Cộng. Tuy nhiên, sự trổi dậy một cách “ôn hoà” của Trung Cộng thời gian gần đây làm Nhật cảm thấy lo ngại. Đó là lý do tại sao Nhật đã xích gần với Hoa Kỳ hơn. Một chỉ dấu đáng kể là sự kiện Nhật đã gửi quân tham gia liên minh ở Iraq, bất chấp ám ảnh sâu đậm về việc phải gửi quân đội ra khỏi nước Nhật
“Chính phủ Nhật cảm thấy hài lòng về những thành quả gặt hái đựợc qua liên minh với Hoa Kỳ trong những năm gần đây”. Takashi Inoguchi, giáo sư Đại Học Đông Kinh chuyên về khoa chính trị quốc tế cho biết như vậy.
Hiện nay đang có những bất hòa giữa hai cường quốc kinh tế ở Á Châu. Nhật đã tìm cách gây ảnh hưởng lên khối Âu Châu và Nga để thuyết phục các quốc gia này không bán vũ khí quốc phòng hiện đại cho Trung Cộng. Ngược lại thì Trung Cộng tìm cách ngăn cản khi Nhật ráo riết vận động để dành cho được một ghế trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiêp Quốc. Trong khi Trung Cộng bực bội thấy Nhật thân thiết với Đài Loan, thì Nhật cũng tự hỏi tại sao họ lại phải viện trợ cho Trung Cộng, khi nước này đang nổ lực qua kế hoạch gửi người lên thám hiểm mặt trăng.
Nhiều năm qua, Nhật đã tìm cách tránh đụng chạm với Trung Cộng. Nhưng bây giờ thì tình thế đã khác. Hồi tháng 11 vừa rồ (2005)i, tàu chiến Nhật đã ráo riết truy nã tàu ngầm Trung Cộng dưới vùng biển nằm về phía cực nam của quần đảo thuộc chủ quyền Nhật. Tháng 12 mới đây, Nhật chính thức xác nhận Trung Cộng là mối hiểm hoạ về chiến tranh. Bất chấp Trung Cộng phản đối, Nhật đã đón tiếp ông Lee Teng-hui, cựu Tổng thống Đài Loan hồi tháng 1, và đang chuẩn bị đón Đức Lạt Ma đến thăm Nhật vào tháng Tư sắp tới.
Trong vòng 30 năm qua, Nhật đã cho Trung Cộng vay mượn 30 tỷ đollars để đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế, món nợ này chưa bao giờ thấy báo chí Trung Cộng nhắc đến. Suốt 4 năm cầm quyền, Thủ tướng Nhật, ông Koizumi đã cắt giảm tiền viện trợ Trung Cộng xuống một nửa, và ông còn dự định dẹp bỏ chương trình này. Ông cho biết “đã đến lúc phải chấm dứt rồi”.
Đằng sau những quyết định cứng rắn của Nhật với Trung Cộng, thấp thoáng ảnh hưởng của thế hệ chính giới “hậu chiến Nhật” đang được hướng dẫn bởi Koizumi và Shinzo Abe, người có triển vọng thừa kế đương kim thủ tướng Nhật. Đây là những chính tri gia quan niệm rằng thế chiến thứ II không thể ám ảnh mãi mối quan hệ ngoại giao của Nhật với các nước láng giềng, đặc biệt là đối với Trung Cộng, khi mà dấu hiệu chưa thể gạt bỏ quá khứ càng lúc càng rõ rệt.
Vụ đàn áp đẫm máu Thiên An Môn hồi 1989 đã làm cho nhiều người Nhật tin tưởng rằng những nhà lãnh đạo đảng cộng sản Trung Cộng quyết tâm bám giữ quyền lực để tìm cách chuyển hóa cộng sản sang chủ nghĩa quốc gia bài Nhật cực đoan. Các thăm dò trong giới trẻ Trung Cộng cho thấy họ mang tinh thần bài Nhật còn nhiều hơn cha ông của họ nữa. Những quan niệm này sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ lên tương lai Trung Cộng đến năm 2020, khi Trung Cộng sản sinh ra thêm 40 triệu thanh niên, số thanh niên nhiều hơn thanh nữ giống như hỗn hợp chất nổ chờ ngày xì hơi. Dấu hiệu nguy hiểm này đã thể hiện hồi tháng 8 vừa rồi khi đội túc cầu hai nước cùng tranh tài ở Bắc Kinh. Các cổ động trẻ tuổi Trung Cộng đã gào thét “thằng Nhật lùn, Nhật lùn” trước các ống kính truyền hình, đập phá điên loạn sau trận đấu, đốt cờ Nhật và thậm chí nhổ nước miếng vào cổ động viên Nhật. Người Nhật tin tưởng rằng có bàn tay đạo diển của chính phủ Trung Cộng để xả bớp xú bắp căng thẳng trong xã hội cộng sản khép kín về chính trị. Bình bút uy tín của một tờ báo chuyên về đối ngoại, ông Yoichi Funabashi viết “đám đông cảm thấy an toàn, không bị trừng phạt nếu họ chỉa mũi dùi vào người Nhật”. Giáo sư Ma Licheng, viết trên tạp chí tiếng vọng Nhật như sau “Trung Cộng chẳng sợ hãi gì Nhật hết, sự thực là chính Nhật đang lo ngại trước Trung Cộng” Cái gọi là “mối đe doạ từ Trung Cộng đang dần dần ám ảnh người Nhật”
Giới lãnh đạo Nhật đang tìm cách xích lại gần Hoa Kỳ. “tương lai của Á Châu sẽ định đoạt bởi thế quân bình giữa Trung Cộng và liên minh Hoa Kỳ – Nhật Bản, không thể nào có chuyện định đoạt bởi ba nước riêng rẻ hết”. Hisahiko Okazai, cựu viên chức ngoại giao Nhật cho biết trong cuộc phỏng vấn “chính sách ngoại giao tương lai Trung – Nhật là củng cố quan hệ Hoa Kỳ – Nhật Bản. Cư xử với Bắc Hàn thế nào, cũng xoay chung quanh việc quan hệ giữa liên minh Hoa Kỳ và Nhật”
Những chuyển dịch đối với Trung Cộng thường được đánh giá như “chính trị thì lạnh tanh, kinh tế thì nóng như nước sôi”. Có hơn 18000 công ty Nhật đang kinh doanh ở Trung Cộng, gia tăng gấp đôi trong vòng 10 năm qua. Công ty mẹ của Panasonic là Matsushita Electric Industrial cho biết sẽ tuyển dụng nhiều sinh viên tốt nghiệp Trung Cộng hơn cả sinh viên Nhật trong năm 2005. Nhưng giới đầu tư cũng tỏ ý lo ngại trước mối liên hệ băng giá về chính trị và tinh thần bài Nhật trên đường phố Trung Cộng có thể làm ảnh hưởng không tốt quan hệ kinh tế giữa hai nước. Bên cạnh nguy cơ thỉnh thoảng bị tảy chay hàng hóa Nhật, họ còn lo sợ có thể bi mất các mối làm ăn lớn. Mùa thu vừa rồi, dự định đặt hàng cho xe lửa hỏa tốc đã bị cắt giảm một nữa, mất gần 1 tỷ đollars vì chiến dịch “chống sự can thiệp vào kỷ nghệ xe lửa” được khởi xướng trên mạng toàn cầu. Lo sợ không kiểm soát nổi chiến dịch bài Nhật, giới cầm quyền Bắc Kinh đã ra lệnh đóng cửa trang nhà này.
Về lâu dài, dự đoán liên hệ kinh tế giữa hai nước rất rõ ràng. Nếu không có những đột biến “Trung Cộng là số một đối với nền kinh tế Á Châu, Nhật chỉ giữ vị trí số hai thôi” Ông Toyoo Gyohten, doanh gia uy tín Nhật cảnh báo như vậy. Ông cũng tự hỏi Nhật có nên khiêu khích Trung Cộng về di hại của chiến tranh thế giới II Nhật – Trung không? “nhiều người Nhật nghĩ rằng họ đã xin lổi về cuộc chiến vừa qua rồi, tuy nhiên đối với tôi thì chưa đủ đâu”.
Riêng thủ tướng Nhật Koizumi, thống đốc Đông Kinh Ishihara và thế hệ trẻ sau này thì biết lỗi như vậy là vừa đủ. Theo Jeffrey Kingston, giám đốc chuyên khoa về Phương Đông thuộc đại học Nhật cho biết “thời kỳ nước Nhật co rúm lại đã đi vào dĩ vãng rồi”
© Đỗ Thành Công
 
