Kỷ thuật cộng sinh ngành nuôi Lươn không dơ bẩn ( không bùn )

  • Thread starter Dfruit
  • Ngày gửi
Chào các Bạn !
Mình không phải là Chuyên gia về ngành chăn nuôi thủy sản , và cũng chưa từng nuôi Lươn bao giờ . Nhân đọc qua một số chuyên mục về ngành nghề nuôi Lươn của Diễn đàn Agriviet , mình nhận thấy đây cũng có thể là một vật nuôi có giá trị cao , thị trường rộng lớn ( cả trong nước lẫn Xuất Khẩu ) . Tuy nhiên vẫn có nhiều quan điễm chưa thống nhất , nên nhiều ngày qua mình cố truy cập thêm một số tư liệu vầ ngành nghề này của nước láng giềng TQ , để đối chứng thêm với các quy trình Kỷ thuật , Công nghệ mà một số ACE đã cung cấp trên Diễn đàn .
Thật thú vị khi được hiễu biết thêm hơn về một ngành nghề mới , qua sưu tập mình thấy có một giải pháp khá hay mà họ đã và đang ứng dụng đó là : Kỷ thuật cộng sinh ngành nuôi Lươn không dơ bẩn ( không bùn ) . Qua Topic này mong muốn các Bạn cùng tham gia mổ xẻ , hy vọng tìm ra thêm được một hướng đi mới cho ngành nghề nuôi Lươn đầy triển vọng của nước ta .
Cảm ơn các Bạn !

Agriviet.Com-Ky_thuat_nuoi_Luon_2_snapshot_01.37_%255B2013.10.08_03.15.08%255D.jpg

Agriviet.Com-Ky_thuat_nuoi_Luon_7_snapshot_01.51_%255B2013.10.09_03.49.19%255D.jpg



Nước cung cấp cho hồ nuôi Lươn cũng là một trong những chi phí khá lớn trong sản xuất chăn nuôi Lươn , và nhất là những khu vực bị hạn chế nguồn nước sạch . Vì vậy giải pháp cộng sinh có thể giúp hạn chế việc cung cấp nước mới 15 ngày 1 lần thay vì cách ngày 1 lần .

* Nước ao Lươn nên trồng thả thêm lục bình , chúng có tính năng điều chỉnh chất lượng nước , nhưng cần hạn chế sự phát triển quá mức để tránh cạnh tranh không gian với lươn. Hệ thống cộng sinh trong các chủng loài Ốc , Cá , Rau , Hoa ...có thể hấp thụ chất thải trong nước hồ nuôi lươn . giúp trao đổi chất của nitơ, phốt pho và các chất dinh dưỡng khác , giúp loại bỏ 80-90%các chất phù du lơ lửng, và 70-80% chất hữu cơ tồn đọng , cung cấp 90 ~ 95% nhu cầu oxy sinh học thường xuyên cần thiết cho hồ nuôi ,Ổn định giá trị pH của nước vẫn còn trong phạm vi tiêu chuẩn . Đặt biệt các loại rau củ, thực vật thủy sinh thường tiết ra loại thuốc diệt nấm có thể giết chết 90 đến 95 phần trăm của các vi khuẩn tồn đọng trong môi trường nước hồ nuôi , làm cho chất lượng nước ao có khả năng tự phục hồi. Hệ thống chất thảy từ của các nguồn dinh dưỡng thức ăn có chứa bột cá, bột xương và các nguyên liệu thực phẩm khác là tương đối đầy đủ , chỉ cần bổ sung thêm nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự tăng trưởng của rau
* Để duy trì đa dạng sinh học của hồ nươi Lươn cần thả thêm Ốc , Cá tạp nhỏ,, ... giúp xóa mồi còn dư thừa khi cho Lươn ăn để điều chỉnh chất lượng nước. Nhưng lưu ý rằng những sinh vật này phải được kiểm soát số lượng dựa trên mối quan hệ hợp lý tương xứng .
Mỗi mét vuông hồ nuôi Lươn không nên thả quá 0,3 kg ( kích cở 15 - 20g/con ) hoặc 0,6kg ( kích cở 30 - 40g/con ) , Lươn cần được thuần hóa trước khi thả xuống hồ nuôi . Với nguồn giống trong tự nhiên , cho vào lu , thùng bỏ đói 3 - 4 ngày ( sau khi tắm nước muối nồng độ 3 - 5% trong 10 - 15 phút để diệt vi sinh ) , sau đó cho Lươn ăn thực phẩm chế biến có thể như : giun đất , hến , ốc , cá ... băm nhuyễn ( không vỏ và xương ) , trộn chung với cám gạo , Vitamin C 5mg/1kg lươn giống . Theo dõi hiện tượng khi Lươn bắt đầu thảy phân trở lại , là có thể thả vào hồ nuôi .
- Cóc để ngăn ngừa bệnh đốm mận ở Lươn , hiệu ứng phòng trị bệnh này rất độc đáo,
- Koike ( Hoa Súng kiểng ) có thể đặt 2- 4 cụm /hồ .
- Thả Ốc mỗi mét vuông không nên nhiều hơn 0,25 kg. ( ăn thức ăn dư thừa và phân Lươn thảy ra )
Ngoài ra, cũng nuôi dưỡng một số lượng tảo trong hồ bơi, ...( tránh lươn bị trầy xướt khi di chuyển dưới đáy hồ )
 


Last edited by a moderator:
Em thấy mùa đông mà nuôi dày hơn thì ko đúng lắm vì mùa này lươn ít hoạt động, nên ko thể lấy nhiệt sinh ra do vận động để bù vào lượng nhiệt nền đc, thêm nữa là giống này là giống biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể luôn bằng nhiệt độ môi trường nên ko có vụ tỏa nhiệt nữa. Suy nghĩ thiển cận em như vậy, các bác xem thế nào, gạch đá bao nhiêu em nhận hết :blink::blink::blink:
 


