Xin góp ý cho hệ thống tưới

  • Thread starter Nguyen Son
  • Ngày gửi
Xin kính chào anh em trên diễn dàn.
Tôi đang muốn làm một hệ thống tưới thật đơn giản và rẻ tiền cho một mảnh đất trồng rau màu kích thước 90 m x 62 m có hình dạng như sau:
djsrcDh.jpg

Mảnh đất khá vuông vắn, bằng phẳng, hơi dốc theo chiều dọc từ trên xuống dưới (chênh khoảng nửa mét). Tôi định đánh 3 rãnh thoát nước rộng 0.6 đến 1 m (màu xanh) theo chiều dọc, sau đó mỗi bên chia thành 30 luống (màu trắng), đánh rãnh rộng khoảng 0.4 m (màu nâu).

Nước lấy ở con sông phía dưới, cách mép vườn 20 m, mặt nước chỉ thấp hơn mặt vườn khoảng 2-3 m. Tôi định đặt một đường ống chính (40-60 mm, màu xanh) dọc theo rãnh thoát nước ở giữa, sau đó đặt các dây tưới phun tia (16 mm, màu nâu đỏ) theo hình xương cá chạy giữa các luống như hình sau:
fsI1KQl.jpg

Tôi muốn nhờ các anh em có kinh nghiệm về chuyện này giải đáp cho một số thắc mắc như sau:
1. Liệu dùng dây tưới có rẻ nhất không?
2. Dùng loại dây tưới nào để mỗi dây có thể tưới cho 1 luống dài 43 m rộng 1.7 m? Nếu không có dây tưới nào đáp ứng yêu cầu trên thì có loại dây tưới nào gần giống trên thị trường, khi đó độ rộng tối ưu của mỗi luống nên để bao nhiêu?
3. Ống chính phải có kích thước bao nhiêu để cấp nước đủ cho 60 dây tưới như trên?
4. Phải dùng loại máy bơm điện (hay xăng) nào, công suất bao nhiêu thì hợp lí nhất?
5. Phải dùng phụ kiện nào để nối dây tưới vào ống chính? Phụ kiện nào để bịt đầu dây tưới?
6. Có cần thiết đặt van ở mỗi đầu dây tưới không?...
7. Ở Hà Nội có cửa hàng nào bán các thiết bị trên?
Tôi có theo dõi loạt bài viết của anh Vodinhtien, cũng hiểu những ý chính của anh; nhưng độ phủ của dây tưới theo tôi hiểu phụ thuộc rất nhiều vào áp lực nước trong dây. Vậy nên tôi muốn xin ý kiến các anh em trước khi thử nghiệm thực tế.
Xin cám ơn mọi người đã đọc bài viết của tôi, và rất mong nhận được các ý kiến chia sẻ.
Nhân đây tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến anh Vodinhtien, người đã cho tôi nhiều kiến thức và động lực để khởi động dự án “trồng cây gì nuôi con gì” đầu tiên của mình.
 


Xin kính chào anh em trên diễn dàn.
Tôi đang muốn làm một hệ thống tưới thật đơn giản và rẻ tiền cho một mảnh đất trồng rau màu kích thước 90 m x 62 m có hình dạng như sau:
djsrcDh.jpg

Mảnh đất khá vuông vắn, bằng phẳng, hơi dốc theo chiều dọc từ trên xuống dưới (chênh khoảng nửa mét). Tôi định đánh 3 rãnh thoát nước rộng 0.6 đến 1 m (màu xanh) theo chiều dọc, sau đó mỗi bên chia thành 30 luống (màu trắng), đánh rãnh rộng khoảng 0.4 m (màu nâu).

