xây hầm xử lý chất thải của lợn

  • Thread starter kanku
  • Ngày gửi
các bác cho em hỏi một chút. em có vài chú lợn rừng, đang nuoi để nhân giống,dự định nhân đàn lên khoảng 40- 50 em. em đang có ý định xây hầm xử lý chất thải,nhưng chưa biết xây dựng như thế nào cho nó hợp lý(chưa thể xây hầm bioga đc, vì có ý định chuyển chỗ lếu phát triển đc) bác nào có kinh nghiệm chỉ bảo giúp em với. :eek:
 


Bạn lên sử dụng biogas composite là phù hợp với bạn. Nó vừa sử lý môi trường cho bạn, có gas để sử dụng và có thể di chuyển khi bạn chuyển chỗ!
 
Bác mà dùng hầm đó thì tiêu luôn. Hầm đó họ tiếp thị rất hay, nhưng nếu đã dùng mà muốn di chuyển thì chỉ có cách đập bỏ thui. Giá cao lắm 10-12 triệu, không đảm bảo đâu. Nếu có xây thì xây biogas đi. Bể 9 khối có 7 triệu thui. dc hỗ trợ 1,2 triệu đ nữa chứ,
 
Hi Chắc bác kinh doanh món này à. Em có thể làm quen với bác dc ko? hien em đang quản lý dự án biogas của tỉnh em mà. Than
 
Last edited by a moderator:
Chào bạn ThienTueTT!
Mình làm biogas composite từ năm 2005, mới nghỉ không làm nữa mình chuyển sang làm biogas phủ bạt HDPE.
Bạn quản lý dự an ở tỉnh nào vậy?
Thực tế thì theo tôi với mỗi công nghệ làm biogas đều có điển ưu và nhược của nó, tùy theo nhu cầu sử dụng thì chúng ta chọn công nghệ phù hợp.
Mình bây giờ đang làm máy phát điện sử dụng khí biogas công suất từ 2-30kw và đang nghiên cứu thử nghiệm máy phát điện sử dụng trấu hoặc mùn cưa.
 
bể xây là chắc ăn nhất.
 

bác mpdbiogas có thể giới thiệu về hầm biogas làm bằng HDPE được không, nêu ưu và nhược của nó, đặc điểm, tuổi thọ, giá thành
Nếu không tiện nêu lên diễn đàn có thể gửi mail cho em theo địa chỉ
nguyenfarmers@gmail.com
 
Đồng ý với bạn

Mình theo dõi dự án phát triển trại heo quy mô 1.000 đến 6.000 heo thịt, 600 đến 2.400 nái. Mình biết nhiều mô hình Biogas khác nhau, tùy theo quy mô mà chọn. Ví dụ: Hầm composite phổ biến cho quy mô nhỏ vùng đất thấp, Cover-lagoon bằng HDPE phổ biến cho quy mô lớn trên 1.000con. Tình hình thiếu điện hiện nay bạn phát triển hệ thống phát điện bằng gá là hay quá đấy. Chúc bạn thành công và nhớ chia sẽ nhé. Có cần tìm hiểu mô hình chăn nuôi lớn thì lh mình. :D
 
Chào các bác!
Thực ra về bể biogas các loại tôi đã phân tích trên diễn đàn về cách làm biogas của agri rồi, tôi xin phân tích lại nhé:
- Biogas composite phù hợp với các nhà chăn nuôi nhỏ khoảng 10-50 heo.
+ Loại này có ưu điểm lắp đặt nhanh (trong ngày), độ kín tuyệt đối, độ bền cao hàng trăm năm, tự đẩy bã ra ngoài, có thể lắp đạt ở mọi địa hình, áp lực gas lớn, có thể di chuyển dễ dàng khi chuyển nơi chăn nuôi.
+ Nhược điểm: giá thành cao (từ 1.000.000-1.200.000đ/m3), trong quá trình sử dụng có thể sảy ra tắc ống dẫn khí khi sử dụng hết gas trong bể, kích thước bể bị khống chế theo nhà sản xuất.
- Bể xây: phù hợp với các hộ nuôi khoảng 10- 200 heo
+ Ưu điểm: giá thành xây phù hợp với người dân koảng 700.000-850.000đ/m3, kích thước bể có thể theo ý của người xây (từ 5-500m3), áp lực gas tốt.
+ Nhược điểm: chỉ xây được ở những địa hình đất tốt, khả năng sinh gas phụ thuộc cực nhiều vào tay nghề của thợ xây (rất nhiều bể sau khi xây bị nứt, rạn.... do kỹ thuật xây ko tốt), không tự đẩy bã ra ngoài, thời gian sử dụng từ 10-15 năm.
- Bể biogas HDPE: phù hợp với các nhà chăn nuôi từ 200 con trở lên
+ Ưu điểm: Giá thành cực rẻ từ 80.000- 250.000đ/m3 tùy theo kích thước bể, có thể làm trên mọi địa hình, đáp ứng được nhu cầu sử lý chất thải của các trang trại cỡ lớn với kích thước bể lên tới 25.000m3.
- Nhược điểm: ko có áp lực gas, ko tự đẩy bã ra ngoài, với bể cỡ nhỏ kỹ thuật viên ko làm, thời gian sử dụng chưa được chứng minh thực tế (ở Thailan bể lâu nhất được 20 năm, theo nhà sản xuất cam kết là 99 năm, ở Việt Nam bể lâu nhất được 3-4 năm), khi thi công bắt buộc phải có kỹ thuật viên vì HDPE thi công bằng máy chuyên dụng.
Đây là một số so sánh các đặt điểm cơ bản của các loại bể biogas mong mọi người tham khảo nhé!
 
