Tham khảo: Nguồn cơn nổi lên sưa tặc - ai trồng sưa nên đọc

  • Thread starter nuoide
  • Ngày gửi
Bài viết trích trên báo thanh niên . Bà con đã và đang có ý định trồng sưa nên tham khảo


Nguồn cơn nổi lên “sưa tặc” - Chiêu thổi giá gỗ sưa




Làm giá
Về một số làng nghề mộc nổi tiếng khu vực phía Bắc như Hữu Bằng (Thạch Thất, Hà Nội), Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội), Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh), chính các đại gia nơi đây cũng chẳng thể nào giải thích nổi tại sao giá gỗ sưa lại tăng chóng mặt như hiện nay, dù họ cũng kể những câu chuyện “kỳ bí” liên quan đến chính những sản phẩm do họ làm từ gỗ sưa.
T.D, chủ cơ sở sản xuất gỗ lớn nhất nhì xã Hữu Bằng, cho biết gần chục năm trước, khi vẫn thường đưa mối hàng lên Lạng Sơn, qua cửa khẩu Tân Thanh, đã nghe cánh buôn gỗ sưa kháo với nhau rằng sở dĩ bên Trung Quốc chấp nhận trả giá cho mỗi ký lên tới 3 triệu đồng, bởi giới xã hội đen, các băng ma túy mua gỗ sưa về nghiền nhỏ thành bột mịn, độn với ma túy để tăng thêm nhiều lợi nhuận, mà nghe nói chỉ có bột gỗ sưa pha trộn với ma túy thì sẽ không làm mất mùi, mất chất. Rồi các bậc quyền quý, những người lắm tiền nhiều của thì mua gỗ sưa về để đóng áo quan, làm chất ướp xác... Theo T.D, hầu hết thông tin trên là đồn thổi, chỉ một điều T.D dám chắc đó là gỗ sưa khi dùng làm áo quan sau nhiều năm nằm sâu dưới lòng đất, được khai quật lên gỗ vẫn như mới. Mới đây, T.D có chuyến xuôi miền Trung để mua một chiếc áo quan bằng gỗ sưa. Chiếc áo quan nặng đúng 2,1 tạ, sau ba năm bị chôn vùi mà vân gỗ vẫn đẹp, mùi hương hết sức đặc trưng, không hề bị mối mọt... được mua với giá 900 triệu.
Trong khi đó, nhiều đại gia ở làng nghề mỹ nghệ Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội) lại cho rằng người Trung Quốc mua gỗ sưa bởi khi đi ngủ nếu gối đầu bằng những chiếc gối được chế từ gỗ sưa sẽ tránh bị bóng đè, không gặp phải ác mộng... Không biết có phải vậy không, nhưng hơn một nghìn hộ làm nghề gỗ ở làng Nhị Khê đều sản xuất rất nhiều loại gối bằng gỗ sưa, rồi xuất hàng qua cửa khẩu Tân Thanh với giá lên tới 2,5 triệu đồng/chiếc. Cũng không ít đại gia khác cùng làng thường xuyên làm ăn giao dịch với chủ buôn gỗ phía bên kia cửa khẩu Tân Thanh, một mực khẳng định, người Trung Quốc họ mua sưa (cả rễ) để làm thuốc chữa các bệnh liên quan tới xương rất hiệu nghiệm. Vì họ cho sưa là loại cây sống rất mãnh liệt trên núi đá, nơi mà rất ít loại cây có thể tồn tại. Chỉ cần một vết nứt nhỏ, sưa sẽ nhú mầm mà vươn lên.
Chỉ là trò lừa đảo?
Trong khi đó, tại làng Đồng Kỵ, nơi có rất đông các đại gia phất lên từ nghề gỗ, lại cho rằng gỗ sưa cũng như nhiều loại lim, sến, táu... chẳng có công dụng như chữa bệnh hay pha chế ma túy gì hết. Ông T., gia đình ba đời làm gỗ, sở hữu xưởng gỗ thuộc hàng “top” ở Đồng Kỵ, tiết lộ “cơn sốt” giá gỗ sưa chẳng qua chỉ là trò lừa đảo trong làm ăn mà người Việt mình không thể ngờ tới, đó là chiêu bài “thổi” giá có một không hai. Bằng chứng là hơn một năm trước, khi nạn “sưa tặc” tạm lắng xuống, sưa khi đó khan vì ít người “đi” sưa, thì giá cũng chỉ quanh quẩn ở mức trên dưới 2 triệu đồng/kg. Nhưng thời gian sau đó, trên địa bàn Hà Nội liên tục diễn ra các vụ trộm sưa thì lập tức giá sưa tăng vù vù lên 2,5 triệu đồng, rồi 3,5 triệu, 4 triệu và giờ thì 6 triệu đồng/kg. Theo ông T., thực chất người Trung Quốc đã móc nối với một số đầu nậu để tạo “cơn sốt” theo kiểu, nếu đã mua được của người Việt với giá 3 triệu đồng/kg sưa, thì lập tức một thời gian ngắn sau họ sẽ tung tin có thể mua sưa với giá 5 - 6 triệu đồng, nhưng đồng thời cánh buôn sưa bên kia biên giới lại ngầm bán lại cho các đầu nậu Việt với giá 4 triệu đồng/kg để ăn chênh lệnh. Các đầu nậu Việt lại “bung” gỗ sưa với giá trên 4 triệu... và cứ thế giá sưa chỉ có tăng mà không có giảm, đến một lúc nào đó khi các đầu nậu Việt ôm hầu hết số gỗ sưa với giá “trên trời” thì đối tác bên kia biên giới tuyên bố... không mua sưa nữa.
Một phó giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn cũng cho biết, có dấu hiệu một số đại gia lớn ở các tỉnh ven biên giới VN đang tung ra “chiêu độc”, nhằm “thổi” giá gỗ sưa đỏ ở VN lên cao ngất để trục lợi. Ví dụ: Sau khi thu mua tích trữ được một khối lượng lớn gỗ sưa đỏ trôi nổi ở VN với giá 2 triệu đồng/kg, các đại gia này tung tin do có nhu cầu lớn phục dựng nhiều đền chùa cổ, họ sẽ mua sưa đỏ với giá từ 5-6 triệu đồng/kg. Tin này có thể làm cho các đầu nậu thu gom gỗ bên VN nháo nhác đi “săn” hàng. Và khi ấy, các đại gia sưa đỏ nước bạn mới tung hàng trở lại nội địa VN với giá cao hơn nhiều giá họ nhập trước đó, để kiếm lời trên sự cả tin, thiếu kinh nghiệm của các đầu nậu gỗ người Việt.
Theo Công an Lạng Sơn, trong khi giá gỗ sưa đỏ trong nước hiện nay đang vào đỉnh điểm “cơn sốt”, thì thị trường gỗ sưa bên Trung Quốc vẫn bình thường, không có gì sôi động lắm, thậm chí việc vận chuyển lậu gỗ sưa qua biên giới thời gian này lại có dấu hiệu giảm đi. Thời gian qua, Công an tỉnh Lạng Sơn bắt giữ một số vụ buôn lậu gỗ quý, gỗ sưa qua biên giới nhưng số lượng không lớn lắm và đã bàn giao cho bên kiểm lâm tỉnh xử lý...
“Đang có sự mưu toan trục lợi từ phía các đại gia lớn trong việc “thổi” giá gỗ sưa đỏ lên cao chưa từng thấy. Hậu quả nhãn tiền dễ thấy là một số đại gia sưa đỏ của VN sẽ phải “đắp chiếu” một khối lượng lớn gỗ sưa trị giá nhiều tỉ đồng mà không khéo có khi lâm vào cảnh vỡ nợ. Còn cây sưa VN thì bị tàn phá nghiêm trọng”, một cán bộ Công an Lạng Sơn khuyến cáo.