Nước lấy ở con sông phía dưới, cách mép vườn 20 m, mặt nước chỉ thấp hơn mặt vườn khoảng 2-3 m. Tôi định đặt một đường ống chính (40-60 mm, màu xanh) dọc theo rãnh thoát nước ở giữa, sau đó đặt các dây tưới phun tia (16 mm, màu nâu đỏ) theo hình xương cá chạy giữa các luống như hình sau:
fsI1KQl.jpg

Tôi muốn nhờ các anh em có kinh nghiệm về chuyện này giải đáp cho một số thắc mắc như sau:
1. Liệu dùng dây tưới có rẻ nhất không?
2. Dùng loại dây tưới nào để mỗi dây có thể tưới cho 1 luống dài 43 m rộng 1.7 m? Nếu không có dây tưới nào đáp ứng yêu cầu trên thì có loại dây tưới nào gần giống trên thị trường, khi đó độ rộng tối ưu của mỗi luống nên để bao nhiêu?
3. Ống chính phải có kích thước bao nhiêu để cấp nước đủ cho 60 dây tưới như trên?
4. Phải dùng loại máy bơm điện (hay xăng) nào, công suất bao nhiêu thì hợp lí nhất?
5. Phải dùng phụ kiện nào để nối dây tưới vào ống chính? Phụ kiện nào để bịt đầu dây tưới?
6. Có cần thiết đặt van ở mỗi đầu dây tưới không?...
7. Ở Hà Nội có cửa hàng nào bán các thiết bị trên?
Tôi có theo dõi loạt bài viết của anh Vodinhtien, cũng hiểu những ý chính của anh; nhưng độ phủ của dây tưới theo tôi hiểu phụ thuộc rất nhiều vào áp lực nước trong dây. Vậy nên tôi muốn xin ý kiến các anh em trước khi thử nghiệm thực tế.
Xin cám ơn mọi người đã đọc bài viết của tôi, và rất mong nhận được các ý kiến chia sẻ.
Nhân đây tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến anh Vodinhtien, người đã cho tôi nhiều kiến thức và động lực để khởi động dự án “trồng cây gì nuôi con gì” đầu tiên của mình.
Nếu làm rãnh thoát nước theo mình làm rãnh ngang tốt hơn, nó không làm trôi đất, phân bón. Sau đó từ các rãnh ngang dẫn 1 hoặc 2 đường dọc theo chiều dốc thoát nướctốt hơn.
 
Hi bạn: đáng nể là bạn rất rất quan tâm phủ bạt miếng vườn. Bạn hỏi quá kỹ, giải đáp đầy đủ tương đương học xong 1 khóa về làm nhà kính lun rồi :).
Tuy nhiên, trên thực tế hãy tham vấn những người làm chuyên, làm thường xuyên, như vậy không bị xót việc dù chi tiết nhỏ nhặt thế nào, vì họ làm việc này mỗi ngày, họ rành hơn mình. Tự mày mò cũng hay lắm, nhưng tui kinh nghiệm rằng: đã tự mày mò (dù là có người chỉ lối rồi), vẫn luôn thiếu sót khi bắt tay vào việc. Và hàng loạt thiếu sót đó, tạo ra sự lãng phí về công sức - thời gian - tiền bạc.

Bạn thử tham vấn cty này xem sao, mong họ có thể giúp và làm bạn hài lòng.
http://vietannong.com.vn

Chúc bạn thành công
 
Nếu làm rãnh thoát nước theo mình làm rãnh ngang tốt hơn, nó không làm trôi đất, phân bón. Sau đó từ các rãnh ngang dẫn 1 hoặc 2 đường dọc theo chiều dốc thoát nướctốt hơn.
Cám ơn bạn đã góp ý. Các rãnh ngang của mình màu nâu, chạy theo đường bình độ; còn 3 rãnh thoát nước màu xanh chạy dọc theo chiều dốc của miếng đất đúng như ý bạn nói rồi.
Hay mình không hiểu ý bạn ở chỗ nào?
 
Cám ơn bạn đã góp ý. Các rãnh ngang của mình màu nâu, chạy theo đường bình độ; còn 3 rãnh thoát nước màu xanh chạy dọc theo chiều dốc của miếng đất đúng như ý bạn nói rồi.
Hay mình không hiểu ý bạn ở chỗ nào?
Vậy thì ok bạn, mình mới nhìn tưởng rãnh ngang là hệ thống dây tưới, hi. Chúc thành công nha
 
Hi bạn: đáng nể là bạn rất rất quan tâm phủ bạt miếng vườn. Bạn hỏi quá kỹ, giải đáp đầy đủ tương đương học xong 1 khóa về làm nhà kính lun rồi :).
Tuy nhiên, trên thực tế hãy tham vấn những người làm chuyên, làm thường xuyên, như vậy không bị xót việc dù chi tiết nhỏ nhặt thế nào, vì họ làm việc này mỗi ngày, họ rành hơn mình. Tự mày mò cũng hay lắm, nhưng tui kinh nghiệm rằng: đã tự mày mò (dù là có người chỉ lối rồi), vẫn luôn thiếu sót khi bắt tay vào việc. Và hàng loạt thiếu sót đó, tạo ra sự lãng phí về công sức - thời gian - tiền bạc.

