Bệnh Đầu Đen ở gà

  • Thread starter TrạiGàGiữaThànhPhố
  • Ngày gửi
PGS-TS LÊ VĂN NĂM
Bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm, bệnh đầu đen, bệnh kén ruột thừa ở gà

(Hepato-Enteritis Gallinarum, Black head, Histomonosis Aivum)

1. Giới thiệu

Bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm có tên khoa học là Hepato-enteritis hay còn gọi là bệnh đầu đen- Black head, hay bệnh Histomonosis avium. Đây là bệnh ký sinh trùng mới được PGS.TS Lê Văn Năm phát hiện ở Việt Nam năm 2010. do một loại đơn bào Histomonas Meleagridis gây ra, làm thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gà thả vườn bởi bệnh gây chết lên tới 80% số gà nuôi.

rez_49_1327392077.img.jpg


2. Nguyên nhân

- Nguyên nhân gây bệnh là một loại đơn bào tên là Histomonas Meleagridis thuộc ngành Protozoa, loài Histomonas Meleagridis và H.Wenrichi

- Chúng ký sinh ở niêm mạc ruột thừa và trong các tế bào gan.

- Chúng có 4 dạng tồn tại

+ Dạng xâm nhiễm ở manh tràng (ruột thừa) (thể phân lập)

+ Dạng sinh dưỡng ở các tổn thương ruột, gan (thể phân lập và giao tử)

+ Dạng lưới thường dính với nhau tạo các thể lưới và hợp bào ở gan.

+ Dạng hình roi nằm trong lòng ruột thừa và ngã ba hồi manh tràng.

3. Loài gia cầm mắc bệnh

Gà tây, gà nuôi và một số hoang cầm cùng nòi.

4. Phương thức truyền lây

- Bệnh truyền lây qua đường ăn uống, bởi thức ăn, nước uống, chất độn, môi trường bị nhiễm trứng giun kiem Heterakis galline đã chứa mầm bệnh, sau khi gà bị nhiễm và qua quá trình phát triển gà lại thải mầm bệnh ra môi trường bên ngoài qua 2 cách: qua trứng giun kim và trực tiếp qua phân.

- Ra môi trường bên ngoài trứng giun kim lại bị giun đất ăn, căn nguyên được bảo tồn trong giun đất rất lâu, gà lại ăn giun đất và tái nhiễm. Đây là nguyên nhân sâu xa để bệnh đầu đen lưu cữu trong thời gian dài tại cơ sở chăn nuôi, là lí do cơ bản để gà bị tái nhiễm và bệnh cứ lặp lại sau khi đã điều trị khỏi.

5. Tuổi gia cầm mắc bệnh

Từ sau 2 tuần đến 3-4 tháng tuổi, nhưng ở Việt Nam gà sau 5 tháng vẫn mắc bệnh, theo Lê Văn Năm thì tuổi gà càng cao bệnh càng nặng (2- 5 tháng tuổi).

6. Triệu chứng

Đây là bệnh đặc thù của gà và gà Tây nuôi theo phương thức tập trung thả vườn. Bệnh xuất hiện và mức độ tùy thuộc vào tuổi gà và điều kiện vệ sinh môi trường

Thời kỷ ủ bệnh từ 7- 28 ngày.

Bệnh có 2 thể biểu hiện: cấp tính và mãn tính.

6.1. Thể quá cấp và cấp tính

- Bệnh xảy ra đột ngột, gà bỏ ăn, ủ rũ, xù lông, sốt rất cao trên 44 độ C, rúc đầu vào nách cánh đứng run hoặc tìm chỗ có ánh sáng, có nhiệt để sưởi (mặc dù trời rất nóng).

- Tiêu chảy lúc đầu loãng vàng nhiều bọt, sau đó chuyển sang lẫn máu rất giống bệnh cầu trùng vài ba ngày (sau khi người chăn nuôi dùng thuốc điều trị cầu trùng) thì phân chuyển sang thỏi nâu đỏ gạch nhạt như gạch non, cuối cùng gà ỉa ra phân loãng đặc có màu trắng lơ lờ như nước vo gạo hoặc nước cháo loãng.

