Nuôi lươn: Hiệu quả cao khi sử dụng thức ăn công nghiệp

Gần đây, được sự hỗ trợ vốn từ nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bình Dương, nhiều nông dân ở xã An Sơn, TX.Thuận An đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình nuôi lươn không bùn cho giá trị kinh tế cao.

Trước đây, nếu muốn nuôi lươn thịt trong các hồ xi măng thì phải vét bùn dưới kênh rạch hoặc sử dụng thân cây chuối cho vào hồ nuôi để làm nơi trú ngụ cho lươn. Với cách nuôi này, khu vực bể nuôi lươn luôn bốc mùi tanh hôi ô nhiễm môi trường xung quanh. Để góp phần tạo cho môi trường trong sạch, không gây ô nhiễm; đặc biệt, góp phần vào thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chung tay xây dựng nông thôn mới của xã An Sơn.
Anh Lê Đình Ngọc Sơn là người nuôi lươn không bùn đầu tiên ở xã An Sơn và sau thời gian thực hiện mô hình này thành công anh Sơn danh dự được UBND tỉnh Bình Dương trao tặng 2 Bằng khen vì những thành tích của anh.

Trước đây anh Sơn chăn nuôi heo nhưng không hiệu quả do giá cả không ổn định và hay bị dịch bệnh. Trong thời gian này anh Sơn đã đi tham quan nhiều nơi để tìm kiếm, học hỏi nhiều mô hình chăn nuôi mới. Sau nhiều chuyến tham quan anh đã mạnh dạn chọn mô hình nuôi lươn không bùn để đầu tư. Tận dụng những dãy chuồng heo sẵn có anh Sơn đã sửa chữa để nuôi lươn vừa tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng bể nuôi, vừa tận dụng được mặt bằng và cơ sở hạ tầng sẵn có. Hồ nuôi lươn được lót gạch tàu, các vách tường xung quanh cũng được lát gạch tàu nhưng chỉ lát gạch từ sàn chuồng lên 40cm. Sàn chuồng được thiết kế tạo độ dốc nghiêng về một góc chuồng, tại vị trí thấp nhất anh đặt một cống thoát nước để dễ dàng thay nước cho lươn. Để tạo nơi trú ngụ cho lươn anh đóng các tấm vạt bằng cây le có hình dáng như vạt giường ngủ, kích thước mỗi tấm vạt là 2m x 1,2m các thanh cây le trên tấm vạt cách nhau khoảng 10 cm. Cứ 3 tấm vạt chồng lên nhau và mỗi tấm vạt kê cách nhau từ 5 - 10cm sẽ được cho vào hồ để lươn chui rúc vào. Các thanh cây le của tấm vạt trên cùng được chằng buột bằng các sợi dây nylon song song với nhau và cách nhau từ 3 - 5cm. Các sợi dây nylon này là nơi đặt thức ăn cho lươn, mỗi ngày cho lươn ăn một lần vào một giờ nhất định, lượng thức ăn khoảng 3-5% trọng lượng đàn lươn, lúc đầu cho ăn ít để thức ăn không dư thừa làmảnh hưởng đến môi trường và chất lượng nước, sau đó sẽ điều chỉnh lại lượng thức ăn cho phù hợp. Sau khi lươn ăn xong, khoảng 2 - 3 giờ sau sẽ thay nước cho lươn bằng cách tháo nước cũ trong hồ ra (không nên thay nước sớm vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của lươn), cấp nước mới vào, nguồn nước cấp vào có thể từ nước sông hoặc nước giếng, nước cung cấp cho bể nuôi phải sạch, không nhiễm khuẩn để tránh lây lan mầm bệnh cho lươn. Mực nước trong hồ duy trì khoảng 30 cm là vừa. Phần lớn lươn chui rúc vào các tấm vạt le, một số khác phân bố rải rác trong hồ.
Anh Sơn cho biết nuôi lươn theo phương pháp này mật độ nuôi khoảng 100kg lươn giống cho 6m2nền hồ, mỗi kg lươn giống khoảng 30 con. Khi còn nhỏ phải tách lươn cùng kích thước nuôi chung hồ để khả năng tranh mồi như nhau giúp cho lươn phát triển đồng đều và dễ dàng chăm sóc. Sau 5 đến 6 tháng nuôi sẽ thu hoạch lươn bán thịt. Mỗi kg thịt lươn cần phải tiêu tốn 1.5 kg thức ăn công nghiệp, trung bình nếu nuôi 100kg lươn giống sẽ cho thu hoạch được 700kg lươn thịt.Ông Sơn cho biết đợt nuôi vừa qua ông mua 500 kg lươn giống, giá lươn giống ông mua là 270.000 đồng một kg và khi xuất bán giá lươn thịt là 140.000đ/kg, sau khi trừ chi phí anh thu về gần 250 triệu đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm và tính hiệu quả của cách nuôi lươn không bùn, anh Sơn cho biết, mô hình nuôi lươn này cho phép một năm có 2 lần thu hoạch. Để có những con lươn khỏe mạnh, khâu quan trọng nhất là chọn giống. “Giống lươn tự nhiên bao giờ cũng khỏe hơn giống lươn nhân tạo mặc dù thời gian đầu khi thả nuôi, do môi trường thuần dưỡng trong bể nuôi khác với môi trường tự nhiên nên lươn tự nhiên sẽ bị chết khoảng 60%. Tuy vậy, số lươn tự nhiên còn sống sẽ rất khỏe mạnh và ít bệnh…”, anh Sơn nói.
15656682762_2063865c98_o.jpg