Bạn thử tham vấn cty này xem sao, mong họ có thể giúp và làm bạn hài lòng.
http://vietannong.com.vn

Chúc bạn thành công
Cám ơn bạn đã cho lời khuyên. Tôi không quen biết rộng nên tìm ở Hà Nội không thấy cửa hàng nào bán các thiết bị tưới giá rẻ, chỉ thấy một số bán thiết bị công nghệ cao giá đắt tưới nhà kính hoặc tiểu cảnh sân vườn. Vậy nên không tham quan mô hình hay xin tư vấn trực tiếp được. Còn qua điện thoại tôi cũng đã hỏi vietannong, nhưng chủ yếu là giá cả, chủng loại hàng... Họ cũng không có đại lí ở Hà Nội nên chỉ nhận gửi hàng theo xe hoặc bưu điện. Vì làm lần đầu nên rất ngại mua thiếu hay không đúng phụ kiện mình cần. Vậy nên mong các bạn biết gì chỉ nấy để hạn chế các sai sót.
Còn độ phủ tôi nói ở đây không phải là phủ bạt đâu, mà ý nói về các tia nước phun ra có đủ rộng để tưới ướt khắp mặt luống được không.
 
Dây tưới phun tia màu nâu đỏ 16mm? Loại này mình chưa thấy bao giờ? Có các loại dây tưới phun tia màu đen đường kính D27, 34, và 42 theo mình biết . Bạn định trồng gì nói rõ hơn để mình tư vấn, nếu dùng dây phun tia d34 thì 2 luống đặt 1 dây tức là khoảng cách 1,7mx2=3,4 m là OK , ống chính đặt ống D60 hoặc d49. Dùng máy bơm điện tiết kiệm hơn máy xăng , nếu máy bơm điện thì điện 1 pha ko đủ đâu, chạy 3 pha máy 4 đến 8 ngựa , còn dùng máy xăng thì loại 5,5hp ấy. Máy xăng thì gọn nhẹ , còn nếu dùng máy dầu cỡ d8 d12 thì tiết kiệm nhưng rất nặng và cồng kềnh, phải đặt cố định và vận hành bất tiện hơn
 

mảnh vườn của bạn cũng không phải là lớn, bạn có thể dùng máy bơm 1 pha khoảng 3HP. Bạn có thể dùng dây tưới phun mưa Sanfu các cỡ 27mm, 34mm, 42mm. bạn có thể không cần lắp đặt van khóa tại các đầu ống nhánh vì bạn tưới 1 lần là hết nên ko cân lãng phí.
  1. với phương pháp tưới bằng dây tưới phun có ưu điểm hơn đó là thiết bị yêu cầu mức áp suất thấp hơn (có thể hoạt động ở mức áp 0.5-0.8bar), phạm vi tưới chạy dài theo chiều dài ống với độ phủ từ 3m – 4m, tia phun đạt độ cao 1.5m.
  2. Dây tưới với hạt nước mịn hơn, đều hơn giúp tỉ lệ nảy mầm cao hơn, cây phát triển tốt hơn ngay từ giai đoạn đầu.
  3. Ống tưới phun mưa có thể kết hợp tưới phân.
  4. Hạn chế hiện tượng xói mòn đất.
  5. Đặc biệt phù hợp cho các loại cây trồng theo luống.
  6. Dây tưới phun mưa cũng đặc biệt phù hợp cho tưới trên nền đất cát.
  7. Tưới phun mưa vào buổi chiều tối giúp rửa trôi trứng các loại côn trùng có hại, giúp cây phát triển tốt một cách tự nhiên, giảm lượng thuốc hóa học
 