Việc khai thác trái phép gỗ sưa đỏ ở VN đã rộ lên ở nhiều địa phương từ hơn chục năm trước đây. Theo nguồn tin từ cơ quan chức năng, từ năm 1994, người dân một số tỉnh miền Trung, đặc biệt là Quảng Nam, Quảng Bình đã xôn xao về những phi vụ buôn bán bạc tỉ liên quan đến gỗ sưa. Tình trạng trên kéo dài đến năm 2001 thì tạm lắng xuống. Đến năm 2004, giá gỗ sưa lên "cơn sốt" kéo theo sự bùng phát dữ dội nạn khai thác gỗ sưa trên địa bàn nhiều địa phương. Đến khoảng năm 2006, việc khai thác trái phép gỗ sưa từ miền Trung đã lan tràn tới một số tỉnh miền Bắc như: Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nam... Năm 2007, "cơn sốt" gỗ sưa đỏ bắt đầu kịch phát và gỗ được thu mua theo cân chứ không phải là mét khối. Giá mỗi cân gỗ sưa leo thang chóng mặt, từ vài trăm ngàn đồng lên tới hàng triệu đồng. Thấy vậy, nhiều gia đình mang cả giường, ghế, bàn, tủ cũ đóng bằng gỗ sưa đỏ ra bán cân cho các đầu nậu...
Việt Chiến - Minh Sang
 