- Da mép, da vùng đầu rồi cả mào tích có màu xám nhạt dần dần chuyển sang xám xanh (nhìn rõ ở gà Tây) , hoặc xám xanh thẫm có lẽ từ đây bệnh có tên là bệnh đầu đen

Gà bỏ ăn nên rất gầy, do rét nên thấy chúng run hoặc co giật, lúc này thân nhiệt xuống dưới mức bình thường và gà sẽ chết trong 1-2 ngày tới. Lúc đầu chúng chết rải rác vào đêm, sau tăng dần số chết và chết cả ban ngày. Nếu không điều trị gà sẽ chết lên tới 85-90% tổng số đàn.

6.2. Thể mãn tính

- Đây là thể bệnh thường xảy ra ở gà lớn tuổi (trên 5 tháng tuổi) với những biểu hiện bệnh như trên, nhưng ở cường độ nhẹ hơn, tỷ lệ chết ít hơn, bệnh kéo dài lê thê vài tháng, gà gầy và giảm mạnh năng suất chăn nuôi, tuy nhiên tỷ lệ chết không cao, giao động 10- 20%.

7. Mổ khám

7.1. Biến đổi ở ruột thừa (manh tràng)

- Một trong hai ruột thừa hoặc cả 2 đều phình rất to, dài hơn bình thường, màu sắc và độ đàn hồi thay đổi.

- Bề mặt bên trong lòng ruột sần sùi chứa chất lẫn nhiều máu loãng, nhớt như máu cá rất giống cầu trùng, sau đó chuyển sang vàng xám, thành ruột thừa bị viêm hoại tử, xuất huyết và tăng sinh nên rất dày làm cho ruột thừa ngày càng rắn chắc, các chất bị canxi hóa đóng quánh có màu trắng tạo thành 1 lõi với các nếp gấp ngang rất giống kén tằm. Vì thế người chăn nuôi gọi là bệnh kén ruột.

- Do niêm mạc ruột thừa bị viêm loét nặng, thậm chí thủng, nên các chất viêm tràn vào lòng bụng gây viêm dính phúc mạc.

- Một trong 2 hoặc cả 2 ruột thừa dính chặt vào cơ quan nội tạng, thành ruột thừa mỗi ngày một dày lên làm cho lỗ ruột rất bé và ruột thừa trở thành một thỏi rắn chắc.

7.2. Biến đổi ở gan

Gan sưng to gấp 2-3 lần,mềm nhũn và nhìn thấy 2 quá trình biến đổi: lúc đầu gan bị viêm xuất huyết làm cho bè mặt gan lỗ chỗ có hình hoa cúc, sau đó các điểm xuất huyết này tạo ra các ổ viêm loét hoại tử thành các ổ bã đậu màu trắng to từ hạt kê đến hạt ngô to, thậm chí đường kính to 1-2 cm, giống ổ lao hoặc khối u của bệnh Marek.

8. Điều trị

Bệnh đầu đen dễ dàng được điều trị khỏi bẳng 1 trong các phác đồ sau:

* Phác đồ 1: làm 2 việc sau đây cùng lúc

- Tiêm bắp vào nách cánh T.Avibracin 1ml/5kgP/lần/ngày x 3 ngày.

- Cho uống T.cúm gia súc : 20g, Hepaton hoặc T.Flox.C 20g, Bổ gan TA.Sorbitol +B12: 40g, Gluco.K.C.B2: 100g.

Các loại thuốc trên pha vào 15- 20 lít nước cho 100kg gà uống cả ngày, dùng 4 ngày.

* Phác đồ 2:

- Tiêm bắp nách cánh Macavet hoặc Flodovet 1ml/7kgP/lần/ngày x 3 ngày.

- Cho uống T.cúm gia súc : 20g, Hepaton hoặc Anti protozon hoặc Anti- CRD.LA 20g, Bổ gan thận- lách. TA 40g, Gluco C: 100g.