mảnh vườn của bạn cũng không phải là lớn, bạn có thể dùng máy bơm 1 pha khoảng 3HP. Bạn có thể dùng dây tưới phun mưa Sanfu các cỡ 27mm, 34mm, 42mm. bạn có thể không cần lắp đặt van khóa tại các đầu ống nhánh vì bạn tưới 1 lần là hết nên ko cân lãng phí.
  1. với phương pháp tưới bằng dây tưới phun có ưu điểm hơn đó là thiết bị yêu cầu mức áp suất thấp hơn (có thể hoạt động ở mức áp 0.5-0.8bar), phạm vi tưới chạy dài theo chiều dài ống với độ phủ từ 3m – 4m, tia phun đạt độ cao 1.5m.
  2. Dây tưới với hạt nước mịn hơn, đều hơn giúp tỉ lệ nảy mầm cao hơn, cây phát triển tốt hơn ngay từ giai đoạn đầu.
  3. Ống tưới phun mưa có thể kết hợp tưới phân.
  4. Hạn chế hiện tượng xói mòn đất.
  5. Đặc biệt phù hợp cho các loại cây trồng theo luống.
  6. Dây tưới phun mưa cũng đặc biệt phù hợp cho tưới trên nền đất cát.
  7. Tưới phun mưa vào buổi chiều tối giúp rửa trôi trứng các loại côn trùng có hại, giúp cây phát triển tốt một cách tự nhiên, giảm lượng thuốc hóa học
Nên dùng cỡ dây D34, nếu sử dụng máy bơm 3 ngựa 1 pha thì 1 lần tưới ko hết đám đâu , phải dùng van thôi à
 
Nên dùng cỡ dây D34, nếu sử dụng máy bơm 3 ngựa 1 pha thì 1 lần tưới ko hết đám đâu , phải dùng van thôi à
umk, thường theo kinh nghiệm để giảm chi phí tối đa và nhân lực là nên như thế. để muốn chính xác bạn nên tính toán nhu cầu dùng nước của cây trồng, lưu lượng nước ra ở các lỗ/ 1 giờ là bao nhiêu? rồi ta có tổng lưu lượng toàn bộ khu tưới, từ đó ta căn cứ vào lựa chọn máy bơm cho phù hợp. Nếu địa hình của bạn không chênh cao đáng kể thì bạn chú ý chọn loại máy bơm lưu lượng.
 
Cám ơn các bạn bigbrother vietchinh.
Đúng là dây tưới phun mưa chỉ có các loại phi 27, 34 và 42 màu đen của Sanfu. Tôi vừa mới hỏi cô Mai giá tương ứng là 2.7, 2.9 và 3.5 K/ 1m. Tuy nhiên cô ấy lại không biết lưu lượng, áp suất làm việc và độ phủ của từng loại. Có một công ty tư vấn cho tôi dây 34 có độ phủ là 5m (mỗi bên 2.5m), lưu lượng 6m3/h/100m dây, áp suất khoảng 7-10m nước (0.5 đến 0.8 at). Như vậy đất của tôi phải đặt 12 dây 90m = 1000m. Lưu lượng tổng là 60 m3/h. Nếu chia làm 2 lượt tưới thì có thể dùng máy bơm điện 1 pha 2hp lưu lượng 30-36m3/h. Máy có áp suất khoảng 12m nên cũng hợp với điều kiện của tôi. Chỉ có điều tính sát quá nên phải để đường ống chính thật to (cỡ 90) để tránh giảm áp.http://agriviet.com/members/bigbrother.46222/
 