Sưa có phải cây thuốc đâu mà chữa bệnh
đặc điểm Lõi gổ Sưa rất cứng , nhưng lại Dẻo dùng trùng tu các di tích lịch sử
nếu dùng loại gỗ khác như lim , sến ... khi phơi nắng mưa ngoài trời lâu năm sẽ xuất hiện các vết rạn , vết nứt ,xâu mọt sẽ tấn công làm hư hao, làm mất mỹ quan.
và lõi cây sưa đã khắc phục hoàn toàn điều đó.nhưng lõi cây sưa sẽ không đẹp và bóng như gỗ lim
 
Sưa có phải cây thuốc đâu mà chữa bệnh
đặc điểm Lõi gổ Sưa rất cứng , nhưng lại Dẻo dùng trùng tu các di tích lịch sử
nếu dùng loại gỗ khác như lim , sến ... khi phơi nắng mưa ngoài trời lâu năm sẽ xuất hiện các vết rạn , vết nứt ,xâu mọt sẽ tấn công làm hư hao, làm mất mỹ quan.
và lõi cây sưa đã khắc phục hoàn toàn điều đó.nhưng lõi cây sưa sẽ không đẹp và bóng như gỗ lim
Print Email
PHÓNG SỰ KHÁM PHÁ

Người Trung Quốc mua gỗ sưa của Việt Nam để chữa bệnh? 08/04/2010 06:03 (VTC News) - Vị thiếu tướng của Trung Quốc đã nói với ông Lâm rằng, với người Trung Quốc, ngoài việc sử dụng gỗ sưa làm mộc như các loại gỗ quý khác, thì gỗ sưa còn có dược tính đặc biệt, trị được căn bệnh viêm xương quái đản. Từ lâu, người Trung Quốc đã chiết xuất từ lõi cây sưa đỏ ra một loại chất và điều trị bệnh viêm xương rất hiệu quả.

Theo dòng sự kiện:» Vì sao gỗ sưa có giá 11 tỷ đồng một mét khối?
» Giữ vẹn nguyên rừng sưa bạc tỷ ở Ninh Bình
» “Ngọn núi quái thú” và khu rừng sưa lớn nhất Việt Nam
» Lạc vào khu rừng có những gốc cây bạc tỷ
» Hà Nam: Ngỡ ngàng khu rừng mỗi thân cây đều giá tiền tỉ


DSC05551.jpg
Sưa là loài cây sống kiên cường trên đá.
Chuyến đi Trung Quốc tìm lời giải cho câu hỏi: “Người Trung Quốc mua gỗ sưa làm gì?” của các nhà khoa học Việt Nam thất bại, rồi hàng loạt vụ trộm sưa diễn ra, rồi giá của một khối gỗ sưa lên đến cả chục tỷ đồng, khiến những lời đồn về gỗ sưa càng thêm phần huyền bí.

Trên các diễn đàn mạng của Việt Nam một thời, người ta đồn thổi không biết bao chuyện huyễn hoặc về gỗ sưa. Rằng, người Trung Quốc mua gỗ sưa bán cho giới mafia, để chúng nghiền thành bột, pha trộn với ma túy, để tăng lợi nhuận mà vẫn giữ được công dụng của ma túy. Rồi, các đại gia Trung Quốc thu mua gỗ sưa làm chất ướp xác, làm bùa ngải hại người. Thậm chí, hài ước đến nỗi, người ta còn đồn rằng, người Nhật mua gỗ sưa ép lấy dầu dùng cho việc… phóng tàu vũ trụ!

Tôi đã nhờ Thạc sĩ Đặng Vân (Deng Yun), người Tứ Xuyên, Trung Quốc, tra cứu trên các phương tiện truyền thông của Trung Quốc, và thấy rằng những tin đồn như trên xuất hiện trên các trang web "lá cải", hoặc các diễn đàn. Những tin đồn này được dịch ra tiếng Việt, rồi người ta thêm mắm thêm muối, khiến cho lời đồn về gỗ sưa càng thêm bí ẩn.

TS Nguyễn Lân Cường, chuyên gia mộ xác ướp bác bỏ ngay thông tin dùng gỗ sưa ướp xác. Đơn giản vì gỗ sưa không có tinh dầu. Với lại, chất ướp xác trong các ngôi mộ hợp chất đã được xác định rõ là gỗ ngọc am (Trung Quốc gọi là san mộc), chứ không phải là gỗ sưa.

