Dừa Bến Tre và 1.000 tỉ đồng

  • Thread starter DatPhuSa
  • Ngày gửi
http://img337.imageshack.us/img337/2816/agriviet129649131627012.jpg
Bến Tre là địa phương có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước với hơn 50.000 hecta, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ dừa năm 2010 đạt khoảng 55 triệu USD/năm (trên 1.000 tỉ đồng).
Cây dừa đã chiếm một vị trí quan trọng trong thành phần xuất khẩu nông sản, trở thành cây làm giàu
cho hàng vạn nông dân trên quê hương Đồng Khởi.

Xứ sở dừa

Dọc theo những con đường ở Bến Tre mùa này là những “rừng” dừa xanh tít tắp, sai trĩu quả. Không biết cây dừa gắn bó với mảnh đất này từ bao giờ, nhưng hễ nhắc đến Bến Tre là nói đến xứ sở dừa. Nhà thơ Lê Anh Xuân từng viết: “Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ. Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ”… Cây dừa từ lâu đã ăn sâu vào cuộc sống, trở thành một nét văn hóa vùng miền độc đáo. Trên mảnh đất đầm lầy chua mặn này, cây dừa phát triển tốt và mang một hương vị rất riêng, hiếm nơi nào có được. Nhưng ít ai biết rằng, những năm về trước, nạn dịch bọ dừa đã khiến hàng trăm hecta dừa ở các huyện Châu Thành, Mỏ Cày, Thạnh Phú… bị phá bỏ. Dừa xuống giá thê thảm, chỉ từ 400 – 600 đồng/quả. Nhiều nơi, người dân chặt dừa để trồng các loại cây kinh tế khác.

Để giải nguy cho các vườn dừa, Sở NN & PTNT tỉnh Bến Tre đã kết hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh tìm phương án chặn dịch và phát triển lại diện tích trồng dừa. Nông dân được hỗ trợ vay vốn và chuyển giao khoa học kỹ thuật ươm trồng để khôi phục sản xuất. Ông Đỗ Văn Công, Trưởng phòng KH – KT Sở NN & PTNT tỉnh nhớ lại, hầu hết các giống dừa ở địa phương là giống cũ, năng suất thấp, sức đề kháng sâu bệnh kém nên hiệu quả kinh tế không cao. Song song với việc trồng các giống dừa mới thay thế, phải tìm đầu ra cho cây dừa, để người dân có thể sống được bằng nghề trồng dừa. Bằng nỗ lực của chính quyền địa phương, đội ngũ các chuyên gia khoa học và nông dân, Bến Tre đã dần khôi phục lại diện tích trồng dừa và đưa cây dừa trở thành cây kinh tế chủ lực của tỉnh. Từ diện tích 35.000 ha (năm 2003) đến nay Bến Tre đã có hơn 50.000 hecta trồng dừa, chiếm gần 40% diện tích trồng dừa cả nước. Trong đó hai huyện Châu Thành và Mỏ Cày Nam chiếm diện tích lớn nhất.

Ông Nguyễn Văn Năm (ấp 2, xã An Phước, Châu Thành) tâm sự: “Hồi trước cuộc sống người trồng dừa bấp bênh lắm, năm nào may mắn được mùa thì rớt giá thê thảm nên tôi cứ chặt bỏ dần. Thời gian gần đây, giá dừa tăng cao trở lại, nên gia đình tôi cũng mạnh dạn vay vốn của hội nông dân khôi phục lại vườn dừa. Hiện tôi đang sở hữu hơn 1,3 hecta trồng dừa xen lẫn cây ca cao”. Cũng như gia đình ông Năm, nhiều hộ dân ở xã An Phước cũng bắt đầu phát triển vườn dừa theo hướng trồng xen canh các loại cây trồng khác hoặc xen canh nuôi tôm càng xanh, cá nước ngọt để tăng thu nhập. Với phương án này, Bến Tre không chỉ phát triển cây dừa truyền thống mà còn tạo điều kiện phát triển kinh tế, đảm bảo cuộc sống ổn định cho người nông dân.

