Hợp tác kỹ thuật nuôi chim công má vàng sinh sản(công Việt Nam)

  • Thread starter chimcong
  • Ngày gửi
C

chimcong

Guest
KỸ THUẬT NUÔI CHIM CÔNG MÁ VÀNG SINH SẢN(CÔNG VIỆT NAM)

CÓ 2 CÁCH ĐỂ CHÚNG TA NHÂN GIỐNG THÀNH CÔNG GIỐNG CHIM QUÝ NÀY
CÁCH 1:NHÂN GIỐNG TỰ NHIÊN
Trước tiên, chúng ta chọn cặp chim giống khỏe mạnh,không trùng huyết(khác bố mẹ).Thông thường, công mái đến tuổi sinh sản khoảng 2 năm tuổi,cũng có 1 số con đến mãi năm thứ 3 mới chịu đẻ trứng.Trong tự nhiên, công mái đẻ 1 lứa từ 3 đến 5 trứng và nếu lứa đầu tiên trứng ấp không nở chúng sẽ đẻ tiếp lứa khác.Trong môi trường nuôi nhốt, công mái có thể đẻ từ 3 đến 4 lứa.Chuồng nuôi chúng ta phải tạo quan cảnh càng thiên nhiên càng tốt.Để kích thích chim mái đẻ trứng, chúng ta nên chọn 1 góc khuất của chuồng,có thể là ẩn trong đám lau sậy hoặc nơi có cây cỏ rậm rạp.Phía trên nên làm mái che để tránh trường hợp mưa làm ướt trứng.Làm vậy tỉ lệ chim ấp nở sẽ tốt hơn ngoài thiên nhiên rất nhiều(do mưa gió làm thối trứng).

Công mái ấp khoảng 28 ngày thì trứng nở.Khoảng từ 3-5 ngày sau khi công con ra đời, công con thường chui ra khỏi tổ.Do đó, chúng ta thường xuyên bắt chúng trả lại tổ,để chim mẹ sưởi ấm.Ta nên lắp bóng sưởi ấm gần tổ để đảm bảo nhiệt độ cho những chú chim non muốn tách khỏi mẹ quá sớm.
Khoảng 1 tuần sau khi nở,công con đã mọc lông cánh. Lúc này chúng có thể bay lên cao đến 2m.Công mẹ lứa đầu chăm con rất vụng về nhưng rất thương con mình,ta nên hạn chế đến gần công con vì công mẹ sẽ tấn công bạn bằng mọi cách để bảo vệ con mình. Nuôi nhốt trong môi trường tự nhiên sẽ rất tốt cho quá trình phát triển của công con,chúng học những hành vi của chim mẹ rất nhanh và 1 điều rất quan trọng là không xãy ra trường hợp các ngón chân bị uốn cong và tự ăn lông.
Cách tốt nhất để dưỡng công con thật tốt trong môi trường tự nhiên là ta nên tráo trứng gà đang ấp và thay vào đó bằng trứng chim công.Khi trứng nở, gà mẹ chăm con sẽ rất hoàn hảo.
Từ tháng 9-10 công trống sẽ tự tách đàn và đi riêng.Bởi vì lúc này công cha sẽ tấn công những đứa con trai do mình sinh ra(có lẽ công trống không nhận ra đâu là con, đâu là tình địch????)