Bạn Mylovetoss thân !
Quá trình trao đổi chất của sinh vật nói chung và loài thủy sản nói riêng đều cần năng lượng cho dù chúng chằng hoạt động hay bơi lội gì ( vẫn phải hít thở , tuần hoàn máu ... ) . Năng lượng được tiêu thụ tất yếu sẽ sinh nhiệt chẳng qua từng thời điểm sẽ ít hay nhiều mà thôi . Bạn cũng có thể thực hiện một thử nghiệm nhỏ bằng cách kiểm tra giữa nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước , giữa nước hồ nuôi và nước trong bể chứa nước sinh hoạt ... vào mùa đông này , chắc chắn sẽ có những chỉ số chênh lệch rất rỏ ràng .
 
nuôi lươn tại nghê an!!!01257411328

Bạn Mylovetoss thân !
Quá trình trao đổi chất của sinh vật nói chung và loài thủy sản nói riêng đều cần năng lượng cho dù chúng chằng hoạt động hay bơi lội gì ( vẫn phải hít thở , tuần hoàn máu ... ) . Năng lượng được tiêu thụ tất yếu sẽ sinh nhiệt chẳng qua từng thời điểm sẽ ít hay nhiều mà thôi . Bạn cũng có thể thực hiện một thử nghiệm nhỏ bằng cách kiểm tra giữa nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước , giữa nước hồ nuôi và nước trong bể chứa nước sinh hoạt ... vào mùa đông này , chắc chắn sẽ có những chỉ số chênh lệch rất rỏ ràng .

nói chung và tóm lại với cái lạnh 5-10 oC ở miền bắc và bắc trung bộ thì cái tỏa nhiệt đó không ăn thua đâu.phải đầu tư khá công phu mới thành công được.nhưng quan trọng nhất là kín gió để chống nước bị cóng.nói chung là khá là không hề đơn giản và cũng khá nhiều bệnh trong mùa đông đấy.nhưng ko gì là không thể....
 
Bạn Mylovetoss thân !
Quá trình trao đổi chất của sinh vật nói chung và loài thủy sản nói riêng đều cần năng lượng cho dù chúng chằng hoạt động hay bơi lội gì ( vẫn phải hít thở , tuần hoàn máu ... ) . Năng lượng được tiêu thụ tất yếu sẽ sinh nhiệt chẳng qua từng thời điểm sẽ ít hay nhiều mà thôi . Bạn cũng có thể thực hiện một thử nghiệm nhỏ bằng cách kiểm tra giữa nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước , giữa nước hồ nuôi và nước trong bể chứa nước sinh hoạt ... vào mùa đông này , chắc chắn sẽ có những chỉ số chênh lệch rất rỏ ràng .
Bác nói vậy chuẩn quá rồi, nhưng cái em muốn nói là liệu mình thả lươn mật độ dày hơn có mang lại hiệu quả thực sự ko? Có 2 lý do để em phản biện; thứ nhất là lượng nhiệt sinh ra do trao đổi chất của lươn ít, mùa đông lươn kém hoạt động nên lượng nhiệt sinh ra là không đáng kể; thứ hai là nếu nuôi thả với mật độ dày hơn thì mình phải thay nước thường xuyên hơn, việc này ko đc khuyến khích cho mùa đông ở miền Bắc đúng ko ah. Rất mong các bác cùng mổ xẻ vấn đề, tìm giải pháp hợp lý để giúp cho con lươn miền Bắc được phát triển.
Thân!
 
Bác nói vậy chuẩn quá rồi, nhưng cái em muốn nói là liệu mình thả lươn mật độ dày hơn có mang lại hiệu quả thực sự ko? Có 2 lý do để em phản biện; thứ nhất là lượng nhiệt sinh ra do trao đổi chất của lươn ít, mùa đông lươn kém hoạt động nên lượng nhiệt sinh ra là không đáng kể; thứ hai là nếu nuôi thả với mật độ dày hơn thì mình phải thay nước thường xuyên hơn, việc này ko đc khuyến khích cho mùa đông ở miền Bắc đúng ko ah. Rất mong các bác cùng mổ xẻ vấn đề, tìm giải pháp hợp lý để giúp cho con lươn miền Bắc được phát triển.
Thân!

Chủ đề của topic là giải pháp cộng sinh cho lĩnh vực nuôi lươn không bùn ( không dơ bẩn ) . Tại sao ta phải thay nước hoặc thời gian thay buộc phải thường xuyên ? Do nguồn nước thiếu oxy ? Nguồn nước bị ô nhiễm ? ... Giải pháp cộng sinh đã giúp giải quyết những gút mắc này rồi . Bạn hình như đã đưa mô hình nuôi truyền thống hoặc thuần Việt ( nuôi thả mấy tầng vạc gổ chẳng hạn ) vào lĩnh vực này thì phải , nếu suy nghĩ như thế sẽ không giải được cái gút của nhiệt lạnh mùa đông ảnh hưởng đến môi trường sống của Lươn . Bởi chúng chẳng được chăm sóc , bảo vệ gì cả .

Thông thường theo quy trình canh tác thương mại ( nuôi theo mùa tháng 7 - tháng 8 bắt đầu có con giống -> tháng 11, 12 là thu hoạch ) , vì vậy nên thu hoạch Lươn trước thời điểm cực lạnh của mùa đông để hạn chế tổn thất . Trường hợp do thị trường chậm , chưa kịp tiêu thụ , khi đó mới cần đến các giải pháp xử lý tình thế . Cái lạnh cao điểm của mùa đông khu vực nuôi Lươn phía Bắc nước ta chưa đến nổi giết chết Lươn , tuy nhiên thường là do điều kiện môi trường sống bị ô nhiễm khiến sức đề kháng của Lươn vốn đã yếu ( do không ăn hoặc ăn ít ) mà dẫn đến hiện tượng chết , đôi khi chết hàng loạt do không vớt kịp những cá thể bị nhiễm bệnh hoặc chết thối .