Chào các bác!
Thực ra về bể biogas các loại tôi đã phân tích trên diễn đàn về cách làm biogas của agri rồi, tôi xin phân tích lại nhé:
- Biogas composite phù hợp với các nhà chăn nuôi nhỏ khoảng 10-50 heo.
+ Loại này có ưu điểm lắp đặt nhanh (trong ngày), độ kín tuyệt đối, độ bền cao hàng trăm năm, tự đẩy bã ra ngoài, có thể lắp đạt ở mọi địa hình, áp lực gas lớn, có thể di chuyển dễ dàng khi chuyển nơi chăn nuôi.
+ Nhược điểm: giá thành cao (từ 1.000.000-1.200.000đ/m3), trong quá trình sử dụng có thể sảy ra tắc ống dẫn khí khi sử dụng hết gas trong bể, kích thước bể bị khống chế theo nhà sản xuất.
- Bể xây: phù hợp với các hộ nuôi khoảng 10- 200 heo
+ Ưu điểm: giá thành xây phù hợp với người dân koảng 700.000-850.000đ/m3, kích thước bể có thể theo ý của người xây (từ 5-500m3), áp lực gas tốt.
+ Nhược điểm: chỉ xây được ở những địa hình đất tốt, khả năng sinh gas phụ thuộc cực nhiều vào tay nghề của thợ xây (rất nhiều bể sau khi xây bị nứt, rạn.... do kỹ thuật xây ko tốt), không tự đẩy bã ra ngoài, thời gian sử dụng từ 10-15 năm.
- Bể biogas HDPE: phù hợp với các nhà chăn nuôi từ 200 con trở lên
+ Ưu điểm: Giá thành cực rẻ từ 80.000- 250.000đ/m3 tùy theo kích thước bể, có thể làm trên mọi địa hình, đáp ứng được nhu cầu sử lý chất thải của các trang trại cỡ lớn với kích thước bể lên tới 25.000m3.
- Nhược điểm: ko có áp lực gas, ko tự đẩy bã ra ngoài, với bể cỡ nhỏ kỹ thuật viên ko làm, thời gian sử dụng chưa được chứng minh thực tế (ở Thailan bể lâu nhất được 20 năm, theo nhà sản xuất cam kết là 99 năm, ở Việt Nam bể lâu nhất được 3-4 năm), khi thi công bắt buộc phải có kỹ thuật viên vì HDPE thi công bằng máy chuyên dụng.
Đây là một số so sánh các đặt điểm cơ bản của các loại bể biogas mong mọi người tham khảo nhé!


Anh ơi. Cho em hỏi. Tại sao Biogas HDPE ko áp dụng quy mô nhỏ được vậy??
 
Tuy cũ mà mới. Mình cũng đang đau đầu về vấn đề chất thải nông hộ đây. Thường người ta kg dùng số vốn mua giống để làm hầm. Thường 10-12 triệu với ngần này tiền đối với nông dân thì có thể sở hữu khoảng 10 chú heo con. Thế nên phân vẫn cho ra rãnh hôi lắm. Mình đang thử thí nghiệm kiểu che phủ bằng các vật liệu kiểu như bạt hay túi nilong. Ngày xưa người ta ủ bằng cách đắp bùn nhưng chỉ phù hợp với trâu bò thui.
Hihi. Kg đơn giản như sách đâu.
 
4 năm rồi mà, sao giờ bác lại khai quật em nó lên :D

Tại bây giờ mình có hướng thú với chăn nuôi nên muốn tìm hiểu về cái này. hehhe:Drunk::Drunk:
Tuy cũ mà mới. Mình cũng đang đau đầu về vấn đề chất thải nông hộ đây. Thường người ta kg dùng số vốn mua giống để làm hầm. Thường 10-12 triệu với ngần này tiền đối với nông dân thì có thể sở hữu khoảng 10 chú heo con. Thế nên phân vẫn cho ra rãnh hôi lắm. Mình đang thử thí nghiệm kiểu che phủ bằng các vật liệu kiểu như bạt hay túi nilong. Ngày xưa người ta ủ bằng cách đắp bùn nhưng chỉ phù hợp với trâu bò thui.
Hihi. Kg đơn giản như sách đâu.


Tại vì đặc trưng phân heo nó ướt nên thế nào nó cũng nhão ra ko thể đắp bằng bùn được. :):)
 


Back
Top