Last edited:
Với 1 dân số quá lớn..nền công ngiệp đang cần phát triển.. dầu mỏ chủ yếu là khai thác ở thềm lục địa do đó sự thiếu năng lượng với TQ là luôn trầm trọng mà TQ lại không có riêng 1 vùng biển nào đáng kể...để tìm thêm.vì ngoài khơi đã bị Nhật.. Philipippin Hàn Quốc...đài Loan..trấn ngang

Có biển là có năng lượng..do đó TQ sẽ phải xâm lăng để tự giải quyết thế kẹt của mình

Nhật bản muốn chia đôi vùng đang tranh chấp..TQ quốc thì muốn lấy hết...chiến tranh sẽ xảy ra..nếu không thương lượng được

Nếu Nhật và TQ đánh nhau..Iran sẽ tấn công Israel ..Bình Nhưỡng sẽ tấn công Seoul
vì lúc này Mỹ phải lo bảo vệ Nhật, bảo vệ Do Thái ..Seoul ( Nam Hàn) do đó sức mạnh quân sự của Mỹ phải chia làm 3...nên yếu đi...vì thế TQ .. Iran .. Bình Nhưỡng ..có cơ may thắng..
Nếu không thắng đậm thì cũng là cơ hội để hủy diệt bớt sức mạnh quân sự của đối phương đang ngày càng nguy hiểm ở ngay bên cạnh

Súng đã lên nòng rồi..Ma Đầu ơi
 
TQ múa rối, chuyên-môn ăn hiếp anh em... một nhà, chứ đạn đâu mà lên nòng? Chính-sách 1 con : muốn không tuyệt-tự thì đừng oánh!
Lão Mục xem lại cuộn phim đánh Trường-sa của chính tụi nó quay: Địch (tức là Hải-quân Việt-nam) còn đang bì bõm dưới nước, tụi nó trên tàu, trước khi khai-hỏa, phải gân cổ la lớn để lên tinh-thần không khác trẻ con! Đánh với đấm!

Việt-nam mình mà không chạy, đứng lại nghinh như Nhựt thì Tàu chạy te....
Lão thấy tui nói có lý hôn?
 
TQ múa rối,....... Địch (tức là Hải-quân Việt-nam) còn đang bì bõm dưới nước, tụi nó trên tàu, trước khi khai-hỏa, phải gân cổ la lớn để lên tinh-thần không khác trẻ con! Đánh với đấm!

Việt-nam mình mà không chạy, đứng lại nghinh như Nhựt thì Tàu chạy te....
Lão thấy tui nói có lý hôn?