* Theo dõi diển biến thời tiết theo mùa , trước khi giai đoạn cực lạnh của mùa đông ( 1 tháng ) , thực phẩm khi cho ăn nên chọn những chủng loại giàu chất béo như : sâu , trùn , giòi , nhộng , ... để giúp chúng tích lũy năng lượng cho quá trình ngủ đông .
* theo đặt tính tự nhiên , nhiệt độ nước dưới 15 độ C Lươn sẽ không ăn và đi vào ngủ đông , vì vậy cần theo dỏi nhiệt độ môi trường nước ( không phải nhiệt độ không khí ) . khi nhiệt độ nước lớn hơn 15 độ ( ban ngày ) Lươn có thể cho ăn ít , cần theo dõi chặc lượng thức ăn có thể thừa để vớt ra .
* Mặt đất xung quanh không nên để khô ráo , cần tưới nước ẩm ướt hạn chế sự tiếp nhiệt của không khí lạnh .
* Rơm rạ khô có thể chất xung quanh hồ nuôi ( nếu đất rộng thông thoáng )
* Bèo tấm , có thể thả dày phủ mặt hồ nước hạn chế tiếp nhiệt lạnh và tăng cường oxy cho nước
* Sương lạnh , mưa phùn rơi vào hồ vào suốt ban đêm và sáng sớm cũng gây ra nhiều bất ổn cho môi trường nước , cần trang bị hệ thống bạt che hồ nuôi vào những thời điểm này .

Về mật độ dày hơn vào thời điểm này là dựa theo mật độ nuôi của mô hình đã trình bày ở các phần trước , còn theo truyến thống hoặc khuyến cáo từ các luồn thông tin khác về mật độ nuôi bình thường thì đã quá dày rồi , do đó không thể thả dày thêm được nữa . Ta không thể lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia để phân tích về mật độ chung cho các mô hình , vì như thế sẽ cần rất nhiều thông số được cung cấp từ những hộ nuôi riêng lẽ Bạn nhỉ .

--------

nói chung và tóm lại với cái lạnh 5-10 oC ở miền bắc và bắc trung bộ thì cái tỏa nhiệt đó không ăn thua đâu.phải đầu tư khá công phu mới thành công được.nhưng quan trọng nhất là kín gió để chống nước bị cóng.nói chung là khá là không hề đơn giản và cũng khá nhiều bệnh trong mùa đông đấy.nhưng ko gì là không thể....

Một giải pháp thì sẽ chẳng thể hoàn hảo ( 1 - 2 độ C chẳng hạn ) , nhưng nhiều giải pháp gộp chung có thể khắc phục rất nhiều yếu tố bất lợi về nhiệt lạnh mùa đông khu vực phía Bắc đấy chứ Bạn .
Tuy nhiên theo dỏi nhiều luồn thông tin và ngay cả trên Diển đàn này , theo suy nghỉ cá nhân mình thì ngành nghề nuôi Lươn hiện nay ở nước ta cũng còn rất bấp bênh , ngay cả trong những thời điểm thời tiết thuận lợi nhất . Vì vậy Chủ đề của Topic này mình đưa ra cũng nhằm cung cấp thêm những mô hình mới , giúp hạn chế rủi ro cho ngành nghề nuôi Lươn của nước ta , hy vọng sẽ có thêm những sự lựa chọn cho mô hình mang tính đặc thù của mổi vùng miền .
 
Last edited by a moderator:
theo quan điểm của mình thì nên thả bèo vào bể nuôi. đậy kín gió. xung quanh bể nuôi đắp đất cho ổn định nhiệt. nếu cần thiết vào những ngày quá lạnh có thể dùng sưởi của bể cá cảnh để tăng nhiệt cho bể cá.
xếp gạch lỗ hoặc dùng đất sét cho vào bể, đất sét chộn rơm đã được ngâm với vôi. để cho lươn làm hang ổ.
 
Chủ đề của topic.........vùng miền .
Xin thưa với bác là em ko hề có ý râu ông nọ cắm cằm bà kia, ý em là nuôi với mật độ dày hơn mật độ nuôi cộng sinh này thì sẽ phải thay nước thường xuyên hơn, tức là bình thường ta thay nước sau nửa tháng, nhưng nếu nuôi dày hơn( gấp 1.5 lần chẳng hạn) thì thời gian thay nước định kỳ sẽ là 10 ngày? Như vậy thì có đúng ko, và như vậy thì có tốt ko? Dù sao cũng rất cám ơn bác vì những chia sẻ rất bổ ích, rất mong được đọc thêm những chia sẻ của bác nhiều hơn nữa.:9^::9^::9^:
 

với những thời gian thuận lợi khác , Lươn ăn nhiều thì phân cũng nhiều , một số nhỏ thức ăn thừa rả ra trong quá trình cho ăn ... và nhất là khi thời tiết ấm các vi sinh vật như tảo , rêu có nhiều điều kiện phát triển , vì vậy dù chăn nuôi với giải pháp cộng sinh thì một thời gian dài ( khoảng 15 ngày ) ta cũng cần thay nước từ 1/3 - 1/2 lượng nước trong hồ để hạn chế ô nhiễm . ngược lại mùa đông lạnh thì Lươn ăn ít hoặc không ăn , những bất lợi kể trên sẽ giảm thiểu đi rất nhiều . Vì vậy việc tăng mật độ vào thời điểm này cũng không cần phải rút ngắn thời gian thay nước , nếu như ta kiểm soát tốt lương thức ăn cần thiết .

--------

với những thời gian thuận lợi khác , Lươn ăn nhiều thì phân cũng nhiều , một số nhỏ thức ăn thừa rả ra trong quá trình cho ăn ... và nhất là khi thời tiết ấm các vi sinh vật như tảo , rêu có nhiều điều kiện phát triển , vì vậy dù chăn nuôi với giải pháp cộng sinh thì một thời gian dài ( khoảng 15 ngày ) ta cũng cần thay nước từ 1/3 - 1/2 lượng nước trong hồ để hạn chế ô nhiễm . ngược lại mùa đông lạnh thì Lươn ăn ít hoặc không ăn , những bất lợi kể trên sẽ giảm thiểu đi rất nhiều . Vì vậy việc tăng mật độ vào thời điểm này cũng không cần phải rút ngắn thời gian thay nước , nếu như ta kiểm soát tốt lương thức ăn cần thiết .
Ốc thả vào ao để xử lý ăn phân Lươn , thức ăn thừa thì mùa đông chúng cũng ngủ đông , nên không thể giúp ích được gì vào mùa này trong việc xử lý những cặn bã hữu cơ và phân lươn .
 
