Nuôi kiến gai đen như thế nào?

  • Thread starter nxcong
  • Ngày gửi
Đây là nguồn cung cấp chính mặt hàng trứng kiến gai đen phục vụ cho công tác nghiên cứu của Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam từ nhiều năm nay. Số lượng trứng kiến nuôi bán tự nhiên và tự nhiên ở địa phương có thể đạt vài tấn/năm.

Trong khi đó, Bắc Giang mới đưa vào nuôi kiến thử nghiệm và cho thu hoạch vụ đầu vài trăm kilôgam trứng kiến.

PGS Tuấn từng đi thực địa nhiều vùng rừng trong cả nước và nhận thấy tiềm năng nuôi kiến gai đen là rất lớn. Ở Việt Nam, kiến gai đen được tìm thấy ở nhiều tỉnh miền Bắc như Phú Thọ, Bắc Giang, Yên Bái… và nhiều tỉnh miền Trung.

Nơi nào có rừng là nơi đó có kiến gai đen. Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu xem loại kiến nào dùng được, chất lượng trứng ra sao. Việc này cần có sự hỗ trợ về kỹ thuật từ các nhà khoa học.

Loài kiến gai đen có thể lấy trứng làm thực phẩm nhìn chung rất dễ tính. Chúng có thể sống trên các loại cây như luồng, tre, xoan, trẩu… Chúng ăn giun, một số sản phẩm từ bột ngô, cám gạo, thực phẩm thừa.

PGS Tuấn cho hay việc nuôi kiến theo mô hình công nghiệp là hoàn toàn có thể, tuy nhiên ông khuyến khích nuôi theo mô hình bán tự nhiên để giữ được các yếu tố tự nhiên trong trứng kiến.

Ngoài ra, có thể tăng sản lượng kiến thu được trên cùng một diện tích và tăng hàm lượng các axit amin trong trứng kiến bằng các biện pháp kỹ thuật như tăng mật độ kiến, tăng lượng thức ăn” – PGS Tuấn nói.

Cũng theo PGS Tuấn, nguồn kiến trong tự nhiên rất dồi dào, công nghệ chiết xuất trứng kiến thành thực phẩm bổ dưỡng đã có, Viện Khoa học & Công nghệ cũng đã thiết lập được các hợp tác với nước ngoài và đang đàm phán để quyết định đối tác lâu dài trong nước.

Do đó, vấn đề quan trọng nhất hiện nay để phát triển nuôi kiến thành một ngành kinh tế là sự hỗ trợ từ phía cơ quan Nhà nước.

Hiện Cục Ứng dụng Khoa học Công nghệ, Bộ Khoa học & Công nghệ rất quan tâm tới vấn đề này. Trước mắt, những cá nhân, tập thể có nhu cầu có thể liên hệ với Cục này để trình bày mong muốn, khả năng nhân nuôi, nguồn nguyên liệu kiến tại địa phương, yêu cầu của cá nhân/doanh nghiệp, v.v..

Dựa trên các yêu cầu này, Cục sẽ xem xét để xây dựng đề án hỗ trợ, đầu tư, tìm kiếm nguồn thu mua ổn định. PGS Tuấn khẳng định nếu có chiến lược đầu tư, phát triển ngành kinh tế nhân nuôi kiến gai đen, Viện Khoa học & Công nghệ sẵn sàng làm đầu mối thu mua ổn định nguồn trứng kiến.

Các cá nhân, tập thể có nhu cầu tìm hiểu và phát triển nuôi kiến có thể gửi đề án tới hai địa chỉ:

- Cục Ứng dụng Khoa học & Công nghệ, Bộ Khoa học & Công nghệ, 39 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

- PGS.TS Dương Anh Tuấn, Trưởng phòng Sinh dược và Hóa bảo vệ thực vật (Viện Hóa học, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam), 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. ĐT 04. 38364118
[/CODE]
Đã có bác nào liên hệ hoặc đang nuôi thử nghiệm chưa ạ,cho anh em học hỏi ít kinh nghiệm với
 


Tôi cũng đã nuôi thử kiến rồi bạn ạ . Nói chung dễ . Nhưng cái khó là tìm thế nào đúng được loại giống mà người ta gọi là kiến gai đen đấy mới là khó . Mình đã nhờ thợ rừng sưu tầm những loại kiến mà dân gian có thể ăn được trứng về nuôi thử . Bứng cả tổ luôn .