DSC00259.jpg
"Người rừng" Trần Ngọc Lâm từng sang tận Trung Quốc để tìm hiểu về gỗ sưa.
Ở Việt Nam, ngoài đoàn nhà khoa học “bí ẩn” mà GS Phùng Tửu Bôi kể lại, thì có một người đã trực tiếp sang tận Trung Quốc để hỏi cho ra nhẽ về cây gỗ sưa, đó chính là ông Trần Ngọc Lâm, người sống trong rừng Hoàng Liên Sơn (Sapa, Lào Cai).

Ông Lâm từng bị bệnh ung thư, từng lái xe thuê nhiều năm cho người Trung Quốc, chở hàng từ Lào Cai xuyên qua Trung Quốc, lên Tây Tạng, sang tận vùng Tây Á. Trong thời gian này, ông đã học được nhiều bài thuốc của người Trung Quốc và người Tây Tạng, có nhiều mối quen biết với những người liên quan đến ngành dược. Hiện ông sống trong rừng Hoàng Liên Sơn và tự chữa bệnh ung thư phổi cho mình.

Theo ông Lâm, cơn sốt gỗ sưa đã tràn sang Lào Cai đầu tiên, vì Lào Cai giáp với Trung Quốc, có cửa khẩu thuận lợi đi lại, buôn bán.

Ông Lâm cho hay, người Trung Quốc cực kỳ cao thủ trong việc thu mua nguyên liệu từ nước ngoài. Không bao giờ họ tiết lộ công dụng của những thứ mà họ sẽ mua. Bởi vì, nếu công dụng của thứ họ mua lộ ra, người khác sẽ biết cách chế biến, sử dụng, như vậy, họ sẽ khó thu mua tiếp, hoặc phải thu mua với giá cao.

DSC00257.jpg
Cây cỏ nhung đã bị người Trung Quốc thu mua sạch sẽ. Hiếm hoi lắm mới tìm thấy một cây nhỏ xíu trong rừng.
Ông Lâm lấy ví dụ, khi người Trung Quốc phát hiện ra cây cỏ nhung, một loại cây mà người Trung Quốc, đặc biệt là vùng Tây Tạng dùng nhiều để điều trị ung thư, tăng cường sức khỏe, có ở rừng Hoàng Liên Sơn, từ độ cao 2.000m trở lên, họ đã tìm sang thu mua.

Họ mang cây cỏ nhung đó sang gặp đồng bào người H’Mông, những người leo núi rất khỏe và đề nghị đồng bào tìm cho họ những cây giống như thế. Lúc đầu, họ mua với giá 50 ngàn đồng/kg. Thời gian sau, họ nâng lên 100 ngàn đồng/kg, rồi tới 500 ngàn đồng. Bây giờ, khi loại cây này đã cực kỳ quý hiếm, họ đã nâng lên tới 1 triệu đồng/kg, gồm cả rễ lẫn đất.

DSC02264.jpg
Khi người dân Sapa biết công dụng của loài cỏ nhung, thì nó đã bị tuyệt diệt.
Ông Lâm là người sống ở Trung Quốc nhiều năm, lại học được bài thuốc, tự chữa bệnh ung thư phổi cho mình bằng cây cỏ nhung, nên ông hiểu rất rõ giá trị của loại cây này. Từ cả chục năm trước, ở Trung Quốc và Nhật Bản, cỏ nhung đã có giá tới 5 triệu đồng/kg lá tươi. Tuy nhiên, khi phần lớn người dân ở Lào Cai biết công dụng và giá trị của cây cỏ nhung, thì loài cây này gần như đã tuyệt diệt. Khắp dãy Hoàng Liên Sơn, chỉ còn vài khu vườn nho nhỏ có cỏ nhung, do ông Lâm trồng.

Kỳ khôi nhất là chuyện người Trung Quốc sang Lào Cai thu mua… “khoai lang núi”. Họ cũng cầm một loại củ, có thân ngoằn ngoèo như con rắn, mỗi đốt thân dài chừng nửa cm sang Lào Cai gặp đồng bào H’Mông. Họ bảo rằng, họ cần thu mua những củ “khoai lang núi” này để… ăn chống đói.

Thế là, đồng bào ầm ầm vào rừng Hoàng Liên Sơn, đào bới không biết bao nhiêu “khoai lang núi”, hết tấn nọ đến tấn kia, bán cho người ta. Lúc đầu, giá mỗi kg “khoai lang núi” chỉ vài chục ngàn, rồi tăng lên vài trăm ngàn đồng. Khi người Trung Quốc nâng giá “khoai lang núi” lên vài triệu một kg, thì có "bói" cũng chả tìm ra củ nào nữa.