Last edited by a moderator:
Up cho chủ để hay! cảm ơn bác Dfruit đã tâm huyết chia sẻ!
Ở gần Nam Định có bác nào nuôi lươn sinh sản chưa ạ?
 
Chẳng là sắp tới em sẽ sang Trung Quốc nên muốn hỏi bác Dfruit, bên TQ thì nơi nào họ nuôi lươn nhiều ah, em muốn qua đó xem họ làm thế nào. Thanks!
 
Up cho chủ để hay! cảm ơn bác Dfruit đã tâm huyết chia sẻ!
Ở gần Nam Định có bác nào nuôi lươn sinh sản chưa ạ?
Mình dân Nam Định,nhưng đang nuôi ở trong miền nam, nghe mẹ nói có người cùng xã cũng nuôi ( Xã Nghĩa Bình -h. Nghĩa Hưng - NĐ) mỗi lần xuất cũng được gần tấn đó.
 
Ai đang nuôi hay khu nuôi vẫn còn thì up ảnh hoặc video lên.thế thì mới ý nghĩa
 
Giả thuyết cộng sinh không giải quyết được vấn đề
ô nhiễm đâu. Thuyết đó chỉ để nuôi lươn trong điều
kiện giống như tự nhiên thôi. Chăn nuôi kiểu đó thì
năng suất không đủ cháo mà húp nếu diện tích mặt
bằng không đủ rộng lớn. Cho dù diện tích mặt bằng
nhiều, thì cho thuê mặt bằng còn lời hơn chăn nuôi
kiểu này.

Thử làm một con tính: Một mét vuông chăn nuôi theo
cách này thì mỗi ngày bao nhiêu lạng cứt lươn ỉa
ra, không tính vụn thức ăn thừa còn ở trong nước?
Số cứt lươn đó, các cây cộng sinh có tiêu hết được
không? Các con cộng sinh có ăn cứt lươn không? Chúng
ỉa ra, thì tổng cộng cứt các con là mấy lạng, và độ
ô nhiễm của các cứt đó vào nước là bao nhiêu phần
trăm sau khi các cây và vi khuẩn đã tiêu hao đi, làm
bớt ô nhiễm đi?

Xin nói với bà con, tôi sống trong nông thôn từ nhỏ
đến lớn, mấy chục năm lặn lội trong nước và bùn. Thuở
ấy không có ô nhiễm, nên thả một xẻng cứt lợn xuống
cho cá ăn, thì cả tuần lễ một vùng nước quanh đó vẫn
còn mùi cứt, mặc dàu rong rêu, bèo lác mọc đầy. Cá
có ăn chừng nào thì ăn, chứ số cứt tan trong nước thì
hầu như vẫn còn, không bị cây cỏ hay vi khuẩn tiêu
mất đi ngay được đâu. Nói thế để bà con biết. Không
thí nghiệm, mà tin vào giả thuyết này là thật, thì
lúc ấy không kịp trở tay xả nước cứu lươn cá chết đâu.
 
bác anhmytran nói hay đó,a,e nuôi lươn vẫn ngày ngày nào cũng phải thay nước đó,chuyển hóa sang công nghiệp dần mà,
vấn đề cộng sinh dành cho cái khác thôi
lần trước có đọc bên nuôi lươn là đầu tiên nuôi trên bể lót bạt có cả bùn>không bùn nhưng thêm bèo>vạc tre và không bùn,mật độ dày hơn
càng ngày càng cải tiến theo kiểu nhân tạo,
theo hình thức tự nhiên cũng khó nhai lắm,hạn chế nhiều mặt
 
http://baobinhduong.vn/newsdetails/1247ECEF9E37/_Nuoi_luon_khong_bun_coi_chung_lo_nang_.aspx