Các loại thuốc trên pha vào 15- 20 lít nước cho 100kg gà uống cả ngày, dùng 4 ngày.

* Phác đồ 3:

Dành cho đàn gà có số lượng quá ít thì làm như sau:

- Hepaton hoặc Anti protozon hoặc Anti- CRD.LA 15g

- T.Flox.C 15g

- T.cúm gia súc : 20g

- Bổ gan thận- lách. TA 40g

Các loại thuốc trên pha vào 15- 20 lít nước cho 100kg gà uống cả ngày, dùng 4 ngày.

9. Phòng bệnh

- Không nuôi chung gà ta với gà Tây.

- Từ 20 ngày tuổi trở lên phải cho uống thuốc tím 0,1% hoặc Sulphat đồng với tỷ lệ 1g pha với 10lit nước cho gà uống trong 2h, nếu thừa phải đổ đi. Sau đó kỳ cọ rửa sạch máng uống, cho nước bình thường.

- Cứ 18- 20 ngày thì lại cho uống 1 lần.

- Cứ 10- 20 ngày thì sân vườn phải được xới quốc và rắc vôi 1 lần hoặc phun foocmon 2% để tiêu diệt giun đất và khử trùng sân vườn.
Nhận xét: Bệnh đầu đen và Marek thường ít gặp ở khu vực miền nam hơn Miền Bắc.
 


Last edited by a moderator:
PGS-TS LÊ VĂN NĂM
Bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm, bệnh đầu đen, bệnh kén ruột thừa ở gà

(Hepato-Enteritis Gallinarum, Black head, Histomonosis Aivum)

1. Giới thiệu

Bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm có tên khoa học là Hepato-enteritis hay còn gọi là bệnh đầu đen- Black head, hay bệnh Histomonosis avium. Đây là bệnh ký sinh trùng mới được PGS.TS Lê Văn Năm phát hiện ở Việt Nam năm 2010. do một loại đơn bào Histomonas Meleagridis gây ra, làm thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gà thả vườn bởi bệnh gây chết lên tới 80% số gà nuôi.

rez_49_1327392077.img.jpg


2. Nguyên nhân

- Nguyên nhân gây bệnh là một loại đơn bào tên là Histomonas Meleagridis thuộc ngành Protozoa, loài Histomonas Meleagridis và H.Wenrichi

- Chúng ký sinh ở niêm mạc ruột thừa và trong các tế bào gan.

- Chúng có 4 dạng tồn tại

+ Dạng xâm nhiễm ở manh tràng (ruột thừa) (thể phân lập)

+ Dạng sinh dưỡng ở các tổn thương ruột, gan (thể phân lập và giao tử)

+ Dạng lưới thường dính với nhau tạo các thể lưới và hợp bào ở gan.

+ Dạng hình roi nằm trong lòng ruột thừa và ngã ba hồi manh tràng.

3. Loài gia cầm mắc bệnh

Gà tây, gà nuôi và một số hoang cầm cùng nòi.

4. Phương thức truyền lây

- Bệnh truyền lây qua đường ăn uống, bởi thức ăn, nước uống, chất độn, môi trường bị nhiễm trứng giun kiem Heterakis galline đã chứa mầm bệnh, sau khi gà bị nhiễm và qua quá trình phát triển gà lại thải mầm bệnh ra môi trường bên ngoài qua 2 cách: qua trứng giun kim và trực tiếp qua phân.

- Ra môi trường bên ngoài trứng giun kim lại bị giun đất ăn, căn nguyên được bảo tồn trong giun đất rất lâu, gà lại ăn giun đất và tái nhiễm. Đây là nguyên nhân sâu xa để bệnh đầu đen lưu cữu trong thời gian dài tại cơ sở chăn nuôi, là lí do cơ bản để gà bị tái nhiễm và bệnh cứ lặp lại sau khi đã điều trị khỏi.

5. Tuổi gia cầm mắc bệnh

Từ sau 2 tuần đến 3-4 tháng tuổi, nhưng ở Việt Nam gà sau 5 tháng vẫn mắc bệnh, theo Lê Văn Năm thì tuổi gà càng cao bệnh càng nặng (2- 5 tháng tuổi).

