Thảo luận Chặt cây rừng, thu hoạch quả non bán cho thương lái Trung Quốc

  • Thread starter Xuan Vu
  • Ngày gửi
Hàng trăm người dân đổ về huyện Sơn Hà, Tây Trà và Sơn Tây (Quảng Ngãi) triệt hạ cây rừng phòng hộ để thu hoạch ươi đang còn tươi, non.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Tạ Tiến, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Sơn Hà cho biết, nhiều ngày qua, hàng trăm người dân đổ xô về các khu rừng phòng hộ ở các xã Sơn Kỳ, Sơn Thượng, Sơn Bao, Sơn Nham (huyện Sơn Hà) và các xã Trà Thọ, Trà Xinh (huyện Tây Trà) triệt hạ cây ươi để lấy hạt bán cho thương lái.

19-6-Anh-1-Tan-nat-rung-phong-1702-5121-1403148115.jpg

Rừng phòng hộ miền Trung đang bị tàn phá do người dân thu hoạch ươi bán cho thương lái Trung Quốc. Ảnh:T.Đăng.

"Hạt kiểm lâm huyện phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Thạch Nham kiểm tra, phát hiện 13 cây ươi cổ thụ ở khu vực rừng đầu nguồn xã Sơn Trung và Sơn Kỳ bị chặt hạ", ông Tiến lo ngại.

Theo người dân địa phương, do hạt ươi thu hoạch bán cho thương lái có giá cao nên nhiều người đã bỏ nương rẫy, đổ xô vào rừng phòng hộ thu hoạch ươi. Mỗi kg hạt ươi tươi bán tại rừng khoảng 50.000 đồng, hạt ươi khô bán với giá hơn 200.000 đồng.

"Những năm trước, đến mùa thu hoạch người dân chỉ thu lượm hạt rơi dưới gốc mang về bán. Giờ đây do thương lái Trung Quốc mua cả hạt non với giá cao nên một số người đã mang cưa máy hạ cây để thu hoạch", ông Hà, người dân xã Sơn Kỳ thu hoạch ươi cho biết.

Ông Đặng Ngọc Dũng, Bí thư Huyện ủy Sơn Hà cũng lo ngại thương lái mua cả quả ươi non với giá cao khiến người dân vào rừng thu hoạch theo kiểu triệt hạ cây. Huyện đã ban hành văn bảnnghiêm cấm mọi hành vi khai thác, vận chuyển, mua bán, tiêu thụ trái phép nhằm ngăn chặn tình trạng xâm hại tài nguyên rừng.

19-6-Anh-2-Tan-nat-rung-phong-9757-9563-1403148115.jpg

Hạt quả ươi khô bán cho thương lái Trung Quốc với giá hơn 200.000 đồng mỗi ký. Ảnh:T.Đăng.

Tại huyện miền núi Sơn Tây, trung bình mỗi ngày có 200 đến 300 người dân đến từ nhiều địa phương vào các khu rừng phòng hộ xã Sơn Tân, Sơn Màu, Sơn Tinh và Sơn Lập đốn hạ cây ươi để thu hoạch lấy hạt.

Thượng tá Trần Minh Thành, Phó Công an huyện Sơn Tây cho biết thêm, mặc dù Công an huyện phối hợp với lực lượng kiểm lâm nhiều lần tổ chức truy quét thế nhưng tình trạng phá rừng phòng hộ thu hoạch ươi vẫn diễn ra. "Qua điều tra, chúng tôi xác định nguyên nhân người dân phá rừng phòng hộ để thu hoạch ươi do thương lái Trung Quốc thu mua quả ươi non với giá cao hơn", ông Thành cho hay.

Cây ươi có tên khoa học là Sterclia lyhnophora, chỉ mọc chủ yếu ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Theo y học cổ truyền, quả ươi có vị ngọt, tính mát, thông độc, đi vào kinh phế, tác dụng làm trong tiếng.

Quả ươi dùng chữa trị các trường hợp bị đau họng, ho khan, chảy máu cam, khàn tiếng, mất tiếng, họng sưng đỏ và đau. Cách dùng thường là ngâm quả vào nước sôi cho nở ra rồi dùng.

Trí TínĐúng là một kiểu làm ăn ngông cuồng. Từ đây những thành phần khác mới gọi người dân là thành phần thiếu học.
Cây cho trái và giữ môi trường trong sạch, ăn trái được rồi, sao lại đốn hạ cả cây lấy trái non đem bán. Potay
 


Dân mình còn khổ lắm, việc một số người vào rừng thu hoạch bằng cách đốn hạ cây thì đúng là không thể chấp nhận nhưng bên cạnh củng có rất nhiều người thu hoạch bằng cách bắt giàn hái quả và nhặt quả chín rụng về bán lo cho cuộc sống gia đình còn rất khốn khổ của họ, việc nghiêm cấm mọi hành vi khai thác, vận chuyển, mua bán, tiêu thụ quả ươi là rất phí nguồn tài nguyên rừng vì khi quả chín rụng nếu người dân không nhặt bán thì quả sẽ hỏng, quản lý chặt rừng là của ông kiểm lâm, chỉ toàn quản ko được thì cấm tuốt.
 