Về mặt lịch sử thì...đàn bà đánh cũng thắng (Triệu Ẩu..2 Bà Trưng)
Số rất ít vẫn thắng ( Mông cổ đã từng đô hộ tq)

Mới đây coi bộ phim trên kênh cinemax : ,, 3 người âu Châu trong đó có 1 phụ nữ vừa đánh vừa giỡn ...vẫn đánh tan nát Tần Thủy Hoàng và đạo binh của ông ta sống lại
Xem các võ sỹ tàu biểu diễn : trước khi đánh ..chân tay múa ...búa xua để hù dọa...rồi mới thủ thế

Máy bay tàng hình mới của Trung Quốc chỉ là "hổ giấyThứ hai 24/09/2012 09:00

Không quân Trung Quốc liên tục thử nghiệm các mẫu J-20 và J-31 và sản xuất nhiều như thế nào đi chăng nữa thì chúng - dù nhìn rất hoành tráng, vẫn chỉ là những "con hổ giấy" vì được trang bị động cơ không đủ mạnh.

Image.aspx
Các nhà bình luận quân sự đánh giá rằng, nếu như động cơ trong nước của Trung Quốc không đủ độ tin cậy, phi đội máy bay chiến đấu tàng hình của họ sẽ tiếp tục phải sử dụng động cơ do Nga sản xuất, trong khi những động cơ này không phải lúc nào cũng đáp ứng đủ số lượng và mọi biến cố có thể xảy ra bởi Moscow luôn cảnh giác với sức mạnh của không quân Trung Quốc."Sự bất lực của Trung Quốc trong việc tự sản xuất hàng loạt động cơ phản lực đạt hiệu suất cao vẫn tiếp tục là gót chân Achilles của ngành công nghiệp hàng không vũ trụ nước này" - Andrew Erickson - một nhà phân tích chiến tranh hải quân bình luận.Máy bay chiến đấu J-31 Falcon lần đầu lộ diện vào giữa tháng 9.2012 qua những bức ảnh được chụp tại sân bay nhà máy thuộc Tập đoàn Hàng không Thẩm Dương ở phía đông bắc Trung Quốc. Một hình ảnh độ phân giải cao của nó cho thấy rõ ràng nó sử dụng 2 động cơ với thiết kế cửa hút gió rất giống với F-35 của Mỹ. Không có bằng chứng nào cho thấy loại máy bay này đã từng cất cánh.Sau khi quan sát và so sánh kỹ lưỡng, biên tập viên Thời báo Hàng không Anh Bill Sweetman kết luận rằng, J-31 đang sử dụng 2 động cơ Klimov RD-93 do Nga chế tạo.RD-93 chính là loại động cơ được lắp đặt trên loại chiến đấu cơ cổ điển MiG-29 của Nga cũng như biến thể máy bay chiến đấu hạng nhẹ Chengdu JF-17 dành cho xuất khẩu của Trung Quốc. Từ năm 2005, Trung Quốc đã bắt đầu mua ít nhất 100 động cơ như vậy.Động cơ nhỏ, máy bay ...to Vấn đề là ở chỗ, máy bay chiến đấu MiG-29 luôn luôn ở "cửa dưới" khi so sánh với các chiến đấu cơ cùng thế hệ thứ tư của phương Tây.Không thể dựa trên hình ảnh để đoán được trọng lượng của J-31, nhưng nếu ước tính một cách hợp lý thì nó ít nhất cũng tương đương MiG-29. Và như vậy, J-31 cũng có thể bị thiếu công năng động cơ (khi tải trọng quá với công suất động cơ), đồng nghĩa khả năng chiến đấu thấp và có thể gặp vấn đề về độ an toàn.Hơn nữa, Nga không phải luôn là nguồn cung cấp động cơ phản lực tin cậy. Trong năm 2010, Moscow đã từ chối một yêu cầu cung cấp các động cơ máy bay chiến đấu mới nhất AL-41 từ Bắc Kinh. Các chuyên gia cho rằng, quân đội Trung Quốc muốn có AL-41F để tăng sức mạnh cho loại chiến đấu cơ tàng hình J-20, mà ở thời điểm đó họ còn đang phát triển. Thay vào đó, 2 mẫu thử nghiệm máy bay J-20 đã được lắp các động cơ AL-31, và sau đó là các bản sao AL-31 được biết tới với cái tên WS-10.Trong khi đó, các báo cáo gần đây cho rằng, Trung Quốc đang chi khoảng 1,5 tỉ USD cho chương trình phát triển động cơ phản lực nội địa WS-15 - loại động cơ mạnh tương đương như F-119 được lắp đặt trên chiến đấu cơ tàng hình F-22 của Mỹ - ít nhất là để tăng thêm sức đẩy cho các chiến đấu cơ J-20 sau này.Chỉ là "hổ giấy"
"Trung Quốc sẽ có thể sẽ thực hiện một cách tiếp cận tương tự như J-31" - ông Sweetman suy đoán. Chiến đấu cơ tàng hình mới có thể sẽ không có đủ sức mạnh với động cơ RD-93 của Nga, cho tới khi họ (Trung Quốc) có thể tự phát minh ra một động cơ mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên, theo nhận định mà Andrew Erikson đưa ra năm ngoái thì phải ít nhất 5-10 năm nữa, Trung Quốc mới có thể sản xuất ổn định các động cơ phản lực ưu việt như F-119.