6. Triệu chứng

Đây là bệnh đặc thù của gà và gà Tây nuôi theo phương thức tập trung thả vườn. Bệnh xuất hiện và mức độ tùy thuộc vào tuổi gà và điều kiện vệ sinh môi trường

Thời kỷ ủ bệnh từ 7- 28 ngày.

Bệnh có 2 thể biểu hiện: cấp tính và mãn tính.

6.1. Thể quá cấp và cấp tính

- Bệnh xảy ra đột ngột, gà bỏ ăn, ủ rũ, xù lông, sốt rất cao trên 44 độ C, rúc đầu vào nách cánh đứng run hoặc tìm chỗ có ánh sáng, có nhiệt để sưởi (mặc dù trời rất nóng).

- Tiêu chảy lúc đầu loãng vàng nhiều bọt, sau đó chuyển sang lẫn máu rất giống bệnh cầu trùng vài ba ngày (sau khi người chăn nuôi dùng thuốc điều trị cầu trùng) thì phân chuyển sang thỏi nâu đỏ gạch nhạt như gạch non, cuối cùng gà ỉa ra phân loãng đặc có màu trắng lơ lờ như nước vo gạo hoặc nước cháo loãng.

- Da mép, da vùng đầu rồi cả mào tích có màu xám nhạt dần dần chuyển sang xám xanh (nhìn rõ ở gà Tây) , hoặc xám xanh thẫm có lẽ từ đây bệnh có tên là bệnh đầu đen

Gà bỏ ăn nên rất gầy, do rét nên thấy chúng run hoặc co giật, lúc này thân nhiệt xuống dưới mức bình thường và gà sẽ chết trong 1-2 ngày tới. Lúc đầu chúng chết rải rác vào đêm, sau tăng dần số chết và chết cả ban ngày. Nếu không điều trị gà sẽ chết lên tới 85-90% tổng số đàn.

6.2. Thể mãn tính

- Đây là thể bệnh thường xảy ra ở gà lớn tuổi (trên 5 tháng tuổi) với những biểu hiện bệnh như trên, nhưng ở cường độ nhẹ hơn, tỷ lệ chết ít hơn, bệnh kéo dài lê thê vài tháng, gà gầy và giảm mạnh năng suất chăn nuôi, tuy nhiên tỷ lệ chết không cao, giao động 10- 20%.

7. Mổ khám

7.1. Biến đổi ở ruột thừa (manh tràng)

- Một trong hai ruột thừa hoặc cả 2 đều phình rất to, dài hơn bình thường, màu sắc và độ đàn hồi thay đổi.

- Bề mặt bên trong lòng ruột sần sùi chứa chất lẫn nhiều máu loãng, nhớt như máu cá rất giống cầu trùng, sau đó chuyển sang vàng xám, thành ruột thừa bị viêm hoại tử, xuất huyết và tăng sinh nên rất dày làm cho ruột thừa ngày càng rắn chắc, các chất bị canxi hóa đóng quánh có màu trắng tạo thành 1 lõi với các nếp gấp ngang rất giống kén tằm. Vì thế người chăn nuôi gọi là bệnh kén ruột.

- Do niêm mạc ruột thừa bị viêm loét nặng, thậm chí thủng, nên các chất viêm tràn vào lòng bụng gây viêm dính phúc mạc.

- Một trong 2 hoặc cả 2 ruột thừa dính chặt vào cơ quan nội tạng, thành ruột thừa mỗi ngày một dày lên làm cho lỗ ruột rất bé và ruột thừa trở thành một thỏi rắn chắc.

7.2. Biến đổi ở gan

Gan sưng to gấp 2-3 lần,mềm nhũn và nhìn thấy 2 quá trình biến đổi: lúc đầu gan bị viêm xuất huyết làm cho bè mặt gan lỗ chỗ có hình hoa cúc, sau đó các điểm xuất huyết này tạo ra các ổ viêm loét hoại tử thành các ổ bã đậu màu trắng to từ hạt kê đến hạt ngô to, thậm chí đường kính to 1-2 cm, giống ổ lao hoặc khối u của bệnh Marek.

