Tại sao không thu gom chất thải chăn nuôi làm phân vi sinh ?

Chất thải chăn nuôi heo, bò hoặc các gia súc gia cầm khác bạn sẽ sử dụng làm gì ?
Tại sao không dùng làm phân vi sinh phân hữu cơ trong khi nhu cầu sử dụng phân vi sinh đang rất cao ?

phan vi sinh.jpg


-Các trang trại chăn nuôi lớn lâu nay vẫn không quan tâm nhiều đến chất thải chăn nuôi và đa số là sẽ đưa ra các hầm biogas để xử lý “ Hiếm khí “ và sau đó là đưa ra các bể xử lý nước để xử lý tiếp
Tại sao chúng ta lại không thu gom lượng phân khổng lồ đó làm phân vi sinh, hữu cơ chăm bón cho cây trồng thu lại lợi nhuận từ chất thải. Phân vi sinh được nhiều người sử dụng vì bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu đến thực vật, chất lượng cây trồng, môi trường sinh thái và kể cả con người. Cơ chế của loại phân bón vi sinh này khá đơn giản, khi được bổ sung vào đất trồng trọt thì các vi sinh vật sẽ hoạt động và sản sinh ra các chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể hấp thụ như N, P, K, nguyên tố vi lượng,… hoặc là các hoạt chất sinh học có khả năng phòng trừ sâu bệnh, giúp cải tạo đất nâng cao năng suất cây trồng, hoặc làm đệm lót cho các trang trại chăn nuôi.

phan vi sinh heo.jpg


- Ưu điểm phân vi sinh :
+ Cung cấp chất dinh dưỡng khoáng đa lượng (đạm, lân, kali), trung (canxi, magiê, natri silic) và vi lượng (đồng, kẽm, mangan, molipden…) cung cấp cho cây trồng.
+ Bổ sung chất hữu cơ, tăng chất mùn giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu cho đất
+ Giúp bộ rễ cây trồng phát triển mạnh
+ Tăng khả năng chống chịu cho cây trồng trước các điều kiện bất lợi như hạn hán, xói mòn…
+ Tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học
+ Dễ dàng sử dụng
-Thiết bị thu gom :
Máy ép phân là sản phẩm giúp thu gom phân tươi tại các trang trại chăn nuôi, toàn bộ chất thải sẽ được đưa vào 1 hố lắng Phân sẽ được bơm lên từ bể lắng lên máy bằng bơm cấp bã chuyên dụng. Và sau khi ép ra sẽ có độ ẩm dao động từ 60->70% giúp quá trình đóng bao hoặc làm phân vi sinh cũng nhẹ nhàng hơn.
Lượng bã sau khi ép tách sẽ được đóng bao vận chuyển 1 cách dễ dàng. Lượng nước sau khi ép tách sẽ được đi vào các hầm biogas hoặc các bể xử lý nước để xử lý tiếp. Và sau khi vào biogas lượng nước sẽ không còn thời gian ủ hiếm khí lâu như trước là lên đến 6 tháng nữa thay vào đó chỉ còn khoảng 1 tháng, vì lượng bã đã được ép tách lên hết còn giảm thiểu tối đa quá tải ở các hầm biogas.
Video tham khảo máy ép phân mini xử lý cho trang trại dưới 2000 heo tại Bình Dương

 


Bạn nói sai bét, vì bạn không hiểu gì về vi sinh cả.

Phân Vi sinh là một đống chất hữu cơ có vi sinh còn sống. Phân hữu cơ có thể có nhiều vi sinh còn sống, cũng có thể vi sinh đã chết gần hết rồi. Vậy thì phân hữu cơ chưa ủ hoai là phân vi sinh. Có thế thôi mà bạn cũng không biết.

Vi sinh có tác dụng gì lên đất vô cơ? Chẳng có tác dụng gì cả. Chúng sẽ chết sau một thời gian khi chất hữu cơ bị chúng ăn hết. Chết đói.

Vì thế, các nước nông nghiệp cao không bón phân vi sinh. Chỉ có người không hiểu gì mới bỏ tiền ra mua thôi.
 