DSC05542.jpg
Người Trung Quốc thu mua gỗ sưa để làm gì?
Cũng lại ông Trần Ngọc Lâm, đã mò sang tận Trung Quốc tìm hiểu, mới vỡ lẽ ra rằng, cái củ mà đám con buôn người Trung Quốc nói với đồng bào H’Mông là “khoai lang núi” thực ra là thiết trúc nhân sâm. Đây là một loại sâm mà thân có đốt như cây trúc, nhưng đốt rất ngắn. Mỗi năm, cây sâm này chỉ ra một đốt. Đồng bào ta đã hăng hái nhổ những củ sâm có tuổi hàng trăm năm trời, quý ngang sâm Ngọc Linh và sâm Triều Tiên, bán cho người Trung Quốc rẻ như bán khoai.

Và gần đây, đến lượt cây gỗ sưa. Đã có thời kỳ, đồng bào ầm ầm vào rừng Hoàng Liên Sơn truy tìm những cây gỗ sưa, đem bán cho người Trung Quốc với giá rẻ như các loại gỗ khác. Theo ông Lâm, những loài gỗ khác, mọc trong Hoàng Liên Sơn đã cực kỳ chậm lớn, nhưng cây sưa còn chậm lớn hơn. Một cây sưa thân to bằng cái phích có thể phải mất cả trăm năm sinh trưởng. Vì thế, những cây sưa to cỡ cái phích, đã cho lõi rất dày.

Tôi đã từng có nhiều chuyến đi rừng với ông Lâm và không ít lần ông chỉ tay vào những khu đất trống bảo rằng: “Trước kia, chỗ này có nhiều sưa lắm!”. Tôi và ông Lâm đi mãi, chỉ gặp những chồi sưa mới mọc lên từ gốc cây đã bị lâm tặc đốn hạ. Từ khi người dân trong nội địa nước ta chưa biết gỗ sưa là cây gì, có tác dụng gì, thì đồng bào, lâm tặc ở vùng Lào Cai đã chặt phá tan tành, đem hết gỗ sưa sang Trung Quốc bán rồi.

DSC06150.jpg
Một cây sưa trong rừng Hoàng Liên Sơn đã bị lâm tặc chặt hạ từ lâu, giờ mới mọc nhánh.
Để tìm hiểu vì sao người Trung Quốc lùng mua ráo riết loại cây mà người Việt không coi trọng, ông Trần Ngọc Lâm đã sang tận Trung Quốc để dò hỏi. Ông Lâm đã gặp trực tiếp Tiến sĩ, Thiếu tướng quân y Vương Đức Tài, Chủ nhiệm Trung tâm thuốc Trung Y (Trung Quốc). Ông Tài là người đã từng gặp ông Lâm đề nghị mua công thức bài thuốc Mỹ nhân thang mà ông học được từ người Tây Tạng, song ông Lâm không bán.

Vị thiếu tướng của Trung Quốc này đã nói với ông Lâm rằng, với người Trung Quốc, ngoài việc sử dụng gỗ sưa làm mộc như các loại gỗ quý khác, thì gỗ sưa còn có dược tính, đặc biệt quan trọng là trị được căn bệnh viêm xương quái đản. Từ lâu, người Trung Quốc đã chiết xuất từ lõi cây sưa đỏ ra một hoạt chất và dùng hoạt chất này điều trị bệnh viêm xương rất hiệu quả.

Nghe vị tướng đứng đầu một trung tâm dược phẩm nói thế, thì ông Lâm chỉ biết tin vậy. Còn thực hư về công dụng gỗ sưa thế nào, ông vẫn không thể chắc chắn. Theo ông Lâm, cũng giống như “khoai lang núi” và cây cỏ nhung, chỉ khi nào lãnh thổ Việt Nam hết sạch gỗ sưa, may ra mới biết rõ người Trung Quốc thu mua gỗ sưa với giá cắt cổ để làm gì.

 
Mỗi báo mỗi tin...đúng là cách viết của cánh nhà báo...vàng thau lẫn lộn....


Người Trung Quốc làm gì với gỗ sưa?

Cập nhật lúc 15:57, Thứ Ba, 06/04/2010 (GMT+7)
,

vietnamnet.gif
- Một vài năm trở lại đây, khi cơn sốt gỗ sưa dấy lên, cũng là lúc người ta đặt ra hàng loạt câu hỏi về giá trị gỗ sưa. Thế nhưng cho đến nay, vẫn chưa ai tìm ra được đáp án xác thực cuối cùng cho câu hỏi này.