Cám ơn các bạn bigbrother vietchinh.
Đúng là dây tưới phun mưa chỉ có các loại phi 27, 34 và 42 màu đen của Sanfu. Tôi vừa mới hỏi cô Mai giá tương ứng là 2.7, 2.9 và 3.5 K/ 1m. Tuy nhiên cô ấy lại không biết lưu lượng, áp suất làm việc và độ phủ của từng loại. Có một công ty tư vấn cho tôi dây 34 có độ phủ là 5m (mỗi bên 2.5m), lưu lượng 6m3/h/100m dây, áp suất khoảng 7-10m nước (0.5 đến 0.8 at). Như vậy đất của tôi phải đặt 12 dây 90m = 1000m. Lưu lượng tổng là 60 m3/h. Nếu chia làm 2 lượt tưới thì có thể dùng máy bơm điện 1 pha 2hp lưu lượng 30-36m3/h. Máy có áp suất khoảng 12m nên cũng hợp với điều kiện của tôi. Chỉ có điều tính sát quá nên phải để đường ống chính thật to (cỡ 90) để tránh giảm áp.
Quan trọng bạn đang có ý định trồng cây gì để tư vấn chứ, trông rau, cây ăn quả hay hoa mỗi loại nó phù hợp và tiết kiệm cho bạn dầu tư, nếu trồng cây ăn quả thì tưới nhỏ giọt để tránh lãng phí tài nguyên nước, nếu là hoa, rau hay cây có mật độ cao thì tưới phun mưa, tưới péc hay dây. chứ bạn cứ noi chung chung vậy ai tư vấn cho bạn được
 
Xin kính chào anh em trên diễn dàn.
Tôi đang muốn làm một hệ thống tưới thật đơn giản và rẻ tiền cho một mảnh đất trồng rau màu kích thước 90 m x 62 m có hình dạng như sau:
djsrcDh.jpg

Mảnh đất khá vuông vắn, bằng phẳng, hơi dốc theo chiều dọc từ trên xuống dưới (chênh khoảng nửa mét). Tôi định đánh 3 rãnh thoát nước rộng 0.6 đến 1 m (màu xanh) theo chiều dọc, sau đó mỗi bên chia thành 30 luống (màu trắng), đánh rãnh rộng khoảng 0.4 m (màu nâu).

Nước lấy ở con sông phía dưới, cách mép vườn 20 m, mặt nước chỉ thấp hơn mặt vườn khoảng 2-3 m. Tôi định đặt một đường ống chính (40-60 mm, màu xanh) dọc theo rãnh thoát nước ở giữa, sau đó đặt các dây tưới phun tia (16 mm, màu nâu đỏ) theo hình xương cá chạy giữa các luống như hình sau:
fsI1KQl.jpg

Tôi muốn nhờ các anh em có kinh nghiệm về chuyện này giải đáp cho một số thắc mắc như sau:
1. Liệu dùng dây tưới có rẻ nhất không?
2. Dùng loại dây tưới nào để mỗi dây có thể tưới cho 1 luống dài 43 m rộng 1.7 m? Nếu không có dây tưới nào đáp ứng yêu cầu trên thì có loại dây tưới nào gần giống trên thị trường, khi đó độ rộng tối ưu của mỗi luống nên để bao nhiêu?
3. Ống chính phải có kích thước bao nhiêu để cấp nước đủ cho 60 dây tưới như trên?
4. Phải dùng loại máy bơm điện (hay xăng) nào, công suất bao nhiêu thì hợp lí nhất?
5. Phải dùng phụ kiện nào để nối dây tưới vào ống chính? Phụ kiện nào để bịt đầu dây tưới?
6. Có cần thiết đặt van ở mỗi đầu dây tưới không?...
7. Ở Hà Nội có cửa hàng nào bán các thiết bị trên?
Tôi có theo dõi loạt bài viết của anh Vodinhtien, cũng hiểu những ý chính của anh; nhưng độ phủ của dây tưới theo tôi hiểu phụ thuộc rất nhiều vào áp lực nước trong dây. Vậy nên tôi muốn xin ý kiến các anh em trước khi thử nghiệm thực tế.
Xin cám ơn mọi người đã đọc bài viết của tôi, và rất mong nhận được các ý kiến chia sẻ.
Nhân đây tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến anh Vodinhtien, người đã cho tôi nhiều kiến thức và động lực để khởi động dự án “trồng cây gì nuôi con gì” đầu tiên của mình.
Chào bạn,
Mình dựa theo cách tính của chú Tiến đối với tưới phun tia sử dụng béc bọ thì mỗi béc bọ có thể phủ được đường kính từ 2->3m vì vậy nếu tính toán đặt béc bọ với khoảng cách 2x2m sẽ phủ hết diện tích đất (béc đặt trên cao 1,8-2m, rãnh của bạn rộng 1,7m thì hoàn toàn có thể phủ hết nếu bạn đặt tại mỗi rãnh một dây tưới dùng que tre đưa béc tưới lên cao, dùng béc bọ tưới trên cao có thể kết hợp bón phân, phun thuốc sâu). Bạn tham khảo bảng tính của mình (số cây tưới chính là số béc bọ, mỗi cây một béc, bạn để khoảng cách cây và hàng là 2x2m hoặc có thể dày hơn): https://drive.google.com/file/d/0B3V0ra4IvmdjNGZHYzFJWkFQZ00/view