Do đó, dù không quân Trung Quốc liên tục thử nghiệm các mẫu J-20 và J-31 và sản xuất nhiều như thế nào đi chăng nữa thì chúng - dù nhìn rất hoành tráng, vẫn chỉ là những "con hổ giấy" vì được trang bị động cơ không đủ mạnh.
- Theo TTCN/WR
http://laodong.com.vn/Sci-Tech/May-bay-tang-hinh-moi-cua-Trung-Quoc-chi-la-ho-giay/85046.bld<ins style="width: 468px; height: 60px; display: inline-table; position: relative; border: 0px; "></ins>
 
Last edited by a moderator:
Trung Hoa đại lục từ xưa đến giờ không phải là nước đánh giặc giỏi. Họ chỉ giỏi thêu dệt về những nhân vật anh hùng vì họ vốn lại rất giỏi về công tác dân vận. Điểm lại lịch sử thì họ từng bị những nước nhỏ bé hơn như Mông Cổ, Nhật Bổn và các bộ lạc du mục đánh bại. Điểm mạnh nhất của người Hoa là tài kinh doanh thì đây cũng chính là điểm yếu trong quân sự. Người có đầu óc kinh doanh thường không muốn ra trận để bán mạng 1 cách vô ích. Họ không có lý tưởng anh hùng nên họ sẽ không có tinh thần quyết tử. Nếu Nhật Bổn và Trung Hoa giao chiến thì Ngu mỗ sẽ đặt cược vào chiếu Nhật. Tinh thần người Nhật hiếm quốc gia nào có được. Tuy rằng chiến tranh hiện đại phụ thuộc nhiều vào khí tài nhưng tinh thần vẫn quan trọng nhất. Liều sẽ ăn nhiều thôi !

Đúng là chỉ khi nào Trung Hoa và Nhựt Bổn đánh nhau thì VN mới ngư ông đắc lợi. Còn nếu không thì... e là...
 
Trung Hoa đại lục từ xưa đến giờ không phải là nước đánh giặc giỏi. Họ chỉ giỏi thêu dệt về những nhân vật anh hùng vì họ vốn lại rất giỏi về công tác dân vận. Điểm lại lịch sử thì họ từng bị những nước nhỏ bé hơn như Mông Cổ, Nhật Bổn và các bộ lạc du mục đánh bại. Điểm mạnh nhất của người Hoa là tài kinh doanh thì đây cũng chính là điểm yếu trong quân sự. Người có đầu óc kinh doanh thường không muốn ra trận để bán mạng 1 cách vô ích. Họ không có lý tưởng anh hùng nên họ sẽ không có tinh thần quyết tử. Nếu Nhật Bổn và Trung Hoa giao chiến thì Ngu mỗ sẽ đặt cược vào chiếu Nhật. Tinh thần người Nhật hiếm quốc gia nào có được. Tuy rằng chiến tranh hiện đại phụ thuộc nhiều vào khí tài nhưng tinh thần vẫn quan trọng nhất. Liều sẽ ăn nhiều thôi !

