Thoát nghèo nhờ trồng rừng

Thoát nghèo nhờ trồng rừng


261.jpg

(QT) - Nhờ biết khai thác tốt tiềm năng, lợi thế đất đai, gia đình anh Hồ Sỹ Quang ở thôn Khe Van, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông (Quảng Trị) đã vươn lên thoát nghèo. Mô hình trồng rừng kết hợp chăn nuôi của gia đình anh Hồ Sỹ Quang đã tạo ra cách nghĩ, cách làm mới trong việc thoát nghèo bền vững đối với người dân miền núi huyện Đakrông.

Anh Hồ Sỹ Quang cho biết, trước đây cuộc sống gia đình anh luôn bị cái đói, cái nghèo đeo bám. Đời sống sinh hoạt của gia đình phục thuộc vào mấy rẫy bắp, rẫy lúa thường xuyên mất mùa. Từ trong nghèo túng, anh nghĩ ra cách làm mới: Vẫn khai thác rừng nhưng không theo phương pháp truyền thống như săn bắt thú, khai thác gỗ mà phải trồng rừng để dựa vào đó thoát nghèo.

6 năm về trước, khi chủ trương trồng rừng để phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước được tuyên truyền về tận địa phương, anh đã tiếp nhận một cách tích cực. Sau khi bàn bạc với vợ, anh Quang quyết định vay 15 triệu đồng từ nguồn vốn vay ưu đãi cùng số vốn liếng tích cóp được để đầu tư trồng 12 ha rừng tràm.

Từ khi bắt tay vào trồng rừng, anh Quang tích cực tham gia các lớp tập huấn về trồng rừng, chăn nuôi lợn, bò, cá... để đầu tư phát triển kinh tế theo mô hình VAC. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, gia đình anh tiếp tục đầu tư vốn trồng cây ngắn ngày và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Đến nay, gia đình anh đã đầu tư trồng được 1 ha sắn cao sản, 1 ha ngô lai, 0,5 ha lạc, 500 m2 mặt nước nuôi cá nước ngọt, nuôi 20 con lợn thịt, 6 con bò, 100 con gà. Mặt khác, gia đình anh Quang tiếp tục đầu tư mua máy cày, máy xay xát phục vụ nhu cầu sản xuất của gia đình và người dân địa phương để tăng nguồn thu nhập.

Sau nhiều năm, mô hình kinh tế trồng rừng kết hợp chăn nuôi của gia đình anh Quang đã mang lại hiệu quả thiết thực. Mỗi năm gia đình anh thu nhập hơn 100 triệu đồng từ trồng trọt và chăn nuôi. Ngoài ra, 12 ha rừng tràm đang chuẩn bị khai thác của gia đình anh có giá trị 150 triệu đồng.

Từ mô hình kinh tế này, gia đình anh Quang đã thoát nghèo và có cuộc sống khấm khá hơn với một ngôi nhà khang trang, mua sắm nhiều phương tiện sinh hoạt, con cái có điều kiện học hành tử tế. Mặt khác, anh thường xuyên hướng dẫn, giúp đỡ những người dân địa phương trong phát triển kinh tế vườn đồi.

Có thể nói, mô hình kinh tế của gia đình anh Hồ Sỹ Quang là một điển hình trong việc thay đổi tập quán khai thác rừng đáng được học hỏi và nhân rộng trên địa bàn miền núi huyện Đakrông.

L.M

http://dof.mard.gov.vn/default.aspx?com=AuflaNews&page=article&aid=261&mtid=6
 


em có 1ha đất ở hải dương :đất thủy triều pha cát gần sông nhưng ko úng ngập
-chán trồng cây ăn quả muốn trồng cây lấy gỗ xin các bác chỉ giáo -
tư vấn trồng cây gì? nuôi con gí?
 
em có 1ha đất ở hải dương :đất thủy triều pha cát gần sông nhưng ko úng ngập
-chán trồng cây ăn quả muốn trồng cây lấy gỗ xin các bác chỉ giáo -
tư vấn trồng cây gì? nuôi con gí?

E là DT đất của bác hơi nhỏ để trồng cây lấy gỗ. Vì nếu trồng cây lấy gỗ thì giống như trồng rừng và thời gian dài, thì cần DT đủ lớn để có thể có đủ DT làm những cái khác xen vào lấy ngắn nuôi dài. Với DT nhỏ thì bạn phải mất chi phí về thời gian nhiều nên có thể sẽ không hiệu quả, và khi thu hoạch thì sinh khối sẽ không nhiều vì ít cây ==> nguồn thu quá it so với thời gian bạn bỏ ra ==> không lợi.
Vậy bạn nên tiếp tục đầu tư chuyên sâu về cây ăn quả của bạn để nâng cao năng suất lên thì bạn sẽ có nhiều thu nhập hơn.
Chúc bạn thành công!
 
12 hecta gỗ tràm mà giá có 150 triệu đồng hả
ở đâu vậy tôi mua 800 triệu cho
mua đi bán nóng lại cũng lời chút đỉnh.