Bà Bùi Thị Mỹ Dung, cán bộ phòng NN & PTNT huyện Châu Thành cho biết: “Dừa Bến Tre có đặc điểm là quả to, cùi dày, thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Hiện trên địa bàn huyện Châu Thành có hơn 5.500 ha trồng dừa, trong đó mỗi năm trồng mới gần 5%. Nhiều giống dừa mới cho năng suất cao đang được chuyển giao cho các hộ trồng dừa”. Để phát triển thương hiệu cây dừa Bến Tre, vừa qua, Hiệp hội dừa Bến Tre đã thành lập thêm 7 chi hội trồng dừa ở các huyện Châu Thành, Mỏ Cày và Giồng Trôm nhằm giúp đỡ nông dân về kỹ thuật chăm sóc và nhằm nâng cao giá trị cây dừa.

Cây làm giàu trên mảnh đất chua mặn

Những ngày này, các vườn dừa ở Bến Tre đang rộn ràng chuẩn bị hàng cho các thương lái đến mua. Ngay đầu con đường dẫn vào ấp 1 (xã Phước Hiệp, huyện Mỏ Cày Nam) nhiều xe tải loại nhỏ đã đứng đợi từ sáng sớm để bốc hàng. “Dừa năm nay được giá với mức 100.000 đồng/chục (12 quả), nhưng vẫn không đủ lượng hàng cung ứng cho các đầu mối. Chúng tôi đi thu gom suốt mấy ngày nay cũng chỉ mới đáp ứng được 2/3 đơn hàng”, một thương lái cho biết. Theo chân một cán bộ xã, chúng tôi đến nhà ông Tư Nhỏ, một chủ vựa dừa lớn ở Phước Hiệp. Cả gia đình ông Tư đang phụ giúp vận chuyển dừa lên xe. “Gia đình tôi có gần 1 hecta trồng dừa, trừ chi phí sản xuất cũng lãi trên trăm triệu. Nếu như mấy năm về trước tôi không chặt bỏ dừa, thì giờ chắc thu nhập còn cao hơn. Từ hơn tháng nay, nhiều lái buôn đến hỏi mua nhưng không có hàng”, ông Tư tiếc rẻ.

Tiên Thủy (huyện Châu Thành) từng là một xã thuần nông nghèo, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trong đó chủ lực là cây dừa. Nhưng hai năm gần đây, ở Tiên Thủy đã xuất hiện nhiều “tỷ phú” dừa nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật và chuyển đổi thâm canh cây dừa theo chiều sâu. Ông Phạm Văn Bon, Chi hội phó Chi hội trồng dừa xã Tiên Thủy cho biết: “Thông qua chi hội, nhiều nông dân nghèo đã được vay vốn và tiếp cận các kỹ thuật về trồng dừa. Nhiều người trong số họ đã vươn lên thoát nghèo bền vững. Vụ dừa này, chúng tôi cũng đang chuẩn bị gom hàng tại các vườn để đưa đi tiêu thụ, tránh bị các thương lái ép giá”.

Tại sông Bến Tre (đoạn qua chợ trung tâm TP. Bến Tre) có nhiều ghe tàu trọng tải lớn tập kết ở đây để thu mua dừa khô xuất khẩu sang Trung Quốc và một số nước khác. Dừa được vận chuyển từ các địa phương dồn về đây, giá tiêu thụ tại bến có lúc lên gần 9.000 đồng/quả. Trên sông Hàm Luông (huyện Mỏ Cày Nam) cũng hình thành nhiều điểm thu mua dừa của các thương lái. Các ghe dừa từ Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Cần Thơ… cũng xuôi theo con nước đưa hàng về Bến Tre.

Cùng với việc mở rộng diện tích trồng dừa, Bến Tre chú trọng phát triển các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm từ dừa. Các bộ phận từ cây dừa như: gáo, xơ, lá, dầu dừa, cùi sấy… đều được tận dụng để chế biến các loại sản phẩm xuất khẩu. Theo thống kê, hiện toàn tỉnh có 70 doanh nghiệp và hơn 1.000 cơ sở sản xuất, chế biến dừa. Nhiều nhà máy chế biến cùi dừa, nạo sấy chất lượng cao với số vốn đầu tư hàng chục triệu USD đang dần được hình thành và đi vào hoạt động. Các sản phẩm làm từ dừa như: kẹo dừa, bánh tráng dừa, thạch dừa… đã dần khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Đây là cơ sở để đảm bảo đầu ra ổn định cho người dân trồng dừa.