Hi ! Chào cả nhà . Thời gian vừa qua do mình quá bận rộn cho cv triển khai Dự Án Trồng Nấm Rơm theo Mô hình Công Nghệ cao nên ít có tg lên Diễn đàn theo dõi Topic . Nhân vừa rồi có Bạn gửi cho mình đường link trên và hôm nay mình cũng có ít tg rãnh ghé qua trang mạng Agriviet xem vài chủ đề của các ACE .
Vài người và vài ý kiến thì cho rằng Ngành nghề nuôi Lươn , nhất là nuôi không bùn không mang lại hiệu quả KT cao , thậm chí còn khiến số đông bà con Nông dân , các ACE yêu thích Nông nghiệp chăn nuôi phải khốn đốn vì ngành nghề này .
Xin thưa với các Bạn , Ngành nghề chăn nuôi các loài thủy sản cao cấp như : Lươn , Cá Chạch , Cá Chình , Cá Nheo ... chính là cứu cánh cho nghề chăn nuôi thủy sản nước ta hiện nay ( Tôm , Cá Ba sa ... ) . Giả định nếu hoàn chỉnh quy trình kỷ thuật , công nghệ chăn nuôi giống như Anh bạn láng giềng TQ thì các loài này chỉ cần chiếm 10 - 20% thị phần trong lĩnh vực nuôi thủy sản cũng sẽ giúp giải quyết được biết bao công ăn việc làm , tạo thêm nhiều sản phẩm giá trị cao cho xã hội ( tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ) , trong giai đoạn khó khăn hiện nay của ngành nuôi trồng thủy sản nước ta . Chẳng qua những ý kiến trái chiều trên do chưa thông suốt những Quy Trình Kỷ Thuật , Công Nghệ mới ( cái mà hiện nay ở VN ta đang rất thiếu tư liệu ) .
Ví dụ : Ở khu vực đồng bằng sông cửu long có rất nhiều nhà máy chế biến cá Ba sa XK , nguồn phế liệu dồi giàu giá rẻ ( 3 - 5k/kg ) , Ốc bưu vàng thì 2 - 3k/kg , ... chưa kể là diện tích mặt nước trong đồng ruộng khá lớn có thể nuôi thả cá tạp ( nuôi thả lang không cần chăm sóc cho ăn thường xuyên ) . Giá Lươn nhỏ chỉ khoảng 50 - 70k/kg ( đảm bảo không phải nguồn chích điện ) , đặt hàng vài tấn cũng có ( một vài người bạn ở Cần thơ cho biết vùng Tri Tôn , An Giang có nguồn này ) . và còn rất nhiều những điều kiện thuận lợi về thời tiết , khí hậu .
Các Bạn nào mong muốn Làm ăn , Chăn nuôi thương mại những sản vật này , thì nên về những vùng đất hứa này mà triển khai mô hình . Bạn chưa tự thắng được bản thân mình ( xa rời nơi sinh trưởng , gia đình , bạn bè ... ) để đến vùng đất Địa lợi , thì làm sao thắng được trong SX Kinh Doanh trên thương trường .
Do vùng khai thác của mình thuộc địa phận Cần thơ nên sắp tới đây mình cũng sẽ triển khai một Mô hình nhỏ khoảng 5 - 10 vèo nuôi ( nuôi mùng lưới trên đồng ngập nước ) với đầy đủ Quy trình Kỷ Thuật Công Nghệ cao và mình may mắn được nắm bắt và sở hữu . Hy vọng sẽ mang lại thành công để giúp chuyển giao lại cho Bà con trong khu vực . Hãy đợi tin vui của mình .http://baobinhduong.vn/newsdetails/1247ECEF9E37/_Nuoi_luon_khong_bun_coi_chung_lo_nang_.aspx

Hi ! Chào cả nhà . Thời gian vừa qua do mình quá bận rộn cho cv triển khai Dự Án Trồng Nấm Rơm theo Mô hình Công Nghệ cao nên ít có tg lên Diễn đàn theo dõi Topic . Nhân vừa rồi có Bạn gửi cho mình đường link trên và hôm nay mình cũng có ít tg rãnh ghé qua trang mạng Agriviet xem vài chủ đề của các ACE .
Vài người và vài ý kiến thì cho rằng Ngành nghề nuôi Lươn , nhất là nuôi không bùn không mang lại hiệu quả KT cao , thậm chí còn khiến số đông bà con Nông dân , các ACE yêu thích Nông nghiệp chăn nuôi phải khốn đốn vì ngành nghề này .
Xin thưa với các Bạn , Ngành nghề chăn nuôi các loài thủy sản cao cấp như : Lươn , Cá Chạch , Cá Chình , Cá Nheo ... chính là cứu cánh cho nghề chăn nuôi thủy sản nước ta hiện nay ( Tôm , Cá Ba sa ... ) . Giả định nếu hoàn chỉnh quy trình kỷ thuật , công nghệ chăn nuôi giống như Anh bạn láng giềng TQ thì các loài này chỉ cần chiếm 10 - 20% thị phần trong lĩnh vực nuôi thủy sản cũng sẽ giúp giải quyết được biết bao công ăn việc làm , tạo thêm nhiều sản phẩm giá trị cao cho xã hội ( tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ) , trong giai đoạn khó khăn hiện nay của ngành nuôi trồng thủy sản nước ta . Chẳng qua những ý kiến trái chiều trên do chưa thông suốt những Quy Trình Kỷ Thuật , Công Nghệ mới ( cái mà hiện nay ở VN ta đang rất thiếu tư liệu ) .
Ví dụ : Ở khu vực đồng bằng sông cửu long có rất nhiều nhà máy chế biến cá Ba sa XK , nguồn phế liệu dồi giàu giá rẻ ( 3 - 5k/kg ) , Ốc bưu vàng thì 2 - 3k/kg , ... chưa kể là diện tích mặt nước trong đồng ruộng khá lớn có thể nuôi thả cá tạp ( nuôi thả lang không cần chăm sóc cho ăn thường xuyên ) . Giá Lươn nhỏ chỉ khoảng 50 - 70k/kg ( đảm bảo không phải nguồn chích điện ) , đặt hàng vài tấn cũng có ( một vài người bạn ở Cần thơ cho biết vùng Tri Tôn , An Giang có nguồn này ) . và còn rất nhiều những điều kiện thuận lợi về thời tiết , khí hậu .
Các Bạn nào mong muốn Làm ăn , Chăn nuôi thương mại những sản vật này , thì nên về những vùng đất hứa này mà triển khai mô hình . Bạn chưa tự thắng được bản thân mình ( xa rời nơi sinh trưởng , gia đình , bạn bè ... ) để đến vùng đất Địa lợi , thì làm sao thắng được trong SX Kinh Doanh trên thương trường .
Do vùng khai thác của mình thuộc địa phận Cần thơ nên sắp tới đây mình cũng sẽ triển khai một Mô hình nhỏ khoảng 5 - 10 vèo nuôi ( nuôi mùng lưới trên đồng ngập nước ) với đầy đủ Quy trình Kỷ Thuật Công Nghệ cao và mình may mắn được nắm bắt và sở hữu . Hy vọng sẽ mang lại thành công để giúp chuyển giao lại cho Bà con trong khu vực . Hãy đợi tin vui của mình .
Giả thuyết cộng sinh không giải quyết được vấn đề
ô nhiễm đâu. Thuyết đó chỉ để nuôi lươn trong điều
kiện giống như tự nhiên thôi. Chăn nuôi kiểu đó thì
năng suất không đủ cháo mà húp nếu diện tích mặt
bằng không đủ rộng lớn. Cho dù diện tích mặt bằng
nhiều, thì cho thuê mặt bằng còn lời hơn chăn nuôi
kiểu này.