Dân Quảng ngỡi mình những người có chí tiến thủ thì đã rời bỏ quê gần hết để làm ăn, lập nghiệp và không ít người đã thành công. Còn lại hầu hết thì....... khó nói quá :(
 
dân ta còn nghèo khổ quá. họ phá rừng cũng vì miếng cơm thôi. ta ngồi đây cũng đừng ích kỷ mà lên án họ. tôi hỏi giả giử nhà các bạn đang ở cạnh rừng, con bạn khóc khát sữa, vợ bán hết tiền mua gạo. thì các bạn chọn bảo vệ rừng bảo về môi trường hay các bạn chặt cây bán lấy tiền mua gạo mắm cho vợ con bạn. muốn dân ta bảo vệ rừng hãy tạo cho họ có công ăn việc làm có thu nhập cao hơn việc phá rừng, tôi đảm bảo chẳng ai muốn cực nhọc vào rừng làm gì. nếu các bạn đã từng vào rừng và chứng kiến cảnh người dân phải leo lên tận núi cao, cày cuốc đất đá mới trồng được hạt bắp, củ mì... thì mới thấy người dân khổ như thế nào.trích lời ông nhà báo "Đúng là một kiểu làm ăn ngông cuồng. Từ đây những thành phần khác mới gọi người dân là thành phần thiếu học.
Cây cho trái và giữ môi trường trong sạch, ăn trái được rồi, sao lại đốn hạ cả cây lấy trái non đem bán. Potay"
ông học cao đến đâu mà ngồi đó phán. nhà báo là học cao lắm rồi hả??? ông chỉ hơn những người dân ngèo khổ kia ở chỗ ông có cái ăn thôi. đừng có ngồi bàn giấy mà mang tư tưởng đi áp đặt cho nơi khác.
 
Tôi cũng bó tay với ông nhà báo này luôn. Dám nói dân thất học, chỉ có học 1 chút thoi, người ta đi làm nhà báo hết rồi, :Bash:
 
bọn này bắt đem chém hết ...!

Sao lại nỡ nói câu đó bác ? Nhìn avata hình như bác đang Thiền ???????????????
Cho Ngọc này hỏi nhỏ một câu : bác đang theo trường phái nào vậy ?
Việc làm của bà con nhìn thấy là sai, nhưng cái sai đó cần nhìn vào chiều sâu của nó để giải quyết vấn đề.
 

bọn này bắt đem chém hết ...!
tay thi niem phat mieng thi khau xa`
Hàng trăm người dân đổ về huyện Sơn Hà, Tây Trà và Sơn Tây (Quảng Ngãi) triệt hạ cây rừng phòng hộ để thu hoạch ươi đang còn tươi, non.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Tạ Tiến, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Sơn Hà cho biết, nhiều ngày qua, hàng trăm người dân đổ xô về các khu rừng phòng hộ ở các xã Sơn Kỳ, Sơn Thượng, Sơn Bao, Sơn Nham (huyện Sơn Hà) và các xã Trà Thọ, Trà Xinh (huyện Tây Trà) triệt hạ cây ươi để lấy hạt bán cho thương lái.

19-6-Anh-1-Tan-nat-rung-phong-1702-5121-1403148115.jpg

Rừng phòng hộ miền Trung đang bị tàn phá do người dân thu hoạch ươi bán cho thương lái Trung Quốc. Ảnh:T.Đăng.

"Hạt kiểm lâm huyện phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Thạch Nham kiểm tra, phát hiện 13 cây ươi cổ thụ ở khu vực rừng đầu nguồn xã Sơn Trung và Sơn Kỳ bị chặt hạ", ông Tiến lo ngại.

Theo người dân địa phương, do hạt ươi thu hoạch bán cho thương lái có giá cao nên nhiều người đã bỏ nương rẫy, đổ xô vào rừng phòng hộ thu hoạch ươi. Mỗi kg hạt ươi tươi bán tại rừng khoảng 50.000 đồng, hạt ươi khô bán với giá hơn 200.000 đồng.

"Những năm trước, đến mùa thu hoạch người dân chỉ thu lượm hạt rơi dưới gốc mang về bán. Giờ đây do thương lái Trung Quốc mua cả hạt non với giá cao nên một số người đã mang cưa máy hạ cây để thu hoạch", ông Hà, người dân xã Sơn Kỳ thu hoạch ươi cho biết.