Box: Ông Trần Văn Tiền, Phó phòng NN & PT NT huyện Châu Thành cho biết: “Xác định cây dừa là cây trồng chủ lực của địa phương nên trong thời gian qua phòng NN huyện đã triển khai phân bổ các giống dừa mới, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt đến tận tay người dân nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây dừa. Hình thành lối thâm canh theo chiều sâu, cải tạo những vùng đất chua phèn, hoang hóa để trồng dừa. Cuộc sống người dân trồng dừa đang thay đổi từng ngày, họ đã yên tâm sản xuất, vươn lên làm giàu với cây trồng truyền thống”.
( BÁO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM)
 


Last edited by a moderator:
Một con số ấn tượng cho một loại cây trồng..

Hy vọng sẽ có thêm nhiều loại cây khác cũng có thể phát triển và có giá trị như câ dừa.
 
Một con số ấn tượng cho một loại cây trồng..

Hy vọng sẽ có thêm nhiều loại cây khác cũng có thể phát triển và có giá trị như câ dừa.

chài ơi, nếu xét hiệu quả kinh tế trên diện tích trồng, thì dừa này chưa là gì đâu bác. Dù vậy ở mảnh đất này thì cây dừa rõ ràng là cây chủ lực.
 
chài ơi, nếu xét hiệu quả kinh tế trên diện tích trồng, thì dừa này chưa là gì đâu bác. Dù vậy ở mảnh đất này thì cây dừa rõ ràng là cây chủ lực.

Ở Bến Tre ngoài những vùng đất tươi tốt ra cũng có những vùng rất khó canh tác, như là bị mặn, lụt, phèn . . . thế nên ở đó chỉ có dừa, nếu một hộ dân có 1ha dừa, mỗi tháng họ có thể thu nhập từ 20-35tr tiền dừa, đáng giá quá chứ! Trong khi đó giới kỹ sư ở SG trung bình mỗi tháng cũng chỉ kiếm được khoản 5-6tr/1 người.
 
Cô bác cho hỏi nếu liếp có bề rộng 2m thì có trồng dừa được không vậy?

trồng được chứ bác, nhưng hiệu quả kinh tế là không cao, khuyến cáo ít nhất là 4m bác ơi

@henrythai: nhất trí với bác, bởi vậy em mới nói là cây dừa là cây trồng chủ lực của Tỉnh BT mà. Tỉnh cũng đã đề nghị Bộ ngành công nhận cây dừa là công công nghiệp rồi...

Nhưng bác tính 1 ha dừa mà thu nhập cỡ như vậy e có lẽ phải tính thêm thu nhập từ các cây trồng xen + thu hoạch dưới nước giữa các liếp đó bác. Chứ thuần dừa thì nhiêu đó đuối lắm.
 

Bác henrythai nói cũng có lý đó .tháng trước mình có xuống bến tre chơi mới biết ở sứ dừa mà già dừa cao mút chỉ chứ không như ở chổ mình .
Ở bến tre người ta tới tận chổ hái và mua với giá từ 90.000-120.000/một chục còn ở chổ mình chỉ với giá từ 20.000-25.000/ một chục .
với giá đó thì 1 ha có thể thu được số tiền như bác hẻnyythhai nói nhưng không phải là một tháng đâu bác mà là 2 hay 3 tháng gì đó ,mỗi đợt hái dừa phải cách nhau ít nhất từ 2 tháng .
Mỗi 1 tháng mà thu từ 25tr-30tr thì người ta dẹp nuôi tôm mà trồng dừa hết rồi hiii!!
 
Bác henrythai nói cũng có lý đó .tháng trước mình có xuống bến tre chơi mới biết ở sứ dừa mà già dừa cao mút chỉ chứ không như ở chổ mình .
Ở bến tre người ta tới tận chổ hái và mua với giá từ 90.000-120.000/một chục còn ở chổ mình chỉ với giá từ 20.000-25.000/ một chục .
với giá đó thì 1 ha có thể thu được số tiền như bác hẻnyythhai nói nhưng không phải là một tháng đâu bác mà là 2 hay 3 tháng gì đó ,mỗi đợt hái dừa phải cách nhau ít nhất từ 2 tháng .
Mỗi 1 tháng mà thu từ 25tr-30tr thì người ta dẹp nuôi tôm mà trồng dừa hết rồi hiii!!