Bạn nói sai bét, vì bạn không hiểu gì về vi sinh cả.

Phân Vi sinh là một đống chất hữu cơ có vi sinh còn sống. Phân hữu cơ có thể có nhiều vi sinh còn sống, cũng có thể vi sinh đã chết gần hết rồi. Vậy thì phân hữu cơ chưa ủ hoai là phân vi sinh. Có thế thôi mà bạn cũng không biết.

Vi sinh có tác dụng gì lên đất vô cơ? Chẳng có tác dụng gì cả. Chúng sẽ chết sau một thời gian khi chất hữu cơ bị chúng ăn hết. Chết đói.

Vì thế, các nước nông nghiệp cao không bón phân vi sinh. Chỉ có người không hiểu gì mới bỏ tiền ra mua thôi.
A có kiến thức sâu rộng quá a có thể lên google tìm hiểu a nhé.
Theo tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía Nam (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa Việt Nam), 3 loài vi sinh vật chính có mặt trong các loại phân vi sinh là vi khuẩn có khả năng cố định đạm, vi sinh vật có khả năng hòa tan lân và vi sinh vật kích thích tăng trưởng cây.
Trong các loại phân nhóm vi sinh vật cố định đạm có chứa một hay một số loại vi khuẩn có khả năng cố định đạm như vi khuẩn nốt sần cây đậu tương (Rhizobium), vi khuẩn nốt sần cây lạc (Rhizobium vigna), tảo lam (Cyanobacterium)…. Các nốt sần của cây đậu và lạc hình thành do vi khuẩn cố định đạm xâm nhập và sống cộng sinh. Các vi khuản này sử dụng chất hữu cơ từ cây và ngược lại chuyển hóa Nitơ trơ trong không khí thành dạng đạm có thể tiêu thụ được cho cây. Nhờ mối quan hệ này, cả cây và vi khuẩn đều có lợi. Tương tự như vậy, trong các loại phân lân nhóm vi sinh có chứa vi sinh vật có khả năng hòa tan lân, gồm Aspergillus niger, Pseudomonas, Bacillus, VA mycorrhiza… Trong số này, có những loài vốn sống cộng sinh với cây trồng. Nhóm vi sinh vật này có khả năng hòa tan lân, chuyển đổi lân ở dạng khó tan trong đất thành dạng dễ tiêu cho cây trồng. Sử dụng phân vi sinh nhóm này đem lại hiệu quả cao ở những vùng đất cây bị thiếu lân, nhờ chúng không chỉ có thể hòa tan phosphat trong đất để cung cấp lân cho cây mà còn có khả năng cung cấp các khoáng chất khác cho cây. Ngoài ra, còn một nhóm phân vi sinh có khả năng kích thích tăng trưởng cây nhờ chứa hỗn hợp nhiều loài vi sinh vật khác nhau như vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn,…được các nhà khoa học phân lập ra từ tập đoàn vi sinh vật đất. Các vi sinh vật này có lợi cho dinh dưỡng đất và cây. Sau khi được bón bằng loại phân này, đất trồng giảm được mầm mống sâu bệnh, cải tạo lý hóa tính và đặc tính sinh học của đất trở nên tốt hơn, do đó cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, các nhà khoa học đã có thể tạo ra các chủng sinh vật mạnh, không chỉ có khả năng cố định đạm, hòa tan lân tốt mà còn có khả năng cạnh tranh với các vi sinh vật khác có trong đất. Các vi sinh vật này được sản xuất ở quy mô công nghiệp nhờ sử dụng các thiết bị lên men tự động, công suất lớn nên có giá thành chấp nhận được.

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Đăng Nghĩa cũng lưu ý, phân vi sinh chứa vi sinh vật sống nên cần bảo quản trong điều kiện thích hợp theo quy định của nhà sản xuất: thường nhiệt độ dưới 300C và thời gian dưới 6 tháng để phân vẫn giữ nguyên được các hoạt tính của mình.
A tự tìm hiểu nhé.
 


Back
Top