Nếu bạn sử dụng dây tưới phun tia thì xem khoảng cách các điểm phun thế nào sau đó tính toán mỗi dây có bao nhiêu điểm phun, theo mình nghĩ mỗi điểm phun đó tương đương với một béc bọ, từ đó bạn có thể suy ra lưu lượng cần thiết của một dây, nhân với tổng số dây sẽ được lưu lượng toàn vườn => chọn máy bơm phù hợp.
 
Cám ơn các bạn bigbrother vietchinh.
Đúng là dây tưới phun mưa chỉ có các loại phi 27, 34 và 42 màu đen của Sanfu. Tôi vừa mới hỏi cô Mai giá tương ứng là 2.7, 2.9 và 3.5 K/ 1m. Tuy nhiên cô ấy lại không biết lưu lượng, áp suất làm việc và độ phủ của từng loại. Có một công ty tư vấn cho tôi dây 34 có độ phủ là 5m (mỗi bên 2.5m), lưu lượng 6m3/h/100m dây, áp suất khoảng 7-10m nước (0.5 đến 0.8 at). Như vậy đất của tôi phải đặt 12 dây 90m = 1000m. Lưu lượng tổng là 60 m3/h. Nếu chia làm 2 lượt tưới thì có thể dùng máy bơm điện 1 pha 2hp lưu lượng 30-36m3/h. Máy có áp suất khoảng 12m nên cũng hợp với điều kiện của tôi. Chỉ có điều tính sát quá nên phải để đường ống chính thật to (cỡ 90) để tránh giảm áp.
Máy bơm 2hp là ko đủ, nên chọn máy bơm dư công suất ra tí , cỡ 3hp mới đủ , nên dùng dây tưới phun tia D34 nhen , khoảng cách 5 m là quá xa, nên để khoảng cách cỡ 3,4 -4m, như vậy nên đặt cỡ 15 đến 18 dây tưới nhen . Ống chính D60 là thừa rồi , ko cần phải dùng D90 nhen bạn . Mình tư vấn bạn lắm đặt hệ thống tưới này trên cơ sở mình đã lắp đặt và sử dụng hệ thống tưới phun tia này rồi
 
Quan trọng bạn đang có ý định trồng cây gì để tư vấn chứ, trông rau, cây ăn quả hay hoa mỗi loại nó phù hợp và tiết kiệm cho bạn dầu tư, nếu trồng cây ăn quả thì tưới nhỏ giọt để tránh lãng phí tài nguyên nước, nếu là hoa, rau hay cây có mật độ cao thì tưới phun mưa, tưới péc hay dây. chứ bạn cứ noi chung chung vậy ai tư vấn cho bạn được
Tôi định trồng rau bạn ạ.
mảnh vườn của bạn cũng không phải là lớn, bạn có thể dùng máy bơm 1 pha khoảng 3HP. Bạn có thể dùng dây tưới phun mưa Sanfu các cỡ 27mm, 34mm, 42mm. bạn có thể không cần lắp đặt van khóa tại các đầu ống nhánh vì bạn tưới 1 lần là hết nên ko cân lãng phí.
  1. với phương pháp tưới bằng dây tưới phun có ưu điểm hơn đó là thiết bị yêu cầu mức áp suất thấp hơn (có thể hoạt động ở mức áp 0.5-0.8bar), phạm vi tưới chạy dài theo chiều dài ống với độ phủ từ 3m – 4m, tia phun đạt độ cao 1.5m.
  2. Dây tưới với hạt nước mịn hơn, đều hơn giúp tỉ lệ nảy mầm cao hơn, cây phát triển tốt hơn ngay từ giai đoạn đầu.
  3. Ống tưới phun mưa có thể kết hợp tưới phân.
  4. Hạn chế hiện tượng xói mòn đất.
  5. Đặc biệt phù hợp cho các loại cây trồng theo luống.
  6. Dây tưới phun mưa cũng đặc biệt phù hợp cho tưới trên nền đất cát.
  7. Tưới phun mưa vào buổi chiều tối giúp rửa trôi trứng các loại côn trùng có hại, giúp cây phát triển tốt một cách tự nhiên, giảm lượng thuốc hóa học
Theo chữ kí của bạn đã tìm ra được hình này:
nfHwCs.jpg