CÁCH 2:ẤP TRỨNG CÔNG NHÂN TẠO(ẤP MÁY)
Tốt nhất ta nên chọn máy ấp có chế độ tự động đảo trứng và có hệ thống phun sương làm ẩm.Chúng ta thu thập trứng của những con công mái khác nhau và đánh dấu để sau này dễ xác định sự trùng huyết.Thông thường, cứ 2 ngày công mái đẻ 1 quả trứng.Trứng công có thể trữ cho đến 12 ngày.Chúng ta cho vào máy ấp với nhiệt độ 38,4 ° C (đo trên đỉnh trứng)và độ ẩm khoảng 50%.Sau 26 ngày, chúng ta ngừng đảo trứng.Sau khi công con vừa nở, ta chuyển chúng xuống khay cuối cùng của máy để xông lông khô khoảng nửa ngày.Sau đó chúng ta bắt công con ra bỏ vào thùng giấy,(trong thùng có lót giấy vệ sinh,hoặc rơm khô để hút ẩm khi công con ị ra.)kích thước thùng 60cm-80cm*40cm và cao khoảng 50cm.Gắn đèn sưởi trên thùng,gác cây cho chim đậu và có 1 tô cát đầy để chim tắm cát.Việc gác cây cho chim đậu là rất quan trọng cho sự phát triển của cơ bắp,khớp và gân.Công con nhảy lên đậu và nghỉ ngơi trên đó.Trong thùng ta bỏ 1 ít sâu gạo để công tự bươi ăn.Trong trường hợp công con không tự ăn được,ta lấy cành cây nhỏ cỡ chiếc đũa nhúng vào nước tẩm vào cám đưa trước mặt chúng,ta tập cho chúng mổ.Cách hay nhất, ta bỏ vào thùng 1 con gà con đã biết ăn để công con học theo sẽ rất nhanh.Vấn đề rất lớn luôn xãy ra khi ta cho ấp máy là những ngón chân bị cong và các khớp xương.Điều này có thể là do chim thiếu sự vận động.Thường xuyên thả chim ra chổ rộng để chim vận động nhiều,không ít hơn 1h/1ngày.

Theo thống kê của các nhà khoa học,công mẹ cùng con của mình đi bộ lên đến 12h/ngày và không có dấu hiệu bất thường trên bàn chân và các ngón chân.Trong đêm không nên để nứơc và thức ăn cho công con.Tránh trường hợp chim con bị béo phì.Sau 3 tháng ta có thể nhận biết chim trống và chim mái.
Chim mái có cạnh màu đen và phần cách bên trong rộng hơn chim trống,phần vách ngăn màu xám trắng cũng nhiều hơn công trống.Nếu ta thường xuyên dùng tay đúc cho chim ăn,thì chúng sẽ theo ta đến lớn và rất thân thiện giống như chó con vậy.

Ta nên cảnh giác bệnh có thể xãy ra bất cứ lúc nào.Bệnh cầu trùng,bện CRD(phù đầu,sưng mắt,khò khè,sổ mũi),bệnh Ecoli(phân trắng,phân xanh,gù bỏ ăn) là những bệnh thường gặp nhất,bệnh đậu cũng thường xãy ra nhưng không quan trọng lắm,có nơi bị nơi không(phụ thuộc môi trường từng nơi).Tôi có 1 số kinh nghiệm ở những loại bệnh này,nhưng tốt nhất khi phát hiện bệnh bà con nên đến bác sĩ thú y.Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại là cách tốt nhất để tránh những căn bệnh này.Chuồng chim cần được làm sạch mỗi tuần 1 lần và nếu chuồng nhỏ nên vệ sinh hàng ngày.
Ngón chân bị cong là vấn đề thường xãy ra khi ta cho ấp máy,nhưng rất đơn giản để sửa lại vấn đề này.Chúng ta làm việc này khi chim mới nở ra,ta lấy băng dính rộng từ 2cm-5cm và dài 10cm.đặt miếng băng theo chiều dọc trên bàn chân,đưa phía có keo dính lên.Đặt chân lên phía bên phải của băng và cố định vị trí của các ngón chân bị uốn cong.Cuối cùng,gấp phía bên trái của băng trên chân và quấn băng lại.Chú ý,không để các ngón chân chồng chéo lên nhau.Công con có thể đi như vịt,khoảng 4-6 ngày ta tháo băng ra,trường hợp khi tháo băng ra ngón vẫn còn cong thì 2-3 ngày sau ta làm lại lần nữa chắc chắn sẽ thành công(.Ta có thể áp dụng việc làm này đối với chim trĩ và những con gà quý)
Đây là những kinh nghiệm nuôi chim công má vàng của tôi,thông qua việc nghiên cứu nhiều năm và không ngừng học hỏi.Cách tôi nuôi là như vậy,tất nhiên sẽ có nhiều cách khác nữa để nuôi sinh sản thành công giống chim quý này,tôi mong được sự chia sẽ kinh nghiệm của bà con chăn nuôi để cùng nhau nhân giống bảo tồn loài chim quý hiếm đang đứng trứơc nguy cơ tuyệt chủng rất cao này.