Bác ở chỗ nào mà giá mua dừa sao mà rẻ dữa vậy?

Còn thời gian thu hoạch dừa thì tối đa là 2 tháng, chứ 3 tháng là lâu lắm đó bác. Nếu dừa cho trái đều, ít treo thì hàng tháng thu hoạch thôi bác ơi
 
Ở Bến Tre có vùng nào quy hoạch trồng theo hướng Global Gap chưa bác.
 
Bác ở chỗ nào mà giá mua dừa sao mà rẻ dữa vậy?

Còn thời gian thu hoạch dừa thì tối đa là 2 tháng, chứ 3 tháng là lâu lắm đó bác. Nếu dừa cho trái đều, ít treo thì hàng tháng thu hoạch thôi bác ơi

Mình ở long an ,mình củng trồng vài chục cây dừa mỗi lần bán mấy trăm trái mà chẳng bao nhiêu tiền cả, xuống bến tre nghe người ta nói giá cao thấy tiết hùi hụi!!

có lẽ bác nói là một laọi dừa mới nhanh cho trái , chứi mỗi tháng đều hái chỉ có nước hái trái non thôi!!
 
Hiện tại dừa nào cho chất lượng về trái và hiệu quả về kinh tế nhất vậy các bác?
 
Ở BT 20-30tr / 1ha đó là chuyện có thật hiện nay đó Bà Con! Thu hoạch dừa thì đúng 1th / 1 lần. Đúng là người ta sẽ đến tận nhà thu hái luôn!
 
nghe đâu dừa Bến Tre qua Úc rất có giá, bên đây mình uống dừa tươi giá tầm 8000, 10000 đ/1 trái. Khi xuất khẩu thì nó biến thành dừa khô :D mà tụi bên đó phải tốn 1 USD để uống trái dừa khô (quá đã :D) Bác Thủycanh bên đó kiểm chứng dùm con nha =,=.
 
vườn dừa 1 ha thì thu hoạch 1 tháng chỉ khoảng 7 đến 8 trăm dừa một tháng thì khoảng 7, 8 triệu làm gì có chuyện từ 20 đến 30 tr hihi
dừa có giá cũng mấy tháng gần đây thôi, lúc trước rẻ lắm ko biết có rẻ lại nủa ko, hihi kệ cũng mừng khi nào giá thấp lại thì tính nửa.
 
@gigo202: Dừa đi Australia không phải là dừa khô đâu bác, mà đó là dừa cứng cạy, nó có ga uống rất ngon.

@minhtriethuynh: 7-8tr / 1ha trong thời điểm nàynăng suất thấp rồi đó bác.
 
....
Ở bến tre người ta tới tận chổ hái và mua với giá từ 90.000-120.000/một chục còn ở chổ mình chỉ với giá từ 20.000-25.000/ một chục ....
Cái này kiểm chứng lại thông tin nha, không thể có giá 20 - 25 k/1 chục dừa vào thời điểm này dù ở nơi nào. Không biết bạn có nhầm với giá dừa nước không vậy?
 
Ở BT 20-30tr / 1ha đó là chuyện có thật hiện nay đó Bà Con! Thu hoạch dừa thì đúng 1th / 1 lần. Đúng là người ta sẽ đến tận nhà thu hái luôn!

Xin bác, việc thu nhập 20- 30 chục triệu/ 1 ha/ 1 tháng là khó nếu trồng thuần dừa.

em làm 1 bài toán: 1 ha trồng được 200 cây (mật độ 7mx7m). 1 cây dừa chăm sóc kỹ càng & giống tốt thì em cho rằng 1 năm thu 1 triệu 1 cây là cực kỳ ngon rồi. 200 cây cho 200 triệu 1 năm là niềm mơ ước không chỉ riêng em đâu đó. Tính ra 200tr/12 tháng thì 1 tháng chỉ khoảng 17 triệu thôi àh.

Nếu bác biết ở đâu đang cho thu hoạch như trên, thì xin cho em địa chỉ, em sẽ tới thăm nơi đó khi có dịp. tks bác
 


Back
Top