Thử làm một con tính: Một mét vuông chăn nuôi theo
cách này thì mỗi ngày bao nhiêu lạng cứt lươn ỉa
ra, không tính vụn thức ăn thừa còn ở trong nước?
Số cứt lươn đó, các cây cộng sinh có tiêu hết được
không? Các con cộng sinh có ăn cứt lươn không? Chúng
ỉa ra, thì tổng cộng cứt các con là mấy lạng, và độ
ô nhiễm của các cứt đó vào nước là bao nhiêu phần
trăm sau khi các cây và vi khuẩn đã tiêu hao đi, làm
bớt ô nhiễm đi?

Xin nói với bà con, tôi sống trong nông thôn từ nhỏ
đến lớn, mấy chục năm lặn lội trong nước và bùn. Thuở
ấy không có ô nhiễm, nên thả một xẻng cứt lợn xuống
cho cá ăn, thì cả tuần lễ một vùng nước quanh đó vẫn
còn mùi cứt, mặc dàu rong rêu, bèo lác mọc đầy. Cá
có ăn chừng nào thì ăn, chứ số cứt tan trong nước thì
hầu như vẫn còn, không bị cây cỏ hay vi khuẩn tiêu
mất đi ngay được đâu. Nói thế để bà con biết. Không
thí nghiệm, mà tin vào giả thuyết này là thật, thì
lúc ấy không kịp trở tay xả nước cứu lươn cá chết đâu.

* Mô hình VAT đã có từ khá lâu rôi , không lẽ các ao nuôi ấy hôi đầy phân gà , heo hay sao ??? Cách lý giải của anhmytran không có căn cứ .
* dt nuôi vèo lưới , hồ nuôi 2m x 3m = 6m2 có thể thả khoảng 200 lươn giống nếu thành công tốt , tỷ lệ hao hụt thấp thu được 80% thì 200 con x 350g/con x 80% = 56kg lươn thịt . Vậy 1 công ruộng có thể nuôi 80 - 100 vèo lưới , tương đương với thu hoạch 4,5 - 5,6 tấn lươn thương phẩm trong 3,5 - 4 tháng . Một năm có thể nuôi 2 - 2,5 vụ ( đồng bằng sông cửu long không bị ảnh hưởng bởi mùa đông giá lạnh ) .
Hiện nay 1 công ruộng bà con cho thuê có 3 triệu/năm . Vậy cho thuê đất sao có lợi bằng chăn nuôi anhmytran nhỉ .
* Các loài cá tạp , ốc bưu thả bên ngoài vèo lưới ngoài việc sẽ xử lý hết sạch số lượng chất thảy của lươn , theo định kỳ 5 -7 ngày ta còn phải cung cấp thêm thực phẩm thô cho chúng nữa mà ( không thì chúng sẽ không lớn , mập ) . tất nhiên phải có công thức cho từng mật độ : bao nhiêu vèo , thì cần bao nhiêu kg cá giống , ốc , cây thủy sinh ( rau muống , lục bình ) . Cái này thì trong tư liệu đều có liệt kê cả chứ không phải chỉ nói chung chung đâu .
* Còn một vấn đề này cũng khá quan trọng , mình là dân ngoại đạo , chưa từng nuôi trồng thủy sản , nên không thể đưa ra giả thuyết cho mô hình như anhmytran nói , và mình cũng không tư lợi gì từ chủ đề này ( bán giống , thực phẩm , thuốc men ... ), cái này là sự copy có chọn lọc những mô hình thực tế hoàn toàn thật từ Anh bạn láng giềng TQ , đưa ra để ACE và bà con có thêm kiến thức và lựa chọn cho mình một mô hình phù hợp nhất thôi .
 
Mô hình lấy tự nhiên phân hủy cứt và thức ăn thừa của vật nuôi
không phải tôi nghĩ ra, mà là tôi phản đối.

Bạn lý luận hay lắm, nhưng lý luận cho người khác nghe, chứ bản
thân bạn chưa bỏ ra một xu nào làm cả.

Câu hỏi của bạn: cho thuê dất có bằng chăn nuôi? Tôi trả lời:
cho thuê đất không thể nào bằng tự trồng cấy hay nuôi cả. Nếu
không hơn, ai người ta thuê. Thế nhưng, nghe lời Dfruit mà chăn
nuôi hay trồng trọt, thì chỉ có bán nhà đi mà trả nợ thôi. Lý
do là bốc đồng quá, đếm cua trong lỗ. Bài nào của bạn cũn vậy cả.
 
http://baobinhduong.vn/newsdetails/1247ECEF9E37/_Nuoi_luon_khong_bun_coi_chung_lo_nang_.aspx