 


Last edited by a moderator:
Hiện trại đang có nhiều chim con.bà con có nhu cầu nuôi xin gọi 0938868896
 
KỸ THUẬT NUÔI CHIM CÔNG MÁ VÀNG SINH SẢN(CÔNG VIỆT NAM)CÓ 2 CÁCH ĐỂ CHÚNG TA NHÂN GIỐNG THÀNH CÔNG GIỐNG CHIM QUÝ NÀYCÁCH 1:NHÂN GIỐNG TỰ NHIÊNTrước tiên, chúng ta chọn cặp chim giống khỏe mạnh,không trùng huyết(khác bố mẹ).Thông thường, công mái đến tuổi sinh sản khoảng 2 năm tuổi,cũng có 1 số con đến mãi năm thứ 3 mới chịu đẻ trứng.Trong tự nhiên, công mái đẻ 1 lứa từ 3 đến 5 trứng và nếu lứa đầu tiên trứng ấp không nở chúng sẽ đẻ tiếp lứa khác.Trong môi trường nuôi nhốt, công mái có thể đẻ từ 3 đến 4 lứa.Chuồng nuôi chúng ta phải tạo quan cảnh càng thiên nhiên càng tốt.Để kích thích chim mái đẻ trứng, chúng ta nên chọn 1 góc khuất của chuồng,có thể là ẩn trong đám lau sậy hoặc nơi có cây cỏ rậm rạp.Phía trên nên làm mái che để tránh trường hợp mưa làm ướt trứng.Làm vậy tỉ lệ chim ấp nở sẽ tốt hơn ngoài thiên nhiên rất nhiều(do mưa gió làm thối trứng).Công mái ấp khoảng 28 ngày thì trứng nở.Khoảng từ 3-5 ngày sau khi công con ra đời, công con thường chui ra khỏi tổ.Do đó, chúng ta thường xuyên bắt chúng trả lại tổ,để chim mẹ sưởi ấm.Ta nên lắp bóng sưởi ấm gần tổ để đảm bảo nhiệt độ cho những chú chim non muốn tách khỏi mẹ quá sớm.Khoảng 1 tuần sau khi nở,công con đã mọc lông cánh. Lúc này chúng có thể bay lên cao đến 2m.Công mẹ lứa đầu chăm con rất vụng về nhưng rất thương con mình,ta nên hạn chế đến gần công con vì công mẹ sẽ tấn công bạn bằng mọi cách để bảo vệ con mình. Nuôi nhốt trong môi trường tự nhiên sẽ rất tốt cho quá trình phát triển của công con,chúng học những hành vi của chim mẹ rất nhanh và 1 điều rất quan trọng là không xãy ra trường hợp các ngón chân bị uốn cong và tự ăn lông.Cách tốt nhất để dưỡng công con thật tốt trong môi trường tự nhiên là ta nên tráo trứng gà đang ấp và thay vào đó bằng trứng chim công.Khi trứng nở, gà mẹ chăm con sẽ rất hoàn hảo.Từ tháng 9-10 công trống sẽ tự tách đàn và đi riêng.Bởi vì lúc này công cha sẽ tấn công những đứa con trai do mình sinh ra(có lẽ công trống không nhận ra đâu là con, đâu là tình địch????)CÁCH 2:ẤP TRỨNG CÔNG NHÂN TẠO(ẤP MÁY)Tốt nhất ta nên chọn máy ấp có chế độ tự động đảo trứng và có hệ thống phun sương làm ẩm.Chúng ta thu thập trứng của những con công mái khác nhau và đánh dấu để sau này dễ xác định sự trùng huyết.Thông thường, cứ 2 ngày công mái đẻ 1 quả trứng.Trứng công có thể trữ cho đến 12 ngày.Chúng ta cho vào máy ấp với nhiệt độ 38,4 ° C (đo trên đỉnh trứng)và độ ẩm khoảng 50%.Sau 26 ngày, chúng ta ngừng đảo trứng.Sau khi công con vừa nở, ta chuyển chúng xuống khay cuối cùng của máy để xông lông khô khoảng nửa ngày.Sau đó chúng ta bắt công con ra bỏ vào thùng giấy,(trong thùng có lót giấy vệ sinh,hoặc rơm khô để hút ẩm khi công con ị ra.)kích thước thùng 60cm-80cm*40cm và cao khoảng 50cm.Gắn đèn sưởi trên thùng,gác cây cho chim đậu và có 1 tô cát đầy để chim tắm cát.Việc gác cây cho chim đậu là rất quan trọng cho