TIN LIÊN QUANCơn "sốt" gỗ sưa và những truyền kỳ đầy nghi hoặc

images1946505_chat_sua_tu_lieu2.jpg
Hàng trăm gốc sưa đã bị chặt trong cơn "sốt" gỗ sưa. Ảnh: VNN
Bắt đầu từ năm 2007, cơn "sốt" gỗ sưa bắt đầu bùng phát ở Việt Nam. Lần đầu tiên người ta nghe chuyện gỗ được thu mua theo cân chứ không phải là mét khối. Không những thế, giá của mỗi cân sưa không ngừng tăng lên đến chóng mặt. Từ ban đầu chỉ vài trăm ngàn đồng một kg, chỉ trong một thời gian ngắn, vào thời điểm "sốt" nhất, giá một kg sưa lên đến hàng chục triệu đồng.
Từ đó, đã có không ít những câu chuyện dở khóc dở cười liên quan đến cây gỗ sưa mà trước đó, người dân Việt Nam hoàn toàn không biết nó có giá trị đến mức ấy. Bán được giá tiền triệu, thậm chí là trăm triệu, người ta dỡ cả bàn ghế, giường, hoành phi câu đối, thậm chí là cả bàn thờ tổ tiên đi bán.

Rồi khi thu mua hết cả những đồ đạc trong nhà mà cơn sốt gỗ sưa vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu thì cũng là lúc nạn "sưa tặc" được dịp hoành hành. Và cuộc chiến giành giật từng gốc sưa giữa chính quyền nhiều địa phương với những tên "sưa tặc" liều lĩnh cũng bắt đầu.

Chưa hết, cơn sốt gỗ sưa cũng đã tạo nên một phong trào trồng sưa để bán lan rộng khắp nơi. Người ta thi nhau trồng sưa với một khát vọng đổi đời không gì kiềm chế được. Theo thông tin của nhiều tờ báo thì tại Tam Đảo, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc còn có cả một vùng chuyên canh "sưa" khổng lồ.

images1946507_chat_sua_tu_lieu3.jpg
images1946508_chat_sua_tu_lieu.jpg
images1946509_chat_sua_tu_lieu4.jpg
Và khi cây sưa liên tục bị chặt trộm, người ta đã đặt ra không ít những truyền thuyết về công dụng của loại gỗ này. Ảnh: VNN.
Có điều, trước câu hỏi vì sao gỗ xưa lại đột nhiên có giá cao đến như vậy thì từ người dân cho đến các nhà khoa học đều lắc đầu. Chỉ biết một sự thật rằng, gỗ sưa được người Trung Quốc trả với giá cực cao và họ mua thật, còn việc họ dùng làm gì thì đến nay vẫn còn là một "câu hỏi lớn chưa lời đáp".

Nhưng cũng vì thế mà không ít những truyền kỳ đầy huyền hoặc về công dụng của loại gỗ sưa này được lan truyền trong dân gian. Người thì nói rằng, người Trung Quốc mua về làm đồ thờ cúng, làm mực in, làm đồ gia dụng,... Kẻ thì lại đồn thổi các đại gia Hồng Kông mua gỗ sưa về để ướp xác, rồi bọn mafia Trung Quốc mua về nghiền thành bột trộn với ma túy để bán... Những thông tin này đã làm cho dư luận thêm nghi hoặc và cơn sốt gỗ sưa chỉ tăng chứ không giảm.

Cũng có người đưa ra giả thiết có vẻ hợp logic và thực tế hơn khi cho rằng, Trung Quốc mua gỗ sưa về để trùng tu lăng tẩm chuẩn bị cho Olympic Bắc Kinh tổ chức vào tháng 8 năm 2008. Thế nhưng cho đến nay, khi Thế vận hội Bắc Kinh đã qua đi, cơn sốt gỗ sưa vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Đáp án về công dụng của loại gỗ sưa một lần nữa lại rơi vào bế tắc.

Trước tình hình đó, các nhà khoa học Việt Nam cũng đã vào cuộc. Vào năm 2007, một đoàn công tác của Viện Khoa học chuyên ngành của Việt Nam đã được cử sang Trung Quốc để tìm hiểu xem người Trung Quốc dùng loại gỗ này làm gì. Thế nhưng kết quả của chuyến công tác trên nước bạn hoàn toàn là con số không khi "phía Trung Quốc họ vẫn giữ bí mật mà chỉ giải thích chung chung là phục vụ vấn đề tâm linh, làm đồ thờ cúng, đồ gia bảo".


images1946510_go_sua_VTC.jpg
Thu mua gỗ sưa ở Trung Quốc. Ảnh: VTC.
Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cũng lên tiếng phủ nhận với những tin đồn thổi về công dụng của gỗ sưa. Theo Giáo sư Phùng Tửu Bôi - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn tự nhiên và Phát triển cộng đồng thuộc Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam, thì thông tin loại gỗ này được nghiền thành bột để pha trộn với ma tuý là không có cơ sở khoa học và chưa được kiểm chứng.