Ông Đặng Ngọc Dũng, Bí thư Huyện ủy Sơn Hà cũng lo ngại thương lái mua cả quả ươi non với giá cao khiến người dân vào rừng thu hoạch theo kiểu triệt hạ cây. Huyện đã ban hành văn bảnnghiêm cấm mọi hành vi khai thác, vận chuyển, mua bán, tiêu thụ trái phép nhằm ngăn chặn tình trạng xâm hại tài nguyên rừng.

19-6-Anh-2-Tan-nat-rung-phong-9757-9563-1403148115.jpg

Hạt quả ươi khô bán cho thương lái Trung Quốc với giá hơn 200.000 đồng mỗi ký. Ảnh:T.Đăng.

Tại huyện miền núi Sơn Tây, trung bình mỗi ngày có 200 đến 300 người dân đến từ nhiều địa phương vào các khu rừng phòng hộ xã Sơn Tân, Sơn Màu, Sơn Tinh và Sơn Lập đốn hạ cây ươi để thu hoạch lấy hạt.

Thượng tá Trần Minh Thành, Phó Công an huyện Sơn Tây cho biết thêm, mặc dù Công an huyện phối hợp với lực lượng kiểm lâm nhiều lần tổ chức truy quét thế nhưng tình trạng phá rừng phòng hộ thu hoạch ươi vẫn diễn ra. "Qua điều tra, chúng tôi xác định nguyên nhân người dân phá rừng phòng hộ để thu hoạch ươi do thương lái Trung Quốc thu mua quả ươi non với giá cao hơn", ông Thành cho hay.

Cây ươi có tên khoa học là Sterclia lyhnophora, chỉ mọc chủ yếu ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Theo y học cổ truyền, quả ươi có vị ngọt, tính mát, thông độc, đi vào kinh phế, tác dụng làm trong tiếng.

Quả ươi dùng chữa trị các trường hợp bị đau họng, ho khan, chảy máu cam, khàn tiếng, mất tiếng, họng sưng đỏ và đau. Cách dùng thường là ngâm quả vào nước sôi cho nở ra rồi dùng.

Trí TínĐúng là một kiểu làm ăn ngông cuồng. Từ đây những thành phần khác mới gọi người dân là thành phần thiếu học.
Cây cho trái và giữ môi trường trong sạch, ăn trái được rồi, sao lại đốn hạ cả cây lấy trái non đem bán. Potay
an noi ngon cuong the' ma lam` viec an luong ak , ai ma thue anh lam chat cung thieu hoc
 
Gốc của mọi vấn đề là sao cứ cho thương lái Trung Quốc mua bán tự do như vậy? Chúng mua quả non, để đứng đằng sau phá hoại môi trường và kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp của chúng ta.
Những trường hợp này người dân thậm chí còn không biết họ bán đi thì quả đó để làm gì, họ chỉ biết đổi được lấy tiền thì họ làm. Kiểm lâm thay vì cấm thì hãy cho họ hiểu vấn đề thì tốt hơn. Còn cấm thì những quả già người ta ko nhặt cũng phí nguồn tài nguyên?
Còn lạ gì trò này mà lại đổ lỗi cho người dân?
Đây là ý kiến và hiểu biết theo cá nhân em.Có khả năng cái bọn thu mua này nó còn xúi người dân chặt cây. Bọn TQ vốn dĩ nó thâm ngầm nham hiểm mà.
Cấm xong thì nó lại xoay sang sản phẩm khác để phá hoại, rồi cứ đợi đến lúc nhìn thấy phá gần hết rồi mới cấm thế này thì đi vuốt đuôi bọn TQ thôi :(((
Người mình cứ đi làm khổ mình, phạt, cấm các kiểu toàn phạt người mình. Người TQ nó đứng ngoài nó cười.
 
Sao lại nỡ nói câu đó bác ? Nhìn avata hình như bác đang Thiền ???????????????
Cho Ngọc này hỏi nhỏ một câu : bác đang theo trường phái nào vậy ?
Việc làm của bà con nhìn thấy là sai, nhưng cái sai đó cần nhìn vào chiều sâu của nó để giải quyết vấn đề.
Tu hình thức thì dễ thôi bác ơi, nhắm mắt khoanh chân, mồm nam mô nam mô... nhìn có vẻ giống tu lắm, nhưng có thực hiệu quả với "núi trong lòng" hay ko thì khó nói lắm. Thời mạt pháp mà, ma cũng đóng vai Phật. Giờ vào chùa mấy ông sư cọ ma là chính đấy chứ Phật đâu ra. Nghĩ buồn nhưng cái gì cũng có lúc thịnh lúc suy thôi.
 