Hi ! Chào cả nhà . Thời gian vừa qua do mình quá bận rộn cho cv triển khai Dự Án Trồng Nấm Rơm theo Mô hình Công Nghệ cao nên ít có tg lên Diễn đàn theo dõi Topic . Nhân vừa rồi có Bạn gửi cho mình đường link trên và hôm nay mình cũng có ít tg rãnh ghé qua trang mạng Agriviet xem vài chủ đề của các ACE .
Vài người và vài ý kiến thì cho rằng Ngành nghề nuôi Lươn , nhất là nuôi không bùn không mang lại hiệu quả KT cao , thậm chí còn khiến số đông bà con Nông dân , các ACE yêu thích Nông nghiệp chăn nuôi phải khốn đốn vì ngành nghề này .
Xin thưa với các Bạn , Ngành nghề chăn nuôi các loài thủy sản cao cấp như : Lươn , Cá Chạch , Cá Chình , Cá Nheo ... chính là cứu cánh cho nghề chăn nuôi thủy sản nước ta hiện nay ( Tôm , Cá Ba sa ... ) . Giả định nếu hoàn chỉnh quy trình kỷ thuật , công nghệ chăn nuôi giống như Anh bạn láng giềng TQ thì các loài này chỉ cần chiếm 10 - 20% thị phần trong lĩnh vực nuôi thủy sản cũng sẽ giúp giải quyết được biết bao công ăn việc làm , tạo thêm nhiều sản phẩm giá trị cao cho xã hội ( tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ) , trong giai đoạn khó khăn hiện nay của ngành nuôi trồng thủy sản nước ta . Chẳng qua những ý kiến trái chiều trên do chưa thông suốt những Quy Trình Kỷ Thuật , Công Nghệ mới ( cái mà hiện nay ở VN ta đang rất thiếu tư liệu ) .
Ví dụ : Ở khu vực đồng bằng sông cửu long có rất nhiều nhà máy chế biến cá Ba sa XK , nguồn phế liệu dồi giàu giá rẻ ( 3 - 5k/kg ) , Ốc bưu vàng thì 2 - 3k/kg , ... chưa kể là diện tích mặt nước trong đồng ruộng khá lớn có thể nuôi thả cá tạp ( nuôi thả lang không cần chăm sóc cho ăn thường xuyên ) . Giá Lươn nhỏ chỉ khoảng 50 - 70k/kg ( đảm bảo không phải nguồn chích điện ) , đặt hàng vài tấn cũng có ( một vài người bạn ở Cần thơ cho biết vùng Tri Tôn , An Giang có nguồn này ) . và còn rất nhiều những điều kiện thuận lợi về thời tiết , khí hậu .
Các Bạn nào mong muốn Làm ăn , Chăn nuôi thương mại những sản vật này , thì nên về những vùng đất hứa này mà triển khai mô hình . Bạn chưa tự thắng được bản thân mình ( xa rời nơi sinh trưởng , gia đình , bạn bè ... ) để đến vùng đất Địa lợi , thì làm sao thắng được trong SX Kinh Doanh trên thương trường .
Do vùng khai thác của mình thuộc địa phận Cần thơ nên sắp tới đây mình cũng sẽ triển khai một Mô hình nhỏ khoảng 5 - 10 vèo nuôi ( nuôi mùng lưới trên đồng ngập nước ) với đầy đủ Quy trình Kỷ Thuật Công Nghệ cao và mình may mắn được nắm bắt và sở hữu . Hy vọng sẽ mang lại thành công để giúp chuyển giao lại cho Bà con trong khu vực . Hãy đợi tin vui của mình .http://baobinhduong.vn/newsdetails/1247ECEF9E37/_Nuoi_luon_khong_bun_coi_chung_lo_nang_.aspx

Hi ! Chào cả nhà . Thời gian vừa qua do mình quá bận rộn cho cv triển khai Dự Án Trồng Nấm Rơm theo Mô hình Công Nghệ cao nên ít có tg lên Diễn đàn theo dõi Topic . Nhân vừa rồi có Bạn gửi cho mình đường link trên và hôm nay mình cũng có ít tg rãnh ghé qua trang mạng Agriviet xem vài chủ đề của các ACE .
Vài người và vài ý kiến thì cho rằng Ngành nghề nuôi Lươn , nhất là nuôi không bùn không mang lại hiệu quả KT cao , thậm chí còn khiến số đông bà con Nông dân , các ACE yêu thích Nông nghiệp chăn nuôi phải khốn đốn vì ngành nghề này .
Xin thưa với các Bạn , Ngành nghề chăn nuôi các loài thủy sản cao cấp như : Lươn , Cá Chạch , Cá Chình , Cá Nheo ... chính là cứu cánh cho nghề chăn nuôi thủy sản nước ta hiện nay ( Tôm , Cá Ba sa ... ) . Giả định nếu hoàn chỉnh quy trình kỷ thuật , công nghệ chăn nuôi giống như Anh bạn láng giềng TQ thì các loài này chỉ cần chiếm 10 - 20% thị phần trong lĩnh vực nuôi thủy sản cũng sẽ giúp giải quyết được biết bao công ăn việc làm , tạo thêm nhiều sản phẩm giá trị cao cho xã hội ( tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ) , trong giai đoạn khó khăn hiện nay của ngành nuôi trồng thủy sản nước ta . Chẳng qua những ý kiến trái chiều trên do chưa thông suốt những Quy Trình Kỷ Thuật , Công Nghệ mới ( cái mà hiện nay ở VN ta đang rất thiếu tư liệu ) .
Ví dụ : Ở khu vực đồng bằng sông cửu long có rất nhiều nhà máy chế biến cá Ba sa XK , nguồn phế liệu dồi giàu giá rẻ ( 3 - 5k/kg ) , Ốc bưu vàng thì 2 - 3k/kg , ... chưa kể là diện tích mặt nước trong đồng ruộng khá lớn có thể nuôi thả cá tạp ( nuôi thả lang không cần chăm sóc cho ăn thường xuyên ) . Giá Lươn nhỏ chỉ khoảng 50 - 70k/kg ( đảm bảo không phải nguồn chích điện ) , đặt hàng vài tấn cũng có ( một vài người bạn ở Cần thơ cho biết vùng Tri Tôn , An Giang có nguồn này ) . và còn rất nhiều những điều kiện thuận lợi về thời tiết , khí hậu .
Các Bạn nào mong muốn Làm ăn , Chăn nuôi thương mại những sản vật này , thì nên về những vùng đất hứa này mà triển khai mô hình . Bạn chưa tự thắng được bản thân mình ( xa rời nơi sinh trưởng , gia đình , bạn bè ... ) để đến vùng đất Địa lợi , thì làm sao thắng được trong SX Kinh Doanh trên thương trường .
Do vùng khai thác của mình thuộc địa phận Cần thơ nên sắp tới đây mình cũng sẽ triển khai một Mô hình nhỏ khoảng 5 - 10 vèo nuôi ( nuôi mùng lưới trên đồng ngập nước ) với đầy đủ Quy trình Kỷ Thuật Công Nghệ cao và mình may mắn được nắm bắt và sở hữu . Hy vọng sẽ mang lại thành công để giúp chuyển giao lại cho Bà con trong khu vực . Hãy đợi tin vui của mình .