Thợ rừng lấy được tới 3 loại kiến màu đen khác nhau và họ nói rằng trứng loại kiến này ăn được . Mình đã nuôi thử bằng đường ,cá khô ,vỏ dưa hấu ,vài loại rau . Thấy nó vẫn phát triển bình thường . Mình nuôi thử cách đây hơn năm rồi . Hiện tại ko nuôi nữa vì còn rất nhiều điều tù mù tờ mờ . Chỉ nghe mỗi bài báo trên thôi cũng mệt lắm . Tuy nhiên mình tham khảo qua web trung quốc . Bên đó họ nuôi kiến công nghiệp và kiến bán hoang dã với những trang trại quy mô rộng hàng chục hecta mới ăn thua . Vì mỗi tổ kiến khi đến mùa thu hoạch chỉ thu một lượng trứng cũng nhỏ lắm . Để biến thành hàng hóa thì phải nuôi rất nhiều . VÌ vậy mà mình nản chí ngừng nuôi thử nghiệm .

Cách nuôi công nhiệp : Làm rãnh nước xung quanh diện tích cần nuôi . Sau đó làm kệ nhiều tầng . Mỗi tầng để nhiều tổ . Bên trung quốc họ thiết kế mỗi tổ bằng một hộp cơm bụi . Muốn kiến làm tổ lấy hộp cơm bụi cho ít rơm cuộn tròn bên trong . Kiến khi phân chia đàn từ những đàn bắt từ rừng về . Sẽ chui vào những hộp cơm bụi đó làm tổ . Cứ như thế qua nhiều thế hệ đàn kiến sẽ phân ly thành nhiều đàn nhỏ hơn.

Cách nuôi bán hoang dẫ . Đúc những cục bê tông rỗng . Kích thước rộng dài cao khoảng 50 cm . Có thể tránh được nước mưa . Bắt tổ kiến từ rừng về rồi nhét vào ổ bê tông tự tạo đó . Sau một thời gian kiến sẽ tha cây về làm tổ .

Thức ăn cho kiến : Dùng đường ,tinh bột,cá khô ,tôm khô,cùi dưa hấu ,chuối chín .... Nói chung kiến ăn ko nhiều lắm . Vài ngày cho ăn một lần cũng được . Mỗi lần cho ăn . Một đàn kiến như mình nuôi hồi xưa trong một chiếc chum to được đặt trong một bể nước nhỏ . 3-4 ngày cho một nắm nhỏ bột cám ,nửa thìa cà phê đường ,một mẩu nhỏ cá khô . Để cung cấp nước có thể làm máng kiểu máng nước cho dế uống ,hoặc cho ăn vỏ dưa,rau cải mọng nước vvv
 
Cảm ơn bác,để tuần sau mình lên viện KH&CN hỏi thử xem chẳng nhẽ mấy ông tiến sỹ nói phét,vì có 1 số báo đăng tin "Nghề mới - Xóa đói giảm nghèo",nông dân mà có hàng chục hecta đất để nuôi kiến thì còn xóa đói với giảm nghèo làm gì nữa!
 
nông dân mà có hàng chục hecta đất để nuôi kiến thì còn xóa đói với giảm nghèo làm gì nữa!

Ý mình nói ở trên nghĩa là : Muốn có khối lượng lớn trứng kiến thì phải có đất rộng mà mình thì ko có nhiều đất để làm việc này nên nghỉ . Còn bạn chỉ cần vài trăm mét vuông nuôi cũng được mà . Cái chính là nuôi để bán cho ai . Bán trong nước ai sẽ mua . Bán cho Trung Quốc . Với số lượng nhỏ như con thỏ như thế họ có mua ko vì thực tế là bên Trung QUốc họ nuôi kiến trước ta rất lâu rồi . Và quy mô thì cũng rất là lớn .
 