Cho mình hỏi Có bác nào trồng cây ươi chưa nhỉ?Giờ Định ươm vài trăm cây trồng mà chưa có kinh nghiệm trồng cây này.Bác nào biết giúp với.
 
Tính lâu dài ............ Cái này OK đấy nha
Cho mình hỏi Có bác nào trồng cây ươi chưa nhỉ?Giờ Định ươm vài trăm cây trồng mà chưa có kinh nghiệm trồng cây này.Bác nào biết giúp với.
 
Có trồng rồi @mrhai :
Cùng một giống tôi lấy tại Quảng ngãi nhưng người bạn trồng tại Nam cát tiên thì 6 năm có trái, liên tục năm nào cũng có trái chỉ năm ít năm nhiều thôi. Còn tôi trồng tại Quảng ngãi thì 11 năm nó mới có trái và 3 năm sau mới có trái lại.
 
Cho mình hỏi Có bác nào trồng cây ươi chưa nhỉ?Giờ Định ươm vài trăm cây trồng mà chưa có kinh nghiệm trồng cây này.Bác nào biết giúp với.

Trồng xong đến lúc thu hoạch nó ko mua nữa, đến lúc đó ko ai chia buồn cùng bác đâu hi hi
 
Trồng xong đến lúc thu hoạch nó ko mua nữa, đến lúc đó ko ai chia buồn cùng bác đâu hi hi
Không sao ,,,,,,, hạt ươi là thức uống ngon bổ mà, Việt Nam ta ai cũng thích. Một năm chỉ có 1 mùa thôi, có lẻ không ứ đọng đâu, vì hạt ươi để dành được lâu mà
 
Không sao ,,,,,,, hạt ươi là thức uống ngon bổ mà, Việt Nam ta ai cũng thích. Một năm chỉ có 1 mùa thôi, có lẻ không ứ đọng đâu, vì hạt ươi để dành được lâu mà
Em thích cách nói của bác. Em cũng luôn tâm niệm là: đầu tư cái gì thì nhìn vào giá trị sử dụng của nó trước tiên, nếu giá trị sử dụng của nó bền, thì ta có thể sống bền với nó, chẳng sợ ai. Nếu nó tốt thì ở đâu cũng sẽ cần nó, thị trường chỉ là cái bề nổi, quan trọng là mình sống vui với những gì mình làm.
Còn nếu chỉ nhìn vào giá trị kinh tế, thì sẽ chết theo giá trị kinh tế mà thôi.
Hy vọng còn nhiều người như bác để nông nghiệp và lâm nghiệp, thuốc quý... của Việt Nam bền vững.
 
Trồng xong đến lúc thu hoạch nó ko mua nữa, đến lúc đó ko ai chia buồn cùng bác đâu hi hi
Ai từng tìm hiểu về loại trái này thì đều biết nó có giá trị sử dụng cách đây hàng trăm năm rồi nhưng nó không ồ ạc như mấy năm gần đây. Ngày trước đồng bào chỉ nhặt ươi bay để đổi gạo chứ không hạ nguyên cây vì trái ươi non (ươi sô) không ai mua. Từ khi Trung quốc mua cả trái non thì mới có hiện tượng chặt nguyên cây.
Loại cây này có đặc điểm là khoản 3 năm là được mùa một năm và 9 năm nó rộ một năm. Tính theo chu kỳ đó thì năm nay là năm ươi được mùa nhất. Và một điều mà ta thấy ươi bán nhan nhãn trên các diễn đàn là năm nay Trung quốc ngưng mua...Có một vài người TQ mua đi bán lại lòng vòng chứ ươi chưa xuất đi nên lượng hàng tồn đọng nhiều. Giá ươi rớt từ khoản nửa triệu một kg giờ đôi chỗ còn chưa đến 100 ngàn...
Các mối mua bán truyền thống về loại trái này họ chỉ mua ươi bay và năm nay họ vẫn thu mua bình thường. Họ không mua ươi sô vì nó không có giá trị về dược liệu. Nói lên điều này tôi không có ý cổ súy cho việc trồng ươi nhưng để nhìn nhận một điều nó không phải là cây phong trào như mọi người nghĩ.
20 năm trước tôi ươm cây này cho bạn trồng thiên về sưu tầm và mang tính phong thủy chứ không tính về kinh tế. Những cây còn lại tôi trồng ở quê là cho có thôi, cũng không quan tâm chăm sóc, tự nó lớn nên cũng không có kinh nghiệm gì để chia sẽ.
Tôi biết có một người đang ươm loại cây này....sau này người đó đăng đàn chúng ta sẽ thảo luận nhiều hơn !
 


Back
Top