12 hecta rừng gỗ tràm lúc thu hoạch giá của nó cũng phải 2 tỷ là ít
 
Last edited by a moderator:
150 triệu là giá 1 hecta thôi.
*
Còn trồng rừng lấy gỗ trên đất phù sa thì có lẽ trồng Tràm,
nhưng hình như Tràm không mọc tốt ở miền Bắc có mùa đông
thì phải.
*
Miền Bắc thì có thể trồng Xoan lấy gỗ, nhưng có lẽ không
mọc lớn trên đất phù sa trũng, mà chỉ được vài năm thôi .
*
Đất phù sa trũng là đất màu mỡ quý giá, không nỡ trồng rừng
lấy gỗ, mà nên trồng cỏ nuôi bò, hay trồng rau bán còn lời
hơn . Nếu bạn không có sức làm, thì thuê người.
*
 
Thoát nghèo nhờ trồng cây cảnh
PTO- Về khu 9 xã Phù Ninh (huyện Phù Ninh), chúng tôi tìm gặp chị Nguyễn Thị Minh- người đã có hơn 10 năm gắn bó với nghề trồng cây cảnh. Mặc dù mới gặp lần đầu song người phụ nữ ngoại ngũ tuần này khá cởi mở. Chỉ vào những cây xi cảnh, chị cho biết: Đã có nhiều khách hàng đến đặt mua với giá từ 5-7 triệu đồng tuỳ theo dáng và thế cây. Cùng với những cây cảnh được kỳ công nuôi dưỡng cắt tỉa nhiều năm, chị Minh còn ươm giống nhiều loại cây ăn quả, cây bóng mát và cả các loài cây quý như: Lộc vừng, hải đường, tùng la hán, hoa mộc… Được biết chị mới xuất bán 1 vạn cây hải đường con, thu về 30 triệu đồng, hiện trong vườn còn khoảng hơn 1 vạn cây nữa, đã có nhiều khách hỏi mua song chị chưa muốn bán.


Chị Nguyễn Thị Minh giới thiệu mặt hàng cây cảnh với khách hàng.
Sinh ra và lớn lên ngay trên chính mảnh đất này, 18 tuổi chị Minh đã xây dựng gia đình. Hai vợ chồng tuy cùng tuổi nhưng không “nằm duỗi mà ăn” như người ta thường bảo. Cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ chỉ trông vào vài sào ruộng nên rất khó khăn, con cái nhỏ nheo nhóc, hai bên gia đình đều nghèo không đỡ đần được là bao. Vào những năm 1985-1986 vừa làm ruộng, chị Minh vừa xoay xoả đủ nghề nhưng cuộc sống vẫn chật vật. Trăn trở với bài toán thoát nghèo, chị đi tham quan học hỏi nghề ươm cây giống, chủ yếu là cây lâm nghiệp để cung cấp cho các nông lâm trường và các hộ trồng rừng, dần dà tích lũy được kinh nghiệm, có được bạn hàng, nghề ươm cây giống đã mang lại cho gia đình chị thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng lúa đơn thuần. Khi đã có thu nhập ổn định, tích lũy được ít vốn trong tay cộng chút ít kinh nghiệm trong lĩnh vực ươm trồng cây giống, chị Minh lại tính đến việc chuyển đổi sang loại cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Nghĩ là làm, năm 2000 chị chuyển sang chuyên trồng và kinh doanh cây cảnh. Thiếu vốn, chị mạnh dạn vay Ngân hàng, ban đầu chỉ dám vay 5-10 triệu đồng, dần dần do nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực cây cảnh ngày càng cao, chị mạnh dạn nâng mức vốn vay lên 80-150 triệu đồng, vừa làm vừa quay vòng vốn. Thực hiện phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, ươm cây con để nuôi cây to, chỉ sau 4 năm làm cây cảnh chị Minh đã trả được nợ và bắt đầu có thu nhập cả trăm triệu đồng/năm. Chị bộc bạch: “Thực ra ngày còn làm ruộng thuần túy mình chưa bao giờ dám nghĩ có được tiền triệu trong tay, lúc đó chỉ thèm được một nồi toàn cơm, không phải độn khoai, độn sắn, cả nhà ăn thỏa thích. Đến khi chuyển sang làm cây cảnh, phải vay vốn đầu tư, cầm tiền triệu trong tay lại run, ông xã phải động viên mãi mới hết lo. Đến lúc có nguồn thu nhập ổn định mình mới yên tâm”. Dám nghĩ dám làm, chị Nguyễn Thị Minh đã đưa gia đình từ hộ nghèo vươn lên là khá của xã Phù Ninh. Tính từ năm 2008 đến nay, nghề trồng và kinh doanh cây cảnh đã mang lại cho gia đình chị nguồn thu đáng kể, đạt bình quân trên 200 triệu đồng/năm. Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm nay, doanh thu từ cây cảnh của gia đình chị đã đạt trên 100 triệu đồng. Nghề làm cây cảnh giúp chị nuôi con ăn học, tạo dựng cuộc sống cho các con, ngoài ra chị còn tạo việc làm thường xuyên cho 8-10 lao động địa phương với mức thu nhập 1,8-2 triệu đồng/người/tháng. Chị Nguyễn Thị Minh xứng đáng là tấm gương phụ nữ biết vượt khó vươn lên trong cuộc sống và làm giàu chính đáng.
 


Back
Top