Ý mình nói ở trên nghĩa là : Muốn có khối lượng lớn trứng kiến thì phải có đất rộng mà mình thì ko có nhiều đất để làm việc này nên nghỉ . Còn bạn chỉ cần vài trăm mét vuông nuôi cũng được mà . Cái chính là nuôi để bán cho ai . Bán trong nước ai sẽ mua . Bán cho Trung Quốc . Với số lượng nhỏ như con thỏ như thế họ có mua ko vì thực tế là bên Trung QUốc họ nuôi kiến trước ta rất lâu rồi . Và quy mô thì cũng rất là lớn .
 
minh o bien hoa .hien dang can tim 1 hoac 2 ban co chung y tuong nuoi kien tham gia gop von lam cung , dien tich dat rong . co the trien khai nuoi so luong nhieu .ai co nhu cau lien he 0988197098
 
Có anh chị nào biết ai cung cấp trứng kiến số lượng lớn và thường xuyên xin giới thiệu cho với ạ, em đang cần mua gấp
 

Các bạn thân mến, có một dạo vào năm 2011 câu chuyện kiến gai đen ồ lên trên khắp các mặt báo trong cả nước. Bà con trên diễn đàn rất xôn xao vì kiến gai đen sao mà bổ quá. Nếu đúng như báo chí đưa tin thì nuôi kiến gai đen sẽ giàu to. Mình gọi điện thoại đến cái viện gì đó mua 2 lọ trứng về uống chơi nhân tiện hỏi mua một tổ về nuôi thử. Tất nhiên là họ chẳng quan tâm. Mình chỉ nghĩ nếu kiến bổ thì nuôi một ít trong vườn nhà để tẩm bổ cho bản thân, vậy thôi. Tưởng đề tài này chìm xuồng rồi ai dè vẫn có người quan tâm. Mình tìm hiểu về con này rất lâu, nhưng ko dám nói gì vì sợ bà con khai thác chúng đến tuyệt chủng. Giờ mình quyết định chia sẻ một số thông tin ở đây, hy vọng các bạn có thể tự tìm lấy con giống và nuôi thử, mong các bạn xuất khẩu trứng kiến qua Trung Quốc và thu về cả đống đô la nha.

1- Tất cả hình ảnh “kiến gai đen” trên mạng đều sai bét. Có lẽ các cái gọi là “phóng ziên” kiếm con kiến nào màu đen rồi chèn đại vào. Có khoảng 10 ngàn loài kiến trên thế giới và rất nhiều loài có màu đen. Vậy làm sao các bạn tìm ra?

2- Hồi đó báo chí chỉ đưa tin kiến gai đen được người Trung Quốc gọi là “hắc mã nghị”. Mình không nhớ có đưa tên khoa học Polyrhachis vicina hay không. Tên này thường xuất hiện trong các văn bản tiếng Hoa. Mình tìm mãi mới phát hiện đó là tên rất cũ, tên mới hiện tại là Polyrhachis dives. Thật may, cái tên khoa học đúng đắn này hiện được nhiều trang web đăng, các bạn thử tìm sẽ thấy. Tên khoa học rất quan trọng, bạn sẽ tìm ra hình ảnh và phân bố của loài này trên mạng. Hóa ra chúng phân bố rộng ở vùng Đông Nam Á, kể cả Việt Nam.

3- Mình kiếm được tổ kiến rất giống ở ngoại thành Sài Gòn và nhờ chuyên gia nước ngoài coi thử. Về mặt lý thuyết bạn không thể xác định loài chỉ thông qua hình ảnh nhưng với ông chúng giống với loài Polyrhachis dives hơn bất kỳ loài nào khác trong chi Polyrhachis. Các bạn có thể tham khảo phần trao đổi ở đây: http://www.antweb.org/antblog/2011/08/polyrhachis-identification-help-dai-vietnam.html Mình cũng tìm hiểu thông tin và hình ảnh về tất cả các loài Polyharchis ở Việt Nam và thấy đúng là chúng giống với Polyrhachis dives nhất (nhưng không đưa lên đây làm gì cho nhức đầu).