lv3efGk.jpg

eZZrWM.jpg

Trong quá trình chăm sóc, cũng cần phát hiện, phân loại lươn bệnh. Những con bị bệnh thường nằm riêng một mình hay trên mình xuất hiện những đốm đỏ nhỏ… Ngoài ra, nuôi lươn cũng cần cho ăn đúng giờ; thức ăn của lươn đa số người nuôi đều sử dụng cá tạp xay nhỏ nhưng anh Sơn sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp. Khi chúng tôi hỏi: “Được biết, anh đã sử dụng TĂCN để nuôi lươn. Tại sao anh lại chọn phương pháp này? Những lợi ích của việc cho ăn TĂCN này như thế nào?” Anh Sơn chia sẻ:“Trước kia tôi nuôi lươn cũng thường cho ăn thức ăn chính là cá tạp xay nhuyễn, nhưng sau 1 vụ nuôi tôi nhận thấy nguồn cá tạp giá cả không ổn định và có những lúc cá tạp khan hiếm nên tôi quyết định cho lươn ăn thức ăn công nghiệp. Thức ăn công nghiệp có những lợi ích là: giá cả và nguồn thức ăn ổn định, không gây ô nhiễm môi trường, không cần phải mua tủ đông, không cần phải mua máy xay nên không phải tốn thêm chi phí tiền điện. Đặc biệt là hệ số tiêu tốn của thức ăn công nghiệp thấp hơn so với thức ăn tươi sống (Thức ăn công nghiệp đạt 1.5; thức ăn tươi sống đạt 4.5) sẽ làm tăng lợi nhuận khi thu hoạch”.
Một khi người nông dân nắm vững kỹ thuật nuôi lươn không bùn cho ăn bằng thức ăn công nghiệp thì đây là một mô hình chăn nuôi cho giá trị kinh tế cao cần nhân rộng.
Cẩm Nhung(Hội Nông Dân xã An Sơn)
 


các con vậy cứ đua nhau nuôi bằng cn thì lại đi đến chỗ phá sản .thị trường chẳng ai thèm dùng
 
Gần đây, được sự hỗ trợ vốn từ nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bình Dương, nhiều nông dân ở xã An Sơn, TX.Thuận An đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình nuôi lươn không bùn cho giá trị kinh tế cao.

Trước đây, nếu muốn nuôi lươn thịt trong các hồ xi măng thì phải vét bùn dưới kênh rạch hoặc sử dụng thân cây chuối cho vào hồ nuôi để làm nơi trú ngụ cho lươn. Với cách nuôi này, khu vực bể nuôi lươn luôn bốc mùi tanh hôi ô nhiễm môi trường xung quanh. Để góp phần tạo cho môi trường trong sạch, không gây ô nhiễm; đặc biệt, góp phần vào thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chung tay xây dựng nông thôn mới của xã An Sơn.
Anh Lê Đình Ngọc Sơn là người nuôi lươn không bùn đầu tiên ở xã An Sơn và sau thời gian thực hiện mô hình này thành công anh Sơn danh dự được UBND tỉnh Bình Dương trao tặng 2 Bằng khen vì những thành tích của anh.