Bên cạnh đó, Phó GS.TS Nguyễn Lân Cường, Viện khảo cổ Việt Nam cũng phủ nhận thông tin người ta dùng gỗ sưa để ướp xác. PGS. TS Nguyễn Lân Cường cho biết: "Người ta nói dùng gỗ sưa để ướp xác thì tôi không tin bởi nếu dùng ướp xác phải dùng loại cây có tinh dầu thơm, cây sưa không có đặc tính ấy".

Vậy rốt cuộc người Trung Quốc dùng gỗ sưa vào việc gì mà nó lại có cái giá trên trời như vậy?

Mua sưa tiền tỷ, người Trung Quốc vẫn lãi cả chục lần
Đem theo những thắc mắc này, phóng viên VietNamNet chúng tôi tìm gặp những người Trung Quốc mà chúng tôi quen biết, lên các trang mạng Trung Quốc tìm kiếm thông tin và chúng tôi đã phần nào hiểu được vì sao người Trung Quốc lại trả một cái giá cao như vậy cho gỗ sưa.

Theo thông tin chúng tôi tìm được thì cây sưa được người Trung Quốc gọi là Giáng hương hoàng đàn (Jiang xiang huang tan) mọc chủ yếu ở vùng đảo Hải Nam, Trung Quốc. Loại gỗ sưa được người Trung Quốc gọi là gỗ Hoàng hoa lê (Huanghoali).

images1946516_go_sua_01.jpg
Chiếc tủ làm từ gỗ Hoàng hoa lê Hải Nam có giá lên tới 4,8 triệu NDT (khoảng 14 tỉ VND) sau khi đã được giảm giá. Ảnh: Hmjj.
Trong quan niệm của người Trung Quốc thì đây là một loại gỗ cực kỳ quý hiếm. Tuy nhiên loại cây này sinh trưởng rất chậm. Muốn một cây Hoàng hoa lê có thể sử dụng được phải mất hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn năm.

Về công dụng, vụn của gỗ Hoàng hoa lê pha với nước uống có tác dụng hạ huyết áp, giảm lượng mỡ trong máu. Ngoài ra, vì lõi gỗ Hoàng hoa lê rất cứng, hoa văn lại đẹp nên gỗ Hoàng hoa lê là làm các đồ dùng trong nhà như bàn ghế, tủ quần áo, thậm chí là bát đĩa,...

Nhưng nếu chỉ có thế, vì sao các thương nhân Trung Quốc lại trả một cái giá cao ngất trời như vậy để mua từng kilogram gỗ sưa ở Việt Nam? Trên thực tế, có lẽ nhiều người không nghĩ đến rằng, ở Trung Quốc, những đồ dùng được làm từ gỗ Hoàng hoa lê được bán với cái giá còn khủng khiếp hơn rất nhiều so với giá mà các thương nhân Trung Quốc bỏ ra để mua nguyên liệu "thô” ở Việt Nam.
Vào một website bán đồ dùng làm từ các loại gỗ đỏ (Trung Quốc gọi là Hồng mộc), chúng tôi đã thực sự choáng váng với những cái giá được nhà cung cấp đưa ra. Theo báo giá từ website này, giá của những sản phẩm làm từ loại gỗ Hoàng hoa lê có nguồn gốc từ Hải Nam có giá từ 160 NDT – 5,76 triệu NDT (nếu quy đổi theo tỉ giá ngoại tệ hiện tại, giá của mỗi sản phẩm này vào khoảng 500 nghìn – 16 tỉ VND).
Một chiếc tủ áo được làm bằng gỗ Hoàng hoa lê Hải Nam với kích thước 218x20x50cm có giá 5,76 triệu NDT (16 tỉ VND). Một chiếc ghế dựa mảnh khảnh khá tiết kiệm gỗ cũng có giá lên tới 168 ngàn NDT (tương đương 470 triệu VND).
images1946515_tu_88_trieu_2007.jpg
Một chiếc tủ làm từ gỗ Hoàng hoa lê Hải Nam như thế này có giá là 8,8 triệu NDT tại thời điểm 2007 (tương đương khoảng 24 tỉ VND).
Tuy nhiên, đó là giá ở thời điểm hiện tại. Ba năm trước, vào khoảng năm 2007, theo những thông tin chúng tôi đọc được, những con số này có thể hơn gấp cả chục lần. Theo một bài báo đăng trên Tân Hoa xã, vào thời điểm đó, giá mỗi kilogam gỗ Hoàng hoa lê lên tới 9.000 NDT (hiện tại tương đương với 25 triệu VND). Chỉ con số này thôi cũng đủ biết, giá của một thành phẩm từ loại gỗ Hoàng hoa lê vào thời điểm đó sẽ lên đến mức nào.