(mai mốt viết tiếp nha)

Dưới đây là hình ảnh kiến gai đen - săn lùng - nuôi thử kiến gai đen vào năm 2011:
Poly_dives01.jpg

Poly_dives02.jpg

Poly_dives03.jpg

Poly_dives04.jpg

Poly_dives05.jpg

Poly_dives06.jpg

Poly_dives07.jpg

Poly_dives08.jpg

Poly_dives09.jpg

Poly_dives10.jpg

Poly_dives11.jpg

Poly_dives12.jpg

Poly_dives13.jpg
 
Mình chia sẻ tiếp nha:

4- Bạn phải bắt được ổ kiến bao gồm cả kiến chúa. Kiến chúa đẻ trứng để duy trì bầy đàn. Mình phải đi bắt lần thứ 2 mới kiếm được con kiến to hơn hẳn kiến bình thường. Người bạn nuôi một thời gian thì thấy chúng mọc cánh và bay đi mất hết. Dường như cái con mình bắt được có thể chỉ là kiến chúa non mà thôi. Bởi vậy khi đến mùa sinh sản nó sẽ mọc cánh và bay cùng kiến đực trong bầy để thụ tinh và tìm nơi thiết lập bầy đàn mới. Ngốc thiệt, kiến chúa thì cái bụng phải to đùng chứ?
poly_dives_keep04.jpg


5- Về môi trường sống
Có một ít thông tin ở đây: http://www.food-insects.com/Vol7 no2.htm
Kiến gai đen làm tổ trên hàng loạt loại cây khác nhau hay trên cả mặt đất. Chúng có nhiều kiến chúa (polygynous), trung bình một đàn có khoảng 24 kiến chúa. Tuy nhiên một số đàn có đến hơn 100 kiến chúa. Đa số làm tổ trên bãi cỏ nhiều nắng vào mùa đông nhưng chúng di chuyển vào bóng cây râm mát vào mùa hè. Tổ được làm bằng vụn thực vật, xác côn trùng, đất, cát, đá và tơ do ấu trùng kiến nhả ra. Kiến chúa quay trở về tổ gốc hay tổ hàng xóm sau chuyến bay thụ tinh (nuptial flight). Các chuyến bay thụ tinh hàng năm là phương thức chủ yếu để thiết lập bầy đàn mới. Kiến gai đen là loài thống lĩnh trong rừng. Chúng hút dịch đường do rệp sáp và rầy mềm tiết ra và săn hàng loạt các loài thân mềm khác, chủ yếu là côn trùng. Chúng là tác nhân sinh học tích cực trong việc khống chế côn trùng có hại cho rừng cây.

Đây là tấm hình hiếm hoi về tổ kiến gai đen ở Việt Nam (hổi đó báo chí quảng cáo rất dữ)
black_spined_ant4.jpg


Còn đây là tấm hình chuyến săn kiến gai đen ở ngoại ô Sài Gòn:
poly_dives_hunt02.jpg

Dường như môi trường sống của kiến gai đen ở ngoại thành Sài Gòn khác với những nơi trên. Có thể chúng không cạnh tranh nổi với đám kiến vàng dữ tợn mà mình thấy có mặt ở tất cả các cây cối. Chúng thích nghi với một môi trường đặc biệt, như các bạn có thể thấy trong hình, đó là vùng đất thấp, ẩm ướt, ngập lụt vào mùa mưa. Đây là địa hình đặc trưng vùng ven sông rạch. Ở trên có tấm hình mình đặt khay nhựa trong thùng xốp, đổ nước vào để ngăn kiến thoát ra. Cách này thất bại, dường như chúng có thể đi trên mặt nước. Kiến chạy lung tung khắp nhà … bắt lại mệt quá nên bỏ ra vườn rồi tự chúng đi đâu không biết. Coi như thất bại.