Đã hiểu thêm ra nhiều vấn đề, nhưng vẫn băn khoăn là 3 cỡ dây 27, 34 và 42 liệu có cùng bán kính tưới như nhau là 2m hay không? Hay con số 4 m trong hình trên chỉ là tượng trưng thôi?
Chào bạn,
Mình dựa theo cách tính của chú Tiến đối với tưới phun tia sử dụng béc bọ thì mỗi béc bọ có thể phủ được đường kính từ 2->3m vì vậy nếu tính toán đặt béc bọ với khoảng cách 2x2m sẽ phủ hết diện tích đất (béc đặt trên cao 1,8-2m, rãnh của bạn rộng 1,7m thì hoàn toàn có thể phủ hết nếu bạn đặt tại mỗi rãnh một dây tưới dùng que tre đưa béc tưới lên cao, dùng béc bọ tưới trên cao có thể kết hợp bón phân, phun thuốc sâu). Bạn tham khảo bảng tính của mình (số cây tưới chính là số béc bọ, mỗi cây một béc, bạn để khoảng cách cây và hàng là 2x2m hoặc có thể dày hơn): https://drive.google.com/file/d/0B3V0ra4IvmdjNGZHYzFJWkFQZ00/view

Nếu bạn sử dụng dây tưới phun tia thì xem khoảng cách các điểm phun thế nào sau đó tính toán mỗi dây có bao nhiêu điểm phun, theo mình nghĩ mỗi điểm phun đó tương đương với một béc bọ, từ đó bạn có thể suy ra lưu lượng cần thiết của một dây, nhân với tổng số dây sẽ được lưu lượng toàn vườn => chọn máy bơm phù hợp.
Cám ơn bạn, để từ từ mình nghiên cứu cái bảng tính của bạn, rồi áp dụng cho mình.
 
Tôi định trồng rau bạn ạ.

Theo chữ kí của bạn đã tìm ra được hình này:
nfHwCs.jpg

Đã hiểu thêm ra nhiều vấn đề, nhưng vẫn băn khoăn là 3 cỡ dây 27, 34 và 42 liệu có cùng bán kính tưới như nhau là 2m hay không? Hay con số 4 m trong hình trên chỉ là tượng trưng thôi?

Cám ơn bạn, để từ từ mình nghiên cứu cái bảng tính của bạn, rồi áp dụng cho mình.
Đã dùng trên thực tế rồi, cỡ 34 là OK nhất , bạn đừng quan tâm đến cỡ 27 và 42 nữa , vứt đi . bây giờ người ta chỉ còn dùng cỡ 34 thôi , khỏi suy nghĩ tính toan cho đau đầu bạn ạ
 
Máy bơm 2hp là ko đủ, nên chọn máy bơm dư công suất ra tí , cỡ 3hp mới đủ , nên dùng dây tưới phun tia D34 nhen , khoảng cách 5 m là quá xa, nên để khoảng cách cỡ 3,4 -4m, như vậy nên đặt cỡ 15 đến 18 dây tưới nhen . Ống chính D60 là thừa rồi , ko cần phải dùng D90 nhen bạn . Mình tư vấn bạn lắm đặt hệ thống tưới này trên cơ sở mình đã lắp đặt và sử dụng hệ thống tưới phun tia này rồi
Cám ơn bạn đã nhiệt tình góp ý. Bạn cho mình hỏi là sao không nên dùng dây 27 li? Dây 27 có lưu lượng nhỏ hơn dây 34, giúp mình thu nhỏ được đường ống chính và máy bơm; khi tưới mình chỉ cần cho máy chạy lâu hơn một tí là được?
Còn đường ống chính theo mình được tư vấn, nếu tưới một lần nửa vườn, khoảng 500 m dây 34, thì lưu lượng là 30m3/h = 0.0083m3/s. Nếu dùng ống chính 60, thiết diện 0.002826m2 thì vận tốc dòng chảy trong ống là 3m/s sẽ hơi cao. Dùng ống 75 thiết diện 0.0044m2, vận tốc là gần 2m/s chấp nhận được. Còn dùng ống 90 thiết diện 0.00634, vận tốc 1.3m/s tuy hơi to quá nhưng giữ được áp suất ở cuối ống.
Mình dùng khoảng 100 m ống chính, nên giảm từ cỡ 90 xuống 60 là tiết kiệm được 2 triệu đó.
Bạn cũng cho hỏi loại máy bơm nào phù hợp với yêu cầu của mình: lưu lượng khoảng 3-40m3/h, áp suất 12-15m. Mà mình chỉ có điện 1 pha thôi.
 