sự phát triển của cơ bắp,khớp và gân.Công con nhảy lên đậu và nghỉ ngơi trên đó.Trong thùng ta bỏ 1 ít sâu gạo để công tự bươi ăn.Trong trường hợp công con không tự ăn được,ta lấy cành cây nhỏ cỡ chiếc đũa nhúng vào nước tẩm vào cám đưa trước mặt chúng,ta tập cho chúng mổ.Cách hay nhất, ta bỏ vào thùng 1 con gà con đã biết ăn để công con học theo sẽ rất nhanh.Vấn đề rất lớn luôn xãy ra khi ta cho ấp máy là những ngón chân bị cong và các khớp xương.Điều này có thể là do chim thiếu sự vận động.Thường xuyên thả chim ra chổ rộng để chim vận động nhiều,không ít hơn 1h/1ngày.Theo thống kê của các nhà khoa học,công mẹ cùng con của mình đi bộ lên đến 12h/ngày và không có dấu hiệu bất thường trên bàn chân và các ngón chân.Trong đêm không nên để nứơc và thức ăn cho công con.Tránh trường hợp chim con bị béo phì.Sau 3 tháng ta có thể nhận biết chim trống và chim mái.Chim mái có cạnh màu đen và phần cách bên trong rộng hơn chim trống,phần vách ngăn màu xám trắng cũng nhiều hơn công trống.Nếu ta thường xuyên dùng tay đúc cho chim ăn,thì chúng sẽ theo ta đến lớn và rất thân thiện giống như chó con vậy.Ta nên cảnh giác bệnh có thể xãy ra bất cứ lúc nào.Bệnh cầu trùng,bện CRD(phù đầu,sưng mắt,khò khè,sổ mũi),bệnh Ecoli(phân trắng,phân xanh,gù bỏ ăn) là những bệnh thường gặp nhất,bệnh đậu cũng thường xãy ra nhưng không quan trọng lắm,có nơi bị nơi không(phụ thuộc môi trường từng nơi).Tôi có 1 số kinh nghiệm ở những loại bệnh này,nhưng tốt nhất khi phát hiện bệnh bà con nên đến bác sĩ thú y.Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại là cách tốt nhất để tránh những căn bệnh này.Chuồng chim cần được làm sạch mỗi tuần 1 lần và nếu chuồng nhỏ nên vệ sinh hàng ngày.Ngón chân bị cong là vấn đề thường xãy ra khi ta cho ấp máy,nhưng rất đơn giản để sửa lại vấn đề này.Chúng ta làm việc này khi chim mới nở ra,ta lấy băng dính rộng từ 2cm-5cm và dài 10cm.đặt miếng băng theo chiều dọc trên bàn chân,đưa phía có keo dính lên.Đặt chân lên phía bên phải của băng và cố định vị trí của các ngón chân bị uốn cong.Cuối cùng,gấp phía bên trái của băng trên chân và quấn băng lại.Chú ý,không để các ngón chân chồng chéo lên nhau.Công con có thể đi như vịt,khoảng 4-6 ngày ta tháo băng ra,trường hợp khi tháo băng ra ngón vẫn còn cong thì 2-3 ngày sau ta làm lại lần nữa chắc chắn sẽ thành công(.Ta có thể áp dụng việc làm này đối với chim trĩ và những con gà quý)Đây là những kinh nghiệm nuôi chim công má vàng của tôi,thông qua việc nghiên cứu nhiều năm và không ngừng học hỏi.Cách tôi nuôi là như vậy,tất nhiên sẽ có nhiều cách khác nữa để nuôi sinh sản thành công giống chim quý này,tôi mong được sự chia sẽ kinh nghiệm của bà con chăn nuôi để cùng nhau nhân giống bảo tồn loài chim quý hiếm đang đứng trứơc nguy cơ tuyệt chủng rất cao này.​
Đang ghiền chim công Việt. Hôm nào thu xếp rồi xin phép bác ghé thăm và rước "vài em" về nhé! Chúc bác đắt khách! Chuồng trại hoành tráng quá, bài viết thật bổ ích!!! Hình ảnh trại của bác đấy à?
 