6- Nhưng việc nuôi thử nghiệm là cần thiết để tập cho chúng quen với môi trường và thức ăn mới. Bước đầu, chúng có vẻ kén quá, ăn có một chút đường và bu vô miếng dưa hấu. Đồ thịt cá đem vứt ra ngoài tổ. Đây là clip sưu tầm trên mạng về kiến gai đen giao phối, cái này do những tay chơi kiến “kiểng” đăng lên. Nếu vậy việc bắt được kiến chúa non cũng vẫn ổn, rồi chúng sẽ giao phối để trở thành kiến chúa thôi. Nhưng phải nuôi trong hồ kiếng và đậy nắp (có lỗ thông hơi) để chúng khỏi bay đi mất. Bình thường không đậy nắp thì miệng hồ phải chét một loại keo đặc biệt gọi là Fluon/PTFE (Liquid Teflon – tức Teflon lỏng, “teflon” bên mình nhiều người biết nhưng dường như chỉ có dạng băng keo).
 
Chào các Bác em quê Bắc Giang. Loại kiến các Bác nói chỗ em rất nhiều. Nếu Bác nào cần con và trứng xin liên hệ số ĐT : 0986383696 gặp Nguyen Anh Nha! Lưu ý trứng kiến phải đến cuối tháng 2 đầu tháng 3 âm lịch mới có. Xin cảm ơn!
 
Mình chia sẻ tiếp nha:

4- Bạn phải bắt được ổ kiến bao gồm cả kiến chúa. Kiến chúa đẻ trứng để duy trì bầy đàn. Mình phải đi bắt lần thứ 2 mới kiếm được con kiến to hơn hẳn kiến bình thường. Người bạn nuôi một thời gian thì thấy chúng mọc cánh và bay đi mất hết. Dường như cái con mình bắt được có thể chỉ là kiến chúa non mà thôi. Bởi vậy khi đến mùa sinh sản nó sẽ mọc cánh và bay cùng kiến đực trong bầy để thụ tinh và tìm nơi thiết lập bầy đàn mới. Ngốc thiệt, kiến chúa thì cái bụng phải to đùng chứ?
poly_dives_keep04.jpg


5- Về môi trường sống
Có một ít thông tin ở đây: http://www.food-insects.com/Vol7 no2.htm
Kiến gai đen làm tổ trên hàng loạt loại cây khác nhau hay trên cả mặt đất. Chúng có nhiều kiến chúa (polygynous), trung bình một đàn có khoảng 24 kiến chúa. Tuy nhiên một số đàn có đến hơn 100 kiến chúa. Đa số làm tổ trên bãi cỏ nhiều nắng vào mùa đông nhưng chúng di chuyển vào bóng cây râm mát vào mùa hè. Tổ được làm bằng vụn thực vật, xác côn trùng, đất, cát, đá và tơ do ấu trùng kiến nhả ra. Kiến chúa quay trở về tổ gốc hay tổ hàng xóm sau chuyến bay thụ tinh (nuptial flight). Các chuyến bay thụ tinh hàng năm là phương thức chủ yếu để thiết lập bầy đàn mới. Kiến gai đen là loài thống lĩnh trong rừng. Chúng hút dịch đường do rệp sáp và rầy mềm tiết ra và săn hàng loạt các loài thân mềm khác, chủ yếu là côn trùng. Chúng là tác nhân sinh học tích cực trong việc khống chế côn trùng có hại cho rừng cây.

Đây là tấm hình hiếm hoi về tổ kiến gai đen ở Việt Nam (hổi đó báo chí quảng cáo rất dữ)
black_spined_ant4.jpg


Còn đây là tấm hình chuyến săn kiến gai đen ở ngoại ô Sài Gòn:
poly_dives_hunt02.jpg

Dường như môi trường sống của kiến gai đen ở ngoại thành Sài Gòn khác với những nơi trên. Có thể chúng không cạnh tranh nổi với đám kiến vàng dữ tợn mà mình thấy có mặt ở tất cả các cây cối. Chúng thích nghi với một môi trường đặc biệt, như các bạn có thể thấy trong hình, đó là vùng đất thấp, ẩm ướt, ngập lụt vào mùa mưa. Đây là địa hình đặc trưng vùng ven sông rạch. Ở trên có tấm hình mình đặt khay nhựa trong thùng xốp, đổ nước vào để ngăn kiến thoát ra. Cách này thất bại, dường như chúng có thể đi trên mặt nước. Kiến chạy lung tung khắp nhà … bắt lại mệt quá nên bỏ ra vườn rồi tự chúng đi đâu không biết. Coi như thất bại.