* Mô hình VAT đã có từ khá lâu rôi , không lẽ các ao nuôi ấy hôi đầy phân gà , heo hay sao ??? Cách lý giải của anhmytran không có căn cứ .
* dt nuôi vèo lưới , hồ nuôi 2m x 3m = 6m2 có thể thả khoảng 200 lươn giống nếu thành công tốt , tỷ lệ hao hụt thấp thu được 80% thì 200 con x 350g/con x 80% = 56kg lươn thịt . Vậy 1 công ruộng có thể nuôi 80 - 100 vèo lưới , tương đương với thu hoạch 4,5 - 5,6 tấn lươn thương phẩm trong 3,5 - 4 tháng . Một năm có thể nuôi 2 - 2,5 vụ ( đồng bằng sông cửu long không bị ảnh hưởng bởi mùa đông giá lạnh ) .
Hiện nay 1 công ruộng bà con cho thuê có 3 triệu/năm . Vậy cho thuê đất sao có lợi bằng chăn nuôi anhmytran nhỉ .
* Các loài cá tạp , ốc bưu thả bên ngoài vèo lưới ngoài việc sẽ xử lý hết sạch số lượng chất thảy của lươn , theo định kỳ 5 -7 ngày ta còn phải cung cấp thêm thực phẩm thô cho chúng nữa mà ( không thì chúng sẽ không lớn , mập ) . tất nhiên phải có công thức cho từng mật độ : bao nhiêu vèo , thì cần bao nhiêu kg cá giống , ốc , cây thủy sinh ( rau muống , lục bình ) . Cái này thì trong tư liệu đều có liệt kê cả chứ không phải chỉ nói chung chung đâu .
* Còn một vấn đề này cũng khá quan trọng , mình là dân ngoại đạo , chưa từng nuôi trồng thủy sản , nên không thể đưa ra giả thuyết cho mô hình như anhmytran nói , và mình cũng không tư lợi gì từ chủ đề này ( bán giống , thực phẩm , thuốc men ... ), cái này là sự copy có chọn lọc những mô hình thực tế hoàn toàn thật từ Anh bạn láng giềng TQ , đưa ra để ACE và bà con có thêm kiến thức và lựa chọn cho mình một mô hình phù hợp nhất thôi .
Bác vào xử lý vụ dòi tiếp đê :( Ẩn cư lâu quá đới bác ak.
 
Bác vào xử lý vụ dòi tiếp đê : ( Ẩn cư lâu quá đới bác ak.

Hi..hi... Mình không phải ẩn cư đâu mà là do quá bận rộn cho cv của Dự án thôi . Về chủ đề sử dụng công nghệ cao nuôi giòi , trùn làm thức ăn cho gia súc , gia cầm , thủy sản ( nuôi Lươn ... ) , thì minh rất tâm huyết , nhưng không thể phân thân như Tôn Ngô Không để có thể cùng một lúc làm được nhiều việc ở nhiều nơi khác nhau ( nơi có lợi thế về điều kiện tự nhiên và xã hội ) . Sắp tới đây khi thử nghiệm mô hình nuôi Lươn ở Nông Trường Sông Hậu ( là nơi mình đang triển khai Dự Án Trồng Nấm rơm theo mô hình Công Nghệ cao ) , mình sẽ khảo nghiệm luôn cả mô hình nuôi giòi , Trùn làm thức ăn cho Lươn ( vì có sẳn lực lượng nhân công ) , mặc dù theo điều kiện tự nhiên và xã hội thì nơi đây nguồn thực phẩm cho nuôi Lươn hiện đang rất dồi dào giá rẻ ( Mô hình này chỉ hiệu quả cao cho vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên ). Khi khảo nghiệm thành công mình sẽ mời các ACE của Agriviet đến tham quan chia sẽ và đồng thời hướng dẫn chuyển giao công nghệ miễn phí hết cho những ai yêu thích Nông Nghiệp Công nghệ cao .

* Bạn lý luận hay lắm, nhưng lý luận cho người khác nghe, chứ bản thân bạn chưa bỏ ra một xu nào làm cả.
Ban anhmytran này , chẳng qua Bạn chưa biết đó thôi , mình đã cất công đi tìm kiếm những anh em có tâm huyết và đồng thời hứa bỏ vốn + hướng dẫn cho họ làm thế mà còn chưa có người nhận đấy ( chẳng qua vấn đề kế sinh nhai hiện tại của mổi AE ) . Vì vậy phải chính mình tự làm thôi . Bởi chúng quá xa lạ , mới mẻ so với Nông Nghiệp truyền thống của xứ mình .
Đất nước này , Xã hội này , ai trong mỗi chúng ta cũng đều nợ người Nông dân quá nhiều ( trong quá khứ lẫn hiện tại ) , Phải làm một vài việc gì đó để trả nợ chứ !!!

* Thế nhưng, nghe lời Dfruit mà chăn nuôi hay trồng trọt, thì chỉ có bán nhà đi mà trả nợ thôi. Lý do là bốc đồng quá
Một vài bạn thân trên diễn đàn đều biết , mình phải kêu bán bớt căn nhà đang cho thuê để lấy vốn triển khai các Dự án , vì làm Nông Nghiệp Công Nghệ cao luôn cần số vốn tương đối lớn . Nhưng là Bán nhà nhỏ để có hy vọng mua lại Biệt thự đẹp , Nhà lầu cao sang chứ không phải bán để trả nợ đâu nghen .
Còn nói bốc đồng ư ! thì thú thật với Bạn không phải vậy đâu . Tính mình do quá cẩn trọng nên các chương trình phải Nghiên cứu , tính toán kéo dài đến 6 năm đằng đẳng . Nội công sức , tiền của ( chi phí đi khảo sát thực địa , gửi mẩu phân tích , nhờ dịch thuật , ngoại giao ... ) cho từng ấy năm thì có đến vài trăm triệu đấy . Thế thì sao gọi là bốc đồng nhĩ ???
 


Back
Top