Đang ghiền chim công Việt. Hôm nào thu xếp rồi xin phép bác ghé thăm và rước "vài em" về nhé! Chúc bác đắt khách! Chuồng trại hoành tráng quá, bài viết thật bổ ích!!! Hình ảnh trại của bác đấy à?
cám ơnn bác ủng hộ.chuồng trại khá đơn giản có gì đâu hoành tráng.......
 
KỸ THUẬT NUÔI CHIM CÔNG MÁ VÀNG SINH SẢN(CÔNG VIỆT NAM)

CÓ 2 CÁCH ĐỂ CHÚNG TA NHÂN GIỐNG THÀNH CÔNG GIỐNG CHIM QUÝ NÀY
CÁCH 1:NHÂN GIỐNG TỰ NHIÊN
Trước tiên, chúng ta chọn cặp chim giống khỏe mạnh,không trùng huyết(khác bố mẹ).Thông thường, công mái đến tuổi sinh sản khoảng 2 năm tuổi,cũng có 1 số con đến mãi năm thứ 3 mới chịu đẻ trứng.Trong tự nhiên, công mái đẻ 1 lứa từ 3 đến 5 trứng và nếu lứa đầu tiên trứng ấp không nở chúng sẽ đẻ tiếp lứa khác.Trong môi trường nuôi nhốt, công mái có thể đẻ từ 3 đến 4 lứa.Chuồng nuôi chúng ta phải tạo quan cảnh càng thiên nhiên càng tốt.Để kích thích chim mái đẻ trứng, chúng ta nên chọn 1 góc khuất của chuồng,có thể là ẩn trong đám lau sậy hoặc nơi có cây cỏ rậm rạp.Phía trên nên làm mái che để tránh trường hợp mưa làm ướt trứng.Làm vậy tỉ lệ chim ấp nở sẽ tốt hơn ngoài thiên nhiên rất nhiều(do mưa gió làm thối trứng).

Công mái ấp khoảng 28 ngày thì trứng nở.Khoảng từ 3-5 ngày sau khi công con ra đời, công con thường chui ra khỏi tổ.Do đó, chúng ta thường xuyên bắt chúng trả lại tổ,để chim mẹ sưởi ấm.Ta nên lắp bóng sưởi ấm gần tổ để đảm bảo nhiệt độ cho những chú chim non muốn tách khỏi mẹ quá sớm.
Khoảng 1 tuần sau khi nở,công con đã mọc lông cánh. Lúc này chúng có thể bay lên cao đến 2m.Công mẹ lứa đầu chăm con rất vụng về nhưng rất thương con mình,ta nên hạn chế đến gần công con vì công mẹ sẽ tấn công bạn bằng mọi cách để bảo vệ con mình. Nuôi nhốt trong môi trường tự nhiên sẽ rất tốt cho quá trình phát triển của công con,chúng học những hành vi của chim mẹ rất nhanh và 1 điều rất quan trọng là không xãy ra trường hợp các ngón chân bị uốn cong và tự ăn lông.
Cách tốt nhất để dưỡng công con thật tốt trong môi trường tự nhiên là ta nên tráo trứng gà đang ấp và thay vào đó bằng trứng chim công.Khi trứng nở, gà mẹ chăm con sẽ rất hoàn hảo.
Từ tháng 9-10 công trống sẽ tự tách đàn và đi riêng.Bởi vì lúc này công cha sẽ tấn công những đứa con trai do mình sinh ra(có lẽ công trống không nhận ra đâu là con, đâu là tình địch????)