6- Nhưng việc nuôi thử nghiệm là cần thiết để tập cho chúng quen với môi trường và thức ăn mới. Bước đầu, chúng có vẻ kén quá, ăn có một chút đường và bu vô miếng dưa hấu. Đồ thịt cá đem vứt ra ngoài tổ. Đây là clip sưu tầm trên mạng về kiến gai đen giao phối, cái này do những tay chơi kiến “kiểng” đăng lên. Nếu vậy việc bắt được kiến chúa non cũng vẫn ổn, rồi chúng sẽ giao phối để trở thành kiến chúa thôi. Nhưng phải nuôi trong hồ kiếng và đậy nắp (có lỗ thông hơi) để chúng khỏi bay đi mất. Bình thường không đậy nắp thì miệng hồ phải chét một loại keo đặc biệt gọi là Fluon/PTFE (Liquid Teflon – tức Teflon lỏng, “teflon” bên mình nhiều người biết nhưng dường như chỉ có dạng băng keo).
bài viết rất bổ ích. Viết từ 2014 rồi. Em hôm nay lật lại do tình cờ gặp đc tổ kiến giai đen này. Theo ý kiến của em thì con kiến này rất lành. Chỉ cắn chứ ko đốt được. Cắn cũng ko đau . Có thể vì nó rất làh nên loài này hay được nhiều ng nước ngoài nuôi chơi. Em gặp 2 tổ thấy quy mô tổ nhỏ. Ko to đc như loài kiến nâu đít cong. Và tìm loại kiến này cũng khó. Ko phổ biến. Em đang mang về nuôi thử chơi xem sao.
loài kiến này có nhiều điểm thú vị ghê. Trong tổ có vài con nhộng có khả năng nhả tơ để kết dính các vật liệu lại thành tổ. Nhưng chú nhộng này lại ko có khả năng leo chèo nên mối chú nhộng lại đc 1 chú kiến thợ cóng đi làm nhiệm vụ. Hay thật
em tìm thêm đc 1 tổ khác. Định ghép làm 1 nhưng ko thành. Cắn nhau túi bui mù. Nó có khả năng gì đó đểê phân biệt ra thành viên của tổ.
do loài này khá lành nên nuôi làm cảnh hay đây.
có 1 đặc điểm thú vị nữa là loại này rất dễ nuôi. Như 1 số loài kiến khác để giữ đc chúng làm tổ đúng vị trí mình mong muốn thì khó. Nhưng loài nay xem ra rất nhanh ổn định nơi ở. Vật liệu làm tổ cũng đa dạng luôn. Em lấy tờ giấy cắt nhỏ từng mẩu khoảng 3mm vuông là chúng tự lấy về xếp tổ
 
có bác nào nuôi kiến giai đen thành công không cho em ít kinh nghiệm vì đang có ý định nuôi
 
có bác nào nuôi kiến giai đen thành công không cho em ít kinh nghiệm vì đang có ý định nuôi
 
có bác nào nuôi kiến giai đen thành công không cho em ít kinh nghiệm vì đang có ý định nuôi
Loại kiến này, trứng của nó cũng giống với trứng kiến gai đen
 

File đính kèm

  • IMG_20190915_085825_299.jpg
    IMG_20190915_085825_299.jpg
    28.9 KB · Lượt xem: 14
Hồi trước mình nuôi kiến đen trong đất có rất nhiều trứng nhưng trứng nở ra đều chết kể cả kiến đen. Mình ko bỏ thuốc gì hết mình chỉ xịt ẩm vào thôi và mình cho ăn sâu gạo và dưa leo có đường . Các bạn có cách nào khắc phục không ạ
 


Back
Top