Đúng là chỉ khi nào Trung Hoa và Nhựt Bổn đánh nhau thì VN mới ngư ông đắc lợi. Còn nếu không thì... e là...

- Trung Quốc xưa nay chỉ giỏi mỗi chiêu ... lấy thịt đè người . Cũng chính vì vậy khi xem những bộ phim tái diễn lại cảnh đánh nhau như Phong thần , Tam quốc chí v.v ... Ta thường thấy xung phong thì ào ạt , nhưng khi Tướng mà thua thì cả đàn quân bỏ chạy ngay chẳng còn thiết tha đánh đấm gì nữa .

- Nhưng phân tích theo Lão Mục thì lại đáng lo hơn đáng mừng :

Nhật Bản - Trung Quốc ; Israel - Iran ; Triều Tiên - Hàn Quốc ... Nếu cùng oánh nhau có khi kéo thành Thế chiến 3 lắm à .

Nhật Bản tuy bây giờ không theo đuổi chiến tranh nhưng khi chiến tranh xảy ra thật sự thì có khi lại khác ... Đầu tiên là phòng vệ , tiếp đến là nhân lúc ... sĩ khí đang hăng họ ... nhổ cỏ tận gốc : Tấn công và chiếm đóng TQ luôn . Sau đó ... chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra ... :bash:

- Nói vậy chứ cuộc Chiến tranh thế giới 2 bị Nhật chiếm đóng ,đến bây giờ Trung Quốc vẫn chưa quên đâu . Họ chỉ thử "nắn gân" Nhật Bản xem sao mà thôi
 
Trong 3 cuộc đại chiến có khả năng xảy ra thì Ngu mỗ đặt cược 2 vé cho Nhật và Do Thái. Vé còn lại thì vẫn đang suy nghĩ vì Hàn Quốc khó có thể đánh bại được người anh em khố rách áo ôm, liều mạng, bất cần đời như Triều Tiên. Do Thái thì tuy họ không liều mạng như Iran nhưng để chinh phục được những con chiên của Chúa thì Iran gần như bít cửa. Do Thái nằm kẹt giữa cái lỗ Trung Đông mà vẫn hiên ngang đánh Đông dẹp Bắc chứng tỏ họ rất giỏi. Hitler còn không diệt nổi dân Do Thái thì đủ cho thấy khao khát tự do của họ mãnh liệt dường nào. Tuy nhiên Ngu mỗ cầu mong cho đừng có cuộc chiến nào xảy ra hết. Con người vốn đã có quá nhiều đau thương rồi. Chiến tranh cuối cùng cũng chỉ làm lợi cho 1 số ít người mà thôi. Nam mô A Di Đà Phật !
 
Bác Ngu sa nhận định rất chính xác

- Dân Do Thái khi phiêu bạt khắp nơi còn chẳng ai đè đầu , cưỡi cổ họ được huống chi là bây giờ . Là người dân " Không có Tổ Quốc " bao nhiêu năm nên họ rất thấm thía về điều đó . Chiến tranh xảy ra họ sẽ quyết tâm chiến đấu đến cùng .

- Mây Trắng cũng cùng ý tưởng như Lão : Mong rằng chiến tranh đừng xảy ra . Bởi vì một khi xảy ra có thể sẽ lan rộng . Những nước Hồi Giáo họ không đứng ngoài cuộc đâu . Họ sẽ nhân cơ hội này mà phát lệnh Thánh chiến . Đến lúc ấy ... có lẽ là ... Tận thế ...
 


Back
Top