Chúng tôi cho rằng đây chính là lý do vì sao vào năm 2007, các thương nhân Trung Quốc lại ráo riết tìm mua gỗ sưa tại Việt Nam với giá cao như vậy. Nếu tính theo giá ở thời điểm cao nhất này thì việc các lái buôn Trung Quốc bỏ ra 1,3 tỉ VND để mua 300kg (khoảng 4,3 triệu VND/kg) gỗ sưa cũng chẳng có gì là lạ. Vì tính ra, họ vẫn được lãi gần gấp 6 lần (!).

Câu hỏi đặt ra là, vì sao gỗ Hoàng hoa lê ở Trung Quốc lại đắt đỏ đến như vậy nếu nó chỉ dùng để sản xuất đồ dùng trong nhà?
  • Lê Văn
 
cũng tại dân VN mính quá cả tin nên bị lợi dụng tàn phá thiên nhiên góp phần đẩy chính đồng bào mình vào khổ cực do thiên tai.Đúng là thâm như Tàu!hic hic
 
Tôi nghĩ chuyện làm giá là đúng. Chúng ta cần phải thận trọng!
 

Nông dân ơi là nông dân. Đường nào đi đúng hướng đây? Phải thận trọng thôi, nhưng kế hoạch trồng Sưa đâu phải 1,2 năm được đâu? Dự án từ 10 - 20 năm. Không biết phải làm sao, Nông dân vẫn là Dân làm nông?
 
Cảm ơn các anh chi đã chia sẽ thông tin này. Đúng là khá nhiều thông tin về các góc nhìn khác nhau về gổ sưa và cả các loại cây quý hiếm khác. Nếu có kiến thức thông tin thì đúng là "Rừng vàng" thật đúng không? các anh chị.
 
Ngày xưa hơn 3 chục năm trước tôi làm thợ mộc thợ xẻ,
xẻ đủ các loại gỗ miền bắc, từ Trám, Vạng, De, đến Muồng,
Đải, Thiều, chưa kể các loại gỗ vốn đã có tiếng ai cũng
biết, đã đi mòn chân Cao Bằng, Bắc Kạn, chưa từng nghe tên
cây gỗ nào là gỗ Sưa cả. Thật lạc hậu quá.
*
Bạn nào có hình chụp gần một mẫu gỗ Sưa, coi nó đẹp ngần nào?
Thật khó tưởng tượng có gỗ nào đẹp hơn gỗ Lát núi đá ViệtNam.
 
Các bạn tin hay không thì tùy, nhưng gỗ sưa rất được giá, và giá thị trường hiện nay cũng không hề rẻ chút nào. Bác nào có điều kiện thì có thể trồng để dưỡng già cũng được!
 
Hic hic !! mình ngu thì ráng chịu thôi. Cố gắng học hỏi, bảo ban nhau để bớt ngu thôi chứ cho dù là đồng chí " núi liền núi - sông liền sông" thì vẫn bị chơi đểu thường à. Tôi vừa đọc một bài bên trang www.phuot.com nói về anh TQ xin anh Lào được khai thác cả một khoảnh rừng ( hình như là toàn gỗ sưa). Anh Lào cả tin cứ nghĩ rằng anh TQ sẽ làm đường xá để tiện khai thác thì coi như mình đổi tài nguyên lấy cơ sở tầng vậy. Ai dè anh TQ cao thủ cưa đến đâu cho trực thăng cẩu đi đến đấy . Thế là Lào ta mất cả khoảnh rừng mà chẳng được 1 mét đường đi nào.
Ngày xưa ta cũng từng "được" anh TQ thu mua móng chân trâu bò. Thái Lan thu mua lan rừng khô !!??... Bây giờ là phát rẫy, phá rừng để trồng khoai mì bán sang TQ.....
"học , học nữa, học mãi" Lenin nói cấm sai. Ngay cả ăn cướp cũng phải học !
 
không phải là Trung quốc cao thủ mà do ta có lòng tham quá đấy thôi , họ đánh trúng vào đối tượng là nhửng người nghèo , đang cần tiền , đang cần đổi đời thử hỏi nhửng đại gia về lâm sản như bầu Đức coi có bị lừa trong vụ sốt gỗ sưa vừa rồi không!!
 


Back
Top