8. Điều trị

Bệnh đầu đen dễ dàng được điều trị khỏi bẳng 1 trong các phác đồ sau:

* Phác đồ 1: làm 2 việc sau đây cùng lúc

- Tiêm bắp vào nách cánh T.Avibracin 1ml/5kgP/lần/ngày x 3 ngày.

- Cho uống T.cúm gia súc : 20g, Hepaton hoặc T.Flox.C 20g, Bổ gan TA.Sorbitol +B12: 40g, Gluco.K.C.B2: 100g.

Các loại thuốc trên pha vào 15- 20 lít nước cho 100kg gà uống cả ngày, dùng 4 ngày.

* Phác đồ 2:

- Tiêm bắp nách cánh Macavet hoặc Flodovet 1ml/7kgP/lần/ngày x 3 ngày.

- Cho uống T.cúm gia súc : 20g, Hepaton hoặc Anti protozon hoặc Anti- CRD.LA 20g, Bổ gan thận- lách. TA 40g, Gluco C: 100g.

Các loại thuốc trên pha vào 15- 20 lít nước cho 100kg gà uống cả ngày, dùng 4 ngày.

* Phác đồ 3:

Dành cho đàn gà có số lượng quá ít thì làm như sau:

- Hepaton hoặc Anti protozon hoặc Anti- CRD.LA 15g

- T.Flox.C 15g

- T.cúm gia súc : 20g

- Bổ gan thận- lách. TA 40g

Các loại thuốc trên pha vào 15- 20 lít nước cho 100kg gà uống cả ngày, dùng 4 ngày.

9. Phòng bệnh

- Không nuôi chung gà ta với gà Tây.

- Từ 20 ngày tuổi trở lên phải cho uống thuốc tím 0,1% hoặc Sulphat đồng với tỷ lệ 1g pha với 10lit nước cho gà uống trong 2h, nếu thừa phải đổ đi. Sau đó kỳ cọ rửa sạch máng uống, cho nước bình thường.

- Cứ 18- 20 ngày thì lại cho uống 1 lần.

- Cứ 10- 20 ngày thì sân vườn phải được xới quốc và rắc vôi 1 lần hoặc phun foocmon 2% để tiêu diệt giun đất và khử trùng sân vườn.
Nhận xét: Bệnh đầu đen và Marek thường ít gặp ở khu vực miền nam hơn Miền Bắc.



Co anh em nao biet cach phan biet benh ga bi cau trung va bi dau den qua trieu chung k? gà mình đang bị tiêu chảy phân trắng,phần sap đen,gà ủ rũ,ăn ít mà k biết bệnh gì,mong sự giúp đỡ của các anh em,chân thành cảm ơn!
 
Co anh em nao biet cach phan biet benh ga bi cau trung va bi dau den qua trieu chung k? gà mình đang bị tiêu chảy phân trắng,phần sap đen,gà ủ rũ,ăn ít mà k biết bệnh gì,mong sự giúp đỡ của các anh em,chân thành cảm ơn!
Đầu đen thì khi gà chết Đầu mồng nó đen thui còn cầu trùng thì ko đen, tỷ lệ chết cầu trùng cũng ít hơn, nếu gà đi phân sáp , có mùi hôi nồng thì đó là cầu trùng rồi, mua thuốc có thành phần toltrazuril uống là khỏi ngay. Mình dùng QM toltracoc. (của hãng Quốc Minh).hoặc Baycox của hãng Bayern quá tốt.
 
cứ mua thuốc thành phần sunfamonothozine cho uống trị cả cầu trùng , đầu đen vs kỉ sinh trùng dg máu
 
cứ mua thuốc thành phần sunfamonothozine cho uống trị cả cầu trùng , đầu đen vs kỉ sinh trùng dg máu
Vậy Toltrazuril có trị cầu trùng tốt không?
sao mình cho uống hoài ko hết
 


Back
Top