Trước đây anh Sơn chăn nuôi heo nhưng không hiệu quả do giá cả không ổn định và hay bị dịch bệnh. Trong thời gian này anh Sơn đã đi tham quan nhiều nơi để tìm kiếm, học hỏi nhiều mô hình chăn nuôi mới. Sau nhiều chuyến tham quan anh đã mạnh dạn chọn mô hình nuôi lươn không bùn để đầu tư. Tận dụng những dãy chuồng heo sẵn có anh Sơn đã sửa chữa để nuôi lươn vừa tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng bể nuôi, vừa tận dụng được mặt bằng và cơ sở hạ tầng sẵn có. Hồ nuôi lươn được lót gạch tàu, các vách tường xung quanh cũng được lát gạch tàu nhưng chỉ lát gạch từ sàn chuồng lên 40cm. Sàn chuồng được thiết kế tạo độ dốc nghiêng về một góc chuồng, tại vị trí thấp nhất anh đặt một cống thoát nước để dễ dàng thay nước cho lươn. Để tạo nơi trú ngụ cho lươn anh đóng các tấm vạt bằng cây le có hình dáng như vạt giường ngủ, kích thước mỗi tấm vạt là 2m x 1,2m các thanh cây le trên tấm vạt cách nhau khoảng 10 cm. Cứ 3 tấm vạt chồng lên nhau và mỗi tấm vạt kê cách nhau từ 5 - 10cm sẽ được cho vào hồ để lươn chui rúc vào. Các thanh cây le của tấm vạt trên cùng được chằng buột bằng các sợi dây nylon song song với nhau và cách nhau từ 3 - 5cm. Các sợi dây nylon này là nơi đặt thức ăn cho lươn, mỗi ngày cho lươn ăn một lần vào một giờ nhất định, lượng thức ăn khoảng 3-5% trọng lượng đàn lươn, lúc đầu cho ăn ít để thức ăn không dư thừa làmảnh hưởng đến môi trường và chất lượng nước, sau đó sẽ điều chỉnh lại lượng thức ăn cho phù hợp. Sau khi lươn ăn xong, khoảng 2 - 3 giờ sau sẽ thay nước cho lươn bằng cách tháo nước cũ trong hồ ra (không nên thay nước sớm vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của lươn), cấp nước mới vào, nguồn nước cấp vào có thể từ nước sông hoặc nước giếng, nước cung cấp cho bể nuôi phải sạch, không nhiễm khuẩn để tránh lây lan mầm bệnh cho lươn. Mực nước trong hồ duy trì khoảng 30 cm là vừa. Phần lớn lươn chui rúc vào các tấm vạt le, một số khác phân bố rải rác trong hồ.
Anh Sơn cho biết nuôi lươn theo phương pháp này mật độ nuôi khoảng 100kg lươn giống cho 6m2nền hồ, mỗi kg lươn giống khoảng 30 con. Khi còn nhỏ phải tách lươn cùng kích thước nuôi chung hồ để khả năng tranh mồi như nhau giúp cho lươn phát triển đồng đều và dễ dàng chăm sóc. Sau 5 đến 6 tháng nuôi sẽ thu hoạch lươn bán thịt. Mỗi kg thịt lươn cần phải tiêu tốn 1.5 kg thức ăn công nghiệp, trung bình nếu nuôi 100kg lươn giống sẽ cho thu hoạch được 700kg lươn thịt.Ông Sơn cho biết đợt nuôi vừa qua ông mua 500 kg lươn giống, giá lươn giống ông mua là 270.000 đồng một kg và khi xuất bán giá lươn thịt là 140.000đ/kg, sau khi trừ chi phí anh thu về gần 250 triệu đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm và tính hiệu quả của cách nuôi lươn không bùn, anh Sơn cho biết, mô hình nuôi lươn này cho phép một năm có 2 lần thu hoạch. Để có những con lươn khỏe mạnh, khâu quan trọng nhất là chọn giống. “Giống lươn tự nhiên bao giờ cũng khỏe hơn giống lươn nhân tạo mặc dù thời gian đầu khi thả nuôi, do môi trường thuần dưỡng trong bể nuôi khác với môi trường tự nhiên nên lươn tự nhiên sẽ bị chết khoảng 60%. Tuy vậy, số lươn tự nhiên còn sống sẽ rất khỏe mạnh và ít bệnh…”, anh Sơn nói.
15656682762_2063865c98_o.jpg

lv3efGk.jpg

eZZrWM.jpg

Trong quá trình chăm sóc, cũng cần phát hiện, phân loại lươn bệnh. Những con bị bệnh thường nằm riêng một mình hay trên mình xuất hiện những đốm đỏ nhỏ… Ngoài ra, nuôi lươn cũng cần cho ăn đúng giờ; thức ăn của lươn đa số người nuôi đều sử dụng cá tạp xay nhỏ nhưng anh Sơn sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp. Khi chúng tôi hỏi: “Được biết, anh đã sử dụng TĂCN để nuôi lươn. Tại sao anh lại chọn phương pháp này? Những lợi ích của việc cho ăn TĂCN này như thế nào?” Anh Sơn chia sẻ:“Trước kia tôi nuôi lươn cũng thường cho ăn thức ăn chính là cá tạp xay nhuyễn, nhưng sau 1 vụ nuôi tôi nhận thấy nguồn cá tạp giá cả không ổn định và có những lúc cá tạp khan hiếm nên tôi quyết định cho lươn ăn thức ăn công nghiệp. Thức ăn công nghiệp có những lợi ích là: giá cả và nguồn thức ăn ổn định, không gây ô nhiễm môi trường, không cần phải mua tủ đông, không cần phải mua máy xay nên không phải tốn thêm chi phí tiền điện. Đặc biệt là hệ số tiêu tốn của thức ăn công nghiệp thấp hơn so với thức ăn tươi sống (Thức ăn công nghiệp đạt 1.5; thức ăn tươi sống đạt 4.5) sẽ làm tăng lợi nhuận khi thu hoạch”.
Một khi người nông dân nắm vững kỹ thuật nuôi lươn không bùn cho ăn bằng thức ăn công nghiệp thì đây là một mô hình chăn nuôi cho giá trị kinh tế cao cần nhân rộng.
Cẩm Nhung(Hội Nông Dân xã An Sơn)
Em ở thái nguyên muốn mua giống tốt và đạt hiệu quả cao thì mua ở chỗ nào thái nguyên là tốt nhất ạ
 


Back
Top