Cám ơn bạn đã nhiệt tình góp ý. Bạn cho mình hỏi là sao không nên dùng dây 27 li? Dây 27 có lưu lượng nhỏ hơn dây 34, giúp mình thu nhỏ được đường ống chính và máy bơm; khi tưới mình chỉ cần cho máy chạy lâu hơn một tí là được?
Còn đường ống chính theo mình được tư vấn, nếu tưới một lần nửa vườn, khoảng 500 m dây 34, thì lưu lượng là 30m3/h = 0.0083m3/s. Nếu dùng ống chính 60, thiết diện 0.002826m2 thì vận tốc dòng chảy trong ống là 3m/s sẽ hơi cao. Dùng ống 75 thiết diện 0.0044m2, vận tốc là gần 2m/s chấp nhận được. Còn dùng ống 90 thiết diện 0.00634, vận tốc 1.3m/s tuy hơi to quá nhưng giữ được áp suất ở cuối ống.
Mình dùng khoảng 100 m ống chính, nên giảm từ cỡ 90 xuống 60 là tiết kiệm được 2 triệu đó.
Bạn cũng cho hỏi loại máy bơm nào phù hợp với yêu cầu của mình: lưu lượng khoảng 3-40m3/h, áp suất 12-15m. Mà mình chỉ có điện 1 pha thôi.
Điện 1 pha thì tối đa là máy 3hp thôi bạn . Ống 27 đục có 2 lỗ trên mặt nên đường kính tưới có 0,5m à! Vậy nên cỡ 27 chả ai dùng hết . Với máy bơm 3 đến 6hp, mỗi lần bạn chỉ tưới được từ 4 đến 7 dây tưới thôi, nếu bạn đặt ống chính 60 thì đủ tưới cho 10 dây tưới 1 lần rồi, bạn ko thể tưới hết 1 lần cho 15-18 dây tưới trừ khi bạn dùng máy bơm cỡ trên 20hp, vì vậy đặt ống chính 90 là dư thừa, ko tiết kiệm
 
Có 2 cách dẫn nước tưới:

1- Máy bơm bơm thẳng nước vào ống.

2- Máy bơm bơm nước lên tháp cao.
Nước từ tháp cao chảy theo đường ống.

Cách thứ nhất phải điều chỉnh máy chạy
khá mạnh. Lực máy một phần đẩy nước ra
tưới, một phần gây nên áp suất trong ống.
2 phần này phải thích hợp mới có hiệu
suất cao. Nổ máy quá mạnh, hay chưa đủ
gas, thì tốn xăng dầu, hại máy móc, mà
ít nước tưới.

Cách thứ 2 tốn tiền làm tháp nước,
Nhưng lực máy chỉ đẩy nước lên cao rồi
nước chảy vào bể chứa, không có sự cạnh
tranh về áp suất nước trong ống và sức
nước chảy trong ống ra. Tăng gas hay cho
máy nổ tàn tàn, cũng không ảnh hưởng chi
đến áp suất và tốc độ chảy trong ống, vì
nước chảy trong ống không từ máy nổ hay
máy điện, mà là từ tháp nước. Có thể lắp
đặt động cơ điện tự động bơm và tự động
tắt, không cần người điều chỉnh gas máy
nổ.

dave-and-randall-climb-structure2.jpg
 


Back
Top