CÁCH 2:ẤP TRỨNG CÔNG NHÂN TẠO(ẤP MÁY)
Tốt nhất ta nên chọn máy ấp có chế độ tự động đảo trứng và có hệ thống phun sương làm ẩm.Chúng ta thu thập trứng của những con công mái khác nhau và đánh dấu để sau này dễ xác định sự trùng huyết.Thông thường, cứ 2 ngày công mái đẻ 1 quả trứng.Trứng công có thể trữ cho đến 12 ngày.Chúng ta cho vào máy ấp với nhiệt độ 38,4 ° C (đo trên đỉnh trứng)và độ ẩm khoảng 50%.Sau 26 ngày, chúng ta ngừng đảo trứng.Sau khi công con vừa nở, ta chuyển chúng xuống khay cuối cùng của máy để xông lông khô khoảng nửa ngày.Sau đó chúng ta bắt công con ra bỏ vào thùng giấy,(trong thùng có lót giấy vệ sinh,hoặc rơm khô để hút ẩm khi công con ị ra.)kích thước thùng 60cm-80cm*40cm và cao khoảng 50cm.Gắn đèn sưởi trên thùng,gác cây cho chim đậu và có 1 tô cát đầy để chim tắm cát.Việc gác cây cho chim đậu là rất quan trọng cho sự phát triển của cơ bắp,khớp và gân.Công con nhảy lên đậu và nghỉ ngơi trên đó.Trong thùng ta bỏ 1 ít sâu gạo để công tự bươi ăn.Trong trường hợp công con không tự ăn được,ta lấy cành cây nhỏ cỡ chiếc đũa nhúng vào nước tẩm vào cám đưa trước mặt chúng,ta tập cho chúng mổ.Cách hay nhất, ta bỏ vào thùng 1 con gà con đã biết ăn để công con học theo sẽ rất nhanh.Vấn đề rất lớn luôn xãy ra khi ta cho ấp máy là những ngón chân bị cong và các khớp xương.Điều này có thể là do chim thiếu sự vận động.Thường xuyên thả chim ra chổ rộng để chim vận động nhiều,không ít hơn 1h/1ngày.

Theo thống kê của các nhà khoa học,công mẹ cùng con của mình đi bộ lên đến 12h/ngày và không có dấu hiệu bất thường trên bàn chân và các ngón chân.Trong đêm không nên để nứơc và thức ăn cho công con.Tránh trường hợp chim con bị béo phì.Sau 3 tháng ta có thể nhận biết chim trống và chim mái.
Chim mái có cạnh màu đen và phần cách bên trong rộng hơn chim trống,phần vách ngăn màu xám trắng cũng nhiều hơn công trống.Nếu ta thường xuyên dùng tay đúc cho chim ăn,thì chúng sẽ theo ta đến lớn và rất thân thiện giống như chó con vậy.

Ta nên cảnh giác bệnh có thể xãy ra bất cứ lúc nào.Bệnh cầu trùng,bện CRD(phù đầu,sưng mắt,khò khè,sổ mũi),bệnh Ecoli(phân trắng,phân xanh,gù bỏ ăn) là những bệnh thường gặp nhất,bệnh đậu cũng thường xãy ra nhưng không quan trọng lắm,có nơi bị nơi không(phụ thuộc môi trường từng nơi).Tôi có 1 số kinh nghiệm ở những loại bệnh này,nhưng tốt nhất khi phát hiện bệnh bà con nên đến bác sĩ thú y.Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại là cách tốt nhất để tránh những căn bệnh này.Chuồng chim cần được làm sạch mỗi tuần 1 lần và nếu chuồng nhỏ nên vệ sinh hàng ngày.
Ngón chân bị cong là vấn đề thường xãy ra khi ta cho ấp máy,nhưng rất đơn giản để sửa lại vấn đề này.Chúng ta làm việc này khi chim mới nở ra,ta lấy băng dính rộng từ 2cm-5cm và dài 10cm.đặt miếng băng theo chiều dọc trên bàn chân,đưa phía có keo dính lên.Đặt chân lên phía bên phải của băng và cố định vị trí của các ngón chân bị uốn cong.Cuối cùng,gấp phía bên trái của băng trên chân và quấn băng lại.Chú ý,không để các ngón chân chồng chéo lên nhau.Công con có thể đi như vịt,khoảng 4-6 ngày ta tháo băng ra,trường hợp khi tháo băng ra ngón vẫn còn cong thì 2-3 ngày sau ta làm lại lần nữa chắc chắn sẽ thành công(.Ta có thể áp dụng việc làm này đối với chim trĩ và những con gà quý)
Đây là những kinh nghiệm nuôi chim công má vàng của tôi,thông qua việc nghiên cứu nhiều năm và không ngừng học hỏi.Cách tôi nuôi là như vậy,tất nhiên sẽ có nhiều cách khác nữa để nuôi sinh sản thành công giống chim quý này,tôi mong được sự chia sẽ kinh nghiệm của bà con chăn nuôi để cùng nhau nhân giống bảo tồn loài chim quý hiếm đang đứng trứơc nguy cơ tuyệt chủng rất cao này.

Em muốn mua 2 cặp xanh ấn độ và trắng xin anh cho em biết giá , em ở hậu giang gần tp cần thơ có giao hàng tận nơi không ạh , sdt 01884075338
 



Back
Top